Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn

Thị trường chứng khoán ra là một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả thì không thể thiếu yếu tố chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. Để góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách theo trật tự, công bằng, hiệu quả và phát triển bền vững cần phải có sự ra đời và hoạt động của các Công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán chuyên cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Đây là một lĩnh vực còn non trẻ ở Việt Nam và mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Vì vậy, công ty chứng khoán cũng có những đặc thù riêng biệt như khi thành lập phải đáp ứng yêu cầu về vốn, bộ máy quản lý không những cần trình độ chuyên môn cao mà còn cần có đạo đức nghề nghiệp và phải có cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại. Công ty chứng khoán ra đời không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức phát hành là huy động vốn mà còn có vai trò đối với nhà đầu tư. Công ty chứng khoán với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn đã giúp em kiểm tra, bổ sung được kiến thức đã theo học ở trường và được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn. Công ty Cồ Phần Chứng Khoán Sài Gòn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cả về vốn điều lệ và doanh thu, hoạt động đầu tư phát triển của công ty luôn được hội đồng đầu tư và ban lãnh đạo quan tâm thích đáng nhưng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn” .

doc77 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2124 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Thị trường chứng khoán ra là một kênh huy động vốn đầu tư dài hạn đáp ứng nhu cầu cho việc phát triển kinh tế và tạo ra tính thanh khoản cho các loại chứng khoán. Để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả thì không thể thiếu yếu tố chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường. Để góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán hoạt động một cách theo trật tự, công bằng, hiệu quả và phát triển bền vững cần phải có sự ra đời và hoạt động của các Công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán chuyên cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. Đây là một lĩnh vực còn non trẻ ở Việt Nam và mới trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Vì vậy, công ty chứng khoán cũng có những đặc thù riêng biệt như khi thành lập phải đáp ứng yêu cầu về vốn, bộ máy quản lý không những cần trình độ chuyên môn cao mà còn cần có đạo đức nghề nghiệp  và phải có cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại. Công ty chứng khoán ra đời không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với các tổ chức phát hành là huy động vốn mà còn có vai trò đối với nhà đầu tư. Công ty chứng khoán với trình độ chuyên môn cao và uy tín nghề nghiệp sẽ giúp cho các nhà đầu tư thực hiện các khoản đầu tư có hiệu quả. Trong quá trình thực tập tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn đã giúp em kiểm tra, bổ sung được kiến thức đã theo học ở trường  và được tiếp xúc với thực tế nhiều hơn. Công ty Cồ Phần Chứng Khoán Sài Gòn lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam cả về vốn điều lệ và doanh thu, hoạt động đầu tư phát triển của công ty luôn được hội đồng đầu tư và ban lãnh đạo quan tâm thích đáng nhưng vẫn còn một số hạn chế. Vì vậy em đã lựa chọn đề tài “ Đầu tư phát triển tại công ty Cổ Phần Chứng Khoán Sài Gòn” . Cơ cấu Chuyên đề gồm có các nội dung sau: Chương I: Cơ sở lý luận về Năng lực cạnh tranh và Đầu tư nâng cao Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán Chương II: Thực trạng về đầu tư nâng cao NLCT của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Chương III: Một số giải pháp nhằm tăng cường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế bài chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót em rất mong nhận được đóng góp để bài chuyên đề được hoàn thiện hơn. Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM I CHỨNG KHOÁN VÀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1. Chứng khoán       Chúng ta thường nghe đến từ chứng khoán nhưng không phải ai cũng biết rõ chứng khoán là gì. Để làm rõ thị trường chứng khoán thì trước hết chúng ta cùng thống nhất khái niệm chứng khoán.Chứng khoán là một loại hàng hóa có thể trao đổi trên thị trường chứng khoán bao gồm thị trường chứng khoán tập trung và thị trường chứng khoán không tập trung. Nó bao gồm cổ phiếu(stock), trái phiếu(bond), chứng chỉ quỹ đầu tư và chứng khoán phái sinh (derivative). Ở Việt Nam hiện nay chủ yếu thịnh hành cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.      Cổ phiếu: Cổ phiếu là một loại chứng từ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu sẽ trở thành cổ đông của công ty và có các quyền sau: -         Nhận cổ tức      Cổ tức là một phần trong lợi nhuận kinh doanh của công ty mà mỗi một cổ đông được chia tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của cổ đông. Mức chi trả cũng như hình thức chi trả cổ tức tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và do Hội đổng Quản trị hoặc Đại hội cổ đông quyết định -         Quyền mua cổ phiếu mới      Trong quá trình hoạt động, công ty được phép phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Để bảo vệ quyền lợi của những cổ đông hiện tại, khi phát hành thêm cổ phiếu, công ty thường dành quyền ưu tiên mua thêm cổ phiếu mới cho những cổ đông này, tương ứng với tỉ lệ cổ phần góp vốn của họ thường -         Quyền bỏ phiếu       Trong các cuộc họp Đại hội cổ đông, cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu cho các chức vụ quản lý công ty; bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không tham dự Đại hội cổ đông được, cổ đông có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ -         Quyền tiếp cận thông tin       Cổ đông có quyền được thông báo kịp thời mọi diễn biến trong công ty, đặc biệt những tình hình có khả năng tác động mạnh đến giá cổ phiếu. Các báo cáo tài chính định kỳ và các loại thông báo cũng là các thông tin mà cổ có quyền tiếp cận        Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư, cổ tức và các quyền trên không phải là nguồn lợi duy nhất do cổ phiếu mang lại. Ngoài cổ tức ra, nhiều nhà đầu tư còn kỳ vọng vào một khoản chênh lệnh giữa giá mua cổ phiếu và giá bán cổ phiếu. Tất nhiên, nếu cổ phiếu tăng giá so với thời điểm mua vào thì khi bán ra ta sẽ có lãi, còn ngược lại, nếu cổ phiếu xuống giá thì sẽ lỗ vốn. Tuy nhiên việc lỗ và lãi này chỉ mang tính chất sổ sách nếu bạn chưa bán chứng khoán đi. Về mặt giá trị, bạn vẫn đang sở hữu một tỷ lệ nhất định công ty cổ phần. Như vậy, tổng lợi tức mà bạn kỳ vọng ở cổ phiếu sẽ là cổ tức cộng với khoản chênh lệch giá.        Trái phiếu:        Trái phiếu là công cụ nợ do cơ quan công quyền, các công ty đang hoạt động phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường trong đó người sở hữu trái phiếu là các trái chủ được cam kết sẽ thanh toán cả gốc và lãi trong một thời hạn nhất định. Bản chất phát hành trái phiếu là một hình thức vay nợ của chủ thể phát hành nên trái chủ được hưởng các quyền như một chủ nợ. Họ được ưu tiên thanh toán tiền lãi và hoàn trả tiền gốc khi đơn vị phát hành giải thể hoặc phá sản. Thời gian đáo hạn của trái phiếu là hữu hạn. Chủ thể của trái phiếu ngoài công ty cổ phần còn có các loại hình doanh nghiệp khác, chính quyền các địa phương và chính phủ.        Tiền lãi trái phiếu thường ổn định so với mệnh giá. Người ta thường xếp trái phiếu vào loại chứng khoán có thu nhập ổn định. Lãi suất của các loại của trái phiếu tại các thời điểm khác nhau phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường        Chứng chỉ quỹ đầu tư        Chứng chỉ quỹ đầu tư là một loại chứng khoán do các quỹ đầu tư phát hành nhằm thu hút vốn trên thị trường nhằm đầu tư vào thị trường chứng khoán hay các dạng tài sản khác kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát đối với việc ra quyết định hàng ngày của quỹ 2 Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán (TTCK) là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện đại. Đến nay, hầu hết các quốc gia có nền kinh tế phát triển đều có thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường. Có nhiều định nghĩa về thị trường chứng khoán: - Thị trường chứng khoán: Tiếng la tinh là BURSA , nghĩa là cái ví đựng tiền, là một thị trường có tổ chức và hoạt động có điều khiển. Theo chữ Hán là chứng khoán giao dịch sở, sở là chốn, giao dịch là mua bán đổi chác. - Thị trường chứng khoán được định nghĩa theo Longman Dictionary of Business English, 1985 như sau: " An organised market where securities are bought and sold under fixed Rules". Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là: " Một thị trường có tổ chức là nơi các chứng khoán được mua bán tuân theo những quy tắc đã được ấn định". Định nghĩa này đưa ra một thuật ngữ là chứng khoán (Securities), cổ phiếu (Share) và trái phiếu (Bond) cũng chính là hai dạng của chứng khoán. Chứng khoán được kết hợp bằng hai từ đồng nghĩa chứng và khoán đều có nghĩa bằng cứ (Evidence). Nhìn chung khái niệm phổ biến về thị trường chứng khoán là : Thị trường chứng khoán là một nới mà ở đó người ta mua bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Tuy nhiên, trong đời sống kinh tế, thuật ngữ thị trường chứng khoán đã thoát ly định ban đầu và có thêm nội dung mới. Thật ra, mỗi định nghĩa chỉ cung cấp được một khái niệm tổng quát về một vấn đề nào đó, còn muốn hiểu trọn vẹn vấn đề thì phải nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển lâu dài của nó. Vào khoảng giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng việc mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như: nông sản, khoáng sản, ngoại tệ và giá khoán động sản.... Điểm đặc biệt là trong những cuộc thương lượng này các thương gia chỉ dùng lời nói để trao đổi với nhau, không có hàng hoá, ngoại tệ, giá khoán động sản hay bất cứ một loại giấy tờ nào. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các "Hợp đồng" mua bán, trao đổi thực hiện ngay, kể cả những hợp đồng cho tương lai 3 tháng, 6 tháng hoặc một năm sau mới thực hiện. Những cuộc trao đổi lúc này lúc đầu chỉ có một nhóm nhỏ, dần dần số người này tăng lên. Đến cuối thế kỷ 15 "Khu chợ riêng" này trở thành một "thị trường" và thời gian họp chợ rút xuống hàng tuần và sau đó là hàng ngày. Trong các phiên chợ, họ thống nhất với nhau những quy tắc cho các cuộc thương lượng. Dần dần những quy ước đã được tu bổ hoàn thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những người tham gia. Từ đó thị trường chứng khoán bắt đầu hình thành. Buổi họp đầu tiên của giai đoạn này xảy ra năm 1453 trong một lữ quán của gia đình Vanber tại Bruges (Bỉ). Trước lữ quán này có một bảng hiệu vẽ hình ba túi gia với một từ tiếng Pháp "Bourse", tức là "Mậu dịch trường" hay còn gọi là "Sở giao dịch". "Mậu dịch trường" là một bảng hiệu chung, ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của mậu dịch trường: mậu dịch trường hàng hoá, mậu dịch trường ngoại tệ và mậu dịch trường giá khoán động sản.       Đến năm 1547, mậu dịch trường tại thành phồ Bruges bị suy sụp khi Bruges mất hẳn sự phồn vinh vì eo biển dẫn tàu bè vào thị trấn bị cát lấp mất. Mậu dịch trường được dời đến hải cảng Auvers (Bỉ). Mậu dịch trường Auvers phát triển mạnh và từ kinh nghiệm của nó, các mậu dịch ở các nước khác bắt đầu phát triển. Tại London, Pháp, ý, Đức và Bắc Âu các mậu dịch trường khác cũng được thành lập với ít nhiều cải tiến, tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia.      Sau một thời gian hoạt động, mậu dịch trường không còn phù hợp và không đủ sức cho các giao dịch với ba nội dung hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, giao dịch hàng hoá được tách ra thành "khu thương mại", giao dịch ngoại tệ tách ra thành "thị trường hối đoái", giao dịch giá khoán động sản tách ra thành "thị trường chứng khoán" và các hợp đồng cho tương lai được tách ra thành các "thị trường tương lai".      Như vậy, thị trường chứng khoán đã xuất hiện từ thế kỷ 15. Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoái và các loại thị trường khác.      Quá trình hình thành và phát triển thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua những bước thăng trầm. Thời kì huy hoàng nhất là vào những năm 1875 - 1913, thị trường chứng khoán phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến ngày 29/10/1929 - được gọi là "ngày thứ năm đen tối", tức là ngày mở đầu cho cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán New York đã làm cho thị trường chứng khoán New York và các thị trường Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản khủng hoảng. Sau thế chiến thứ hai, các thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi "cuộc khủng hoảng tài chính" năm 1987, một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán thế giới suy sụp, kiệt quệ, lần này hậu quả của nó rất lớn và nặng nề hơn cuộc khủng hoảng năm 1929, nhưng chỉ sau 2 năm thị trường chứng khoán thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và đã trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế cuả những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường.      Thị trường chứng khoán và các thị trường tài chính nói chung đã trải qua một cuộc cách mạng thực sự trong những năm gần đây do các biến động lớn trong bối cảnh kinh tế, pháp lý hoặc kĩ thuật. Các cuộc cải cách có nhiều hình thức khác nhau như:      Cải cách các chế độ thuế nhằm thu hút người có tiền tích luỹ tham gia vào thị trường chứng khoán bằng cách giảm thuế thu nhập đánh vào các khoản đầu tư vào các cổ phiếu. Thành lập một thị trường không chính thức: năm 1983 ở một số nước, thị trường không chính thức đã được thành lập để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tầm cỡ trung bình có thể tham gia trên thị trường chứng khoán như: các điều kiện về hành chính và tài chính được yêu cầu ít hơn là trên thị trường chính thức. Tạo ra các hình thức chứng khoán mới: một loạt các sản phẩm tài chính đã được xây dựng để nhằm đáp ứng tốt hơn hình thức tài trợ qua thị trường chứng khoán cho các nhu cầu của các nhà vay vốn. Phần lớn các sản phẩm mới về chứng khoán  này tồn tại dưới hình thức "lai tạo" bằng cách tận dụng các lợi thế của một hình thức pháp lý nào đó mà không có các điểm bất lợi hoặc để kết hợp các ưu điểm của nguồn vốn tự có với các ưu điểm của các chứng khoán đại diện quyền cho vay. Hình thức tư vấn tài chính này không phải lúc nào cũng thu hút được người có tiền tích luỹ. Điều đó giải thích cho tính chất ngắn hạn hay tính khả dụng kém của một số loại chứng khoán không hâm mộ đối với các nhà đầu tư.  Hiện đại hoá thị trường vay nợ của Nhà nước để tạo điều kiện cho Nhà nước có thể vay vốn trên các thị trường và để giảm nhẹ bớt chi phí, thị trường tín phiếu kho bạc đã được hiện đại hoá rất nhiều theo mô hình Mỹ: tạo ra tư cách pháp nhân cho các SVT (chuyên gia về các tín phiếu kho bạc), kĩ thuật mới về phát hành và đấu thầu các tín phiếu, đồng nhất các đợt phát hành trái phiếu qua việc phát hành các OAT (rái phiếu kho bạc đồng nhất).  Đổi mới kĩ thuật để tạo dựng một cơ cấu đủ hiện đại nhằm đáp ứng với sự phát triển của việc tài trợ phí trung gian hoá, các chức năng của ngành kinh doanh thị trường chứng khoán đã được tin học hoá mạnh mẽ. Hai cải cách lớn nhất về kĩ thuật một mặt liên quan đến sự giao dịch (front-office)và mặt khác liên quan đế việc xử lý hành chính các nghiệp vụ giao dịch (back-office), tạo điều kiện cho việc lưu thông các cổ phiếu giữa các tổ chức thành viên, thông qua các nghiệp vụ chuyển khoản từ tài khoản này sang tài khoản khác. +Thành lập các thị trường biến tướng. Năm 1986, ở Pháp thành lập thị trường MATIF, năm 1987 thành lập thị trường MONEP, các thị trường biến tướng này được lập ra để tạo cho các tổ chức kinh tế và cho các nhà quản lý hồ sơ chứng khoán khả năng phòng ngừa các rủi ro liên quan đến các biến động về cổ phiếu, tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái. Các thị trường này cũng có mục đích tăng vốn khả dụng trên thị trường giao ngay qua các khả năng kinh doanh chênh lệch giá. Là các thị trường thực sự trong thời đại mới, các thị trường này đã thúc đẩy việc hiện đại hoá giới tài chính và tham gia vào vào cuộc chiến giành ngôi bá chủ tài chính ở châu Âu. 2.1 Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán      Chủ thể tham gia thị trường chứng khoán gồm 4 chủ thể là      Tổ chức phát hành:     Tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường vốn. Nhà phát hành chính là người cung cấp chứng khoán và các công cụ thị trường vốn khác ra thị trường.     Tổ chức phát hành bao gồm -         Chính phủ và chính quyền địa phương là các tổ chức phát hành trái phiếu -         Các doanh nghiệp là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu -         Các tổ chức tài chính là nhà phát hành cácc ông cụ tại chính như các trái phiếu, chứng chỉ quỹ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ Để phát hành chứng khoán ra công chúng thì các tổ chức phát hành phải thỏa mãn điều kiện và thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán    Nhà đầu tư:    Nhà đầu tư chứng khoán là các bao gồm nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư là tổ chức của cả Việt Nam và nước ngoài tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư chứng khoán có đồng thời mang hành vi của nhà đầu tư thuần túy  hoặc đầu cơ chứng khoán    Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán -  Công ty chứng khoán -  Quỹ đầu tư chứng khoán -  Các trung gian tài chính Các tổ chức kinh doanh chứng khoán là các tổ chức thực hiện các nghiệp vụ môi giới tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Các cơ quan chức năng thực hiện cấp phép hoạt động cho các tổ chức này đồng thời giám sát hoạt động của các tổ chức nhằm bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư.      Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán Nhóm này bao gồm: -  Cơ quan quản lý Nhà nước( UBCKNN) -  Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK), Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) -  Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán -  Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán -  Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán -  Các tổ chức tài trợ chứng khoán  -  Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm… Cơ quan quản lý Nhà nước cụ thể là Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hoạt động và phát triển thị trường tài chính trong đó có TTCK. UBCKNN sẽ là đơn vị thực thi các quy định của cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý trên thị trường chứng khoán. Sở giao dịch sẽ là nơi quản lý các tổ chức niêm yết trên Sở và thành viên của Sở là các công ty chứng khoán thành viên. Tổ chức lưu ký thanh toán bù trừ hỗ trợ cho nhà đầu tư thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. 2.2 Chức năng của thị trường chứng khoán Chức năng huy động vốn cho các tổ chức phát hành      Trước đây, khi mà thì trường chứng khoán chưa hình thành, các đơn vị kinh tế chỉ biết huy động vốn thông qua ngân hàng với lãi suất cho vay thay đổi tuỳ theo lãi xuất của thị trường. Ngày nay, khi đã có thị trường chứng khoán ngoài kênh từ ngân hàng thì các đơn vị kể cả nhà nước cũng có thể huy động trực tiếp từ các nguồn tiết kiệm bằng cách phát hành cổ phiếu hay trái phiếu. Thông qua thị trường chứng khoán các chủ thể phát hành có thể huy động được vốn mà ko bị áp lực trả lãi, khi công ty làm ăn hiệu quả thì thị giá của cổ phiếu của công ty càng tăng làm cho việc huy động vốn càng dê dàng hơn. Chính phủ cũng có thê huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường để lấy tiền chi tiêu cho chính phủ, đầu tư công thay vì phải phát hành thêm tiền tệ dễ gây ra hiện tượng lạm phát. Đa dạng hoá các kênh đầu tư cho dân chúng       Khi có thị trường chứng khoán thì người dân sẽ có một kênh đầu tư mới ngoài những kênh đầu tư truyền thống như gửi tiết kiệm tại ngân hàng, bất động sản, hàng hoá… hay là cất trữ dưới dạng kim khí quý. Thị trường chứng khoán với nhiều loại cổ phiếu với mức độ rủi ro khác nhau, kỳ vọng lợi nhuận khác nhau, thuộc hầu hết các ngành nghề trong xã hội sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư với những khả năng tài chính khác nhau, sở thích đầu tư khác nhau. Điều này làm cho việc sử dụng tiền của người dân được hiệu quả hơn và sẽ thu hút lượng tiền nhàn rỗi đáng kể trong dân vào thị trường sản xuất thông qua thị trường chứng khoán.       Không những thế thị trường chứng khoán còn có chức năng là thu hút các nhà đầu tư là các cá nhân, tổ chức nước ngoài có nguồn tài chính khổng lồ cho nền kinh tế Việt Nam . Là công cụ điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước      Được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế, thị trường chứng khoán là một công cụ quan trọng để nhà nước thông qua đó biết được tình hình kinh tế trong hiện tại và tương lai gần để có những chính sách điều chỉnh kinh tế và tiền tệ hợp lý. Ngoài ra, thông qua thị trường chứng khoán chính phủ và các tổ chức công quyền có thể phát hành trái phiếu của mình để huy động cho chi tiêu và đầu tư công mà không phải phát hành thêm tiền ra thị trường là nguyên nhân của lạm phát. Thị trường chứng khoán góp phần điều hoà vốn giữa các ngành kinh tế giúp cho các ngành được phát triền đồng đều       Trước hết, vốn thừa ở ngành này sẽ chuyển qua ngành khác thiếu vốn nhờ vào việc bán lại các chứng khoán ở thị trường thứ cấp để thu hồi vốn và mua chứng khoán mới ở thị trường sơ cấp hoặc mua đi bán lại chứng khoán trên thị trường thứ cấp để điều hoà vốn giữa các ngành thừa với ngành thiếu vốn. Hai là, vốn đầu tư vào các ngành thường gắn với hình thái tự nhiên đã định sẵn của các nhà xưởng máy móc thiết bị .v .v nên rất khó chuyển hướng đầu tư. Nhờ vào thị trường chứng khoán mà nhà đầu tư có thể chuyển hướng
Luận văn liên quan