Chuyên đề Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha Thuận Châu, Sơn La năm 2010

Ngày xưa cà phê là một loại thức uống mà chỉ có giới quí tộc mới được thưởng thức, Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Ngày nay cà phê trở thành thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cà phê gây hưng phấn kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ. Khi mỏi mệt uống một ly cà phê sẽ hưng phấn tinh thần, uống sau khi ăn sẽ trợ giúp cho tiêu hoá, mùa hè nóng bức uống một ly cà phê lạnh cũng có tác dụng giải khát, phòng cảm nắng. Cà phê còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen, chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, làm tăng sức mạnh của cơ bắp chống lại bệnh tiểu đường type II Ngoài ra cà phê còn chứa: đường saccaroza 5.3- 7.95%, đường khử 0.3- 0.44%, protein hòa tan 5.15%- 5.23%, các loại protein không hòa tan 5.02- 6.04%, các sinh tố nhóm B, PP là các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Hơn nữa khi thưởng thức cà phê ta thấy có mùi thơm rất hấp dẫn, của gần 670 hợp chất thơm phức tạp tạo nên. Hiện nay trên thế giới có hơn 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích hơn 10 triệu ha, giá trị xuất khẩu hàng năm lên tới 10 tỷ đô la, trong đó phải kể đến Braxin, Colombia, Indonexia, Costarica Năm 2010 Việt Nam có khoảng 450.000 ha cà phê, sản lượng khoảng 600000 tấn, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1 tỷ USD, là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng cà phê vối xuất khẩu. Trồng cà phê thu lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, không những xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho đời sống của nhiều vùng dân cư ngày càng khá . Nhiều vùng đồng bào dân tộc đã xoá bỏ tập tục du canh du cư, thay thế diện tích trồng ngô sắn bằng cà phê, ổn định đời sống nhờ có cây cà phê. Mặt khác trồng cà phê góp phần phủ xanh đồi núi trọc, cải tạo môi sinh, chống lũ lụt, đặc biệt là xói mòn- một vấn đề nhức nhối với Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng. Xã Chiềng Pha là một xã nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, cơ cấu cây trồng nghèo nàn. Một vài năm gần đây đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng diện tích trồng cây cà phê. Nhưng trong quá trình phát triển cây cà phê chè đây chưa đạt được năng suất cao do gặp một số khó khăn như sương muối, kỹ thuật thâm canh và đặc biệt là sâu bệnh hại. Để cây cà phê phát triển bền vững cần phát triển cây cà phê theo quy hoạch, áp dụng đúng quy trình kĩ thuật, chăm sóc cây theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp đặc biệt với loài sâu hại nguy hiểm là sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadries Chevr, loại sâu phá hại thân quanh năm, rất khó phát hiện, mang tính hủy diệt đối với cây cà phê công tác phòng trừ rất khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành đề tài: “Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha Thuận Châu, Sơn La năm 2010”.

doc58 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3033 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha Thuận Châu, Sơn La năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC Khoa Nông - Lâm Nguyễn Thị Lịch Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha Thuận Châu, Sơn La năm 2010 BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Nông Học Sơn La , tháng 12 năm 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thâ, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy Vũ Quang Giảng - Giảng viên khoa Nông Lâm - Trường ĐH Tây Bắc, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Đồng thời qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong bộ môn nông nghiệp, những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới bà con dân bản xã Chiềng Pha đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực tập tại xã. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, bố mẹ và bạn bè thân, những người đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Do kiến thức và thời gian có hạn nên báo cáo này không tránh khỏi sai sót, kính mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để báo cáo hoàn thiện hơn. Sơn La ngày 15 tháng 12 năm 2010. Sinh viên Nguyễn Thị Lịch MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………...……..1 1. Đặt vấn đề …………………………………………………………………..1 2. Mục đích, yêu cầu. …………………………………………………………..2 2.1. Mục đích………………………………………………………………..…..2 2.2. Yêu cầu………………………………………………………………….......2 Phần I: TỔNG QUAN ………………………………………………….….….3 Thành phần sâu hại trên cây cà phê………………………………...…..3 1.2. Nghiên cứu về sâu đục thân mình trắng hại cà phê.....…….…………6 1.2.1. Đặc điểm sinh học..................................................................................6 1.2.2. Đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân mình trắng hại cà phê……………………………………………………….6 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại của sâu đục thân mình trắng………………………………………………………..6 1.2.3. Triệu chứng cây bị hại...........................................................................9 1.3 Tổng quan về cây cà phê...........................................................................9 1.3.1 Giống cà phê.............................................................................................9 1.3.2 Các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây cà phê chè.....................10 1.3.2.1 Đất đai...................................................................................................10 1.3.2.2 Khí hậu..................................................................................................10 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................14 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu..........................................14 2.1.2. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................14 2.1.3. Dụng cụ thí nghiệm ...........................................................................14 2.1.4. Thời gian nghiên cứu..........................................................................14 2.1.5. Địa điểm nghiên cứu............................................................................14 2.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................. 14 2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................14 2.3.1. Điều tra tình hình sản xuất cà phê tại vùng nghiên cứu...................14 2.3.2. Điều tra thành phần sâu hại trên cây cà phê chè...............................14 2.3.3. Điều tra diễn biến của sâu đục thân mình trắng hại cà phê............15 2.3.3.1. Điều tra tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại..........15 2.3.3.2. Điều tra tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng theo thời gian..................................................................................................16 2.3.4. Điều tra yếu tố ảnh hưởng đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.........................................................................................16 2.3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỉ lệ sâu đục thân mình trắng.......16 2.3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại..........................................................................................16 2.3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại..................................................................................16 2.3.4.4. Ảnh hưởng của vị trí trồng (sườn núi phía Đông, phía Tây) đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.............................................17 2.4 Công thức tính toán và phương pháp xử lí số liệu.................................17 2.4.1. Công thức tính toán………………………………………………………17 2.4.2. Phương pháp xử lí số liệu....................................................................17 III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................18 3.1. Khái quát tình hình phát triển cà phê tại xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu - Sơn La...................................................................................18 3.2. Thành phần sâu hại trên cây cà phê chè Catimor tại Chiềng Pha.....19 3.3. Điều tra diễn biến của sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr hại cà phê qua các tháng năm 2010.....................................................22 3.3.1. Diễn biến tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại theo thời gian..........................................................................................................22 3.3.2 Diễn biến tỷ lệ, mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng...............................................................................................25 3.3.3.1. Diễn biến tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng.........................................................................................................25 3.3.3.1. Diễn biến mật độ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng trong các tháng.............................................................................................. 27 3.4. Ảnh hưởng của một số yếu tố đến tỉ lệ sâu đục thân mình trắng......30 3.4.1. Ảnh hưởng của cây che bóng đến tỉ lệ cây bị sâu đục thân mình trắng gây hại............................................................................................................30 3.4.2. Ảnh hưởng của tuổi cây đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.............................................................................................................32 3.4.3. Ảnh hưởng của chế độ chăm sóc đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại..........................................................................................34 3.4.4. Ảnh hưởng của vị trí trồng (sườn núi phía Đông, phía Tây) đến tỉ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại.....................................................36 3.5. Đề xuất một số giải pháp phòng trừ sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes Chevr).....................................................................39 PHẦN 4 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................42 4.1 Kết luận...................................................................................................42 4.2. Kiến nghị ……………………………………………………………....43 DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1. Thành phần sâu hại cà phê chè tại Chiềng Pha năm 2010 Bảng 3.2. Tỉ lệ cây bị hại của sâu đục thân mình trắng Bảng 3.3. Tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng Bảng 3.4. Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại ở vườn có cây che bóng và vườn không có cây che bóng Bảng 3.6: Tỷ lệ (%) cây cà phê ở các độ tuổi bị sâu đục thân mình trắng gây hại Bảng 3.7: Tỷ lệ (%) cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại ở vườn chăm sóc tốt và ít chăm sóc Bảng 3.8 : Tỷ lệ (%) cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại ở sườn núi phía Đông và phía Tây Hình 1: Tỷ lệ cây cà phê bị sâu đục thân mình trắng gây hại Hình 2: Tỷ lệ các pha phát dục của sâu đục thân mình trắng Hình 3: Mật độ hại của sâu đục thân mình trắng DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CS : Cộng sự ĐT : Điều tra TB : Trung bình TLH : Tỷ lệ hại TT : Trưởng thành PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngày xưa cà phê là một loại thức uống mà chỉ có giới quí tộc mới được thưởng thức, Honoré de Balzac thường uống loại cà phê rất đặc để có thể thức làm việc. Ông thường làm việc tới 12 tiếng một ngày. Ludwig van Beethoven có thói quen lựa chọn đủ 60 hạt cà phê để pha một tách Mokka. Ngày nay cà phê trở thành thức uống phổ biến nhất trên thế giới. Cà phê gây hưng phấn kích thích hệ thần kinh trung ương, làm cho tỉnh táo, kích thích khả năng làm việc, đặc biệt làm việc bằng trí óc, tăng cường hoạt động cơ. Khi mỏi mệt uống một ly cà phê sẽ hưng phấn tinh thần, uống sau khi ăn sẽ trợ giúp cho tiêu hoá, mùa hè nóng bức uống một ly cà phê lạnh cũng có tác dụng giải khát, phòng cảm nắng. Cà phê còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen, chữa được dị ứng, giúp giảm đau, bảo vệ khỏi các bệnh về gan, làm tăng sức mạnh của cơ bắp chống lại bệnh tiểu đường type II… Ngoài ra cà phê còn chứa: đường saccaroza 5.3- 7.95%, đường khử 0.3- 0.44%, protein hòa tan 5.15%- 5.23%, các loại protein không hòa tan 5.02- 6.04%, các sinh tố nhóm B, PP là các chất dinh dưỡng cần thiết cho con người. Hơn nữa khi thưởng thức cà phê ta thấy có mùi thơm rất hấp dẫn, của gần 670 hợp chất thơm phức tạp tạo nên. Hiện nay trên thế giới có hơn 80 nước trồng cà phê với tổng diện tích hơn 10 triệu ha, giá trị xuất khẩu hàng năm lên tới 10 tỷ đô la, trong đó phải kể đến Braxin, Colombia, Indonexia, Costarica… Năm 2010 Việt Nam có khoảng 450.000 ha cà phê, sản lượng khoảng 600000 tấn, kim ngạch xuất khẩu xấp xỉ 1 tỷ USD, là nước đứng đầu thế giới về diện tích, sản lượng cà phê vối xuất khẩu. Trồng cà phê thu lợi nhuận cao, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, không những xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho đời sống của nhiều vùng dân cư ngày càng khá . Nhiều vùng đồng bào dân tộc đã xoá bỏ tập tục du canh du cư, thay thế diện tích trồng ngô sắn bằng cà phê, ổn định đời sống nhờ có cây cà phê. Mặt khác trồng cà phê góp phần phủ xanh đồi núi trọc, cải tạo môi sinh, chống lũ lụt, đặc biệt là xói mòn- một vấn đề nhức nhối với Tây Bắc nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng. Xã Chiềng Pha là một xã nghèo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí còn thấp, cơ cấu cây trồng nghèo nàn. Một vài năm gần đây đời sống của nhân dân đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng diện tích trồng cây cà phê. Nhưng trong quá trình phát triển cây cà phê chè đây chưa đạt được năng suất cao do gặp một số khó khăn như sương muối, kỹ thuật thâm canh và đặc biệt là sâu bệnh hại. Để cây cà phê phát triển bền vững cần phát triển cây cà phê theo quy hoạch, áp dụng đúng quy trình kĩ thuật, chăm sóc cây theo quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp đặc biệt với loài sâu hại nguy hiểm là sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadries Chevr, loại sâu phá hại thân quanh năm, rất khó phát hiện, mang tính hủy diệt đối với cây cà phê công tác phòng trừ rất khó khăn. Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành đề tài: “Điều tra thành phần sâu hại cà phê chè, diễn biến và một số yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng Xylostrechus quadies Chevr trong năm 2010 tại xã Chiềng Pha Thuận Châu, Sơn La năm 2010”. 2. Mục đích, yêu cầu. 2.1Mục đích - Đánh giá được thành phần sâu hại cà phê chè , mức độ gây hại và các yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng từ đó tìm ra biện pháp phòng trừ có hiệu quả 2.2 Yêu cầu - Nắm được thành phần sâu hại cà phê xã Chiềng Pha, Thuận Châu, Sơn La. - Xác định đặc điểm gây hại của sâu đục thân mình trắng. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sâu đục thân mình trắng. Phần I: TỔNG QUAN 1.1. Thành phần sâu hại trên cây cà phê Thế giới càng phát triển thì nhu cầu con người cũng được tăng theo, một trong những nhu cầu đó là nhu cầu sử dụng cà phê như nước giải khát. Nắm bắt được nhu cầu đó thì ngành cây cà phê trên thế giới cũng phát triển mạnh mẽ, một số nước có sản lượng xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới như Brazin, Việt Nam, Thái Lan, Indonexia…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng tồn tại một số khó khăn nhất định đã làm cho sản lượng, chất lượng cà phê bị ảnh hưởng. Một trong những khó khăn đó là vấn đề sâu bệnh hại cây cà phê đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới là những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển, mà cà phê là loại sản phẩm có giá trị kinh tế cao vì vậy việc nghiên cứu về thành phần sâu hại cà phê đã được nghiên cứu từ lâu, khá kỹ và cũng đã được công bố trên thế giới. Theo Lepelley (1986), từ năm 1962 đã ghi nhận được 48 loài sâu hại cà phê ở vùng nhiệt đới. Trong đó quan trọng là các loài: Scotia, Segetum, Anthores leuconotus, Bixadus sierricola, Coccus viridis, Leucoptea coffeella, Lcoffeina, Dichocrocis crocodora, Epicampoptera maranica, Habrochila placida Taurantii, Oligonychus cofeae, Antestia lineaticollis, Stephanoderes hampei, Toxoptera aurantii và Thliptoceras octguttale (Wynger,1962), dẫn theo Vũ Quang Giảng (2001) [4]. Le Pelley (1973) có nhận xét: trên cây cà phê có gần 400 loài côn trùng gây hại ở Ethiopia, ở các nước Đông Á có 250 loài và các vùng trung tâm nhiệt đới có 200 loài. Theo Klarke, Macrae (1987) và Clifford, Willson (1987), đến nay trên thế giới dịch hại cây cà phê đã ghi nhận tương đối chi tiết, đầy đủ với khoảng hơn 900 loài. Các loại dịch hại này bao gồm côn trùng, ve, động vật thân mềm, tuyến trùng, chim và động vật có vú, trong đó có nhiều loài là dịch hại nguy hiểm trên cây cà phê. Phần lớn những loài đã phát hiện thuộc bộ cánh cứng (Coleoptra) với 34% tổng số loài, bộ cánh nửa cứng (Hemiptera) với 28% tổng số loài và bộ cánh vảy (Lepidoptera) với 21% tổng số loài. Các bộ khác đã phát hiện được số loài ít hơn. Thí dụ, có 6% tổng số loài đã phát hiện thuộc bộ cánh thẳng (Orthoptera), 4% tổng số loài thuộc bộ cánh tơ (Thysanoptyra), 3% tổng số loài thuộc bộ hai cánh (Diptera) và 1% tổng số loài thuộc bộ mối, dẫn theo Vũ Quang Giảng (2001) [4]. Theo Kramer (1967): ước tính sự mất mùa trên cà phê do côn trùng ở các châu lục khác nhau là khác nhau: Châu Phi 10%, Châu Á: 15%, Châu Mỹ: 12%. Cũng theo tác giả, giống cà phê chè (Coffea arabica) mẫn cảm với sâu bệnh hại nhiều hơn giống cà phê vối (coffea canephora Var. Robusta), dẫn theo Vũ Quang Giảng (2001) [4]. Dennis S.Hill ( 1983) [4] cho rằng: dịch hại thường xuyên có mặt trên là phê là 95 loài, trong đó dịch hại chủ yếu là 38 loài, dịch hại thứ yếu là 57 loài, dẫn theo Vũ Quang Giảng (2001) [4]. Theo Phạm Thị Vượng và CS, (2000) [13]: có 24 loài sâu hại cà phê chè, 3 loài hại thân, 2 loài hại cành, 1 loài hại gốc, 2 loài cắn cây con, 15 loài hại lá. Trong đó có 4 loài thường xuyên gây hại và ảnh hưởng lớn đến năng suất đó là: sâu đục thân, sâu tiện vỏ, mọt đục hạt và 1 số loài rệp (rệp sáp giả, rệp nâu mềm), ngoài ra ở một số vùng mọt đục hạt cà phê có mật độ và tỷ lệ hại rất cao. Vũ Khắc Nhượng và CS (1989) [7] cho rằng: có 22 loài sâu hại chủ yếu thường gặp trên các vườn cà phê ở Việt Nam. Trong đó, sâu hại phổ biến ở rễ có loài, sâu hại phổ biến ở thân và cành có 4 loài, sâu hại phổ biến ở lá có 9 loài và sâu hại ở chùm quả có 3 loài. Kết quả điều tra thu thập thành phần sâu hại cà phê ở các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên đã phát hiện có 12 loài. Chúng thuộc 5 bộ côn trùng là bộ cánh cứng Coleoptera (5 loài), bộ cánh vảy Lepidoptera (3 loài), bộ cánh đều Hompytera (2 loài), bộ cánh thẳng Orthoptera (1 loài) và bộ cánh nửa cứng Hemiptera (1 loài), (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 1999) [13]. Theo kết quả điều tra của Phan Đình Bổng (2001) [1]: tại Gia Lai đã ghi nhận được 14 loài sâu hại. Chúng tập trung trong 7 họ thuộc 4 bộ côn trùng. Trong đó: Bộ cánh vẩy Lepidoptera có 1 loài (chiếm 7,14 %), bộ cánh cứng Coleoptera 2 loài (chiếm 14,29 %), bộ mối Isoptera 1 loài (chiếm 7,14 %) và bộ cánh đều Homoptera 10 loài (chiếm 71,43 %) Đoàn Công Đỉnh, (1999) [3] nhận xét: sâu hại cà phê rất phong phú và đa dạng tuy nhiên không phải loài sâu hại nào cũng gây hại nghiêm trọng, chỉ có một số loài gây hại có ý nghĩa đối với cà phê. Điều tra trong 3 năm 1996 - 1998 trên cây cà phê ở vùng Tây Nguyên phát hiện được 12 loài côn trùng hại cà phê. Trong đó phổ biến là các loài rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green và rệp sáp giả Planococus citri Risso hại thân, lá, quả. Trên cây cà phê chè ở các tỉnh miền núi phía Bắc ghi nhận được có 23 loài sâu hại, trong đó sâu tiện vỏ được phát hiện lần đầu tiên gây hại cà phê. Sau đó các tác giả này đã ghi nhận thêm 2 loài sâu hại nữa, đưa tổng số loài sâu hại đã ghi nhận được trên cây cà phê chè ở các tỉnh miền Bắc lên 25 loài (Trần Huy Thọ và CS, 1999) [10]. Trong 25 loài đó có 15 loài thường xuyên xuất hiện trên các vườn cà phê. Trong số các loài đã phát hiện có 4 loài gây hại thân, 2 loài gây hại cành, 2 loài gây hại cây con và 12 loài gây hại lá. Riêng tập đoàn rệp sáp hại cà phê chè đã ghi nhận có 4 loài khá phổ biến và quan trọng là rệp sáp mềm xanh Coccus viridis Green, rệp sáp giả Planococcus citri, rệp sáp mềm nâu Coccus hesperidum.L, rệp sáp nâu Parasaissetia nigra. Những loài thường xuyên gây hại nặng cho vườn cà phê gồm: sâu đục thân Xylotrechus quadrips, sâu tiện vỏ Dihammus cervinus, rệp sáp giả Planococcus citri và rệp sáp nâu Parasaissetia cervinus , Trần Huy Thọ và CS (2000) [11]. Như vậy thành phần sâu hại cà phê được quan tâm nghiên cứu khá kĩ và đầy đủ trên các vùng trồng cà phê. Nắm được thành sâu hại cà phê ta có thể có các biện pháp phòng trừ hợp lí cho từng vùng miền. 1.2. Nghiên cứu về sâu đục thân mình trắng hại cà phê Theo Dr Hall và CS (1998), [15] sâu đục thân mình trắng là loại côn trùng gây hại quan trọng nhất trên cà phê chè ở Ấn Độ cũng như Srilanka, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan. Trong các nguyên nhân làm giảm diện tích canh tác cà phê thì sâu đục thân mình trắng là nguyên nhân trung tâm, người ta ước tính rằng cả nước bị mất 130m rupi mỗi năm vì loài sâu hại. Xén tóc đực hấp dẫn con cái bằng hoocmon sinh dục đực được phát hiện ra bởi Venkateshu và cộng sự năm 1986. Qua nhiều nghiên cứu các nhà khoa học đã xác định được 3 chất hấp dẫn của xén tóc đực, người ta có thể dùng kết hợp ba loại feromol này để dẫn dụ con cái và tiêu diệt chúng. 1.2.1. Đặc điểm sinh học Trưởng thành là loài xén tóc nhỏ có râu đầu thẳng, sâu non màu trắng ngà, không có chân, các đốt thân rõ, ngực rộng hơn bụng, hàm răng sắc khỏe, màu nâu sẫm, khi gần hóa nhộng (tiền nhộng) phần ngực hẹp lại gần bằng phần bụng, nhộng màu nâu sẫm (Giáo trình côn trùng nông nghiệp, 1982) [5]. Sâu đục thân mình trắng Xylotrechus quadripes Chevr chỉ phá hoại trên cà phê chè (K.s Bùi Thế Đạt và CS, 1995) [2]. Hiện nay Sơn La vẫn chưa phát hiện kí chủ phụ của loài sâu này, nên công tác phòng trừ khó khăn hơn. 1.2.2. Đặc điểm hình thái, quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân mình trắng hại cà phê 1.2.2.1. Đặc điểm hình thái, tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại. Hàng năm sự xuất hiện gây hại của sâu bore trên các lô cà phê là liên tục và phức tạp quanh năm đều gặp các pha phát dục của sâu, do đó sự phân lứa sâu một cách rõ rệt có khó khăn. Tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, vòng đời của sâu bình quân là 150- 210 ngày, trong đó: + Pha trưởng thành: 25-30 ngày + Pha trứng: 15-30 ngày + Pha sâu non: 60-120 ngày + Nhộng: 30 ngày Trưởng thành sau khi vũ hóa vẫn nằm lại trong thân cây từ 2-5 ngày (có thể từ 10-15 ngày) chờ điều kiện ấm áp mới chui ra hoạt động. Phạm vi độ nhiệt từ 25-300C sâu trưởng thành hoạt động mạnh. Con trưởng thành ưa hoạt động ở những nơi quang đãng nhiều ánh sáng. Trưởng thành có tập quán uống nước nhiều nhất là có nhiệt độ cao, gia