Chuyên đề Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Việt Nam hiện nay

Trong hơn 20 năm thực hiện quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác lập kế hoạch đã có nhiều chuyển biến và đổi mới từ nội dung, phương pháp lập kế hoạch đến việc tổ chức triển khai thực hiện và đã góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế và với thế giới ngày càng lớn thì đi đôi với việc tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, việc đổi mới công tác kế hoạch là hết sức cần thiết. Để công tác lập kế hoạch có thể thực hiện chức năng là công cụ quản lý của Nhà nước hiệu quả thì đổi mới công tác lập kế hoạch là đòi hỏi cấp bách nhằm nâng cao chất lượng quản lý đồng thời đảm bảo việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực xã hội. Trong quá trình đổi mới công tác quản lý và nâng cao năng lực quản lý. Kế hoạch hàng năm - công cụ mang tính tác nghiệp, cũng được coi là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý của mình đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Từ yêu cầu trên em chọn đề tài: “Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Việt Nam hiện nay” với mục tiêu nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về công tác lập kế hoạch ở Việt Nam hiện nay, những khó khăn gặp phải trong công tác lập kế hoạch hiện nay, những gì đã đạt được và những gì còn tồn tại để có cái nhìn rõ hơn, cũng như có thể đóng góp được ý kiến của mình đối với công tác lập kế hoạch hàng năm ở Việt Nam. II. Đối tượng nghiên cứu 1. Hình thức và căn cứ lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm. 2. Quy trình và nội dung của công tác lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm. 3. Phương pháp tổ chức thực hiện, và theo dõi đánh giá trong quá trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm. III. Phạm vi nghiên cứu 1. Công tác lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm ở Việt Nam. 2. Thời gian: Từ năm 2005 đến nay. IV. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1. Phương pháp phân tích. 2. Phương pháp tổng hợp. 3. Phương pháp so sánh. 4. Phương pháp thống kê, mô tả. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận và sự cần thiết phải đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm hiện nay. Chương III: Giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm hiện nay.

doc82 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA KẾ HOẠCH & PHÁT TRIỂN  & œ CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Đề tài ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI HÀNG NĂM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giáo viên hướng dẫn : TH.S VŨ THÀNH HƯỞng Sinh viên thực hiện : LÊ THỊ HỒNG THÚY Lớp : KẾ HOẠCH A Khoá : 48 Mã sinh viên : CQ482796 Hà Nội – 05/2010 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CP Chính phủ FDI Vốn đầu tư trực tiếp FTA Hiệp định khu vực thương mại tự do GDP Tổng sản phẩm quốc nội TDĐG Theo dõi, đánh giá HĐND Hội đồng nhân dân KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KH Kế hoạch KHH Kế hoạch hóa KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KHPT Kế hoạch phát triển KTXH Kinh tế xã hội MDG Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ MTTQ Mặt trận Tổ Quốc NSNN Ngân sách Nhà nước PRA Phương pháp lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng SWOT Mạnh - yếu - cơ hội - thách thức THCS Trung học cơ sở TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân UBNN Ủy ban Nhà nước UBKHNN Ủy ban Kế hoạch Nhà nước XĐGN Xóa đói giảm nghèo XNK Xuất nhập khẩu MỤC LỤC PHỤ LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1: Sự khác nhau giữa KHH tập trung và KHH phát triển Bảng 2: Mẫu ma trận SWOT. Bảng 3: Mẫu khung KH. Bảng 4: Nội dung cơ bản với sự tham gia trong lập KH. Bảng 5: Nội dung cơ bản với sự tham gia của các bên trong lập kế hoạch Đồ thị 1: Tình hình thực hiện KH tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2009 Đồ thị 2: Tình hình thực hiện kế hoạch xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2009 Sơ đồ 1: Quy trình lập KHPT KTXH hàng năm hiện nay. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và nghiên cứu chuyên đề thực tập, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị trong phòng Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Vũ Thành Hưởng cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và Phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã giúp đỡ em hoàn thành bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do kinh nghiệm bản thân có hạn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện. Em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tên em là: Lê Thị Hồng Thúy Lớp : Kế hoạch A Khóa : 48 Khoa : Kế hoạch và Phát triển Em xin cam đoan chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là sản phẩm của chính em dưới sự nỗ lực của bản thân cùng với sự hướng dẫn tận tình của Th.S Vũ Thành Hưởng và cán bộ hướng dẫn thực tập cô Nguyễn Thị Phú Hà Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đây là thành quả của sự nỗ lực và tìm tòi nghiên cứu của em, không sao chép bất cứ tài liệu nào, nguồn số liệu được sử dụng là hoàn toàn trung thực và chính xác. Nếu có bất kỳ sự sao chép nào em xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng kỷ luật của khoa và nhà trường. Hà Nội, ngày 27 tháng 4 năm 2010 Sinh viên Lê Thị Hồng Thúy LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết nghiên cứu đề tài Trong hơn 20 năm thực hiện quá trình đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác lập kế hoạch đã có nhiều chuyển biến và đổi mới từ nội dung, phương pháp lập kế hoạch đến việc tổ chức triển khai thực hiện và đã góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong các chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự liên hệ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế và với thế giới ngày càng lớn thì đi đôi với việc tiếp tục đổi mới các cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, việc đổi mới công tác kế hoạch là hết sức cần thiết. Để công tác lập kế hoạch có thể thực hiện chức năng là công cụ quản lý của Nhà nước hiệu quả thì đổi mới công tác lập kế hoạch là đòi hỏi cấp bách nhằm nâng cao chất lượng quản lý đồng thời đảm bảo việc sử dụng một cách có hiệu quả nguồn lực xã hội. Trong quá trình đổi mới công tác quản lý và nâng cao năng lực quản lý. Kế hoạch hàng năm - công cụ mang tính tác nghiệp, cũng được coi là một trong những công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý của mình đối với các hoạt động kinh tế xã hội. Từ yêu cầu trên em chọn đề tài: “Đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm ở Việt Nam hiện nay” với mục tiêu nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về công tác lập kế hoạch ở Việt Nam hiện nay, những khó khăn gặp phải trong công tác lập kế hoạch hiện nay, những gì đã đạt được và những gì còn tồn tại để có cái nhìn rõ hơn, cũng như có thể đóng góp được ý kiến của mình đối với công tác lập kế hoạch hàng năm ở Việt Nam. II. Đối tượng nghiên cứu Hình thức và căn cứ lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm. Quy trình và nội dung của công tác lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm. Phương pháp tổ chức thực hiện, và theo dõi đánh giá trong quá trình lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm. Phạm vi nghiên cứu Công tác lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm ở Việt Nam. Thời gian: Từ năm 2005 đến nay. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp so sánh. Phương pháp thống kê, mô tả. Nội dung đề tài gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận và sự cần thiết phải đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm ở Việt Nam. Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm hiện nay. Chương III: Giải pháp đổi mới công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm hiện nay. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI HÀNG NĂM Ở VIỆT NAM I. TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HÓA I.1. Bản chất chung của công tác kế hoạch hóa I.1.1. Khái niệm kế hoạch, kế hoạch phát triển KTXH Kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt động tương lai. Kế hoạch dự đoán những gì sẽ xảy ra trong tương lai và thực hiện các công việc cần làm để đạt được kết quả đã định. Nó thể hiện ý đồ của chủ thể về tương lai của đối tượng quản lý. Kế hoạch hoá được rất nhiều nhà kinh tế học định nghĩa khác nhau, nhưng khái niệm nào cũng đều thể hiện kế hoạch hóa là một phương thức quản lý nền kinh tế quốc dân bằng mục tiêu. Nó bao gồm những hoạt động: công tác xây dựng kế hoạch, công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch và công tác theo dõi kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch. “Kế hoạch hoá là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của Nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là quy luật kinh tế để tổ chức các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế Quốc dân theo những mục tiêu thống nhất; dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứng bảo đảm thực hiện nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao”(() Từ điển Bách Khoa Việt Nam 2 – NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội 2002. ). “Kế hoạch phát triển (KHPT) kinh tế - xã hội (KTXH) là một công cụ quản lý kinh tế của nhà nước theo mục tiêu, nó được thể hiện bằng những mục tiêu định hướng phát triển kinh tế xã hội phải đạt được trong một khoảng thời gian nhất định của một quốc gia hoặc một địa phương và những giải pháp, chính sách nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra một cách có hiệu quả cao nhất.”(() Bộ tài liệu đào tạo. Lập kế hoạch có tính chiến lược phát triển địa phương. Hà Nội tháng 11/2007. ). Xét về bản chất, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là thể hiện sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế nhằm định hướng phát triển và điều khiển sự biến đổi một số biến số kinh tế - xã hội chủ yếu để đạt được mục tiêu đã định trước. Biểu hiện cụ thể của bản chất này trước hết thể hiện ở một loạt các mục tiêu KTXH cần đạt được trong một khoảng thời gian nhất định; kế tiếp là cách thức tác động, hướng dẫn, điều khiển của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu phát triển đã đề ra. I.1.2. Vai trò của kế hoạch phát triển KTXH Kế hoạch là một công cụ quản lý của nhà nước để điều tiết nền kinh tế. Nó đề ra những mục tiêu cần đạt được trong thời gian tới. Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung thì hoạt động kế hoạch hóa mang tính chất mệnh lệnh. Nó là sự “khống chế trực tiếp những hoạt động kinh tế bằng cách tập trung phân bổ nguồn lực thông qua các quy định mang tính chất mệnh lệnh từ Trung ương”. Kế hoạch trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung là các chỉ tiêu pháp lệnh, bắt buộc tất cả các thành phần kinh tế, các ngành, các cấp. Các kế hoạch của các ngành các cấp đều là cụ thể hoá kế hoạch chung của nhà nước. Việc sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, tiêu thụ ở đâu đều được kế hoạch hóa, đều dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch mà Nhà nước giao cho. Điều đó cho chúng ta thấy, kế hoạch mang tính tập trung rất cao nhưng có rất ít sự tham gia của các bên liên quan, đặc biệt là quản lý ngân sách nhà nước và đầu tư phát triển hầu như được quản lý trực tiếp từ Trung ương. Tất cả những đặc trưng trên của kế hoạch hoá đã chỉ ra những hạn chế nghiêm trọng mà kế hoạch hoá thời kỳ tập trung gặp phải. Nó kìm hãm sự phát triển kinh tế, làm mất động lực phát triển của nền kinh tế. Vì thiếu sự tham gia của các bên, nên kế hoạch được xác định không sát với thực tế và khả năng huy động nguồn lực. Khi đất nước ta bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế thị trường năng động thì kế hoạch hoá vẫn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống thể chế (luật liên quan môi trường đầu tư kinh doanh, hội nhập quốc tế…) cũng được thay đổi. Điểm đổi mới quan trọng nhất đó là công tác kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường mang tính định hướng phát triển, các mục tiêu và chỉ tiêu được xác định mang tính định hướng, dự báo, nó chỉ thể hiện trong một số lĩnh vực chủ yếu, được ưu tiên trong từng giai đoạn phát triển nhất định. Thông qua những chính sách định hướng và điều tiết vĩ mô, Nhà nước đã tác động gián tiếp đến hoạt động trong nền kinh tế. Đã giúp nền kinh tế nước ta gặt hái được những thành công trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cũng như trong quá trình hội nhập. Nói tóm lại, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường có những vai trò chủ yếu sau: Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là công cụ quản lý của Nhà nước để định hướng phát triển KTXH. Điều đó được biểu hiện từ việc chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung theo phương thức “giao - nhận” với hệ thống các chỉ tiêu chằng chịt thì nay kế hoạch là định hướng gián tiếp cho mục tiêu phát triển chung. Các mục tiêu, chỉ tiêu là định hướng chung, là cái đích mà cần hướng tới, nó không cứng nhắc mà lại rất linh hoạt trong từng bối cảnh kinh tế xã hội khác nhau. “Kế hoạch đưa ra hệ thống mục tiêu phát triển kinh tế vĩ mô về kinh tế xã hội, xây dựng các dự án, chương trình, tìm các giải pháp và các phương án thực hiện, dự báo khả năng, phương hướng phát triển, xác định các cân đối lớn… nhằm thực hiện chức năng dẫn dắt, định hướng phát triển, xử lý kịp thời các mất cân đối xuất hiện trong nền kinh tế thị trường”(() Giáo trình Kế hoạch hoá phát triển. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Hà Nội 2009. ). Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một trong hai công cụ điều tiết trong nền kinh tế thị trường, điều chỉnh, điều tiết sự phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, các thành phần kinh tế. Thông qua kế hoạch đề ra, các cơ quan chức năng sẽ thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch, để nhằm phát hiện ra những sai sót kịp thời đưa ra những điều chỉnh cho đúng định hướng kế hoạch đề ra. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, nhà nước bảo đảm môi trường kinh tế ổn định và cân đối, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lành mạnh. Bảo đảm công bằng xã hội giữa các vùng, các tầng lớp dân cư, cũng như các thành phần kinh tế thông qua kế hoạch sử dụng ngân sách và các chính sách điều tiết. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là cơ sở để hình thành hành lang pháp lý. Nó là định hướng, là khung chuẩn cho các cơ quan cấp dưới, các thành phần kinh tế cùng phấn đấu. Dựa vào kế hoạch đề ra, các cơ quan chức năng có thể thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện các tiến độ kế hoạch, thực hiện các cơ chế, chính sách đề ra. Để qua đó có thể đánh giá được kết quả của việc thực hiện kế hoạch đề ra đồng thời có thể nắm rõ được trách nhiệm của mỗi cơ quan, ban ngành trong việc thực hiện kế hoạch. Từ những đánh giá của quá trình kiểm tra, giám sát chúng ta có thể kịp thời đưa ra những điều chỉnh kịp thời cho bản kế hoạch đi đúng hướng hay cũng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng những kế hoạch tiếp theo. I.2. Sự khác nhau giữa cơ kế hoạch trong nền kinh tế thị trường và cơ chế kế hoạch hoá tập trung I.2.1. Sự khác nhau về bản chất Bảng 1: Sự khác nhau giữa KHH tập trung và KHH phát triển KHH tập trung KHH phát triển KH là mệnh lệnh. Chỉ tiêu pháp lệnh. Phát ra từ trung ương. KH chi tiết, bao trùm mọi khía cạnh. Hệ thống chỉ tiêu chằng chịt. Nặng về hiện vật. Can thiệp về mọi mặt. Phương pháp xây dựng cứng nhắc, duy ý chí. Ít chú trọng đến kết quả. Đầu tư dàn trải. Không có hệ thống giám sát. => Cưỡng chế trực tiếp. KH là định hướng. Chỉ tiêu hướng dẫn. Xuất phát từ cơ sở. KH chọn điểm nhấn khi can thiệp. Chỉ tiêu chọn lọc, phân cấp. Chú trọng chỉ tiêu giá trị. Tập trung giải quyết khâu yếu và tận dụng tiềm năng. Có sự tham gia, đề cao tính đồng thuận. Xuất phát từ kết quả muốn đạt đến để đề ra giải pháp. Có ưu tiên và gắn với nguồn lực. Gắn với hệ thống giám sát. => Thuyết phục trực tiếp. Nguồn: bài giảng của Th.S Vũ Thành Hưởng. Điểm khác biệt thứ nhất, kế hoạch trong nền kinh tế thị trường mang tính định hướng chứ không còn là mệnh lệnh bắt buộc như trong thời kế hoạch hóa tập trung. Điều đó được thể hiện thông qua các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch được đưa ra cùng với những hướng dẫn thực hiện các mục tiêu đặt ra đó. Việc lập kế hoạch đề ra còn dựa vào mục tiêu, nguyện vọng của cấp dưới. Như vậy mới đảm bảo kế hoạch được lập ra sát với thực tế, sát với mong muốn, nhu cầu của người dân. Vì mục tiêu cuối cùng của mỗi một quốc gia đi theo con đường xã hội chủ nghĩa là chăm lo, cải thiện đời sống cho người dân. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch chọn điểm nhấn khi can thiệp. Tức là thể hiện tính tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, nổi cộm nhất nhằm tận dụng tiềm năng, nguồn lực sẵn có. Nên các chỉ tiêu được đưa ra một cách có chọn lọc, có sự phân cấp rõ ràng cùng với việc quan tâm nhiều hơn đến các chỉ tiêu giá trị. Trong khi đó, kế hoạch hoá tập trung lại can thiệp về mọi mặt của kinh tế xã hội nên nó bị dàn trải và không hiệu quả. Tiếp đó là với một hệ thống các chỉ tiêu chằng chịt làm cho các cơ quan cấp dưới bị lúng túng và rất khó thực hiện, hơn nữa các chỉ tiêu lại mang nặng tính hiện vật. Thứ ba, kế hoạch trong nền kinh tế thị trường đề cao sự tham gia và sự đồng thuận từ rất nhiều phía. Điều đó đảm bảo tính dân chủ để phát huy sức mạnh của tập thể với các vấn đề khó khăn gặp phải của kinh tế - xã hội. Kế hoạch được đưa ra rất linh hoạt. Thì kế hoạch thời bao cấp lại mang tính cứng nhắc và duy ý chí. Đối với người dân, hoạt động tham vấn bước đầu tạo được sự thay đổi trong cách nghĩ, trong nhận thức về cách làm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo phương pháp mới; người dân có cơ hội tích cực, chủ động tham gia vào toàn bộ quy trình của công tác kế hoạch, từ xây dựng đến giám sát và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch tại địa phương mình. Do được thể hiện vai trò và trách nhiệm của mình đối với những vấn đề trọng đại của đất nước, nên sự đồng thuận, nhất trí trong dân rất cao. Đối với các cấp lãnh đạo, hoạt động tham vấn có ý nghĩa tích cực đối với các chủ thể của công tác kế hoạch và thực thi chính sách (cán bộ lãnh đạo các cấp tỉnh, huyện, các bộ, ngành ở Trung ương)... Đây là cơ sở để chỉnh sửa và bổ sung bản kế hoạch dự thảo cho sát thực với thực tế và mong muốn của người dân, nhằm đạt tính khả thi cao trong hiện thực. Thông qua hoạt động tham vấn, cán bộ lãnh đạo có nhiều nguồn thông tin và cách nhìn tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội không chỉ ở địa phương mình mà trên phạm vi cả nước. Từ đó, đưa ra việc xếp hạng ưu tiên các giải pháp tuỳ theo tính cấp bách và cần thiết của từng giải pháp. Thứ tư, trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch được lập ra dựa vào kết quả mong muốn đạt được để từ đó tạo động lực cho việc thực hiện kế hoạch, cũng như tạo động lực cho toàn bộ nền kinh tế. Tất cả sẽ biết được cái đích mà chúng ta cần phải đi đến, nó là định hướng cho tất cả hoạt động trong nền kinh tế, chúng ta sẽ phấn đấu để đạt được cái đích đó. Nền kinh tế KHH tập trung thì lại hoàn toàn ngược lại, nó ít chú trọng đến kết quả, việc lập kế hoạch được lập ra dựa vào nguồn lực hiện có, rồi phân bổ tràn lan. Thứ năm, là điểm rất quan trọng giúp cho kế hoạch được hoàn thành. Đó là vấn đề nguồn lực. Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường thì việc lập kế hoạch được xây dựng gắn với nguồn lực hiện có, trong khi kế hoạch hoá tập trung thì lại dàn trải, nên kém hiệu quả. Vấn đề nào cũng sẽ được quan tâm giải quyết nhưng không nhiều, với nguồn lực hạn chế, các kế hoạch sẽ được quan tâm ở mức chỉ là có làm nhưng không vấn đề nào có thể giải quyết một cách triệt để. Cuối cùng, kế hoạch trong nền kinh tế thị trường có hệ thống các chỉ tiêu giám sát khá hiệu quả. Đó là khung theo dõi đánh giá, trong đó bao gồm các chỉ tiêu mà qua đó có thể biết được hiệu quả của các hoạt động kinh tế - xã hội. Đây là bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch. Còn trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung thì hoàn toàn không có hệ thống giám sát. Nói tóm lại, trong nền kinh tế tập trung, kế hoạch thể hiện ở sự khống chế trực tiếp của Chính phủ đối với những hoạt động kinh tế - xã hội thông qua quá trình đưa ra những quyết định pháp lệnh từ Trung ương. Các chỉ tiêu kế hoạch được xác định bởi các nhà kế hoạch trung ương tạo nên một kế hoạch thống nhất từ Trung ương xuống đến địa phương, cơ sở; các nguồn nhân lực, vật tư chủ yếu và tài chính không phải được phân phối theo tín hiệu của thị trường và hiệu quả sử dụng nguồn lực mà phân phối theo các nhu cầu của kế hoạch tổng thể, theo những quyết định hành chính của các cấp chính quyền. Trong nền kinh tế thị trường, kế hoạch thể hiện sự nỗ lực có ý thức của Chính phủ trong quá trình thực hiện sự can thiệp ở tầm vĩ mô nền kinh tế quốc dân, trên cơ sở chủ động thiết lập mối quan hệ giữa khả năng và mục đích nhằm đạt được mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất những tiềm năng hiện có. Kế hoạch trong cơ chế kinh tế thị trường được thể hiện ở các phương án lựa chọn, sắp xếp, khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực cho phép để đạt được hiệu quả cao nhất. Các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch là những định hướng phát triển và cách thức tác động của Chính phủ mang tính gián tiếp thông qua các chính sách và các công cụ của chính sách điều tiết vĩ mô. Như vậy, bản chất của kế hoạch hoá phát triển trong nền kinh tế thị trường là tác động gián tiếp tới hoạt động chung của đời sống kinh tế xã hội. Chính vì sự khác biệt về bản chất đó, kế hoạch trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách căn bản từ tư duy đến qui trình và phương pháp lập kế hoạch. I.2.2. Sự khác nhau về phương pháp lập kế hoạch Điểm khác biệt quan trọng nhất trong phương pháp lập kế hoạch giữa hai thời kỳ là: Theo phương thức truyền thống thì việc lập kế hoạch được xác định dựa trên nguồn lực hiện có, còn hiện nay, phương pháp lập kế hoạch của chúng ta đã được đổi mới sang lập kế hoạch dựa trên mục tiêu. Trước đây, việc lập kế hoạch dựa trên nguồn lực sẵn có với những đặc điểm sau: (i) đi từ đầu vào để xác định mục tiêu, (ii) thiếu đi tính đột phá vì bị ràng buộc bởi những gì sẵn có, (iii) đưa ra ít phương án lựa chọn. Và hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của quá trình đổi mới, chúng ta đang đổi mới phương pháp lập kế hoạch từ mục tiêu mong muốn. Phương pháp này có những đặc điểm sau: (i) đi từ mục tiêu để cân đối
Luận văn liên quan