Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được đánh giá bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh , muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, café, cao su, hạt điều, thủy sản, dệt may, giầy dép, dầu khí trong đó mặt hàng giầy dép chiếm phần quan trọng không nhỏ, đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu giầy dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia.Năm 2005, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép sang các nước Nhật, Nga, các nước Đông Nam Á, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy dép của ngành này trong vài năm gần đây đạt khá cao.Việt Nam hiện là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép.Trong đó, 20% lượng giầy dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam, chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành với trên 200 triệu đôi năm 2005, sau Trung Quốc. Công ty cổ phần Long Sơn – Long Sơn Join Stock Company là một trong những doanh nghiệp rất trẻ của ngành Da - Giầy Việt Nam đã và đang từng bước có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành Da - Giầy của cả nước.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ như ngày nay, Công ty phát huy thế mạnh về giầy dép xuất khẩu với các hoạt động chính như sản xuất, gia công, xuất nhập khẩu. Là một doanh nghiệp mới được hình thành nhưng Công ty cổ phần Long Sơn đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển, vấn đề mà Công ty hiện nay đang coi trọng là làm thế nào mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm giầy dép gia công của Công ty trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh hiện có. Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp ý kiến để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ Phần Long Sơn được phát triển và Công ty có thể đứng vững trong cạnh tranh em chọn đề tài : ” Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới”. Đề tài này không chỉ giúp em hiểu thêm về hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2003 – 2007 và có một cái nhìn toàn cảnh về năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty, đánh giá được lợi thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đó mà còn làm cơ sở cho Công ty hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu giầy dép, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị marketing của Công ty đồng thời nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ những lý thuyết đã học. Với những mục tiêu nghiên cứu ở trên, để thực hiện và phát triển đề tài chuyên đề được thực hiện dựa vào những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp trong Công ty bằng cách quan sát thực tế trong Công ty, phỏng vấn cá nhân. Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, trên internet. - Phương pháp thống kê – tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của Công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh,đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. - Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh một chỉ tiêu với chỉ tiêu gốc đối với các số liệu kết quả kinh doanh , các thông số thị trường, các số liệu bình quân. Các số liệu so sánh đều phù hợp về thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh . Đề tài nghiên cứu việc hoàn thiện nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép đối với Công ty cổ phần Long Sơn để nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn khi Công ty thâm nhập thị trường châu Âu(EU). Đề tài nghiên cứu và phân tích số liệu trong giai đoạn 2003 – 2007. Đối tượng khảo sát chủ yếu là các yếu tố bên trong của Công ty liên quan đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép gia công và năng lực cạnh tranh của Công ty. Chuyên đề “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới “ gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Long Sơn Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới

doc111 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ vi MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN 4 1.1.Quá trình hình thành và phát triển 4 1.1.1. Quá trình hình thành 4 1.1.2. Quá trình phát triển 4 1.1.2.1. Giai đoạn 1( 2000 – 2003 ) 4 1.1.2.2. Giai đoạn hai ( 2004 – 2005 ): 5 1.1.2.3.Giai đoạn ba ( 2005 đến nay): 5 1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng dến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 5 1.2.1. Sản phẩm chủ yếu của Công ty 5 1.2.2. Thị trường xuất khẩu 6 1.2.3. Đối tác chủ yếu 6 1.2.4.Cơ sở vật chất , trang thiết bị 7 1.2.4.1. Hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần Long Sơn 7 1.2.4.2. Trang thiết bị: 8 1.2.4.3. Quy trình sản xuất giầy da của Công ty cổ phần Long Sơn: 9 1.2.5. Nguyên vật liệu 9 1.2.6. Lực lượng lao động 10 1.2.7.Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty 11 1.3. Nhiệm vụ, chức năng của Công ty 11 1.3.1. Nhiệm vụ 11 1.3.2. Chức năng 12 1.4. Cơ cấu tổ chức của Công ty 13 1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty: 13 1.4.2. Hội đồng quản trị - Chủ tịch hội đồng quản trị 14 1.4.3. Giám đốc Công ty 14 1.4.4. Phòng Quản lý điều hành sản xuất - Quản lý nhân sự 14 1.4.5. Phòng Kế toán - Tài vụ 15 1.4.6. Phòng Xuất nhập khẩu 15 1.5. Kết quả khảo sát về lao động của Công ty cổ phần Long Sơn 16 1.5.1. Cơ cấu lao động của Công ty 16 1.5.2. Hoạt động đào tạo và tuyển dụng của Công ty 18 1.5.3. Hoạt động thực hiện chế độ tiền lương và trả công cho người lao động 18 1.5.4. Hoạt động thực hiện kỹ thuật an toàn và bảo hộ người lao động 19 1.6.Thuận lợi, khó khăn của Công ty cổ phần Long Sơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới 19 1.6.1. Những thuận lợi 19 1.6.2. Những thách thức, khó khăn 20 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN GIAI ĐOẠN 2005 - 2007 22 2.1. Ngành Da - Giầy Việt Nam 22 2.1.1.Bối cảnh chung ngành Da - Giầy Việt Nam 22 2.1.1.1. Thuận lợi: 24 2.1.1.2.Khó khăn, thách thức: 24 2.1.2. Tình hình xuất khẩu hàng Da – Giầy Việt Nam 25 2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 29 2.2.1.Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 29 2005 – 2007 29 2.2.2.Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty thông qua các yếu tố 33 nội lực 33 2.2.2.1.Nguồn lực vật chất và tài chính 33 2.2.2.2.Nguồn nhân lực 37 2.2.2.3.Chiến lược kinh doanh 38 2.2.3.Phân tích năng lực cạnh tranh của sản phẩm giầy dép thông qua các công cụ cạnh tranh 40 2.2.3.1.Cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm 40 2.2.3.2.Cạnh tranh bằng giá cả 44 2.2.3.3.Cạnh tranh bằng hệ thống phân phối 45 2.2.3.4.Cạnh tranh bằng chính sách Marketing 48 2.2.4.Phân tích năng lực cạnh tranh sản phẩm thông qua hệ thống các 50 chỉ tiêu 50 2.2.4.1.Thị phần 50 2.2.4.2.Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận 53 2.2.4.3.Năng suất lao động 54 2.2.4.4.Văn hóa Công ty 56 2.2.4.5.Năng lực quản trị thông qua chức năng quản trị chủ yếu 58 2.2.5.Đánh giá chung thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007 60 2.2.5.1.Thành tựu đạt được 60 2.2.5.2.Hạn chế và nguyên nhân 62 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI 64 3.1. Phương hướng và kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới 64 3.1.1.Phương hướng chung 64 3.1.2.Giải pháp thực hiện 66 3.2.Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 67 3.2.1.Tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho Công ty cổ phần Long Sơn 67 3.2.1.1.Các công cụ cạnh tranh Công ty cổ phần Long Sơn và các yếu tố tác động đến việc xây dựng lợi thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới 67 3.2.1.2. Phương pháp lựa chọn lợi thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 68 3.2.1.3.Ứng dụng mô hình SWOT phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 69 3.2.2. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 70 3.2.2.1.Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá 70 3.2.2.2.Tiến trình xác định mức giá cơ bản và các bước xây dựng chính sách giá cả của Công ty 71 3.2.2.3.Lựa chọn phương pháp định giá 72 3.2.3.Phát triển kênh phân phối của Công ty 73 3.2.3.1.Ý nghĩa của việc phát triển kênh phân phối của Công ty 73 3.3.3.2.Chức năng của các thành viên trong kênh 73 3.2.3.3.Thiết kế kênh phân phối sản phẩm cho Công ty 74 3.2.3.4.Quản lý kênh phân phối và quyết định phân phối hàng hóa vật chất 76 3.2.4.Giải pháp về đổi mới công nghệ 76 3.2.4.1.Vai trò của đổi mới công nghệ và ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn 76 3.2.4.2.Các yếu tố nội tại ảnh hưởng đến việc đổi mới khoa học trong Công ty cổ phần long Sơn 77 3.2.4.2.Phương pháp lựa chọn công nghệ thích hợp cho Công ty cổ phần Long Sơn 78 3.2.5.Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 80 3.2.5.1.Mục tiêu của đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Long Sơn 80 3.2.5.2.Hình thức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong Công ty 80 3.2.5.3.Đào tạo kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Công ty 81 KIẾN NGHỊ 84 KẾT LUẬN 86 PHỤ LỤC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EU : Liên minh châu ÂU( EUROPEAN UNION ) TNHH : Trách nhiệm hữu hạn GSP : Thuế ưu đãi GSP FOB : Free on Board – Giao hàng trên boong tàu CIF : Cost, Insurance and Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí EVA : Cao su mềm WTO : World Trade Organization TQ : Trung Quốc SX – KD : Sản xuất – Kinh doanh DN : Doanh nghiệp Thuế TNDN : Thuế thu nhập Doanh nghiệp TSCĐ : Tài sản cố định TSLĐ : Tài sản lưu động NG : Nguyên giá Tài sản cố định KH : Giá trị khấu hao GTCL : Giá trị còn lại của Tài sản cố định ĐVT : Đơn vị tính XNK : Xuất nhập khẩu TL : Tỷ lệ CL : Chênh lệch TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam HĐQT : Hội đồng quản trị DANH MỤC BẢNG, BIỂU VÀ SƠ ĐỒ STT  NỘI DUNG  TRANG   1  Bảng 1.1.Hệ thống sản xuất của Công ty cổ phần Long Sơn  7   2  Bảng 1.2.Nhà xưởng xây dựng mới  7   3  Bảng 1.3.Số lượng máy móc phục vụ cho sản xuất  8   4  Sơ đồ 1.1.Quy trình sản xuất giầy da  9   5  Bảng 1.4.Số liệu lao động qua các năm  11   6  Bảng 1.5.Tình hình nguồn vốn và tài sản của Công ty cổ phần Long Sơn  11   7  Sơ đồ 1.2.Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Long Sơn  13   8  Sơ đồ 1.3. Quy trình xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán Tín dụng – chứng từ  16   9  Bảng 1.5.Lực lượng lao động bình quân  17   10  Biểu 1.1. Cơ cấu lao động trong Công ty cổ phần Long Sơn  18   11  Bảng 2.1. Giá trị xuất khẩu Da - Giầy Việt Nam 2001-2006  26   12  Bảng 2.2.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Sơn giai đoạn 2005 – 2007  29   13  Bảng 2.3.Tình hình xuất khẩu giầy dép của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 - 2007  31   14  Biểu 2.1.Sản lượng giầy dép tiêu thụ trên thị thường các nước của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 -2007  36   15  Bảng 2.4 .Tình hình máy móc thiết bị của Công ty tính đến 31/12/2007  34   16  Bảng 2.5.Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình của Công ty cổ phần Long Sơn tính đến 31/12/2007  38   17  Biểu 2.2.Biểu đồ % TSCĐ của Công ty cổ phần Long Sơn  39   18  Bảng 2.6 .Tình hình nguồn vốn của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007  40   19  Bảng 2.7.Tình hình lao động của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 phân theo trình độ giáo dục, đào tạo  41   20  Biểu 2.4.Biểu đồ cơ cấu lao động trong Công ty cổ phần Long Sơn  42   21  Bảng 2.8.Một số mẫu giầy của Công ty cổ phần Long Sơn so với các Doanh nghiệp khác trong ngành Da - Giầy  47   22  Bảng 2.9.Tương quan mức giá giầy dép xuất khẩu trung bình của Công ty cổ phần Long Sơn so với một số Công ty khác  45   23  Sơ đồ 2.1.Kênh phân phối hiện tại của Công ty cổ phần Long Sơn  47   24  Sơ đồ 2.2.Kênh phân phối của Công ty giầy Thụy Khuê  48   25  Bảng 2.10.Tương quan sản lượng tiêu thụ trung bình của Công ty với một số công ty khác  56   26  Biểu 2.5.Sản lượng tiêu thụ trung bình của một số Công ty trong ngành Da - Giầy Việt Nam  56   27  Bảng 2.11.Sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2005 - 2007  52   28  Bảng 2.12.Sản lượng thụ sản phẩm theo mặt hàng của Công ty cổ phần Long Sơn  52   29  Biểu 2.6.Sản lượng tiêu thụ giầy dép theo chủng loại của Công ty giai đoạn 2005 - 2007  58   30  Bảng 2.13.Doanh thu tiêu thụ của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007  58   31  Bảng 2.14.Lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007  54   32  Bảng 2.15.Tỷ suất lợi nhuận của Công ty cổ phần Long Sơn  54   33  Bảng 2.16.Năng suất lao động của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007  61   34  Biểu 2.7.Năng suất lao động của Công ty giai đoạn 2005 – 2007  61   35  Bảng 3.1.Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2008 -2010  65   36  Bảng 3.2.Lợi thế cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn  68   37  Mô hình 3.1.Mô hình SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty cổ phần Long Sơn  69   38  Sơ đồ 3.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá  74   39  Sơ đồ 3.2.Tiến trình xác định mức giá cơ bản  76   40  Sơ đồ 3.2. Kênh phân phối sản phẩm, hàng hóa của Công ty cổ phần Long Sơn  75   MỞ ĐẦU Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được đánh giá bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Trên cơ sở những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnh tranh , muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của cả nước như gạo, café, cao su, hạt điều, thủy sản, dệt may, giầy dép, dầu khí…trong đó mặt hàng giầy dép chiếm phần quan trọng không nhỏ, đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu giầy dép sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia.Năm 2005, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu giầy dép sang các nước Nhật, Nga, các nước Đông Nam Á, Đông Âu, Trung Đông và châu Phi.Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giầy dép của ngành này trong vài năm gần đây đạt khá cao.Việt Nam hiện là một trong 10 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu giầy dép.Trong đó, 20% lượng giầy dép nhập khẩu của EU là từ Việt Nam, chiếm tới 80% tổng giá trị xuất khẩu của toàn ngành với trên 200 triệu đôi năm 2005, sau Trung Quốc. Công ty cổ phần Long Sơn – Long Sơn Join Stock Company là một trong những doanh nghiệp rất trẻ của ngành Da - Giầy Việt Nam đã và đang từng bước có những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành Da - Giầy của cả nước.Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa mạnh mẽ như ngày nay, Công ty phát huy thế mạnh về giầy dép xuất khẩu với các hoạt động chính như sản xuất, gia công, xuất nhập khẩu. Là một doanh nghiệp mới được hình thành nhưng Công ty cổ phần Long Sơn đã đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển, vấn đề mà Công ty hiện nay đang coi trọng là làm thế nào mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm giầy dép gia công của Công ty trên cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh hiện có. Nhận thức được tầm quan trọng của xu thế hội nhập và cạnh tranh cũng như mong muốn được đóng góp ý kiến để hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ Phần Long Sơn được phát triển và Công ty có thể đứng vững trong cạnh tranh em chọn đề tài : ” Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới”. Đề tài này không chỉ giúp em hiểu thêm về hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2003 – 2007 và có một cái nhìn toàn cảnh về năng lực cạnh tranh hiện tại của Công ty, đánh giá được lợi thế cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đó mà còn làm cơ sở cho Công ty hoàn thiện chiến lược marketing xuất khẩu giầy dép, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị marketing của Công ty đồng thời nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ những lý thuyết đã học. Với những mục tiêu nghiên cứu ở trên, để thực hiện và phát triển đề tài chuyên đề được thực hiện dựa vào những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu sơ cấp trong Công ty bằng cách quan sát thực tế trong Công ty, phỏng vấn cá nhân. Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, trên internet. - Phương pháp thống kê – tập hợp phân tích mô tả số liệu : dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu của Công ty, sau đó tiến hành phân tích, so sánh,đối chiếu rút ra kết luận về bản chất, nguyên nhân của sự thay đổi. - Phương pháp so sánh, tổng hợp: So sánh một chỉ tiêu với chỉ tiêu gốc đối với các số liệu kết quả kinh doanh , các thông số thị trường, các số liệu bình quân. Các số liệu so sánh đều phù hợp về thời gian, nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh . Đề tài nghiên cứu việc hoàn thiện nghiên cứu thị trường xuất khẩu giầy dép đối với Công ty cổ phần Long Sơn để nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn khi Công ty thâm nhập thị trường châu Âu(EU). Đề tài nghiên cứu và phân tích số liệu trong giai đoạn 2003 – 2007. Đối tượng khảo sát chủ yếu là các yếu tố bên trong của Công ty liên quan đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm giầy dép gia công và năng lực cạnh tranh của Công ty. Chuyên đề “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới “ gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về Công ty cổ phần Long Sơn Chương II: Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn giai đoạn 2005 – 2007 Chương III: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN LONG SƠN 1.1.Quá trình hình thành và phát triển 1.1.1. Quá trình hình thành Công ty cổ phần Long Sơn là một Công ty cổ phần được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203000024, ngày 09 tháng 10 năm 2000 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hải Phòng cấp. Ngành nghề kinh doanh của Công ty bao gồm: Sản xuất, gia công giầy dép, đế giầy dép, túi da, may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Sản xuất kinh doanh cống thoát nước; kinh doanh xăng dầu, gas hóa lỏng, bất động sản, vật liệu xây dựng, thiết bị giao thông. Sản xuất bao bì vật liệu đóng gói. Xây dựng các công trình dân dụng, nhà ở, dịch vụ thể thao, văn hóa. Tên giao dịch quốc tế của Công ty : Long Son Join Stock Company Địa chỉ: Thôn Song Mai, Xã An Hồng, Huyện An Dương, Thành phố Hải Phòng Điện thoại: 0313971819 – 0313594064 Email: CP_Longson@yahoo.com.vn. Vốn điều lệ: 10.000.000.000 VND Tài khoản số: 4311.01.0042.01 Ngân hàng TMCP Quân đội Hải Phòng 1.1.2. Quá trình phát triển 1.1.2.1. Giai đoạn 1( 2000 – 2003 ) Ký kết hợp đồng với Công ty Grand Step Co, Ltd Taiwan để xây dựng nhà xưởng sản xuất giầy dép xuất khẩu tại thôn Song Mai – Xã An Hồng – Huyện An Dương – Thành phố Hải Phòng. Công ty bắt đầu đi vào sản xuất với hai dây chuyền sản xuất giầy dép xuất khẩu vào tháng 5 năm 2001. 1.1.2.2. Giai đoạn hai ( 2004 – 2005 ): Công ty mở rộng diện tích nhà xưởng: xây dựng thêm 2 nhà sản xuất và một nhà kho với diện tích 4580m2. Ngoài ra trong giai đoạn này , Công ty cổ phần Long Sơn còn đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Quán Toan - Quận Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng bao gồm khu dân cư, khu thương mại, khu trường học, khu vui chơi giải trí… 1.1.2.3.Giai đoạn ba ( 2005 đến nay): Trong giai đoạn này, Công ty cổ phần Long Sơn mở rộng thêm chi nhánh tại xã Kim Lương – Huyện Kim Thành – Tỉnh Hải Dương với diện tích 15.000m2 bao gồm hai nhà xưởng sản xuất và một khu văn phòng với tổng số vốn đầu tư tăng thêm trên 2 tỷ đồng. Công ty cổ phần Long Sơn là Công ty chuyên sản xuất gia công giầy dép xuất khẩu. Hàng năm Công ty xuất khẩu trung bình trên 2 triệu đôi giầy các loại vào thị trường các nước trong và ngoài khối Liên minh châu Âu ( EU ). Với giá trị xuất khẩu trên 6 triệu USD một năm, Công ty đã tạo công ăn, việc làm cho gần 200 lao động/năm của các xã thuộc Huyện An Dương như: An Hồng, Lê Lợi… và một số xã lân cận thuộc Huyện Thủy Nguyên. Thu nhập bình quân của người lao động từ 1.000.000 – 1.300.000VND/ tháng. 1.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu có ảnh hưởng dến năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Long Sơn 1.2.1. Sản phẩm chủ yếu của Công ty Sản phẩm chủ yếu của Công ty bao gồm các sản phẩm giầy dép các loại và các công trình xây dựng công cộng và dân dụng. Sản phẩm giầy dép của Công ty gồm các loại: giầy thể thao; dép xăng đan; giầy cao cổ; mũ giầy; đệm lót mặt.... Các công trình xây dựng dân dụng và công trình công cộng bao gồm: khu chợ; nhà trẻ; nhà văn hóa; bể bơi; trường học.... 1.2.2. Thị trường xuất khẩu Thị trường các nước châu Âu ( EU) : là thị trường đầy tiềm năng có mức tiêu dùng cao nhất thế giới khoảng 6 đôi/ 1 người/ 1năm. Do đặc điểm của sản phẩm giầy dép luôn gắn với các trào lưu mốt, thời trang mà một số nước trong khối EU là những trung tâm thời trang của thế giới nên thị trường này đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã và kiểu dáng. Thị trường các nước châu Á: đây là khu vực được coi là năng động nhất thế giới với tốc độ phát triển ngày càng cao. Thị trường châu Á với số dân khoảng 3.548.000.000 người, chiếm 59% dân số thế giới nhưng chỉ tiêu dùng khoảng 1 – 2 đôi/ 1 người/ 1 năm. Do điều kiện tự nhiên và văn hóa tương đồng với Việt Nam nên việc sản xuất và xuất khẩu giầy dép sang thị trường các nước này có nhiều thuận lợi. Song thị trường châu Á lại mang tính cạnh tranh khốc liệt về mặt hàng giầy do có nhiều nước cùng sản xuất đặc biệt là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. 1.2.3. Đối tác chủ yếu Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực Nghiệp Lữ Việt ( Grand step Co, Ltd Taiwan ). Một số Công ty đặt hàng gia công chuyển tiếp với Công ty cổ phần Long Sơn như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sao Sáng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hồng Hà.... 1.2.4.Cơ sở vật chất , trang thiết bị 1.2.4.1. Hệ thống sản xuất của Công ty Cổ phần Long Sơn Tính đến ngày 31/12/2007, hệ thống sản xuất của Công ty cổ phần Long Sơn bao gồm 11 phân xưởng với cơ cấu từng phân xưởng được thống kê trong bảng 1.1 dưới đây: Bảng 1.1.Hệ thống sản xuất của Công ty cổ phần Long Sơn Tên phân xưởng  Số lượng   Phân xưởng may  4   Phân xưởng hoàn chỉnh  3   Phân xưởng đế  1   Phân xưởng pha cắt  1   Phân xưởng kiểm tra chất lượng sản phẩm  1   (Nguồn: Phòng quản lý và điều hành sản xuất Cô
Luận văn liên quan