Chuyên đề Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện

KSNB là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì các nhà quản lý rất cần thiết phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình, và do đó không thể không quan tâm đến hệ thống kiểm soát trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của kiểm toán viên. Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB là điều rất quan trọng đối với người kiểm toán, là nền tảng cho những đánh giá ban đầu của kiểm toán viên về mức rủi ro kiểm soát cũng như tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán, đồng thời còn thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán (VAS) số 400 – Đánh giá rủi ro và KSNB – thì “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hê thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả”. Do đó trong quá trình thực tập tại công ty Kiểm toán và kế toán AAC, được sự động viên và hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Hồng Vân và sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty kiểm toán, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện”. Bố cục đề tài gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC Phần II: Thực tế quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC do công ty Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. Phần III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và kế toán AAC.

doc117 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2871 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BCTC 5 I. Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ 5 1. Lịch sử hình thành 5 2. Khái niệm 7 3. Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB 8 3.1 Môi trường kiểm soát 8 3.2 Hệ thống kế toán 11 3.3 Các thủ tục kiểm soát 12 4. Những hạn chế vốn có của hệ thống KSNB 14 II. Quy trình nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC 14 1. Mục đích nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB 14 2. Trình tự nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB 15 2.1 Tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị 15 2.1.1 Nội dung tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng 15 2.1.2 Cách thức tìm hiểu 17 2.1.3 Mô tả hệ thống KSNB trên giấy tờ làm việc 17 2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 19 2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 21 2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản 21 III. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính 22 1. Đặc điểm của môi trường xử lý thông tin bằng máy tính ảnh hưởng đến hệ thống KSNB 22 1.1 Cấu trúc tổ chức 22 1.2 Đặc điểm xử lý 22 1.3 Khả năng truy cập, phá huỷ hệ thống và dữ liệu 23 2. Các hoạt động kiểm soát 23 2.1 Kiểm soát chung 24 2.2 Kiểm soát ứng dụng 26 PHẦN II: THỰC TẾ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 30 I. Giới thiệu về công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC 30 1. Lich sử hình thành và phát triển 30 2. Bộ máy tổ chức quản lý 31 2.1 Cơ cấu tổ chức 31 2.2 Sơ đồ tổ chức các phòng ban 33 3. Các loại hình dịch vụ chuyên ngành của AAC 33 4. Giới thiệu tổng quan về quy trình kiểm toán áp dụng tại AAC 34 5. Thủ tục kiểm toán BCTC của AAC 38 II. Thực tế quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC do AAC thực hiện 39 1. Giai đoạn tiền kế hoạch 39 2. Giai đoạn lập kế hoạch 40 2.1 Tìm hiểu khách hàng 40 2.1.1 Đối với khách hàng mới 40 2.1.2 Đối với khách hàng cũ 41 2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 42 3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 43 3.1 Nghiên cứu hệ thống KSNB của đơn vị 44 3.2 Thiết kế thử nghiệm kiểm soát 45 3.3 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 45 3.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát 50 4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 52 PHẦN III: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC. 55 I. Nhận xét về quy trình đánh giá hệ thống KSNB do công ty kiểm toán AAC thực hiện. 55 1. Ưu điểm 55 2. Nhược điểm 57 II. Một số kiến nghị và đề xuất nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB 59 1. Về việc bố trí nhân sự thực hiện kiểm toán 59 2. Về việc xây dựng các bảng câu hỏi 59 3. Kết hợp sử dụng bảng câu hỏi và lưu đồ 64 4. Chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát 65 4.1 Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính trong thử nghiệm kiểm soát 65 4.2 Các bước thực hiện 65 4.3 Ưu điểm và đề xuất nhằm giảm chi phí chọn mẫu. 67 5. Đánh giá KSNB khi thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học 67 6. Đánh giá hệ thống KSNB của các doanh nghiệp vừa và nhỏ: 74 6.1 Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ ảnh hưởng đến việc đánh giá hệ thống KSNB 74 6.2 Mục đích tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 75 6.3 Xây dựng bảng câu hỏi đánh hệ thống KSNB của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 75 Các chữ viết tắt: KSNB: kiểm soát nội bộ BCTC: báo cáo tài chính COSO (Committee of Sponsoring Organizations) CR: rủi ro kiểm soát DR: rủi ro phát hiện HĐTC: hóa đơn tài chính NVL: nguyên vật liệu TSCĐ: tài sản cố định DT: doanh thu LỜI MỞ ĐẦU KSNB là công cụ quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của một tổ chức, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì các nhà quản lý rất cần thiết phải quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình, và do đó không thể không quan tâm đến hệ thống kiểm soát trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công việc của kiểm toán viên. Việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB là điều rất quan trọng đối với người kiểm toán, là nền tảng cho những đánh giá ban đầu của kiểm toán viên về mức rủi ro kiểm soát cũng như tính chính xác và độ tin cậy của hệ thống thông tin kế toán, đồng thời còn thể hiện sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp của kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán (VAS) số 400 – Đánh giá rủi ro và KSNB – thì “Kiểm toán viên phải có đủ hiểu biết về hệ thống kế toán và hê thống KSNB của khách hàng để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu quả”. Do đó trong quá trình thực tập tại công ty Kiểm toán và kế toán AAC, được sự động viên và hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn Th.S Trần Hồng Vân và sự giúp đỡ của các anh chị tại công ty kiểm toán, em đã quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện”. Bố cục đề tài gồm 3 phần: Phần I: Cơ sở lý luận về quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC Phần II: Thực tế quy trình tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC do công ty Kiểm toán và kế toán AAC thực hiện. Phần III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán BCTC tại công ty Kiểm toán và kế toán AAC. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN BCTC Khái quát về hệ thống kiểm soát nội bộ Lịch sử hình thành Hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là một chuỗi các quy trình nghiệp vụ đan xen nhau một cách có hệ thống (quy trình mua hàng, sản xuất, bán hàng, quy trình tiền lương, chi tiêu, quy trình kế toán và các quy trình khác), và ở bất kỳ khâu nào của các quy trình nghiệp vụ cũng cần chức năng kiểm soát. Hoạt động kiểm soát luôn giữ một vị trí quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành kinh doanh. Thông qua việc kiểm soát hữu hiệu, nhà quản lý có thể đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện nhằm đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra với hiệu quả cao nhất. Và công cụ chủ yếu để thực hiện chức năng kiểm soát của các nhà quản lý doanh nghiệp là hệ thống KSNB (Internal Control System). Hệ thống KSNB được hình thành qua các giai đoạn: Giai đoạn từ 1992 trở về trước (giai đoạn tiền COSO): Năm 1929 Cục Dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ lần đầu tiên đưa ra khái niệm về KSNB và chính thức công nhận vai trò của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp. Khái niệm KSNB lúc này được sử dụng trong các tài liệu kiểm toán và được hiểu đơn giản như là một biện pháp giúp cho việc: Bảo vệ tiền không bị các nhân viên gian lận; Bảo vệ tài sản không bị thất thoát; Ghi chép kế toán chính xác; Tuân thủ chính sách của nhà quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Giữa thập niên những năm 1970, kiểm soát nội bộ được quan tâm đặc biệt trong các lĩnh vực thiết kế hệ thống kế toán và kiểm toán, chủ yếu hướng vào cách thức cải tiến hệ thống KSNB và vận dụng trong các cuộc kiểm toán. Năm 1977, sau vụ bê bối Watergate với các khoản thanh toán bất hợp pháp cho Chính phủ nước ngoài, Quốc hội Mỹ đã thông qua Điều luật Hành vi hối lộ ở nước ngoài, trong đó KSNB được rất được quan tâm đề cập đến để kiểm soát mọi hoạt động, làm cho khái niệm KSNB lần đầu tiên xuất hiện trong một văn bản pháp luật. Từ năm 1980-1988 với sự sụp đổ của hàng loạt các công ty Cổ phần có niêm yết ở Hoa Kỳ khiến KSNB được quan tâm nhiều hơn và nhiều quy định hướng dẫn được ban hành, như: Uỷ ban Quốc gia về phòng chống gian lận BCTC (Treadway Commission) đưa ra hàng loạt các quy tắc về đạo đức, kiểm soát và làm rõ các chức năng của KSNB vào năm 1985. Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán Mỹ (ASB) ban hành bản điều chỉnh chuẩn mực kiểm toán về KSNB vào năm 1988. Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) năm 1988 ban hành các nguyên tắc về báo cáo trách nhiệm và đánh giá hiệu quả của KSNB. Năm 1991, tổ chức nghiên cứu kiểm toán nội bộ (IIARF) đưa ra các hướng dẫn kiểm soát và kiểm toán hệ thống thông tin. Những quy định này đều hướng đến mục tiêu nâng cao vai trò của KSNB trong một tổ chức, tuy nhiên chúng được đề cập theo nhiều phương diện khác nhau và chưa đồng nhất, yêu cầu đặt ra là cần phải hình thành một hệ thống lý luận có tính chuẩn mực về KSNB và do đó đã dẫn đến sự hình thành COSO (Committee of Sponsoring Organizations) vào năm 1992. Giai đoạn năm 1992 (giai đoạn báo cáo COSO): Lúc này các công ty ở Mỹ đang phát triển rất nhanh và mạnh, kèm theo đó là sự lớn nhanh về quy mô và tính chất của các gian lận, gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Nhiều Uỷ ban đã ra đời để ngăn chặn các gian lận và tìm cách khắc phục nhằm hỗ trợ sự phát triển kinh tế, trong đó có sự ra đời của Uỷ ban COSO. COSO là một Uỷ ban gồm nhiều tổ chức nghề nghiệp như: Hiệp hội kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), Hội kế toán Hoa Kỳ (AAA), Hiệp hội các nhà quản trị tài chính (FEI), Hiệp hội kiểm toán viên nội bộ (IIA) và Hiệp hội kế toán viên quản trị (IMA), ra đời nhằm hỗ trợ cho Uỷ ban Treadway với mục tiêu hoạt động cơ bản là xác định các yếu tố gian lận trên BCTC và đưa ra các đề xuất để giảm thiểu phạm vi ảnh hưởng của chúng đến việc kết xuất thông tin. COSO đưa ra khuôn mẫu lý thuyết chuẩn cho KSNB. Đây là hệ thống lý luận đầy đủ nhất về KSNB cho đến thời điểm hiện nay, nghiên cứu về hệ thống KSNB một cách đầy đủ và có hệ thống. Nó có một tầm nhìn rộng, mang tính quản trị, đề cập các vấn đề liên quan đến BCTC, lĩnh vực hoạt động và tính tuân thủ. Báo cáo COSO 1992 gồm 4 phần: Phần 1: dành cho các nhà quản lý, phần này cung cấp cái nhìn tổng quát về KSNB ở mức độ cao. Phần 2: Khuôn khổ chung của KSNB, là phần cơ bản nhất của Báo cáo COSO, trong đó có định nghĩa về KSNB, mô tả các bộ phận cấu thành của KSNB, các tiêu chí để đánh giá hệ thống KSNB. Phần 3: Báo cáo cho bên ngoài, hướng dẫn doanh nghiệp cách thức cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài về hệ thống KSNB cho mục tiêu công bố thông tin tài chính. Phần 4: Các công cụ đánh giá hệ thống KSNB. Giai đoạn từ năm 1992 đến nay (Giai đoạn hậu COSO): Dựa trên nền tảng lý luận cơ bản về hệ thống KSNB, hàng loạt các nghiên cứu đã ra đời nhằm mở rộng và phát triển lý thuyết về hệ thống KSNB và được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, như: COBIT: hệ thống KSNB trong môi trường tin học SAS: chuẩn mực kiểm toán Mỹ dựa trên báo cáo COSO để đánh giá hệ thống KSNB trong kiểm toán độc lập về kiểm toán BCTC và xem xét ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến KSNB. ERM: hệ thống đánh giá rủi ro doanh nghiệp phục vụ cho công tác quản trị. Sự phát triển của lý thuyết về KSNB ở Việt Nam: Hệ thống lý luận về KSNB ở Việt Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của hoạt động kiểm toán độc lập. Vào cuối những năm 80, khi nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài thì hoạt động kiểm toán mới bắt đầu được chú trọng, vì nhu cầu về minh bạch thông tin của các nhà đầu tư nước ngoài đã giúp cho dịch vụ kiểm toán độc lập BCTC phát triển. Vào tháng 5 năm 1991, VACO - công ty kiểm toán đầu tiên ở Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với công tác kiểm tra kế toán ở Việt Nam. Từ đó đến nay đã có rất nhiều công ty kiểm toán ra đời dưới nhiều hình thức khác nhau, kéo theo sự phát triển của các văn bản pháp luật về KSNB dưới dạng các quy chế, chuẩn mực do Nhà nước ban hành, nhưng nhìn chung các văn bản nói về KSNB còn rất ít, hầu như KSNB chỉ được đề cập đến trong chuẩn mực kiểm toán số 400 “Đánh giá rủi ro và KSNB”, còn các lý thuyết về KSNB được đề cập đến chủ yếu qua các nghiên cứu dựa trên lý luận về KSNB của quốc tế, kết hợp với các quy chế về KSNB ở Việt Nam, và các ứng dụng trong thực tế. Nhìn chung, lý luận về KSNB ở nước ta còn sơ sài và chưa được coi trọng, KSNB chủ yếu vẫn chỉ được xem là công cụ quan trọng hỗ trợ kiểm toán viên độc lập thực hiện kiểm toán chứ chưa được xem là công cụ hữu hiệu giúp ích cho quá trình quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Khái niệm Theo định nghĩa của Báo cáo COSO thì “KSNB là một quá trình bị chi phối bởi ban giám đốc, nhà quản lý và các nhân viên của đơn vị, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu sau đây: Mục tiêu về sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động Mục tiêu về sự tin cậy của BCTC Mục tiêu về sự tuân thủ các luật lệ và quy định”. Một hệ thống KSNB bao gồm 5 bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát. Theo VAS 400 của Việt Nam thì “hệ thống KSNB là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”. Qua các khái niệm trên, có thể rút ra định nghĩa chung về KSNB như sau: KSNB là một quá trình do con người quản lý, do ban lãnh đạo và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện ba mục tiêu dưới đây: - BCTC đáng tin cậy - Các luật lệ và quy định được tuân thủ - Hoạt động hữu hiệu và hiệu quả KSNB là một quá trình: KSNB bao gồm một chuỗi hoạt động kiểm soát hiện diện ở mọi bộ phận trong đơn vị và được kết hợp với nhau thành một thể thống nhất. Quá trình kiểm soát là phương tiện giúp cho đơn vị đạt được mục tiêu của mình. KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: KSNB không chỉ bao gồm những chính sách, thủ tục, biểu mẫu… mà phải bao gồm cả những con người trong tổ chức như hội đồng quản trị, ban giám đốc, các nhân viên… Chính con người định ra mục tiêu, thiết lập cơ chế kiểm soát ở mọi nơi và vận hành chúng. KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý, chứ không phải đảm bảo tuyệt đối, là các mục tiêu sẽ được thực hiện. Vì khi vận hành hệ thống kiểm soát, những yếu kém có thể xảy ra do các sai lầm của con người dẫn đến không thực hiện được các mục tiêu. KSNB có thể ngăn chặn và phát hiện những sai phạm nhưng không thể đảm bảo là chúng không bao giờ xảy ra. Các mục tiêu của KSNB: - Đối với BCTC, KSNB phải đảm bảo tính trung thực và đáng tin cậy, vì người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập BCTC phù hợp với đơn vị và chuẩn mực kế toán hiện hành. - Đối với tính tuân thủ, KSNB trước hết phải đảm bảo hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản lý đối với những hành vi không tuân thủ trong đơn vị. Bên cạnh đó, KSNB phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị, qua đó bảo đảm đạt được những mục tiêu của đơn vị. - Đối với mục tiêu hiện hữu và hiệu quả của các hoạt động, hệ thống KSNB nếu được thiết kế hữu hiệu và vận hành sẽ giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh của đơn vị. Các bộ phận hợp thành hệ thống KSNB Môi trường kiểm soát “Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị” (theo VAS 400). Môi trường kiểm soát bao gồm nhận thức, quan điểm, thái độ và hành động của người quản lý trong đơn vị đối với kiểm soát và tầm quan trọng của kiểm soát, do đó nó là nền tảng cho tất cả các thành phần khác của KSNB, có ảnh hưởng quan trọng đến sự nhất quán giữa các chính sách của các nhà quản lý và tính hiệu quả của hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểm soát, hạn chế phần nào sự thiếu sót của các thủ tục kiểm soát. Tuy nhiên môi trường kiểm soát mạnh không đồng nghĩa với hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh, vì bản thân môi trường kiểm soát chưa đủ để đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm toán viên cần phải tìm hiểu đầy đủ môi trường kiểm soát của đơn vị để có thể đánh giá tính hiệu quả và hữu hiệu của nó. Và điều quan trọng khi đánh giá môi trường kiểm soát là kiểm toán viên nên tập trung xem xét bản chất của các chính sách, thủ tục kiểm soát của nhà quản lý hơn là hình thức của chúng. Các yếu tố chủ yếu của môi trường kiểm soát bao gồm: Đặc thù về quản lý: Trước hết là quan điểm, tính chính trực và các giá trị đạo đức của ban lãnh đạo đối với việc lập BCTC cũng như cách thức ứng xử với những rủi ro trong kinh doanh. Nếu nhà quản lý đơn vị có quan điểm kinh doanh trung thực, cạnh tranh lành mạnh và có xu hướng coi trọng tính trung thực của BCTC sẽ tạo ra một môi trường kiểm soát mạnh, do ý muốn thiết lập các thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhằm thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp. Đây là yếu tố chính của môi trường kiểm soát, nó tác động đến các thành phần khác trong hệ thống KSNB, ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Đây cũng là vấn đề thuộc về văn hóa tổ chức, để xây dựng văn hóa tổ chức lành mạnh, các nhà lãnh đạo phải xây dựng được những chuẩn mực về đạo đức và cách cư xử đúng đắn để góp phần ngăn cản mọi thành viên trong tổ chức không gây ra những hoạt động gian lận hay phạm pháp. Để đánh giá nhân tố này, kiểm toán viên có thể tìm hiểu xem trong đơn vị có tồn tại những quy định về đạo đức nghề nghiệp hay những thông lệ kinh doanh được chấp nhận hay không, những quy định về xử lý các trường hợp mâu thuẫn về quyền lợi và các quy định khác (các thông tin này thường nằm trong Điều lệ của tổ chức); hay những quy định về cách thức đối xử với khách hàng, nhà cung cấp phải trung thực và công bằng; hoặc khi giao kế hoạch cho các bộ phận hay cá nhân trong đơn vị thực hiện thì phải dựa trên nguồn lực của đơn vị, tức là phải khả thi, tránh tạo ra áp lực cho nhân viên đối với những nhiệm vụ không thể thực hiện và ngăn ngừa hành vi gian lận khi lập BCTC…(có thể tìm hiểu trong quy chế quản lý tài chính của đơn vị) Thứ hai, đặc thù về quản lý còn thể hiện ở vấn đề phân bổ quyền lực trong đơn vị. Quyền lực có thể được quản lý tập trung ở một cá nhân hoặc phân bổ cho nhiều người, nhiều bộ phận trong bộ máy quản lý tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động và tính chất quản lý ở đơn vị. Tuy nhiên nếu quyền lực được phân chia hợp lý thì vấn đề kiểm soát sẽ tốt hơn. Trường hợp quyền lực tập trung ở một cá nhân thì kiểm toán viên cần chú ý đến phẩm chất của người nắm quyền, còn nếu quyền lực phân tán thì cần xem xét đến việc sử dụng quyền lực của những người được phân quyền để đánh giá môi trường kiểm soát. Thường thì quyền lực được quản lý tập trung ở các công ty nhỏ và phân tán ở các công ty quy mô lớn, hoạt động đa dạng, sản phẩm nhiều. Ví dụ trong một tập đoàn, Tổng giám đốc giao kế hoạch hàng năm cho các Giám đốc nhà máy thực hiện, khi đó kiểm toán viên cần xem xét đến việc sử dụng quyền hạn được giao để điều hành công việc của các giám đốc, họ có lạm quyền hoặc không sử dụng hết quyền lực được giao hay không, nếu họ đảm bảo được các kế hoạch đã giao và thực hiện đúng các quy định, quy chế quản lý của công ty cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước thì kiểm toán viên có thể đánh giá môi trường kiểm soát là tốt. Cơ cấu tổ chức: Là sự phân chia các chức năng quản lý cho từng thành viên, từng bộ phận trong đơn vị để đạt được mục tiêu chung của đơn vị. Nói đến cơ cấu tổ chức thì phải đề cập đến việc phân chia quyền hạn và trách nhiệm trong tổ chức đó. Phân chia quyền hạn và trách nhiệm là việc cụ thể hóa trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận, thành viên trong cơ cấu tổ chức. Mỗi bộ phận, thành viên sẽ được giao quyền hạn tương xứng với trách nhiệm và năng lực của mình, đồng thời giữa các bộ phận thành viên đó có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi người phải hiểu được công việc mình phụ trách và ảnh hưởng của nó đến các thành viên, bộ phận khác trong việc hoàn thành mục t
Luận văn liên quan