Chuyên đề Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước và đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) lại diễn ra sôi động như ngày nay. Việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia đã trở thành một yếu tố khách quan. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi an toàn thì một nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là quy trình xây dựng và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó khăn và lại ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện tốt quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bởi đây là cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ giải quyết tranh chấp khiếu nại - một vấn đề mà trong hoạt động TMQT khó tránh khỏi. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng - một đơn vị chủ đạo của ngành thuỷ tinh và gốm xây dựng tại Việt Nam, vừa hoàn tất thủ tục cổ phần hoá từ hình thức ban đầu là doanh nghiệp nhà nước vào tháng 3 năm 2006. Là trung tâm xuất nhập khẩu (XNK) của Tổng công ty nên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera rất quan tâm đến công tác XNK, coi đây là một trong những hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại và phát triển của mình. Gần đây, khi công tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa còn nhiều khó khăn thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cũng như tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu phục vụ cho công tác xuất khẩu chính là lối thoát và là hướng phát triển lâu dài của Công ty. Trong quá trình thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện hợp đồng cùng với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở xem xét thực trạng của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác này ở Công ty. Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá trên cơ sở các số liệu và tình hình thực tế tại Công ty. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được trình bày thành 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Chương II: Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.

docx91 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 6618 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan với Nhà trường và Khoa là: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp này là do em tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS. Đàm Quang Vinh, và sự giúp đỡ của các anh chị trong Phòng Xuất nhập khẩu - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. Bài viết không có sự sao chép từ bất cứ chuyên đề thực tập hoặc luận văn tốt nghiệp nào, mà các tài lệu đó chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu như lời cam đoan trên đây là sai, em xin chịu trách nhiệm trước Nhà trường và Khoa Lời cảm ơn Trong thời gian thực tập, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Đàm Quang Vinh và sự chỉ bảo của các cán bộ Phòng XNK Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera. Từ đó, đã giúp em hoàn thành tốt hơn chuyên đề tốt nghiệp của mình. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS. Đàm Quang Vinh và các cán bộ phòng XNK Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera đã hết sức tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc Dân đã trang bị cho em những kiến thức cần thiết và bổ ích làm cơ sở để em có thể hoàn thành tốt đề tài của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 11 1.1.Khái quát về hoạt động nhập khẩu 11 1.1.1.Khái niệm về nhập khẩu 11 1.1.2. Vai trò của nhập khẩu 12 1.1.3. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá 15 1.1.4. Quy trình hoạt động nhập khẩu 17 1.2. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 24 1.3. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 37 1.3.1. Các nhân tố khách quan. 37 1.3.2. Các nhân tố chủ quan. 41 1.4. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của doanh nghiệp. 44 Tóm tắt chương 1 .........................................................................................38 CHƯƠNG 2 : Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera 47 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 47 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 47 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 49 2.1.2.1.Chức năng của Công ty. 49 2.1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty. 50 2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. 51 2.1.4. Đặc điểm nguồn lực của Công ty. 54 2.1.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. 58 2.2. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 61 2.2.1. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 61 2.2.2. Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera trong thời gian qua. 71 2.3. Đánh giá công tác tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của Công ty. 84 2.3.1. Ưu điểm. 84 2.3.3.Nguyên nhân. 87 Tóm tắt chương 2 89 CHƯƠNG 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera 90 3.1. Tổng kết sức mạnh nội tại và cơ hội, thách thức của Công ty. 90 3.1.1. Sức mạnh nội tại . 90 3.1.2. Thời cơ và thách thức. 92 3.2. Mục tiêu và phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới. 94 3.2.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển chung. 94 3.2.2. Phương hướng phát triển hoạt động nhập khẩu. 96 3.3. Tình hình thị trường nhập khẩu của Công ty. 98 3.3.1. Thị trường Châu Âu. 98 3.3.2. Thị trường Trung Quốc và nhật Bản. 99 3.3.3. Thị trường các nước Asean. 101 3.4. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. 101 3.4.1. Giải pháp từ phía Công ty. 102 3.4.2. Kiến nghị với nhà nước. 109 Tóm tắt chương 3 113 KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Công ty : Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. Tổng công ty: Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng (Viglacera) TMQT : Thương mại quốc tế. XNK : Xuất nhập khẩu. L/C : Letter of credit. CIF : Cost, Isurance ( Freight. C(F : Cost and Freight. FOB : Free on Board. Exw : Ex Works. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ1.1: Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 25 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty. 52 Bảng 2.1: Tổng vốn kinh doanh của Công ty. 54 Bảng 2.2: Phân bố lao động theo trình độ của Công ty. 56 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 59 những năm gần đây. 59 Bảng 2.4: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty giai đoạn 2004-2006 62 Bảng 2.5: Kim ngạch XNK của Công ty giai đoạn 2003-2006 63 Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty giai đoạnh 2003-2006. 66 Bảng 2.7: Kim ngạch nhập khẩu theo phương thức của Công ty 68 giai đoạn 2003-2006. 68 Bảng 2.8: Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2003-2005. 70 Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch của Công ty năm 2007. 96 Biểu đồ 2.1: Phân loại trình độ học vấn của lao động năm 2006. 57 Biểu đồ 2.2: Thể hiện thu nhập bình quân/ người của Công ty 61 qua các năm 61 Biểu đồ 2.3: Thể hiện kim ngạch nhập khẩu của Công ty qua các năm. 64 Biểu đồ 2.4: Kim ngạch nhập khẩu theo phương thức của 69 Công ty qua các năm. 69 LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước và đang trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ thực tế cho thấy chưa bao giờ hoạt động thương mại quốc tế (TMQT) lại diễn ra sôi động như ngày nay. Việc giao lưu buôn bán giữa các quốc gia đã trở thành một yếu tố khách quan. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh quốc tế được thực hiện một cách thuận lợi an toàn thì một nghiệp vụ quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp là quy trình xây dựng và thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên đây là một vấn đề khó khăn và lại ảnh hưởng đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Do đó mỗi doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển tốt thì vấn đề đặt ra là phải thực hiện tốt quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng, bởi đây là cơ sở pháp lý để xác định quyền và nghĩa vụ giữa các bên, là căn cứ giải quyết tranh chấp khiếu nại - một vấn đề mà trong hoạt động TMQT khó tránh khỏi. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera là một doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng - một đơn vị chủ đạo của ngành thuỷ tinh và gốm xây dựng tại Việt Nam, vừa hoàn tất thủ tục cổ phần hoá từ hình thức ban đầu là doanh nghiệp nhà nước vào tháng 3 năm 2006. Là trung tâm xuất nhập khẩu (XNK) của Tổng công ty nên Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera rất quan tâm đến công tác XNK, coi đây là một trong những hoạt động chủ đạo liên quan chặt chẽ đến sự tồn tại và phát triển của mình. Gần đây, khi công tác tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa còn nhiều khó khăn thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới cũng như tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu phục vụ cho công tác xuất khẩu chính là lối thoát và là hướng phát triển lâu dài của Công ty. Trong quá trình thực tập tại phòng xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức thực hiện hợp đồng cùng với những kiến thức đã được trang bị trong nhà trường, em đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở xem xét thực trạng của quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty để đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác này ở Công ty. Đối tượng nghiên cứu: là toàn bộ hoạt động tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá trên cơ sở các số liệu và tình hình thực tế tại Công ty. Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài được trình bày thành 3 chương như sau: Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Chương II: Thực trạng quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo rất tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Đàm Quang Vinh và sự giúp đỡ nhiệt tình của toàn thể ban lãnh đạo, các cô chú và anh chị ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. CHƯƠNG 1 Những vấn đề lý luận chung về hoạt động nhập khẩu và quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 1.1.Khái quát về hoạt động nhập khẩu 1.1.1.Khái niệm về nhập khẩu Trong thế giới hiện đại, không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa với bên ngoài lại phát triển có hiệu quả nền kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh mỗi nước không thể đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng có hiệu quả tất cả những thành tựu kinh tế khoa học kĩ thuật mà loài người đã đạt được. Điều này không phải đến ngày nay các quốc gia mới đúc kết được mà ngay từ thế kỷ thứ 18, các nhà kinh tế học như Adam Smith, D.Ricardo... đã đưa ra các học thuyết như “lợi thế tuyệt đối”, “lợi thế tương đối” nhằm giải thích TMQT. Các học thuyết này chỉ ra rằng mỗi nước đều có lợi thế nếu chuyên môn hoá sản xuất một mặt hàng nào đó mà nước kia sản xuất kém hiệu quả hơn. Các lý thuyết đó đã trở thành nền tảng cho các học thuyết sau này và được áp dụng rộng rãi trong hoạt động ngoại thương. Để nền kinh tế đạt được hiệu quả cao nhất thì mỗi quốc gia phải tìm cho mình một cơ cấu kinh tế thích hợp sao cho việc sử dụng nguồn lực là tối ưu nhất, khai thác được mọi tiềm năng sẵn có, đồng thời hạn chế, khắc phục các điểm yếu của mình. Như vậy, có thể kết luận TMQT mang tính tất yếu đối với các nền kinh tế và trở thành quy luật phát triển khách quan buộc tất cả các quốc gia phải tham gia buôn bán trao đổi hàng hoá với nhau và chịu sự chi phối của quy luật chung này. Trong đó, hoạt động mua hàng hoá, dịch vụ từ nước ngoài được gọi là hoạt động nhập khẩu và ngược lại hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ từ trong nước ra nước ngoài được gọi là xuất khẩu. Theo nghĩa đó có thể hiểu: “Nhập khẩu là một trong hai hoạt động cấu thành của nghiệp vụ ngoại thương, là một mặt không thể tách rời của hoạt động TMQT. Có thể hiểu đơn giản đó là sự mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái sản xuất mở rộng nhằm mục đích kinh tế - lợi nhuận”. 1.1.2. Vai trò của nhập khẩu Ngày nay, sản xuất đã được quốc tế hoá. Để có thể tồn tại và phát triển kinh tế các quốc gia đều tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Trong đó hoạt động nhập khẩu ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển còn nghèo đói và lạc hậu như Việt Nam. Có thể thấy tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu qua những vai trò sau: 1.1.2.1. Đối với quốc gia nhập khẩu Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Bởi vì, không một quốc gia nào có khả năng sản xuất hiệu quả đối với tất cả các loại hàng hoá. Theo thuyết lợi thế so sánh, các quốc gia đều muốn đạt tới lợi ích tối đa, do đó hoạt động nhập khẩu là một hoạt động tất yếu. Nó cho phép các quốc gia có thể sử dụng được tất cả các loại hàng hoá với chất lượng tốt nhất và mức giá rẻ nhất. Nhập khẩu góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại cho sản xuất các hàng hoá cho tiêu dùng mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được đủ nhu cầu. Nhập khẩu còn là để thay thế, nghĩa là nhập khẩu những thứ mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu, làm được như vậy sẽ tác động đến sự phát triển cân đối và khai thác tiềm năng, thế mạnh của nền kinh tế quốc dân vế sức lao động, vốn, tài nguyên và khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi mà trình độ khoa học công nghệ còn thấp, lực lượng sản xuất chưa phát triển. Hướng đi tốt cho các quốc gia này là nhập khẩu các trang thiết bị máy móc, công nghệ...phục vụ cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để theo kịp sự phát triển của thế giới mà không mất thời gian, nguồn lực để nghiên cứu tạo ra công nghệ đó. Như vậy, nhập khẩu đã và đang tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống các quốc gia. Bản thân nhập khẩu tự nó đã có vai trò to lớn, nó là một tiến trình giao tiếp và hoà nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới. Với những lý do đó, nhập khẩu có vai trò lớn trong quá trình phát triển của Việt Nam, được thể hiện thông qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, nhập khẩu thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thông qua hoạt động nhập khẩu chúng ta đã được tiếp xúc với những trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, dần từng bước theo kịp các nước phát triển. Đồng thời với những trang thiết bị đó, chúng ta thực sự làm quen với nhịp độ công nghệ mới, lao động trong môi trường mới - tự động. Do đó trong sản xuất có sự thay đổi lớn. Thứ hai, nhập khẩu góp phần bổ sung kịp thời những mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác đến mức tối đa tiềm năng và khả năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế. Thứ ba, nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Bên cạnh việc thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, hoạt động nhập khẩu còn đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. Thứ tư, nhập khẩu có vai trò tích cực thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng Việt Nam ra nước ngoài. 1.1.2.2. Đối với các doanh nghiệp Cũng như đối với nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh XNK nói riêng. Bởi vì đây là một trong những nghiệp vụ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục, là chìa khoá mở ra cánh cửa cho hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp đồng thời là nguồn thu lớn đóng góp vào lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp và đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Có thể kháí quát vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với các doanh nghiệp như sau: Thứ nhất, nhập khẩu góp phần đổi mới máy móc thiết bị, thay đổi phương thức quản lý, sản xuất nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thứ hai, nhập khẩu góp phần mở rộng quan hệ của doanh nghiệp với các bạn hàng trong nước và quốc tế. Tạo ra những cơ hội làm ăn mới cho doanh nghiệp. Thứ ba, nhập khẩu cũng có vai trò nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của nghành trên bình diện quốc gia cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, ngành, quốc gia trên bình diện quốc tế. Điều này có vai trò rất quan trọng trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế mà trong đó các doanh nghiệp Việt Nam là một chủ thể không thể tách rời đối với tiến trình này. Thứ tư, nhập khẩu là một hoạt động kinh doanh, do vậy nhập khẩu cũng góp phần vào việc đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp. Tóm lại, vai trò của nhập khẩu là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nhập khẩu như thế nào lại là vấn đề nan giải. Nếu nhập khẩu một cách ồ ạt các thiết bị cũ kĩ lạc hậu hoặc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được sẽ bóp chết nền sản xuất trong nước gây thiệt hại đến lợi ích của quốc gia. Vì vậy cần phải có chính sách nhập khẩu hợp lý để khai thác triệt để lợi ích của nhập khẩu cũng như mỗi bản thân doanh nghiệp phải nhận thức được hoạt động nhập khẩu mà doanh nghiệp đang tiến hành trên nhiều mặt, không chạy theo mụch đích lợi nhuận mà bỏ qua lợi ích xã hội. 1.1.3. Các hình thức nhập khẩu hàng hoá Do điều kiện kinh doanh và sự sáng tạo, năng động của các doanh nhân nên trên thực tế đã xuất hiện rất nhiều hình thức nhập khẩu.Tuỳ theo các tiêu chí khác nhau mà ta có thể phân chia các hình thức nhập khẩu thành các nhóm khác nhau. Một số cách phân loại chủ yếu đó là: Theo chủ thể của hoạt động nhập khẩu: Nhập khẩu tự doanh (Nhập khẩu trực tiếp). Nhập khẩu uỷ thác. Theo mục đích nhập khẩu: Nhập khẩu hàng mậu dịch. Nhập khẩu hàng phi mậu dịch. Theo phương thức nhập khẩu: Nhập khẩu theo phương thức mua bán thông thường. Nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng. Theo nguồn gốc và hình thức giao hàng: Nhập khẩu trực tiếp. Nhập khẩu uỷ thác. Tạm nhập tái xuất. Trong đó, cách phân loại dựa theo tiêu chí chủ thể của hoạt động nhập khẩu là cách phân loại phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng. Sau đây em xin đi sâu trình bày về các hình thức nhập khẩu dựa theo cách phân loại này: 1.1.3.1. Nhập khẩu tự doanh Đây là hình thức nhập khẩu trực tiếp. Trong đó, bên mua và bên bán trực tiếp giao dịch với nhau, hàng hoá được mua trực tiếp từ nước ngoài mà không thông qua trung gian. Bên xuất khẩu trực tiếp giao hàng cho bên nhập khẩu. Theo hình thức này có những bước giao dịch là hỏi giá, phát giá, đặt hàng, hoàn giá, chấp nhận, xác nhận. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp làm các hoạt động nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tìm kiếm đối tác, giao dịch, đàm phán kí kết hợp đồng... và tự bỏ vốn để tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu, phải chịu mọi chi phí như: nghiên cứu thị trường, giao dịch, kí kết hợp đồng, giao nhận, lưu kho, tiêu thụ hàng hoá... Khi nhập khẩu tự doanh thì doanh nghiệp XNK được tính kim ngạch và khi tiêu thụ thì phải chịu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu theo hình thức này phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình từ thu thập thông tin thị trường cho đến kí kết và thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Độ rủi ro của hình thức nhập khẩu trực tiếp cao hơn so với hình thức nhập khẩu qua trung gian nhưng lại mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho doanh nghiệp. Hình thức nhập khẩu này được sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Vì xu hướng giảm dần các doanh nghiệp Nhà nước và thay vào đó là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên các doanh nghiệp có điều kiện cũng như mong muốn được nhập khẩu trực tiếp để tăng thu. Hơn nữa, loại hình này áp dụng trong nhập khẩu những hàng hoá thông thường nên khối lượng lớn và liên tục. 1.1.3.2. Nhập khẩu uỷ thác Là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu cần nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có quyền tham gia hoặc không có điều kiện nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp khác có chức năng trực tiếp tham gia giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác phải tiến hành đàm phán với đối tác nước ngoài và làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác. Bên nhận uỷ thác sẽ nhận được một phần thù lao gọi là phí uỷ thác. Trong hoạt động này, doanh nghiệp XNK (bên nhận uỷ thác) sẽ không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch (nếu có), không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ cho hàng hoá mà chỉ đứng ra đại diện bên uỷ thác tiến hành giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác khiếu nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổn thất. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận uỷ thác không mất nhiều chi phí, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao. Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu uỷ thác sẽ phải lập hai hợp đồng là
Luận văn liên quan