Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Tân Thịnh

1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài Đất nước ta từ sau đổi mới cùng với chính sách mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, đã biến nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã khẳng định một điều, mở của hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chỉ khi hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử không công bằng. Tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có thể tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh đó còn tạo điều kiên cho chúng ta mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa hội nhập do đó không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta. Trong hội nhập kinh tế quốc tế thì thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nên kinh tế thế giới. Trong thương mại quốc tế hoạt động nhập khẩu giữ vị trí quan trọng đối với việc thúc đẩy thương mại cũng như phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhập khẩu giúp đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đồng bộ nhu cầu tư liệu sản xuất cho sản xuất, tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất nhờ đó trình độ sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng đuổi kịp các nước tiến tiến trên thế giới. Bên cạnh đó nhập khẩu còn giúp bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Do vậy mà hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Được thành lập vào năm 1999 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thương mại và xuất nhập khẩu (XNK) Tân Thịnh ra đời với chức năng chủ yếu là kinh doanh nhập khẩu các loại rượu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Là một trong những công ty vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, trong những ngày đầu mới thành lập công ty đã phải đối mặt với không ít những khó khăn như nguồn vốn hạn chế, phải cạnh tranh với các công ty lớn hay việc tìm kiếm đối tác làm ăn Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực, không ngừng vươn lên của tất cả các thành viên trong công ty đã đưa công ty ngày một đi lên, dần dần chiếm được lòng tin từ phía khách hàng và bạn hàng, mở rộng quan hệ buôn bán và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hiện nay công ty vẫn đang tiếp tục trên đà lớn mạnh và tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người tiêu dùng. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu cách thức hoạt động tại công ty Tân Thịnh kết hợp với những kiến thức đã được học, em đã thực hiện bài chuyên đề thực tập với đề tài: “ Hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh”. Đề tài này xoay quanh vấn đề về hoạt động nhập khẩu rượu và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đó Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, Tổng quan về công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Thứ hai, Thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Thứ ba, Định hướng và môt số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động nhập khẩu rượu Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Hoạt động nhập khẩu rượu ở công ty Tân Thịnh Thời gian: Từ năm 2005 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp duy vật lịch sử, nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu và dự báo để phân tích thực trạng và đưa ra một giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh

doc63 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2863 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Tân Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP CUỐI KHÓA Đề tài: “Hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh” GVHD  Th.S Nguyễn Thị Thúy Hồng   Sinh viên thực hiện  Nguyễn Thị Thùy   MSSV  CQ482803   Lớp  KTQT48B   LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc lựa chọn đề tài Đất nước ta từ sau đổi mới cùng với chính sách mở cửa phát triển nền kinh tế thị trường đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là kinh tế, đã biến nước ta từ một nước nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao và mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. Điều này đã khẳng định một điều, mở của hội nhập kinh tế quốc tế là một bước đi đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Chỉ khi hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả thì chúng ta mới tạo ra được thế đứng mới trên thương trường quốc tế, mới hạn chế được những đối xử không công bằng. Tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta có thể tranh thủ được nguồn vốn, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bên cạnh đó còn tạo điều kiên cho chúng ta mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Mở cửa hội nhập do đó không chỉ là để các doanh nghiệp của ta vươn ra, mà còn để các doanh nghiệp nước ngoài đi vào sản xuất và kinh doanh ở nước ta. Trong hội nhập kinh tế quốc tế thì thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội nhập với nên kinh tế thế giới. Trong thương mại quốc tế hoạt động nhập khẩu giữ vị trí quan trọng đối với việc thúc đẩy thương mại cũng như phát triển nền kinh tế quốc gia. Nhập khẩu giúp đảm bảo kịp thời, đầy đủ và đồng bộ nhu cầu tư liệu sản xuất cho sản xuất, tác động mạnh vào sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất nhờ đó trình độ sản xuất nâng cao, năng suất lao động tăng đuổi kịp các nước tiến tiến trên thế giới. Bên cạnh đó nhập khẩu còn giúp bổ sung kịp thời những nhu cầu sản xuất và đời sống trong nước còn mất cân đối, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Do vậy mà hoạt động nhập khẩu nói chung và hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Được thành lập vào năm 1999 công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) thương mại và xuất nhập khẩu (XNK) Tân Thịnh ra đời với chức năng chủ yếu là kinh doanh nhập khẩu các loại rượu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Là một trong những công ty vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa, trong những ngày đầu mới thành lập công ty đã phải đối mặt với không ít những khó khăn như nguồn vốn hạn chế, phải cạnh tranh với các công ty lớn hay việc tìm kiếm đối tác làm ăn…Tuy nhiên cùng với sự nỗ lực, không ngừng vươn lên của tất cả các thành viên trong công ty đã đưa công ty ngày một đi lên, dần dần chiếm được lòng tin từ phía khách hàng và bạn hàng, mở rộng quan hệ buôn bán và có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Hiện nay công ty vẫn đang tiếp tục trên đà lớn mạnh và tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của người tiêu dùng. Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu cách thức hoạt động tại công ty Tân Thịnh kết hợp với những kiến thức đã được học, em đã thực hiện bài chuyên đề thực tập với đề tài: “ Hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh”. Đề tài này xoay quanh vấn đề về hoạt động nhập khẩu rượu và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đó Nhiệm vụ nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, Tổng quan về công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Thứ hai, Thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Thứ ba, Định hướng và môt số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là hoạt động nhập khẩu rượu Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Hoạt động nhập khẩu rượu ở công ty Tân Thịnh Thời gian: Từ năm 2005 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp duy vật lịch sử, nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu và dự báo để phân tích thực trạng và đưa ra một giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty Tân Thịnh 5. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo đề tài bao gồm 3 chương chính: Chương 1: Tổng quan về công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Chương 2: Thực trạng hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động nhập khẩu rượu tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh Chương 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK TÂN THỊNH 1.1.QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XNK TÂN THỊNH Công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh được thành lập và hoạt động theo luật công ty được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/12/1990. Công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh được ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp giấy phép thành lập, được sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với các đặc trưng như sau: Tên công ty: Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và xuất nhập khẩu Tân Thịnh Tên giao dịch: Tan Thinh Export-Import And Trading Company Limited Tên viết tắt: Tan Thinh Co.,Ltd Địa chỉ: Số nhà 481, Đường Hoàng Hoa Thám, Quận Ba Đình, Hà Nội Điện thoại: (043) 7612314 (043) 8286684 Fax: (043) 7610094 Vốn điều lệ: 500.000.000 (năm trăm triệu đồng) Ngành nghề kinh doanh chính: Công ty chuyên buôn bán các mặt hàng rượu nhập khẩu Công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh đã hoạt động trên thị trường được hơn 10 năm. Trong những ngày đầu mới thành lập công ty đã gặp phải rất nhiều vấn đề khó khăn, còn bỡ ngỡ khi mới gia nhập vào thị trường nơi mà đã có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực được hình thành trước đó với kinh nghiệm dày dạn. Hơn nữa xét về qui mô thì đây là một công ty nhỏ, số vốn huy động được còn hạn chế, kinh nghiệm còn non nớt, chưa có thương hiệu trên thị trường và mới bước đầu tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế nên thông tin có được về thị trường các nước bạn hàng là rất ít. Tuy nhiên chỉ sau 3 năm hoạt động kể từ khi được thành lập vào năm 1999 công ty đã có những bước khởi sắc đáng kể. Hoạt động kinh doanh đã dần đi vào ổn định, công ty đã có một lượng khách hàng thân thiết, có những đối tác làm ăn tin cậy, uy tín của công ty ngày càng được nâng cao. Hiện nay Công ty đang trên đà phát triển và ngày càng lớn mạnh với nhiều loại mặt hàng rượu có mẫu mã phong phú, đa dạng. 1.2. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY Hiện tại chức năng chủ yếu của công ty là buôn bán và là nhà phân phối các sản phẩm rượu nhập khẩu. Thị trường mà công ty cung cấp chủ yếu là trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh thành lân cận. Bên cạnh đó công ty cũng đang không ngừng nghiên cứu để nắm bắt những nhu cầu mới trên thị trường để tìm cách thỏa mãn những nhu cầu đó. Đi đôi với chức năng trên thì công ty Tân Thịnh còn phải thực hiện những nhiệm vụ như sau: +Thực hiện kinh doanh theo đúng ngành nghề đã được ghi trong giấy phép kinh doanh. +Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch khác có liên quan đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công ty +Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng kinh tế +Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lương, sử dụng phân công lao động hợp lý, đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên của công ty để không ngừng nâng cao trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên môn +Tuân thủ các qui định của Nhà nước về bảo vệ công ty, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh của đất nước, trật tự và an toàn xã hội. +Mở sổ sách kế toán, ghi chép sổ sách theo qui định của pháp lệnh thống kê kế toán và chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế, tài chính. +Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo qui định của pháp luật. 1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh là một công ty có quy mô nhỏ do đó việc tổ chức bộ máy hoạt động của công ty tương đối đơn giản Sau một thời gian tham gia vào thị trường, quy mô của công ty ngày càng được mở rộng hơn, công ty cũng đã tạo công ăn việc làm cho hơn 20 lao động góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta và góp phần vào việc đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế. Trong tương lai công ty sẽ còn mở rộng hơn nữa, sẽ có những đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của cả nước. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty được biểu diễn qua sơ đồ sau:  Sơ đồ: Tổ chức bộ máy tại công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh 1.3.1. Giám đốc -Giám đốc là người đứng đầu công ty chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của công ty trước pháp luật hiện hành -Chịu trách nhiệm về công tác đối ngoại -Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược của công ty -Trực tiếp ký các hợp đồng xuất nhập khẩu -Phê duyệt tất cả các quyết định áp dụng trong nội bộ công ty -Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty -Là người đề xuất các chiến lược kinh doanh -Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm -Quyết định các chi tiêu về tài chính -Giám sát toàn bộ hệ thống hoạt động của công ty -Giám đốc được quyền tuyển dụng hoặc cho thôi việc người làm công không đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, có quyền buộc thôi việc người làm công vi phạm nội quy, quy chế hoạt động của công ty 1.3.2. Phó giám đốc Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc là phó giám đốc phụ trách kinh doanh và phó giám đốc phụ trách tài chính. Phó giám đốc kinh doanh -Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động kinh doanh trong công ty -Nhận chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của công ty -Tổ chức thực hiện hoàn thành kế hoạch của công ty giao đồng thời đảm bảo kế hoạch nguồn hàng bên ngoài để thu về lợi nhuận cao nhất -Quản lý, điều hành và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên -Xây dựng mục tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh theo quý, năm và đảm bảo lợi nhuận cho công ty -Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cho giám đốc Phó giám đốc tài chính -Nghiên cứu luật doanh nghiệp, các nghị định thông tư có liên quan đến ngành nghề kinh doanh -Xây dựng, đề xuất quy chế lương áp dụng trong toàn công ty -Nắm vững luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, luật khuyến khích đầu tư trong nước và các văn bản có liên quan về quản lý tài chính do nhà nước ban hành để áp dụng cho công ty -Tham mưu cho giám đốc về việc điều hành vốn trong công ty -Thẩm định các bản quyết toán lỗ lãi hàng quý, hàng năm -Kiểm tra bảng cân đối kế toán do phòng kế toán lập ra -Xây dựng và thực hiện các chế độ chính như: Lương, chính sách xã hội và những chính sách khác đối với người lao động. Khi vắng mặt, giám đốc sẽ ủy quyền cho phó giám đốc điều hành công việc, trực tiếp ký các chứng từ hóa đơn liên quan đến các lĩnh vực được phân công sau khi được giám đốc phê duyệt. Người được ủy quyền sẽ chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và trước pháp luật nhà nước về phạm vi công việc. Các phó giám đốc có trách nhiệm báo cáo lại cho giám đốc những công việc đã giải quyết khi giám đốc đi vắng. 1.3.3. Phòng kế toán Kế toán trưởng là người giúp việc cho giám đốc về thực hiện công tác tài chính, kế toán của công ty, chịu trách nhiệm về việc mở sổ sách theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán và báo cáo kết quả hoạt động của công ty theo quy định của nhà nước Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trước giám đốc, tổng hợp các số liệu về sản xuất kinh doanh, báo cáo phân tích hoạt động kinh tế trong công ty từng tháng, từng quý, lên bản nhu cầu về tài chính để giám đốc xử lý. Kế toán trưởng được quyền kiểm tra giá cả các loại hàng hóa mua về. Được tham gia các cuộc họp của lãnh đạo bàn về công tác kinh doanh, công tác kế toán, tài chính, công tác khen, thưởng. Dưới quyền kế toán trưởng còn có hai kế toán viên chuyên phụ trách về việc ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh doanh hàng ngày, chịu trách nhiệm về tính chính xác, chân thực của các số liệu hàng ngày. 1.3.4. Phòng xuất nhập khẩu Phần lớn các sản phẩm kinh doanh của công ty là hàng nhập khẩu, do đó mà phòng xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn đầu vào cho công ty. Phòng xuất nhập khẩu có các chức năng chính như sau: -Tìm kiếm đối tác, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước để xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện phương án kinh doanh xuất nhập khẩu và các kế hoạch khác có liên quan của công ty -Tham mưu cho giám đốc trong quan hệ đối ngoại, chính sách xuất nhập khẩu, luật pháp Việt Nam và quốc tế về hoạt động kinh doanh này. Giúp giám đốc chuẩn bị các thủ tục hợp đồng, thanh toán quốc tế và các hoạt động ngoại thương khác. -Thực hiện các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu và khi được ủy quyền được phép ký các hợp đồng thuộc lĩnh vực này. -Giúp giám đốc các cuộc tiếp khách, đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng với khách hàng nước ngoài 1.3.5. Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh của công ty bao gồm 6 nhân viên, được phân công phụ trách theo từng phân đoạn thị trường cụ thể. Các nhân viên kinh doanh có trách nhiệm bán hàng, cung ứng dịch vụ thông qua giao dịch trực tiếp với khách hàng tại khu vực thị trường mình phụ trách. Trên cơ sở các bản kế hoạch kinh doanh chung do ban giám đốc đề ra hàng năm (quý) phòng kinh doanh sẽ tự đề ra kế hoạch và phương thức thực hiện cụ thể, phân chia sản lượng tiêu thụ và doanh thu mục tiêu mà mỗi nhân viên phải hoàn thành. Từng nhân viên của phòng kinh doanh phải thực hiện mọi hoạt động thị trường cần thiết để có thể thực hiện mục tiêu tìm kiếm đầu mối tiêu thụ (chủ yếu là các đại lý phân phối, cửa hàng). Thỏa thuận và ký kết hợp đồng, thực hiện các hoạt động chăm sóc khách hàng, tổ chức phân phối hàng hóa và các hoạt động liên quan khác Kết quả hoạt động của phòng kinh doanh được báo cáo lên ban giám đốc theo từng tháng, quý. Báo cáo kinh doanh của kỳ này sẽ là cơ sở để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch nhập khẩu cho kỳ sau. 1.3.6. Cửa hàng và kho dự trữ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm được đặt tại tầng một của công ty. Cửa hàng có chức năng giới thiệu, bán buôn và bán lẻ các sản phẩm rượu của công ty, tìm hiểu nhu cầu thị trường, nhu cầu của khách hàng tiêu dùng để tư vấn cho việc kinh doanh cũng như là thu nhận những thông tin về thị trường để cung cấp cho công ty. Kho dự trữ nhằm đảm bảo cho việc bán hàng được diễn ra liên tục không bị ngắt quãng, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng, giúp cho việc lưu thông hàng hóa được thông suốt. Kho thực hiện việc tiếp nhận, giao nhận kiểm kê và bảo quản các loại hàng hóa mà công ty kinh doanh. Đây là nơi trung gian nối giữa công ty với nhà cung cấp và khách hàng. Các nhân viên tại kho có trách nhiệm cung cấp thường xuyên về tình hình xuất, nhập, tồn kho các thời kỳ cho giám đốc, đảm bảo giấy tờ sổ sách chính xác, đúng số lượng, chất lượng theo yêu cầu. Báo cáo mọi sai lệch để xử lý đảm bảo tốt công tác nghiệp vụ. Ngoài ra công ty còn có hai nhân viên phụ trách lái xe vận chuyển và hai nhân viên marketing Các lái xe có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, tự chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển hàng, có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng phương tiện vận chuyển, không sử dụng phương tiện của công ty vào việc khác khi chưa có sự đồng ý của giám đốc Các nhân viên marketing có nhiệm vụ tìm hiểu, điều tra thu thập các thông tin hàng ngày trên thị trường, xử lý và sắp xếp những thông tin đó nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu giúp công ty và ban lãnh đạo đưa ra quyết định phù hợp. Các nhân viên này còn có nhiệm vụ chào hàng, chiêu hàng, giúp công ty mở rộng thị trường, tổ chức thực hiện các chương trình quảng bá thương hiệu hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh, thực hiện các chương trình khuyến mại, hội nghị khách hàng…nhằm tạo mối quan hệ qua lại tốt đẹp với khách hàng và đảm bảo chữ tín. 1.4. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 1.4.1. Đặc điểm sản phẩm kinh doanh của công ty Theo như trong giấy phép đăng ký kinh doanh thì công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh được phép kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng, trong đó mặt hàng kinh doanh chính hiện nay của công ty là các sản phẩm rượu nhập khẩu. Đây là một trong những mặt hàng được xếp vào nhóm hàng tiêu thụ đặc biệt và mặt hàng này cũng chủ yếu hướng tới phục vụ nhu cầu của một giới nhất định đó là nam giới. Ở Việt Nam hiện nay nếu so sánh thị phần rượu ngoại với rượu nội thì rượu ngoại chiếm tỉ trọng thị phần cao hơn khoảng 80% bởi vì theo tâm lí chung người việt nam thích dùng các loại rượu ngoại hơn, đặc biệt rượu ngoại thường được người tiêu dùng lựa chọn làm quà biếu trong các dịp lễ tết do vậy mà nhu cầu về rượu ngoại ngày càng tăng cao. Mặt khác theo đà tăng lên về mức sống và thu nhập thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng sử dụng các loại rượu có chất lượng cao, thỏa mãn được nhu cầu của bản thân đồng thời cũng sẽ lựa chọn những loại rượu mà họ cho là tốt cho sức khỏe như các loại rượu vang chính vì vậy trong tương lai rượu ngoại sẽ ngày càng được ưa chuộng hơn đặc biệt là các loại rượu vang nhập khẩu. 1.4.2. Vốn và tài sản của công ty Vốn của công ty TNHH thương mại và XNK Tân Thịnh chủ yếu được hình thành từ hai nguồn cơ bản đó là nguồn tự bổ sung từ lợi nhuận hàng năm và nguồn đi vay từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan và tổ chức khác. Tháng 12 năm 2009 tổng vốn lưu động và vốn cố định của công ty là 6.764.000.000 đồng trong đó vốn lưu động là 5.526.000.000 đồng bao gồm chủ yếu là giá trị hàng hoá, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và một số tài sản khác chiếm 81,7% trong tổng vốn. Ngoài vốn lưu động chiếm chủ yếu trong tổng vốn kinh doanh của công ty thì vốn cố định cũng là một điều kiện không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh bao gồm: Cửa hàng, văn phòng, phương tiện vận chuyển xếp dỡ và các thiết bị văn phòng. 1.4.3. Lực lượng lao động của công ty Theo thời gian của quá trình kinh doanh thì số lượng lao động trong Công ty cũng không ngừng tăng lên: Bảng 1.1. Số lao động của công ty qua các năm Số lượng lao động (người)  1999  2007  2008  2009   Hợp đồng dài hạn  5  10  13  15   Hợp đồng ngắn hạn  -  5  5  7   Tổng số  5  15  18  22   Nguồn: Phòng kế toán Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy cùng với sự tăng lên của qui mô kinh doanh thì tổng số lao động có hợp đồng dài hạn cũng như ngắn hạn với công ty đều có xu hướng tăng lên. Nếu như trong năm đầu mới thành lập số lượng lao động của công ty chỉ có 5 người thì đến năm 2007 con số này đã tăng gấp đôi. Năm 2007 công ty có tổng số 15 lao động, sang năm 2008 công ty đã phải sử dụng tổng số 18 lao động tăng 15%. Không dừng lại ở con số đó, do năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty đạt kết quả tương đối tốt, công ty đã mở rộng qui mô hơn chính vì thế mà tổng số lao động đã tăng vọt lên 22 lao động tăng 22,3 % so với năm 2008. Bảng 1.2.Cơ cấu lao động của công ty (ĐVT %) Loại lao động  2007  2008  2009   Có bằng đại học  15,3  16,7  18,9   Có bằng trung học  54,8  54,6  47,8   Cán bộ khác  29,9  28,7  33,3   Tổng cộng  100  100  100   Nguồn: Phòng kế toán Không những số lượng lao động trong công ty tăng lên mà cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi đáng kể đặc biệt có sự tăng lên của loại lao động có bằng đại học. Nhìn vào bảng trên, năm 2007 công ty có 15,3% là lao động có bằng đại học, năm 2008 loại lao động này chiếm 16,7% tăng 9,2% so với năm 2007 và đến năm 2009 đã tăng lên 18.9% tăng 13,3% so với năm 2008. Sự chuyển biến tốt đẹp này cũng một phần do chính sách
Luận văn liên quan