Chuyên đề Hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp

1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, cải cách, mở cửa phát triển nền kinh tế theo cơ chế định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội. Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới, dệt may Việt Nam càng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Với những quy định của Hiệp định Thương mại về hàng dệt và may mặc đối với các thành viên của WTO và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành dệt may có tác động trực tiếp tới ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may đang đứng trước vận hội mới, thâm nhập và phát triển thị trường mới, giữ vững thị trường truyền thống là vấn đề được đặt ra hiện nay. EU là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển ngành dệt may của Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu thụ của EU. Chính vì vậy, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian tới là hết sức thiết thực. Xuất phát từ lý do đó, em xin chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Chuyên đề đi vào phân tích thực trạng, đánh giá những thành công cũng như những tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát những đặc điểm, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. - Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian qua, đánh giá những mặt thành công, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân dẫn dến thành công, hạn chế đó. - Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị truờng EU trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. - Thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2000 – 2009. 4. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 phần. Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2020.

doc61 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xuất nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n KHOA TH¦¥NG M¹I Vµ KINH TÕ QUèC TÕ (((  ¬ CHUY£N §Ò THùC TËP CUèI KHO¸ §Ò tµi: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viªn thùc hiÖn : TRÇN LONG ¸NH M· sinh viªn : cq480138 Lớp : kinh tÕ quèc tÕ b Kho¸ : 48 Gi¸o viªn h­íng dÉn : ths. ®ç thÞ h­¬ng LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị ở Ban Nghiên cứu thị trường, Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công thương và sự chỉ dẫn của ThS. Đỗ Thị Hương, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa của mình. Tuy nhiên do hạn chế về kỹ năng và kinh nghiệm thực tế nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo,các anh chị Ban Nghiên cứu thị trường, Viện Nghiên cứu Thương mại để tôi có thể hoàn thiện hơn chuyên đề của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn Sinh viên Trần Long Ánh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 3 1.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 3 1.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam 3 1.1.2. Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam 4 1.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành dệt may 4 1.1.5. Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam 6 1.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua 8 1.2.1. Thực trạng sản xuất hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 8 Tình hình về ngành dệt may Việt Nam hiện nay 8 1.2.2. Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 11 1.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 11 1.2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của dệt may Việt Nam 13 1.2.2.3. Hình thức xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 14 1.2.2.4. Thị trường xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam 14 1.2.3. Đánh giá khái quát về tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 – 2009 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN QUA 18 2.1. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU 18 2.1.1. Một số đặc điểm về thị trường hàng dệt may EU 18 2.1.1.1. Dung lượng thị trường 19 2.1.1.2. Tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng hàng dệt may EU 19 2.1.1.3. Kênh phân phối 20 2.1.1.4. Những quy định của EU đối với hàng dệt may nhập khẩu 21 2.1.2. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 24 2.1.2.1. Vị trí của xuất khẩu hàng dệt may trong nền kinh tế Việt Nam 24 2.1.2.2. Một số thoả thuận giữa Việt Nam và EU về hàng dệt may 24 2.1.2.3. EU là “thị trường vàng” cho xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 26 2.2. Thực trạng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua 27 2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 27 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang EU 29 2.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam trong EU 30 2.3. Một số đánh giá về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua 32 2.3.1. Thành công đạt được: 32 2.3.2. Một số tồn tại trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua 33 2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 34 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TRONG THỜI GIAN TỚI 36 3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 36 3.1.1. Mục tiêu của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 36 3.1.2. Phương hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2020 37 3.2. Triển vọng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU 38 3.2.1. Dự báo thị trường dệt may EU đến năm 2020 38 3.2.2. Những cơ hội và thách thức đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU 38 3.2.2.1. Những cơ hội 38 3.2.2.2. Thách thức 39 3.3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian tới 41 3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 41 3.3.1.1. Nâng cao vai trò của Cục xúc tiến Thương mại Việt Nam 41 3.3.1.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may 42 3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dệt may 42 3.3.1.4. Hoàn thiện công tác quản lý hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng dệt may 43 3.3.1.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hải quan 43 3.3.1.6. Các giải pháp khác 44 3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 44 3.3.2.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng thị trường hàng dệt may EU 44 3.3.2.2. Doanh nghiệp cần lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối của thị trường EU 45 3.3.2.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của doanh nghiệp 46 3.3.2.4. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh đổi mới mẫu mã, đa dạng hoá hàng dệt may xuất khẩu 47 3.3.2.5. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường EU 48 3.3.2.6. Liên kết các doanh nghiệp trong nước trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may sang EU 49 KẾT LUẬN 50 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT  Chữ viết tắt  Nghĩa đầy đủ     Tiếng Anh  Tiếng Việt   1  EC  European Committee  Uỷ ban châu Âu   3  EU  European Union  Liên minh châu Âu   4  KNXK   Kim ngạch xuất khẩu   5  WTO  World Trade Orgnization  Tổ chức thương mại thế giới   DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 1.1: Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam 6 Hình 1.1: KNXK dệt may Việt Nam thời gian qua 12 Bảng 1.2: KNXK hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 13 Bảng 1.2: KNXK dệt may Việt Nam sang một số thị trường. 15 Bảng 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua 27 Hình 2.1: KNXK dệt may Việt Nam sang EU thời gian qua 28 Hình 2.2: Tỷ trọng thị trường nhập khẩu dệt may Việt Nam trong các nước EU năm 2009 31 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 20 năm đổi mới, cải cách, mở cửa phát triển nền kinh tế theo cơ chế định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hướng ra xuất khẩu và ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu trong đời sống kinh tế - xã hội. Trước xu thế hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế giới, dệt may Việt Nam càng đứng trước nhiều cơ hội và thách thức lớn. Với những quy định của Hiệp định Thương mại về hàng dệt và may mặc đối với các thành viên của WTO và những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với ngành dệt may có tác động trực tiếp tới ngành dệt may Việt Nam. Ngành dệt may đang đứng trước vận hội mới, thâm nhập và phát triển thị trường mới, giữ vững thị trường truyền thống là vấn đề được đặt ra hiện nay. EU là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất thế giới đồng thời cũng là bạn hàng truyền thống của dệt may xuất khẩu Việt Nam. Nhưng trong thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu dệt may sang EU còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển ngành dệt may của Việt Nam cũng như nhu cầu tiêu thụ của EU. Chính vì vậy, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian tới là hết sức thiết thực. Xuất phát từ lý do đó, em xin chọn đề tài “Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU: Thực trạng và giải pháp” làm chuyên đề thực tập. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu: Chuyên đề đi vào phân tích thực trạng, đánh giá những thành công cũng như những tồn tại của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU. Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường EU. * Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khái quát những đặc điểm, tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. - Phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang EU trong thời gian qua, đánh giá những mặt thành công, hạn chế và chỉ rõ những nguyên nhân dẫn dến thành công, hạn chế đó. - Đưa ra những giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị truờng EU trong thời gian tới. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU. - Thời gian: Tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2000 – 2009. 4. Kết cấu chuyên đề Ngoài phần mở đầu và kết luận chuyên đề được chia làm 3 phần. Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU trong thời gian qua. Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2020. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY 1.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các sản phẩm về may mặc ngày càng hoàn thiện. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cùng với những phát minh khoa học trong lĩnh vực công nghiệp đã giúp cho ngành dệt may có sự phát triển vượt bậc. Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng thu hút vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động. 1.1.1. Đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam Dệt may là một ngành sản xuất khá đặc thù thường kéo dài trên rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn lại có quy trình sản xuất riêng, phức tạp và có nhiều quy trình sản xuất con. Trong khi đó, việc sản xuất lại phục vụ cho nhiều tiêu thức như: gia công theo đơn đặt hàng hay sản xuất tự tiêu thụ. Mỗi phương thức lại có những khác biệt về việc theo dõi bán hàng, cung ứng nguyên phụ liệu cũng như các phân tích quản trị khác liên quan đến điều độ sản xuất. Từ tháng 4 ngành dệt may bắt đầu vào vụ cao điểm sản xuất. Các hợp đồng sản xuất hàng hoá được chia theo 2 mùa rõ rệt: quần áo mùa đông sản xuất từ tháng 4 đến tháng 9 và mùa hạ từ tháng 11 đến tháng 1. Ngoài thời gian cao điểm này, hơn 2 tháng còn lại, các doanh nghiệp dệt may khá “rỗi” việc, khối lượng công việc chỉ bằng 60% các tháng còn lại. Một đặc thù khác của ngành dệt may Việt Nam là phụ thuộc phần lớn vào nguyên liệu nhập khẩu (70% nguồn xơ, sợi là nhập khẩu), công nghệ còn lạc hậu so với thế giới, lợi nhuận thực thu chỉ chiếm chưa đầy 20% tổng kim ngạch xuất khẩu, xuất khẩu hầu hết qua trung gian dưới hình thức gia công, các giao dịch kinh tế phụ thuộc vào nhìêu ý kiến chỉ định từ phía khách hàng. Như vậy, đặc thù của ngành may là “gia công- bán sức lao động” cho nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt thấp. Các doanh nghiệp khu công nghiệp mở rộng, chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài thu hút nhiều lao động, nhưng không mất chi phí đào tạo, mà chủ yếu thu hút lao động của các doanh nghiệp trong nước, vì vậy đã tạo ra sự cạnh tranh khá gay gắt về lao động khiến các doanh nghiệp trong nước thường xuyên bị biến động về lực lượng lao động. 1.1.2. Các sản phẩm của ngành dệt may Việt Nam Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản phẩm quần áo, mà bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và sinh hoạt như: lều, buồm, chăn , màn, rèm… Với ngành may mặc Việt Nam, sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật bản, là quần dài, quần short, áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun… Sản phẩm dệt may của Việt Nam hiện có nhiều lợi thế so với các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan... vì nhiều hãng thời trang lớn trên thế giới và thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang có xu hướng tìm đến sản phẩm của Việt Nam, do các doanh nghiệp đã có thể đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng của sản phẩm trung, cao cấp. 1.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành dệt may Dệt may hiện là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Lao động của ngành dệt may chiếm hơn 20% lao động trong khu vực công nghiệp và gần 5% trong tổng lực lượng lao động toàn quốc. Nguồn nhân lực của ngành dệt may có những đặc điểm sau: - Gần 80% là lao động nữ, trình độ văn hóa của người lao động tương đối cao, chủ yếu là đã tốt nghiệp phổ thông trung học. Lao động trực tiếp của ngành đa số tuổi đời còn rất trẻ, tỷ lệ chưa có gia đình cao sẽ là lợi thế cho việc đào tạo và nâng cao năng suất lao động. - Mức độ tập trung lao động dệt may trong các doanh nghiệp không cao. Lao động trong ngành dệt may hiện nay tăng nhanh và tập trung chủ yếu trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hai loại hình doanh nghiệp này hiện nay đang thu hút 2/3 lao động của toàn ngành dệt may. - Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện đang phân bố theo các cụm công nghiệp dệt may. Hai vùng tập trung nhiều lao động ngành dệt may và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm qua là vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng. Lao động có trình độ thạc sĩ và đại học của toàn ngành hầu hết cũng tập trung ở 2 khu vực này. Xét tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng trở lên trên tổng số lao động toàn ngành thì đó là một con số khá khiêm tốn – hơn 4%. Tuy là ngành sử dụng nhiều công nhân, nhưng một tỷ lệ như vậy đã được các chuyên gia trong ngành đánh giá là quá thấp. Nhận định chung về lực lượng cán bộ hiện nay của ngành dệt may đang có xu hướng già đi, và chưa có lớp kế cận. Lý do là thu nhập bình quân của ngành dệt may thấp so với các ngành khác và điều kiện làm việc cũng như đãi ngộ cũng không tốt, nên thiếu hấp dẫn trong việc thu hút lao động. Cán bộ thiết kế mẫu mốt, cán bộ marketing trong các doanh nghiệp dệt may đang rất thiếu và yếu, đặc biệt trong lĩnh vực sử dụng internet để tạo lợi thế trong tiếp cận khách hàng ở các nước và marketing cho công ty và sản phẩm. Về năng suất lao động, ngành dệt may của ta có năng suất lao động thấp hơn so với khu vực. Cùng một ca làm việc, năng suất lao động bình quân của một lao động ngành dệt may Việt Nam chỉ đạt 12 áo sơ mi ngắn tay hoặc 10 quần, thì một lao động Hồng Kông năng suất lao động là 30 áo hoặc 15 – 20 quần. Những bất cập về nguồn nhân lực, đặc biệt là về chất lượng nguồn nhân lực đã làm giảm đáng kể khả năng cạnh tranh của toàn ngành. Mục tiêu hiện nay mà ngành dệt may đặt ra cho mình là phấn đấu đứng trong top 5 nước xuất khẩu dệt may lớn của thế giới, và định hướng phát triển của ngành là theo hướng thời trang – công nghệ - thương hiệu. Với hướng đi như vậy nguồn nhân lực của toàn ngành dệt may phải hướng đến chất lượng cao, nguồn nhân lực cần là yếu tố quan tâm số một trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, đào tạo cần được coi là giải pháp cơ bản và quan trọng nhất để nguồn nhân lực đạt đến chất lượng mong muốn. 1.1.5. Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam Mô hình SWOT là kết quả của quá trình phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài. SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức), trong đó các Điểm mạnh và Điểm yếu được coi là yếu tố môi trường nội bộ, còn Cơ hội và Thách thức được coi là yếu tố môi trường bên ngoài phải đối mặt, được liệt kê theo mức độ quan trọng tăng dần. Bảng 1.1: Phân tích SWOT đối với ngành dệt may Việt Nam  Điểm mạnh  - Nguồn lao động dồi dào, khéo léo, cần cù, chịu khó. - Tiền gia công sản phẩm rẻ, chi phí nhân công thấp. - Chất lượng các sản phẩm may mặc của Việt Nam được các nước nhập khẩu đánh giá cao. - Kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam ngày càng tăng và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. - Các doanh nghiệp may đang dần chú trọng và có kế hoạch đầu tư nâng cao năng lực thiết kế, năng suất lao động, ứng dụng công nghệ vào sản xuất làm giảm lãng phí về nguyên vật liệu.   Điểm yếu  - Công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lạc hậu. - Lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ. - Chủ yếu là thực hiện may gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài nên giá trị gia tăng của ngành may còn thấp. - Chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho ngành may của Việt Nam tại thị trường nước ngoài nên không chủ động được kênh phân phối và thị trường tiêu thụ. - Phần lớn nguyên liệu cho ngành may mặc hiện nay vẫn phải nhập khẩu dẫn đến giá trị thực tế thu được của ngành chưa cao. - Ngành may mặc Việt Nam hiện chưa chú trọng nhiều đến thị trường nội địa. - Khả năng tự thiết kế còn yếu, phần lớn là làm theo mẫu mã đặt hàng của phía nước ngoài để xuất khẩu.   Cơ hội  -Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành may mặc Việt Nam. -Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sễ khiến cho nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng tăng, đặc biệt là các sản phẩm trung và cao cấp. -Hàng may mặc của Việt Nam ngày càng nhận được sự tín nhiệm của các nước nhập khẩu (Mỹ, EU, Nhật Bản…) do chất lượng sản phẩm cao nên sẽ có thể mở rộng hơn thị phần xuất khẩu cũng như tăng giá trị xuất khẩu. -Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ được hưởng những ưu đãi về thuế suất khi xuất khẩu hàng may mặc vào các nước khác.   Thách thức  - Các quốc gia nhập khẩu thường có những yêu cầu nghiêm ngặt đối với chất lượng của hàng may mặc nhập khẩu vào, bao gồm cả hàng hóa của Việt Nam. - Hàng hóa Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác có nguy cơ bị kiện bán phá giá và áp mức thuế chống bán phá giá nhằm bảo vệ ngành may mặc của nước nhập khẩu. - Sự cạnh tranh mạnh mẽ của hàng may mặc Trung Quốc với giá thành rẻ và kiểu dáng mẫu mã đa dạng, phù hợp với thu nhập của người dân Việt Nam và các nước trên thế giới. - Các rào cản về kỹ thuật, vệ sinh, an toàn, trách nhiệm xã hội, chống trợ giá ngày càng tăng tại các thị trường lớn có khả năng gây thiệt hại cho ngành.   Nguồn: Báo cáo phân tích ngành dệt may, Mục đích của việc phân tích này là xác định rõ vị thế của ngành dệt may trên thị trường. Bản chất của phân tích SWOT là tìm ra phân đoạn thị trường, có các cơ hội phù hợp với điểm mạnh, còn các thách thức có tác động nhỏ nhất tới các mặt dễ bị tổn hại, yếu thế của ngành. Trên thực tế, bằng cách tìm các cơ hội bên ngoài phù hợp với các nguồn lực bên trong, nhà xuất khẩu có thể xác định được các thị trường mục tiêu, các phân đoạn thị trường phù hợp và các sản phẩm mục tiêu trên thị trường ấy. 1.2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian qua 1.2.1. Thực trạng sản xuất hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 2000 - 2009 Cùng với những biến đổi tích cực của nền kinh tế suốt hơn 23 năm thực hiện đổi mới, ngành dệt may Việt nam cũng có nhiều bước đi tiến bộ. Năng lực sản xuất và chất lượng hoạt động ngày càng được nâng cao. Nhiều sản phẩm của ngành đã được nhiều khách hàng trên thế giới đón nhận, kim ngạch xuất khẩu ngày càng có những bước tiến vượt bậc. Ngành dệt may đã từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tình hình về ngành dệt may Việt Nam hiện nay Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may tăng nhanh. Các sản phẩm chủ yếu như: sợi, vải lụa, quần áo dệt kim, quần áo may sẵn đều tăng. Sự phát triển ấn tượng của ngành dệt may đã góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong 9 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất trong số 153 nước xuất khẩu hàng dệt may trên toàn thế giới. Dệt may đang vươn lên và tham gia vào những mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam, bên cạnh những mặt hàng khác như dầu thô, giày dép, thủy sản… Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam đạt 9,2 tỷ USD, tăng 1% so với năm 2008. Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh n
Luận văn liên quan