Chuyên đề Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên cảng Nha Trang

Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh luôn tồn tại và gay gắt, nó vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển vừa là con đường hủy diệt các doanh nghiệp yếu kém. Để đứng vững và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời để đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Khi bước chân vào kinh doanh, dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại thì cũng đều quan tâm đến lợi nhuận, hoạt động sao cho không những bù đắp được chi phí mà còn thu về một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Công ty phải phấn đấu sao cho phần lợi nhuận này ngày một gia tăng để bổ sung vốn kinh doanh, trích lập các quỹ, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên Do vậy, việc hạch toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó xem xét phân tích đánh giá và có phương hướng tổ chức doanh nghiệp ngày một hoàn thiện hơn. Trong đó, kế toán là công cụ chủ yếu để hạch toán và quản lý. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh là thành phần rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Nó không những là công tác hạch toán cung cấp số liệu cho những người sử dụng thông tin mà còn là một nguồn thông tin chủ yếu giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH MTV Cảng Nha Trang, em đã chọn đề tài ”Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cảng Nha Trang”

doc73 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2983 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH một thành viên cảng Nha Trang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NHA TRANG ***** KHOA DU LỊCH _ THƯƠNG MẠI BỘ MÔN: KẾ TOÁN CHUYÊN ĐỀ HẸP : KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG NHA TRANG GVHD: NGUYỄN THỊ NGA SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ ANH CHI LỚP: CĐ KTDN K3B LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh luôn tồn tại và gay gắt, nó vừa là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển vừa là con đường hủy diệt các doanh nghiệp yếu kém. Để đứng vững và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời để đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất, nó quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Khi bước chân vào kinh doanh, dù hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay thương mại thì cũng đều quan tâm đến lợi nhuận, hoạt động sao cho không những bù đắp được chi phí mà còn thu về một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Công ty phải phấn đấu sao cho phần lợi nhuận này ngày một gia tăng để bổ sung vốn kinh doanh, trích lập các quỹ, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên…Do vậy, việc hạch toán doanh thu tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ giúp cho chủ doanh nghiệp thấy được kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó xem xét phân tích đánh giá và có phương hướng tổ chức doanh nghiệp ngày một hoàn thiện hơn. Trong đó, kế toán là công cụ chủ yếu để hạch toán và quản lý. Kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh là thành phần rất quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp. Nó không những là công tác hạch toán cung cấp số liệu cho những người sử dụng thông tin mà còn là một nguồn thông tin chủ yếu giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn và kịp thời. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH MTV Cảng Nha Trang, em đã chọn đề tài ”Công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại công ty TNHH MTV Cảng Nha Trang” để củng cố lại các kiến thức đã được trang bị ở trường và đi sâu tìm hiểu thực tế tại doanh nghiệp. PHẦN I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CẢNG NHA TRANG Quá trình hình thành và phát triển của Cảng Nha Trang : 1.1.Sơ lược về sự hình thành và phát triển của công ty : Tên Công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cảng Nha Trang Tên viết tắt bằng tiếng việt: Cảng Nha Trang Tên giao dịch quốc tế: Nha Trang Port Holding Limited Liability Company Tên viết tắt tiếng Anh: Nha Trang port Trực thuộc : Tổng Công Ty Hàng Hải Việt Nam Vị trí Cảng : 12°12'N - 109°13'E Địa chỉ : 5 Trần Phú, Cầu Đá, Vĩnh Nguyên, Nha Trang Điện Thoại:058- 3590021, 3590839, 3590183   Fax : 058-3590021 Số tài khoản :   VND : 102010000427164 tại Ngân hàng Công Thương tỉnh Khánh Hòa   USD : 102020000046289 tại Ngân hàng Công Thương tỉnh Khánh Hòa Chế độ kế toán áp dụng : Hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ Cảng Nha trang là một cảng biển nằm trong vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà, là đầu mối giao thông quan trọng bằng đường biển của thành phố Nha trang tỉnh Khánh Hoà nói riêng và khu vực Nam Trung Bộ nói chung. Với điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc phát triển cảng biển, gần quốc lộ 1A và trục hàng hải quốc tế. Hoạt động kinh doanh của Cảng Nha Trang không ngừng phát triển nhờ vào sự đầu tư đúng hướng của Bộ Giao Thông Vận Tải, sự nổ lực không ngừng của tập thể CBCNV và đặc biệt là sự ủng hộ hợp tác gắn bó mật thiết với khách hàng. Cảng Nha Trang đã và đang đầu tư, đổi mới hệ thống công nghệ sẽ trở thành một trong những cảng biển hiện đại, với sản lượng hàng hoá thông qua năm sau cao hơn năm trước phục vụ cho sự phát triển của thành phố NhaTrang, tỉnh Khánh Hoà và khu vực Nam Trung Bộ. Cảng Nha Trang là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 609/QĐ-TCCB LĐ ngày 05/04/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao Thông vận tải là đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam. Ngày 06/07/2009 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ra quyết định số 1937/QĐ-BGTVT  chuyển Cảng Nha Trang về làm đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Để tạo điều kiện phát triển hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện sự bình đẳng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế theo Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, ngày 31/12/2009 Hội đồng Quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam ra quyết định số 951/QĐ-HĐQT chuyển Cảng Nha Trang-công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Cảng Nha Trang chính thức đi vào hoạt động theo mô hình Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên kể từ ngày 01/04/2010.Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cảng Nha Trang tiếp tục kế thừa thực hiện mọi quyền và nghĩa vụ đã phát sinh trước đây của Cảng Nha Trang theo quy định của pháp luật. Từ đây mở ra một chương mới trong quá trình kế thừa và phát triển Cảng Nha Trang lên một vị trí mới trong xu thế phát triển và hội nhập của nền kinh tế nước nhà. 1.2.Chức năng,nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: 1.2.1. Chức năng: Công ty TNHH một thành viên Cảng Nha Trang là một thương cảng quốc tế với chức năng sau: - Kinh doanh bốc xếp, bảo quản và giao nhận hàng hóa - Dịch vụ đưa đón tàu ra vào cảng, hỗ trợ, lai dắt tàu biển, cứu hộ hàng hải - Kinh doanh kho bãi, vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy và đường bộ - Kinh doanh dịch vụ logistics, kinh doanh kho ngoại quan, kho ICD - Dịch vụ đại lý vận tải đường biển, môi giới hàng hải. - Dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển và cảng biển. - Quản lý, khai thác, cho thuê cầu cảng, kho bãi chứa hàng, thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận tải thuỷ, bộ và các thiết bị chuyên dùng hàng hải khác. - Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh (ki-ốt; trung tâm thương mại). - Kinh doanh bán hàng miễn thuế; - Đại lý - kinh doanh xăng dầu 1.2.2.Nhiệm vụ - Xây dựng tổ chức sản xuất kinh doanh theo pháp luật hiện hành - Quản lý và huy động nguồn vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh trên cơ sở bù đắp chi tiêu, thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước. - Thực hiện nghiên túc các hợp đồng kinh tế theo pháp luật hiện hành và giữ chữ tín đối với khách hàng. - Cải thiện điều kiện làm việc, giữ vững an ninh , trật tự an toàn xã hội và làm trọn nghĩa vụ an ninh quốc phòng. - Chăm lo vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho họ. 1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Là một doanh nghiệp hoạt động trong ngành hàng hải, thực hiện các chức năng về vận tải biển, kinh doanh và dịch vụ nên hoạt động kinh doanh của công ty mang những nét đặc trưng cơ bản của ngành vận tải biển, đó là : - Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã ký kết,chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng từ khi ký kết cho đến khi hoàn tất, các vấn đề về dịch vụ và an toàn lao động. - Chu kỳ sản xuất kinh doanh khá dài, thời gian thu hồi vốn chậm.Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng vốn ứng trước tương đối lớn. - Ngành kinh doanh phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên bên ngoài như bão, sự lên xuống của thuỷ triều…Vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Với những đặc điểm kinh doanh của ngành như trên yêu cầu công ty phải nắm bắt được các đặc điểm đó, đề ra chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh hợp lý sao cho mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Như là vấn đề về tổ chức lao động, huy động và sử dụng vốn, phương hướng đầu tư cho sản xuất kinh doanh Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp: 2.1. Mô hình tổ chức của công ty : Do đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh cũng như đặc trưng về ngành nghề và tổ chức của công ty mang tính chuyên môn hoá mà bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến như sau : PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI CHÍNH TỔNG HỢP PHÒNG KẾ HOẠCH KHAI THÁC PHÒNG TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG PHÒNG KỸ THUẬT XÍ NGHIỆP XẾP DỠ XÍ NGHIỆP DỊCH VỤ BAN DỰ ÁN CẢI TẠO VÀ NÂNG CẤP CẢNG GIÁM ĐỐC Giải thích sơ đồ : Qua sơ đồ trên cho thấy bộ máy quản lý sản xuất của công ty được bố trí rất gọn nhẹ và có sự phân công trách nhiệm rõ ràng.Đứng đầu công ty là Giám đốc điều hành quản lý ,bảo toàn và phát triển vốn.Các phòng ban trong công ty đóng vai trò tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. 2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban: Giám đốc: Quản lý trong công ty được thực hiện theo nguyên tắc thủ trưởng: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của công ty. Chỉ đạo điều hành công tác sản xuất kinh doanh, công tác đầu tư phát triển của toàn công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và các cơ quan chức năng. Phó Giám đốc: Phó giám đốc giúp GĐ giải quyết các vấn đề chủ yếu trong lĩnh vực chuyên môn và phụ trách các phòng ban phân xưởng có liên quan Kế toán trưởng: -Phụ trách phòng kế toán, bảo đảm tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng nguyên tắc tài chính. -Giúp lãnh đạo phòng dự thảo các văn bản về công tác kế toán tài chính trình bày thủ trưởng ban hành áp dụng trong đơn vị; - Kiến nghị lãnh đạo phòng xử lý những trường hợp vi phạm chế độ kế toán - Các bộ phận trong xí nghiệp và các đơn vị cấp dưới phải tuân thủ những điều hướng dẫn và chịu sự kiểm tra của kế toán trưởng. Phòng Tài Chính Tổng Hợp: Giúp và tham mưu cho Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động kinh tế, tài chính, hạch toán và thống kê. Theo dõi, phân tích và phản ảnh tình hình biến động tài sản, nguồn vốn tại Công ty và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kinh tế cho Giám đốc trong công tác điều hành và hoạch định sản xuất kinh doanh. - Thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê theo Pháp lệnh kế toán và thống kê, Luật Kế toán và Điều lệ của Công ty. - Quản lý tài sản, nguồn vốn và các nguồn lực kinh tế của Công ty theo quy định của Nhà nước. - Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư. - Xây dựng kế hoạch định kỳ về giá thành sản phẩm, kinh phí hoạt động, chi phí bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa nhỏ của Công ty và các kế hoạch tài chính khác. - Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, thống kê theo quy định của Nhà nước và Điều lệ của Công ty. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với NSNN, cổ đông và người lao động theo luật định. - Xác định và phản ảnh chính xác, kịp thời kết quả kiểm kê định kỳ tài sản, nguồn vốn. - Lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán, bảo mật số liệu kế toán tài chính theo quy định và điều lệ Công ty. - Thực hiện những nhiệm vụ khác do Giám đốc Công ty phân công Phòng Kế Hoạch Khai Thác: Lập kế hoạch, theo dõi, kiểm tra và báo cáo tình hình thực hiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp định kỳ hàng tháng, quý, năm và đột xuất theo yêu cầu của Lãnh đạo Công ty. - Phối hợp với phòng Tài chính Công ty xây dựng nhu cầu và kế hoạch vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch và bố trí, sắp xếp tàu cập cảng và rời cảng hợp lý, thích hợp, thuận tiện cho công tác xếp dỡ hàng hóa, sắp xếp lịch, bố trí phương tiện xếp dỡ. - Thực hiện việc soạn thảo các Hợp đồng kinh tế, theo dõi tiến độ thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật. - Phối hợp với xưởng Vận hành, phòng Tài chính kế toán thực hiện việc xác nhận và thanh toán sản lượng theo các quy định trong hợp đồng đã ký kết. - Xây dựng định mức vật tư, định mức kinh tế kỹ thuật, nhiên liệu…và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức đó. - Thống kê tổng hợp công việc thực hiện kế hoạch theo định kỳ giúp Lãnh đạo Công ty đề ra biện pháp chỉ đạo kịp thời. - Chủ trì trong việc kiểm tra thiết bị. + Công tác Đầu tư: - Thực hiện các thủ tục để đầu tư các dự án đầu tư mới do Công ty làm chủ đầu tư. - Theo dõi tình hình triển khai các dự án của Công ty đầu tư. + Công tác Vật tư và các công tác khác: - Lập kế hoạch vật tư, thiết bị, công cụ lao động theo kế hoạch hàng năm, để chủ động đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho hoạt động sản xuất của Công ty. - Thực hiện việc quản lý vật tư của Công ty theo đúng quy chế. Có trách nhiệm kiểm tra tình hình sử dụng vật tư ở tất cả các bộ phận trong Công ty, đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả. - Thực hiện chế độ báo cáo, quyết toán vật tư, nguyên nhiên liệu theo quy định của của Công ty. - Ban hành các biểu mẫu, sổ sách phục vụ việc quản lý vật tư. - Làm thường trực Hội đồng thẩm định giá của Công ty. - Trực tiếp thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng. - Thực hiện các nhiệm vụ khác về lĩnh vực kế hoạch kỹ thuật theo sự phân cấp, giao quyền của Giám đốc. Phòng Kỹ Thuật: - Tham mưu giúp việc cho Giám đốc và Lãnh đạo Công ty trong việc quản lý vận hành ,lĩnh vực kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật, đầu tư của Cảng. - Xây dựng kế hoạch và tổng hợp kết quả thực hiện theo định kỳ của Công ty để báo cáo cơ quan cấp trên khi có yêu cầu. - Thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kinh tế, kế hoạch, kỹ thuật trong Công ty như: Văn bản, thông tư, chế độ chính sách mới để vận dụng, tiêu chuẩn, quy chuẩn thay đổi hoặc mới ban hành… - Quản lý công tác kỹ thuật, các hoạt động kinh doanh của Cảng - Phối hợp với các phòng, ban chức năng để tham gia quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty trong công tác kỹ thuật, công tác phòng chống lụt bão, bảo hộ lao động. - Thiết lập và thực mô hình dịch vụ kỹ thuật theo định hướng của Công ty. - Trang bị cho đội ngũ nhân viên đầy đủ kiến thức về kỹ thuật, trang thiết - Đảm bảo uy tín, chất lượng dịch vụ thông qua việc đáp ứng nhanh nhất, tốt nhất các yêu cầu hợp lý của khách hàng. - Nghiên cứu xây dựng mức giá sản phẩm và dịch vụ hợp lý, có tính cạnh tranh cao, phù hợp với đặc điểm của mỗi giai đoạn. - Xây dựng kế hoạch chiến lược về các mặt: phát triển khách hàng, phát triển doanh thu, dịch vụ kỹ thuật. Phòng tổ chức tiền lương - Thực hiện các nghiệp vụ quản lý lao động và hồ sơ: Cập nhật, bổ sung lý lịch, quản lý hồ sơ của các nhân viên trong Cảng . - Xây dựng và bổ sung các Định mức lao động, tiền lương - Xây dựng Kế hoạch tiền lương của Công ty và các cấp - Giao và theo dõi việc thực hiện Kế hoạch tiền lương - Theo dõi và thống kê công tác tiền lương - Tính toán và chi trả kinh phí BHXH và BHYT cho các cấp có liên quan - Thực hiện các nghiệp vụ về Công tác BHXH và BHYT - Tham mưu cho Giám đốc về công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương; thực hiện chế độ đối với người lao động theo quy định của Nhà nước; theo dõi tình hình thực hiện của CBVC về quy chế làm việc, nội quy cơ quan. 3. Giới thiệu về phòng Tài Chính Tổng Hợp ( Phòng Kế Toán ): 3.1. Chức năng : - Tham mưu cho hội đồng thành viên, Tổng giám đốc việc lập kế hoạch tài chính - Quản lý tài sản, vật tư, nguồn vốn hiện có của doanh nghiệp - Kiểm tra giám sát quá trình sản xuất kinh doanh bằng tiền…,việc thực hiện kế hoạch sản xuất, kế hoạch sữa chữa, xây dựng cơ bản, cũng như việc thu chi , nhập xuất tồn vật tư hàng hóa và sử dụng các nguồn vốn. - Việc chấp hành chế độ quản lý kỷ luật lao động, tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ trợ phụ cấp và các chế độ chính sách dối với người lao động. - Việc chấp hành chế độ chính sách kinh tế, các định mức vật tư, kỹ thật, thực hiện các chế độ thanh toán, thực hiện chế độ kinh tế, việc tiến hành kiểm kê đánh giá tài sản… - Tham mưu cho Hội đồng thanh viên, tổng giám đốc trong đầu tư kinh doanh tài chính . 3.2. Nhiệm vụ : - Tuân thủ và thực hiện đúng theo quy chế quản lý tài chính của công ty ban hành - Tiến hành công tác kế toán theo đúng quy định của nhà nước - Tính toán và đề xuất phương án trích nộp đầy đủ và kịp thời các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản phải nộp cấp trên và các quỹ để lại xí nghiệp. - Cùng phòng Kế Hoạch Khai Thác tổ chức thực hiện việc theo dõi và thu hồi công nợ đối với khách hàng - Tham gia định giá ( mua, bán, đấu giá ), thanh lý TSCĐ và sữa chữa thường xuyên - Quản lý và phát hành hóa đơn cho khách hàng - Báo cáo ghi thu hàng tháng của xí nghiệp, chuyển số liệu tính lương cho phòng TCTH để tính lương toàn xí nghiệp - Lập báo cáo kế toán, báo cáo thống kê theo đúng quy định, đúng hạn và kiểm tra sự chính xác của các báo cáo do các phòng ban lập. - Lưu trữ bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung số liệu kế toán thống kê, cung cấp số liệu cho các bộ phận liên quan trong xí nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên. - Tự kiểm tra, kiểm toán sau khi đã kết thúc năm tài chính. 3.3. Cơ cấu tổ chức : Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị, phòng kế toán thực hiện hình thức tổ chức hình thức công tác kế toán tập trung. Hình thức này có khả năng đảm bảo việc luân chyển chứng từ ở các bộ phận sản xuất đến phòng kế toán nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện cho việc ghi sổ kế toán, tổng hợp số liệu và phục vụ công việc quản lý. Theo hình thức này, tất cả các công việc kế toán như: Phân loại chứng từ, kiểm tra chứng từ ban đầu, định khoản kế toán, ghi sổ tổng hợp, chi tiết, tính giá thành, lập báo các thống kê đều tập trung tại phòng kế toán. Sơ đồ về cơ cấu tổ chức phòng Tài chính tổng hợp: TRƯỞNG PHÒNG (KẾ TOÁN TRƯỞNG ) PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN THANH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, TÀI SẢN CỐ ĐỊNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP THỦ QUỸ Trưởng phòng : Phụ trách chung, chịu trách nhiệm điều hành mọi công việc của phòng, quản lý về tài chính, vốn, quỹ và tài sản của xí nghiệp, tính toán trích nộp đủ và kịp thời các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, các khoản nộp cấp trên và các quỹ để lại xí nghiệp, kiểm tra công tác kế toán, chứng từ kế toán Là người chỉ đạo hạch toán kế toán toàn công ty theo pháp lệnh kế toán thống kê, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hoạt động tài chính nơi mình phụ trách .Kiểm tra, duyệt các báo cáo tài chính, quyết toán công trình, yêu cầu các phòng ban trong công ty cung cấp các tài liệu cần thiết nhằm phục vụ công tác tài chính của công ty. Ngoài ra, kế toán trưởng còn làm công tác đối ngoại về tài chính với các chủ đầu tư như : ngân hàng, cơ quan thuế . Phó phòng : Giải quyết các công việc chung của phòng khi trưởng phòng vắng, phụ trách bộ phận kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Kế toán Thanh toán : Phụ trách bộ phận kế toán chi phí bằng tiền, tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, các khoản ứng trước, tiền lương, kế toán bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. Đồng thời theo dõi ,quản lý các nghiệp vụ kinh tế có liên quan. Kế toán Nguyên vật liệu, tài sản cố định : Phụ trách bộ phận kế toán nguyên vật liệu,tài sản cố định,công nợ. Theo dõi giám sát và kiểm tra các công việc sửa chữa thường xuyên, sửa chữa định kì phương tiện máy, tàu lai, công trình. Kế toán Tổng hợp : Quản lý và phát hành hóa đơn, báo cáo ghi thu, chuyển số liệu doanh thu cho phòng TCTH để tính lương cho toàn xí nghiệp, kế toán kê khai thuế. Tổng hợp và lưu trữ số liệu tình hình hoạt sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, quản lý hệ thống máy tính, cập nhật, quảng bá thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh cũa xí nghiệp trên website Cảng Nha Trang. Thủ quỹ: - Thu, chi các hoạt động liên quan đến tiền mặt - Thanh toán tiền lương, tiền làm thêm ca , chủ nhật cho người lao động. - Kiểm tra đầy đủ các hóa đơn, chứng từ và sự chính xác của các chữ ký trên các phiếu để thực hiện việc chi trong ngày, phục vụ kịp thời cho các hoạt động của nhà trường một cách có hiệu quả. - Thực hiện nghiệp vụ rút tiền và nộp tiền vào tài khoản của đơn vị tại Ngân hàng. - Định kỳ kết hợp với những nguời liên quan tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt. - Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng, hàng quý và năm. - Các nghiệp vụ thu khác… 4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: 4.1. Nhân tố bên trong : 4.1.1.Yếu tố marketting Công ty có hoạt động marketting khá mạnh, khách hàng chủ yếu là khách hàng trong và ngoài tỉnh. Do đó hiệu quả hoạt động kinh doanh phát triển. Doanh nghiệp đang tiến hành triển khai và tiếp tục phát triển chiến lược marketing trong việc thu hút thêm kh
Luận văn liên quan