Chuyên đề Khoa học về các loại gỗ- Cây Pơ mu

1) Đặc điểm sinh học Là cây gỗ lớn, cao 30-35m, đường kính tới 1m, gốc có bạnh to. Vỏ màu xám xanh, khi già tróc thành mảng. vỏ có mùi thơm dịu. Ở các cây già hơn, trên vỏ cây có các vết nút theo chiều dọc và nó có mùi thơm. Cành nhỏ dẹt và thõng rũ xuống. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn ,phía trên xanh sẫm và với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác. Lá hình vảy, cây non hay cành không mang quả lá, hai bên xòe rộng ra. ở cành già hay cành mang quả lá thường nhỏ hơn, mặt dưới lá có màu trắng xanh. Là cây thực vật hạt trần sinh sản bằng nón, hạt có cánh, phôi hai lá mầm. 2) Đặc điểm sinh thái Cây ưa sáng, loài cây này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, ôn hòa núi cao nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao, nhiều mưa, tầng đất sâu thoát nước. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên. 3) Nguồn gốc-Phân bố Ở Việt Nam cây mọc rải rác ở một số nơi như: Sapa, Yên Bái, Lào Cai, phía tây Nghệ An-Hà Tĩnh( phần giáp với Lào) và rải rác trên các đỉnh núi cao Lâm Đồng. Theo số liệu thống kê của lực lượng Kiểm lâm, tại hai huyện Phù Yên, Bắc Yên của tỉnh Sơn La đang có hơn 17.000ha rừng pơ mu trên tổng số khoảng 42.000ha rừng, rải đều ở các khu rừng xa khu vực dân cư của các xã Suối Tọ, Mường Thải, Tà Xùa, Xím Vàng, Háng Đồng. Ngoài ra Pơ mu phân bố trải rộng từ Lai Châu đến Ninh Thuận. Tại huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), người ta đã phát hiện được Pơ mu trong một quần thể cây cổ thụ (khoảng 400 ha) trên dãy núi cao 1.100m thuộc hai xã Laêê và Ladêê

doc5 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4634 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Khoa học về các loại gỗ- Cây Pơ mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/ khái quát Phân loại Ngành hạt trần: Pinophyta Phân ngành thông: Pinicae Bộ thông: Pinales (Coniferales) Họ tùng( Trắc Bách): Cupressaceae Chi Pơmu: Fokienia Cây Pơmu: Fokienia hodginsii Henry et Thomas Tên địa phương của cây Pơmu ở một số vùng là: Ngọc Am, Thông Hôi Đặc điểm sinh học Là cây gỗ lớn, cao 30-35m, đường kính tới 1m, gốc có bạnh to. Vỏ màu xám xanh, khi già tróc thành mảng. vỏ có mùi thơm dịu. Ở các cây già hơn, trên vỏ cây có các vết nút theo chiều dọc và nó có mùi thơm. Cành nhỏ dẹt và thõng rũ xuống. Các lá được sắp xếp trong các hệ thống cành nhánh nhỏ bằng phẳng, với các nhánh cây nhỏ nằm trên một mặt phẳng. Lá trên các cây trưởng thành mọc thành các cặp chéo chữ thập đối, các cặp so le không cách nhau đều đặn ,phía trên xanh sẫm và với các dải khí khổng màu trắng phía dưới. Các lá ở phần bên có dạng hình trứng và bị nén, còn các lá mặt có dạng mác ngược với đỉnh tam giác.. Lá hình vảy, cây non hay cành không mang quả lá, hai bên xòe rộng ra. ở cành già hay cành mang quả lá thường nhỏ hơn, mặt dưới lá có màu trắng xanh. Là cây thực vật hạt trần sinh sản bằng nón, hạt có cánh, phôi hai lá mầm.  Đặc điểm sinh thái Cây ưa sáng, loài cây này không chịu được bóng râm, và cần có khí hậu mát mẻ, ôn hòa núi cao nhiệt đới, nơi có độ ẩm cao, nhiều mưa, tầng đất sâu thoát nước. Nó mọc trên các loại đất ẩm trong các khu vực miền núi. Tại Việt Nam, nó mọc trên các địa hình đất đá vôi hay đất nguồn gốc granit từ độ cao 900 m trở lên. Nguồn gốc-Phân bố Ở Việt Nam cây mọc rải rác ở một số nơi như: Sapa, Yên Bái, Lào Cai, phía tây Nghệ An-Hà Tĩnh( phần giáp với Lào) và rải rác trên các đỉnh núi cao Lâm Đồng. Theo số liệu thống kê của lực lượng Kiểm lâm, tại hai huyện Phù Yên, Bắc Yên của tỉnh Sơn La đang có hơn 17.000ha rừng pơ mu trên tổng số khoảng 42.000ha rừng, rải đều ở các khu rừng xa khu vực dân cư của các xã Suối Tọ, Mường Thải, Tà Xùa, Xím Vàng, Háng Đồng... Ngoài ra Pơ mu phân bố trải rộng từ Lai Châu đến Ninh Thuận. Tại huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), người ta đã phát hiện được Pơ mu trong một quần thể cây cổ thụ (khoảng 400 ha) trên dãy núi cao 1.100m thuộc hai xã Laêê và Ladêê 5) Tình trạng a) Mức độ đe dọa Nó là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm1996 b) hiện trạng khai thác Hiện nay cây Pơmu bị khai thác một cách bừa bãi.Điển hình ở một số nơi như: Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Xùa nằm trên địa bàn 2 huyện Bắc Yên và Phù Yên (tỉnh Sơn La). Hơn chục năm qua, hiện tượng khai thác các loại lâm sản trái phép, nhất là gỗ quý pơ mu vẫn thường xuyên xảy ra. Lực lượng kiểm lâm đã rất cố gắng bảo vệ rừng, nhưng "máu" pơ mu vẫn chảy từng ngày, những thân cây pơ mu cổ thụ cao hàng chục mét, có đường kính 2 đến 3 người ôm của khu bảo tồn bị đốn hạ trái phép. Sau mỗi chuyến tuần tra, kiểm lâm rừng quốc gia Pù Mát (Nghệ An) lại phát hiện hàng loạt cây pơ mu cổ thụ bị đốn ngã và chỉ trơ lại gốc. Loài cây pơ mu ở rừng quốc gia, thuộc miền tây nam xứ Nghệ này, đang ngày đêm bị đe doạ và có nguy cơ xoá sổ. Một cây gỗ pơ mu vừa bị đốn hạ Nhiều khoảng rừng chỉ còn trơ gốc, còn người dân thì sở hữu nhiều khối gỗ pơ mu, làm nhà bằng gỗ quý II/ Sơ lược đặc tính của gỗ Pơmu cấu tạo thô đại – vân gỗ gỗ nhẹ, thớ thẳng và mịn, lỗi màu nâu, giác dày màu vàng nhạt. tỷ trọng d=0.5-0.6. có gỗ sớm gỗ muộn phân biệt, vòng tăng trưởng rộng, có vân đẹp, mùi thơm đặc trưng, chống ruồi muỗi cấu tạo hiển vi gỗ có cấu tạo khá đơn giản không có mạch, thành phần cấu tạo nên bao gồm khoảng 90%quản bào, tế bào mô mềm tương đối nhỏ( <1% thể tích ),tia gỗ ít, kích thước tia gỗ bé, có tế bào dầu chứa tinh dầu thơm tính chất gỗ tính chất hóa học Đặc điểm nổi bật :Thân và rễ cây Pơmu có tinh dầu thơm *Hàm lượng và các chỉ số hoá lý của tinh dầu pơmu       Tinh dầu chiết được từ thân và rễ pơmu có màu vàng nhạt, mùi thơm. Kết quả phân tích hàm lượng và các chỉ số hoá lý của tinh dầu pơmu được trình bày ở bảng 1. Bảng 1: Hàm lượng và các chỉ số hoá lý của tinh dầu pơmu Nguyên liệu  Hàm lượng (%)  Chỉ số khúc xạ  Tỷ trọng  Chỉ số axit  Chỉ số este  Chỉ số xà phòng hoá   Rễ  6,55  1,468  0,890  0,143  1,497  1,640   Thân  3,67  1,494  0,911  0,134  1,938  2,072         Bảng 1 cho thấy, hàm lượng tinh dầu trong rễ pơmu cao hơn trong thân. Tinh dầu có tỷ trong nhẹ hơn nước, chỉ số khúc xạ, chỉ số axit và chỉ số este của tinh dầu thấp. Như vậy, tinh dầu pơmu kém bền với nhiệt độ, nên bảo quản tinh dầu ở nhiệt độ thấp. tính chất vật lý khuyết tật gỗ giá trị sử dụng Dùng trong xây dựng, làm đồ mỹ nghệ. Rễ, gỗ có tin dầu thơm dùng trong sản xuất hương liệu và y học Gỗ Pơmu mang lại giá trị về tinh thần nhiều hơn giá trị về vật chất, Ngoài tác dụng chống ruồi muỗi mùi hương của gỗ Pơmu còn có tác dụng giảm stress
Luận văn liên quan