Chuyên đề Marketing nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại Hà Nội

Ra đời từ năm 1960, du lịch nước ta được coi là ngành kinh tế còn khá mới mẻ xong đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong hơn một thập kỷ của thời kỳ đổi mới, du lịch nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng cả về tốc độ tăng trưởng lượt khách lẫn thu nhập xã hội, có được những kết quả ấy là do có sự đóng góp không nhỏ của khách du lịch quốc tế đến mang lại. Nhiều thị trường khách du lịch, khách du lịch quốc tế đã trở thành thị trường du lịch truyền thống và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như Trung Quốc, Pháp, Đài Loan một số thị trường khách chưa thực sự trở thành thị trường truyền thống nhưng với kết quả ban đầu đã được đánh giá là thị trường đang lên của thị trường nước ta và được xem là thị trường trọng điểm du lịch Việt Nam trong thời gian tới như Nhật Bản, Hàn Quốc Riêng với thị trường Nhật Bản mặc dù chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng số khách du lịch quốc tế đến nước ta nhưng độ dài tour và sức mua của họ tương đối cao. Hơn nữa điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hoá của nước ta khá tương đồng so với thị hiếu và nhu cầu khách Nhật Bản nên đây là một thuận lợi không nhỏ. Chính vì vậy việc hướng tới thu hút thị trường khách Nhật Bản là hướng đi đúng đắn. Không chỉ riêng ngành du lịch mà khách sạn cũng đồng tình với hướng đi này. hiện nay tất cả các khách sạn trên địa bàn Hà Nội đang đều hướng về tập khách Nhật Bản vì khách này có mức chi tiêu tại khách sạn khá cao và thời gian lưu trú khá dài. Không nằm ngoài xu hướng khách này, khách sạn Thương Mại cũng đang từng bước xây dựng các chính sách, chiến lược để thu hút khách Nhật Bản để đạt được kết quả cao như mong muốn, các nhà quản lý cần phải nhanh chóng đề xuất hệ thống các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng và củng có hình ảnh của khách sạn Thương Mại trong con mắt người Nhật.

doc59 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2222 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Marketing nhằm thu hút khách du lịch Nhật Bản đến khách sạn thương mại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Ra đời từ năm 1960, du lịch nước ta được coi là ngành kinh tế còn khá mới mẻ xong đã khẳng định được vị trí của mình trong nền kinh tế quốc dân. Trong hơn một thập kỷ của thời kỳ đổi mới, du lịch nước ta đã có những tiến bộ nhanh chóng cả về tốc độ tăng trưởng lượt khách lẫn thu nhập xã hội, có được những kết quả ấy là do có sự đóng góp không nhỏ của khách du lịch quốc tế đến mang lại. Nhiều thị trường khách du lịch, khách du lịch quốc tế đã trở thành thị trường du lịch truyền thống và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Việt Nam như Trung Quốc, Pháp, Đài Loan … một số thị trường khách chưa thực sự trở thành thị trường truyền thống nhưng với kết quả ban đầu đã được đánh giá là thị trường đang lên của thị trường nước ta và được xem là thị trường trọng điểm du lịch Việt Nam trong thời gian tới như Nhật Bản, Hàn Quốc… Riêng với thị trường Nhật Bản mặc dù chiếm tỷ lệ chưa cao trong tổng số khách du lịch quốc tế đến nước ta nhưng độ dài tour và sức mua của họ tương đối cao. Hơn nữa điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hoá của nước ta khá tương đồng so với thị hiếu và nhu cầu khách Nhật Bản nên đây là một thuận lợi không nhỏ. Chính vì vậy việc hướng tới thu hút thị trường khách Nhật Bản là hướng đi đúng đắn. Không chỉ riêng ngành du lịch mà khách sạn cũng đồng tình với hướng đi này. hiện nay tất cả các khách sạn trên địa bàn Hà Nội đang đều hướng về tập khách Nhật Bản vì khách này có mức chi tiêu tại khách sạn khá cao và thời gian lưu trú khá dài. Không nằm ngoài xu hướng khách này, khách sạn Thương Mại cũng đang từng bước xây dựng các chính sách, chiến lược để thu hút khách Nhật Bản để đạt được kết quả cao như mong muốn, các nhà quản lý cần phải nhanh chóng đề xuất hệ thống các giải pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng và củng có hình ảnh của khách sạn Thương Mại trong con mắt người Nhật. Với tính cấp thiết của đề tài cùng với sự giúp đỡ của cô giáo Ngô thị Hoài Lam sau một thời gian nghiên cứu khảo sát em chọn đề tài “ Marketing nhằm thu hút khách du lịchNhật Bản đến khách sạn Thương Mai”. Phần i Tổng quan về khách sạn thương mại 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Khách Sạn Thương Mại Hà Nội thuộc Công ty du lịch và xúc tiến thương mại. Công ty du lịch và xúc tiến thương mại được thành lập trên cơ sở sáp nhập công ty Khách sạn và dịch vụ Hoa Lan – Bộ Nội Thương và Khách Sạn kinh tế đối ngoại theo quyết định số 912/TCCBTM ngày 10/09/1993 của Bộ Thương mại. Quyết đinh số 817 TM- TCCB của Bộ Thương Mại về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty du lịch và xúc tiến thương mại có ghi: Công ty du lịch và xúc tiến thương mại (tên giao dịch đối ngoại: Trade promotion and tourist company) là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Thương Mại, thực hiện theo điều lệ quy định. - Trụ sở chính của Công ty: 25 Ngọc Khánh – Ba Đình - Hà Nội. - Tên điện tín: Trade tour. - Điện thoại: 04. 8344677- 04. 8347164. - Fax: 04. 8343165. - TK: 001.1.00.0015953 Tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Webside: WWW.Vietnamtradetour.com.vn. Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hoạch toán độc lập có tài khoản (tiền Việt Nam và ngoại tệ) tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và có con dấu theo quy định của nhà nước. Công ty tiến hành kinh doanh trên cơ sở tuân thủ chính sách, luật pháp Nhà nước, các quy định của luật pháp Quốc tế và tuân theo các quy định ghi trong điều lệ. 1.1.1. Nhiệm vụ: Xây dưng và thực hiện kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quy chế hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của Công ty. Tự tạo ra nguôn vốn, quản ly và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đó, mở rộng đầu tư sản xuất, đổi mới trang thiết bi, bù đắp chi phí, cân đối giưa xuất nhập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Tuân thủ các chính sách, chế độ, luật pháp của Nhà nước có liên quan đến hoạt động của Công Ty. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán và các văn bản ma Công ty đã ký kết. Quản lý, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc Công ty theo quy chế hiện hành của Nhà nước. Thực hiên đúng chính sách cán bộ, bồi dưỡng, đào tạo không ngừng nâng cáo trình độ nghiệp vụ các mặt cho cán bộ công nhân trong Công ty. Làm tốt công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản XHCN, bảo vệ an ninh quốc phòng. 1.1.2. Đối tượng và địa bàn kinh doanh. Vào năm 1993, khi đất nước ta bước vào giai đoạn mở cửa, các công ty nước ngoài liên tục đầu tư vào Việt Nam. Với chủ trương liên doanh với các đối tác nước ngoài để có thể thu lợi nhuận và học hỏi thêm kinh nghiệm trong kinh doanh, Công ty quyết định liên doanh với Malaixia để thành lập Khách sạn Sunway là một khách sạn sang trong đạt tiêu chuẩn 4 sao, với phần vốn góp của công ty là 29%. Bên cạnh mục tiêu liên doanh để phát triển du lịch, công ty muốn mở rộng quy mô kinh doanh, muốn tạo dựng cho ngành Thương mại một khách sạn lơn, do đó công ty quyết định xây dựng khách sạn Thương mại đạt tiêu chuẩn ba sao. Khách sạn được xây dựng trên diện tích 3.000m2 và đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1995. Khách sạn được xem là lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty du lịch và xúc tiến thương mại, bên cạnh đó công ty còn kinh doanh các dịch vụ khác như kinh doanh xuất nhập khẩu đồ thủ công mỹ nghệ, đại lý bán hàng và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ xuất nhập cảnh, vận tải hành khách. Khách sạn có kiến trúc hiện đại và đẹp mắt bao gồm toà nhà A 5 tầng với 61 phòng nghỉ với 4 loại phòng và 2 toà nhà B, C 3 tầng. Khách sạn có 2 nhà hàng là nhà hàng Âu - á và nhà hàng Hàn Quốc, 12 phòng Massage, 1 phòng hội thảo, phòng giải trí và phòng Internet đều ở tầng hai của toà nhà B và C. Khách sạn thương mại với chức năng chính là kinh doanh lưu trú, ăn uống và một số dịch vụ bổ sung như Massage, vật lý trị liệu, tổ chức các cuộc hội thảo, nhận đặt tiệc, đặt vé máy bay ... có thể đáp ứng nhu cầu cao của khách sạn. 1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của công ty du lịch và xúc tiến thương mại và khách sạn thương mại. Cơ cấu tổ chức và quản lý của Công ty Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty Qua sơ đồ ta có thể thấy cơ cấu tổ chức và quản lý của khách sạn tương đối đơn giản và thống nhất. Cơ cấu tổ chức của khách sạn là kiểu cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến. Theo sơ đồ trên thì giám đốc là người điều hành cao nhất, là người toàn quyền quyết định và có trách nhiệm, quyền hạn sau: tổ chức triển khai, điều hành giám sát việc thực hiện chiến lược kinh doanh, sản xuất kinh doanh, theo dõi các báo cáo định kỳ, thay mặt Công ty ký kết hợp đồng với người lao động theo quy định của nhà nước, trong phạm vi quyền hạn, tiến hành tổ chức ký kết các hợp đồng kinh tế để phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty, đại diện cho Công ty giao dịch với các cơ quan nhà nước, với các đối tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tất cả vấn đề liên doanh đến hoạt động của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ lãnh đạo của các bộ phận tác nghiệp của khách sạn. Tiếp theo là phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch các chính sách kinh doanh và trực tiếp phụ trách công việc của khách sạn. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, tổ chức xây dựng bộ máy quy hoạch cán bộ, quản lý nhân sự, xây dựng và quản lý định mức lao động, tiền lương ... Phòng Kế toán: có nhiệm vụ xây dựng và quản lý về ngân quỹ, theo dõi thu, chi, quản lý tài chính, vốn, quản lý hướng dẫn hoá đơn, chứng từ, tình hình thực hiện thu chi tài chính và các hoạt động kế toán của công ty. Phòng Kinh doanh: nắm bắt số liệu thực tế về kết quả kinh donah trong các thời kỳ nhất định, xây dựng chiến lược, chính sách kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh. Việc tổ chức tiếp thị quảng cáo, tổ chức hội nghị, tiệc cưới, hướng dẫn du lịch cũng là nhiệm vụ của Phòng. Đứng đầu mỗi phòng ban là các trưởng phòng, phó phòng, họ có trách nhiệm thông báo lên cho giám đốc về tình hình hoạt động của mỗi bộ phận mình theo định kỳ. Đứng đầu mỗi bộ phận là các tổ trưởng chịu trách nhiệm nhận chỉ thị từ cấp trên, bàn giao công việc cho nhận viên ở bộ phận mình, đồng thời trực tiếp giám sát, nghiệm thu sản phẩm, báo cáo kết quản thực hiện công việc lên cấp trên. Các phong ban chức năng của công ty thực hiện dưới sự chỉ đạo chung của giám đốc và có mối quan hệ công tác lẫn nhau. Cơ cấu của khách sạn được chia làm nhiều tổ: tổ lễ tân, tổ bar, tổ buồng, nhà hàng, tổ bảo vệ, tổ kỹ thuật … đây là những bộ phận lao động trực tiếp trong khách sạn. + Bộ phận lễ tân: đây là bộ phận quan trọng nhất đòi hỏi nhân viên phải thành thạo ít nhất mọt ngoại ngữ và nắm vững nghiệp vụ kinh doanh của khách sạn, nhạy cảm trong giao tiếp. Bất cứ yêu cầu nào của khách hàng đều thông qua tổ lễ tân, từ đó nhân viên lễ tân sẽ liên lạc đến các bộ phận cần thiết khác để phục vụ khách hàng nhanh nhất, tốt nhất. + Bộ phận nhà hàng: bộ phận này phục vụ khách hàng 24/24 giờ và cũng đảm nhiệm phục vụ tiệc và hội thảo khi các sự kiện đó diễn ra. + Bộ phận buồng: bộ phận này chịu trách nhiệm về toàn bộ nội ngoại thất phòng ở khách sạn. các nhân viên thuộc bộ phận này có nhiệm vụ phải dọn dẹp, làm vệ sinh phòng ở hàng ngày và theo yêu cầu của khách. Ngoài ra họ còn phải đảm bảo đầy đủ đồ dùng hàng ngày cho khách. + Bộ phận bếp: có chức năng chế biến các món ăn phục vụ theo yêu cầu hàng ngày của khách hàng. Chất lượng phục vụ của bộ phận này được đánh giá rất cao, đặc biệt là các món ăn Trung Quốc, Hàn Quốc và Pháp. + Bộ phận bảo vệ: bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho khách sạn và sự an toàn cho khách lưu trú tại khách sạn. + Bộ phận kỹ thuật: bộ phận này có nhiệm vụ theo dõi, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện nước … của khách sạn. + Bộ phận tạp vụ: bộ phận này phụ trách công việc thu dọn vệ sinh sạch sẽ toàn bộ khuôn viên của khách sạn. ngoài ra bộ phận này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ dụng cụ, đồ dùng cần thiết cho nhà hàng và khách sạn. Khách sạn Sunway là một khách sạn liên doanh với tập đoàn Malayxia,Phần vôn góp của Công ty là 29%, có 2 thành viên trong hội đồng quản trị nên có thể dể dàng thấy rằng tiếng nói của Công ty là không thể so sánh với nước bạn. Tuy nhiên chủ trương liên doanh là tất yếu trong bối cảnh hội nhập kinh tế thê giới và để thúc đẩy ngành du lịch đầy tiềm năng nhưng thiếu vốn đầu tư của chúng ta. Trung tâm dịch vu Đội cấn cũng có ngành nghề kinh doanh là khách sạn. Trung tâm hoạt động theo kiểu lấy thu bù chi, nộp khấu hao tài sản, hạch toán báo sổ. Trung tâm tự chủ về kế hoạch kinh doanh, tài chính, nhân sự và tiền lương song phải phù hợp với kê hoạch chung của Công ty và báo cáo với Công ty trước khi thực hiện. Cũng giống như trung tâm Đội Cấn, cửa hàng Tràng Tiền hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, tuy nhiên cửa hàng có thể chủ động dàng trong việc thay đổi ngành nghề kinh doanhđể phù hợp với thị trường. Trước kia cửa hàng kinh doanh đồ may mặc thời trang và bách hoá giờ chuyển sang kinh doanh kính mắt và đồng hồ. Như vậy, với mô hình cơ cấu tổ chức này đã tạo ra sự chặt chẽ của các bộ phận trong Khách Sạn. Kiểu cơ cấu tổ chức này giúp cho giám đốc không cần thiết phải trực tiếp quan sát tình hình hoạt động kinh doanh mà chỉ cần thông qua các phòng ban cũng nắm bắt được mọi tình hình, giúp giám đốc dễ dàng điều hành được công việc và tránh được sự cồng kềnh trong cơ cấu tổ chức, đồng thời giảm bớt được chi phí nếu như phải chia ra làm nhiều bộ phận. 1.2 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật 1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn Khách sạn Thương Mại là Khách sạn đạt tiêu chuẩn ba sao, có kiến trúc hiện đại và đẹp mắt. Khách sạn có hai cửa ra vào, một cửa dành cho nhân viên và một cửa dành cho khách. Phía trong cửa có một khoảng sân rộng và bãi đậu xe cho khách. Khu vực lễ tân: là một khoảng không gian rộng được bố trí và xếp đặt những trang thiết bị hiện đại và những tiện nghi tiện lợi cho khách khi làm các thủ tục về đặt phòng, trả phòng hay các nhu cầu khác … Khu vực phòng khách: hệ thống phòng ngủ của Khách sạn bao gôm 61 phòng vơi 4 loại phòng khác nhau. Tất cả các phòng đều được trang bị những tiện nghi hiện đại, kiêu dáng đồng bộ, chất lượng tốt, được bài trí gọn gàng, ngăn nắp và luôn được lau dọn sạch sẽ. Nhà hàng: Khách sạn có hai nhà hàng là nhà hàng á - ÂU và nhà hàng Hàn Quốc đều được trang bị đầy đủ, có bếp riêng đảm bảo an toàn vệ sinh sạch sẽ, và đáp ứng nhu cầu cho khách vào bất cứ thơi điểm nào. Hành lang trên của Khách sạn đều được bố trí thiết bị phòng cháy chữa cháy, các hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống cây cảnh. Khách sạn có một phòng hội thảo và phòng Internet dặt trên tầng hai của toà nhà B. Và 12 phòng Massage phục vụ khách hàng. Ngoài ra khách sạn còn có dịch vụ giặt là phục vụ khách cũng như đáp ứng việc giặt là các đồ vải của Khách sạn. 1.2.2 Đặc điểm và nội dung kinh doanh của Khách sạn. Đặc điểm về sản phẩm: Sản phẩm trong kinh doanh khách sạn bao gôm cả một quá trình, sản phẩm trong kinh doanh khách sạn rất phong phú và đa dạng nó vừa mang tính vật chất vừa mang tính phi vật chất. Các sản phẩm đó có thể do chính doanh nghiệp khách sạn sản xuất ra hoặc do các doanh nghiệp khác sản xuất ra như hàng chuyên bán. + Không hiện hữu: Khách hàng không thể nhìn thấy trước các dịch vụ mình sẻ tiêu dùng. + Không xác định được: Chất lương sản phẩm mà khách sạn cung cấp cho khác không được đo lường, đánh giá bởi một tiêu chuẩn hàng hoá nào. Sự thoả mãn mang tính chất tương đối, do đó chất lượng sản phẩm hàng hoá dịch vụ phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người. Với mỗi khách hàng sự cảm nhận đó là khác nhau. để kiểm soát được chất lượng hàng hoá dịch vụ ngươi ta đưa ra tiêu chuẩn ISO về quản lý chất lượng dịch vụ trước, trong và sau quá trình sản xuất dịch vụ. + Không thể lưu kho: Do đặc điểm của sản phẩm là sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời cho nên không có hàng hoá dịch vụ dự trữ, tồn kho. + Đặc điểm về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng: Sản xuất và tiêu dùng diễn ra gần như đồng thời trong cung một thời gian và trên cùng một không gian. Do vậy mà sản phẩm dịch vụ của khách sạn không sản xuất trước được, không biết trước chất lượng dịch vụ và không có thời gian để sửa chửa, bổ sung thêm các yếu tố của dịch vụ. Đặc điểm về sử dụng các yếu tố kinh doanh. + Tài nguyên du lịch: Kinh doanh khách sạn chủ yếu phục vụ khách du lịch, nó quyết định quy mô, thể loại, thứ hạng của khách sạn. Mặc du khách sạn không sử dụng trực tiếp yếu tố này là đối tượng của sản xuất nhưng nó góp phần làm tăng thêm khả năng hấp dẫn khách. + Dung lương vốn lớn: Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vôn đầu tư ban đầu rất lớn bao gồm đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm các trang thiết bị, vốn để tiến hành hoạt động kinh doanh. Vốn cố định trong kinh doanh khách sạn chiếm một tỷ lệ lớn nên thời gian thu hồi vốn dài. Tính thời vụ trong du lịch ảnh hưởng rất lớn đến tiêu hao tài sảnvà hao mòn hữu hình, do đo chi phí bảo dưỡng, sửa chửa chiếm tỷ lệ không nhỏ trong giá thành dịch vụ. Từ đặc điểm này mà trước khi xây dựng, nâng cấp cải tạo khách sạn, các nhà kinh doanh phải nghiên cứu kỹ thị trương nguồn khách, thời gian kinh doanh để có các phương án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách có khả năng thanh toán đa dạng đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của khách sạn. + Lực lượng lao động trong khách sạn: Sử dung nhiều lao động sống trong sản xuất, bán và phục vụ vì trong khách sạn khách hàng được phục vụ trực tiếp. Do đó nó tác động đến chi phí tiền lương trong giá thành các dịch vụ Đặc điểm về tổ chức quá trình phục vụ: Mặc dù nhu cầu của du khách mang tinh chất thời điểm, thời vụ nhưng hoạt động của khách sạn vẫn diễn ra liên tục. Mỗi khách sạn có sự khác biệt tương đối lớn về phong cách tổ chức quản lý, cách thức tiếp cận với khách hàng… tạo nên đặc điểm riêng trong sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng. Các bộ phận trong khách sạn có quan hệ chặt chễ với nhau, do đó cung cấp được các sản phẩm hoàn hảo cho khách hàng. Hoạt động của khách sạn diễn ra với sự liên kết các bộ phận với nhau nhưng giữa các bộ phận trong khách sạn vẫn có tính độc lập tương đối. Đặc điểm về đối tượng phục vụ. Đối tượng phục vụ trong khách sạn khác nhau về dân tộc, giới tính, phong tục tập quán, tuổi tác, trình độ… Yêu cầu của họ đối với sự phục vụ cũng khác nhau ma khách sạn cần thoả mãn các yêu cầu đó. Nừu khách sạn coi thương vân đề này thì chẳng những không đáp ứng được yêu cầu của khách mà còn lãng phí nguyên liệu hàng hoá, giảm sút chất lương phục vụ và do đó danh tiếng của khách sạn sẽ bị ảnh hưởng . * Tính thời vụ: Một đặc điểm khá rõ nét của nhu cầu du lịch là mang tinh chất thời vụ, tập trung không đều vào các thời điểm nhất định. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động khinh doanh du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng. Vì vậy cần nghiên cứu thời gian du lịch của khách để khách sạn có thể lập ra kế hoạch cung úng cho phù hợp, tránh tình trạng bị động khi quá đông khách hoặc lãng phí khi ít khách Nội dung hoạt động kinh doanh khách sạn. Kinh doanh dịch vụ lưu trú: Đây là hoạt động kinh doanh cơ bản nhẩt trong các doanh nghiệp khách sạn, ở nước ta hiện nay doanh thu của dịch vụ này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của khách sạn. Kinh doanh ăn uống: Là hoạt động kinh doanh chính của khách sạn, đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách hàng. Hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế của khách sạn. Kinh doanh các dịch vụ bổ sung: Massage, giặt là, bán hàng lưu niệm, hội thảo, hội nghị, tiệc … Các dịch vụ này đáp ứng nhu cầu bổ sung của khách và góp phần tăng thu nhập cho khách sạn. Có thể nói số lượng và chất lượng các dịch vụ bổ sung xác định quy mô và thư hạng của Khách Sạn. 1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Khách sạn. 1.3.1 Thuận lợi Vị trí: Khách sạn có vị trí đẹp, cạnh hồ giảng võ tạo nên một không gian thoáng và dễ chịu hấp dẫn du khách. Số lượng phòng trong Khách sạn tương đối lớn với tiện nghi và các dịch vụ phù hợp với nhu cầu của Khách hàng. Hệ thống các nhà hàng với những món ăn đặc sản cũng là một điều kiện thuận lợi để thu hút khách hàng. Ban lãnh đạo của Khách sạn đều có trình độ và tay nghề cao cộng với bản lĩnh và bản lĩnh chính trị vững vàng có thể gánh vác công việc của Khách sạn, đảm bảo sự hiệu quả kinh doanh của Khách sạn Cán bộ công nhân viên của khách sạn đều được đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ, với tinh thần trách nhiệm và lòng yêu nghề đã và đang góp phần thuận lợi cho Khách sạn để thu hút khách nhiều hơn đến với khách sạn Khách sạn được xây dựng từ khá lâu với sự phục vụ chuyên nghiệp đã xây dựng được trong lòng du khách một hình ảnh tốt đẹp về doanh nghiệp cũng như về ngành du lịch của đất nước. Không chỉ có uy tín với khách châu á và khách nội địa, Khách sạn cũng tạo được lòng tin của khách châu Âuu đặc biệt là khách Pháp Ngoài những thuận lợi để thu hút khách thì trong quá trình kinh doanh khách sạn cũng gặp phải không ít những khó khăn cần giải quyết. 1.3.2. Khó khăn Khách sạn xây dựng trên một khu phố nhỉ nên việc đi lại của du khách chưa thật sự thuận lợi đặc biệt vào những giờ cao điểm Tuy khách sạn có hai nhà hàng nhưng diện tích thì chưa thực sự đủ lớn để phục vụ khách đặc biệt là những buổi hội nghị thảo với quy mô lớn Số lượng các dịch vụ bổ sung chưa phong phú Vốn kinh doanh chưa đáp ứng được một cách tốt nhất và kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn Kinh phí dành cho đào tạo và bồi dưỡng nhân viên chưa được ưu tiên và không thường xuyên. Ngoại ngữ mới chỉ đáp ứng nhu cầu về ti ếng anh Trên đây là những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh thì các cấp lãnh đạo cần biết rõ những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp mình từ đó có biện pháp phù hợp nhằm hạn chế những khó khăn và mạng lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp 1.3.3. Tình hình hoạt động của Khách sạn Thương Mại qua hai năm 2003-2004 STT  Các chỉ tiêu  Đơn vị tính  Năm 2003  Năm 2004  SS 2004/2003     
Luận văn liên quan