Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam

Quá trình đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hiện nay, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dần trở thành nhân tố chính sản xuất ra sản phẩm của xã hội, đóng góp những thành quả không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sức khoẻ và sức phát triển của bộ phận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, sự phồn thịnh của quốc gia. Cũng như các thực thể trong tự nhiên cần thức ăn, không khí cho sự sống thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần vốn cho sự tồn tại và phát triển của mình. Hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng không ngừng lớn mạnh và nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên tương ứng. Vốn cho hoạt động là yêu cầu cấp thiết và sống còn đối với bộ phận ngoài quốc doanh. Và do vậy vốn vay ngân hàng thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Là thành viên bộ phận của Ngân hàng công thương Việt Nam- Một ngân hàng thương mại quốc doanh, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng và đề cao vấn đền cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đơn vị vẫn mang nặng tính bao cấp và tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp quốc doanh. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế, nhu cầu vốn cấp thiết của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lợi ích khi cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với ngân hàng, đồng thời sau một thời gian thực tập tìm hiểu những kiến thức thực tế tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam, em chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam”. Kết cấu của báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luân và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo chuyên đề gồm: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Chương 3: Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam.

doc68 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2047 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG 7 1.1.Hoạt động cho vay ngân hàng thương mại 7 1.1.1.Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7 1.1.2.Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại: 8 1.1.2.1.Căn cứ vào mục địch sử dụng vốn vay: 8 1.1.2.3.Căn cứ vào thời hạn cho vay: 8 1.1.2.3.Căn cứ vào phương thức hoàn trả 9 1.1.2.4.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: 10 1.1.3.Nguyên tắc cho vay 11 1.1.4.Quy trình cho vay: 11 1.1.4.1.Thẩm định trước khi cho vay: 12 1.1.4.2.Kiểm tra và giám sát trong khi cho vay 15 1.1.4.3.Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay: 15 1.2.Mở rộng hoạt động cho vay ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 15 1.2.1.Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 15 1.2.1.1.Khái niệm về doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 15 1.2.1.2.Phân loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 16 1.2.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 17 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 18 1.2.3.1.Chỉ tiêu định lượng 18 1.2.3.2.Chỉ tiêu định tính: 22 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 24 1.3.1.Nhân tố từ bên ngoài 24 1.3.1.1.Tình trạng của nền kinh tế 24 1.3.1.2.Nhân tố xã hội 25 1.3.1.3.Nhân tố pháp lý 25 1.3.1.4.Khách hàng của ngân hàng: 26 1.3.2.Nhân tố từ bên trong ngân hàng: 27 1.3.2.1.Nguồn vốn của ngân hàng: 27 1.3.2.2.Chính sách tín dụng: 27 1.3.2.3.Công tác tổ chức của ngân hàng: 27 1.3.2.4.Cơ sở vật chất: 28 1.3.2.5.Đội ngũ nhân viên: 28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I – NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 29 2.1. Khái quát về sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 29 2.1.1.Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 29 2.1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 31 2.1.2.1. Tình hình huy động vốn trong 3 năm 2005, 2006, 2007: 31 2.1.2.2.Tình hình hoạt động tín dụng trong 3 năm 2005, 2006, 2007: 32 2.1.2.3.Tình hình dịch vụ của sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam năm 2005,2006,2007tín dụng: 33 2.1.2.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3năm…………..30 2.2.Hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 35 2.2.1.Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 35 2.2.2.Tình hình cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 37 2.2.2.1.Dư nợ cho vay: 38 2.2.2.3.Doanh số cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 39 2.2.2.4.Lượng khách hàng và giá trị trung bình từng khoản vay: 40 2.3.Đánh giá chung: 42 2.3.1.Thành công: 42 2.3.1.1.Dư nợ cuối mỗi năm tăng: 42 2.3.1.2.Số lượng khách hàng đến giao dịch tăng, giá trị trung bình mỗi khoản vay tăng: 42 2.3.1.3.Doanh số cho vay tăng: 43 2.3.1.4.Đảm bảo an toàn hoạt động cho vay: 44 2.3.2.Hạn chế: 45 2.3.2.1.Mức độ mở rộng cho vay với doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn chậm tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam: 45 2.3.2.3.Thủ tục hành chính còn rườm rà: 46 2.3.3.Nguyên nhân của những hạn chế trên: 47 2.3.3.1.Nguyên nhân khách quan: 47 2.3.3.2.Nguyên nhân chủ quan: 48 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TẠI SỞ GIAO DỊCH I- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 51 3.1.Định hướng phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 51 3.1.1.Định hướng phát triển chung 51 3.1.2.Định hướng phát triển cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 54 3.2.Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam 54 3.2.1.Tăng cường, mở rộng hoạt động huy động vốn 54 3.2.2.Rút ngắn thời gian xét duyệt hồ sơ tín dụng 57 3.2.3. Thay đổi tư duy kinh doanh ngân hàng 57 3.2.4.Tăng cường kiểm tra giam sát sau khi cho vay 58 3.2.5.Bố trí cán bộ tín dụng hợp lý 58 3.2.6.Đào tạo cán bộ tín dụng hiện có 59 3.2.7.Đưa ra những tiêu chí phù hợp để tuyển cán bộ tín dụng 59 3.2.8.Đưa ra chính sách marketing phù hợp với hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh 60 3.2.9.Củng cố mối quan hệ mật thiết với khách hàng truyền thống: 60 3.3. Một số kiến nghị: 61 3.3.1.Kiến nghị: 61 3.3.1.1.Kiến nghị với nhà nước: 61 3.3.1.2.Kiến nghị với ngân hàng nhà nước: 62 3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng công thương Việt Nam: KẾT LUẬN 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 LỜI MỞ ĐẦU Quá trình đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo hiện nay, doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dần trở thành nhân tố chính sản xuất ra sản phẩm của xã hội, đóng góp những thành quả không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Sức khoẻ và sức phát triển của bộ phận các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ảnh hưởng không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, sự phồn thịnh của quốc gia. Cũng như các thực thể trong tự nhiên cần thức ăn, không khí cho sự sống thì các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cần vốn cho sự tồn tại và phát triển của mình. Hoà chung với sự phát triển của nền kinh tế, quá trình hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng không ngừng lớn mạnh và nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng lên tương ứng. Vốn cho hoạt động là yêu cầu cấp thiết và sống còn đối với bộ phận ngoài quốc doanh. Và do vậy vốn vay ngân hàng thật sự cần thiết đối với doanh nghiệp. Là thành viên bộ phận của Ngân hàng công thương Việt Nam- Một ngân hàng thương mại quốc doanh, sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam vẫn chưa thực sự coi trọng và đề cao vấn đền cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đơn vị vẫn mang nặng tính bao cấp và tập trung chủ yếu cho các doanh nghiệp quốc doanh. Trên cơ sở nhận thức được vai trò quan trọng của doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với nền kinh tế, nhu cầu vốn cấp thiết của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lợi ích khi cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh đối với ngân hàng, đồng thời sau một thời gian thực tập tìm hiểu những kiến thức thực tế tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam, em chọn đề tài: “ Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam”. Kết cấu của báo cáo ngoài phần mở đầu, kết luân và danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo chuyên đề gồm: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Chương 3: Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại sở giao dịch I- Ngân hàng công thương Việt Nam. Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH CỦA NGÂN HÀNG 1.1.Hoạt động cho vay ngân hàng thương mại 1.1.1.Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại. Bất kì một ngân hàng thương mại nào hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng hoạt động sử dụng vốn. Trong lịch sử của ngành ngân hàng, các ngân hàng đã thực hiện cho vay ngày từ thời kỳ đầu. Theo thời gian và sự phát triển của xã hội, hoạt động cho vay ngày một phát triển và vẫn giữ một vị trí quan trọng. Theo bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì : “Cho vay ,còn gọi là tín dụng, là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tác khác (bên đi vay), trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thoả thuận và kèm theo lãi suất”. Theo luật của Hoa Kỳ: “ Cho vay là việc người đi vay nhận một khoản tiền từ người cho vay, khoản tiền này phải hoàn trả lại có thể theo từng khoản trả thường xuyên trong suôt kỳ cho vay. Hoạt động này được hỗ trợ bởi khoản chi phí, đó là lãi trên khoản nợ. Người đi vay cũng phải chịu một số quy định như một sự thoả thuận của khoản vay trong suốt kỳ hạn vay vốn”. Đối với Việt Nam, khái niệm về cho vay được quy định trong quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng.Trong đó, theo điều 3 quy chế cho vay quy định: “ Cho vay là một hình thức cấp tín dụng theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian xác định theo thoả thuận với nguyên tắc trả cả gốc và lãi.” 1.1.2.Các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại: 1.1.2.1.Căn cứ vào mục địch sử dụng vốn vay: Theo căn cứ này, cho vay của ngân hàng thương mại chia thành: Cho vay nông nghiệp: Là hình thức cho vay với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để mua sắm phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống, con giống, gia cầm, trầu bò kéo… Cho vay công nghiệp và thương mại: Cho vay công nghiệp và thương mại là hình thức cho vay để doanh nghiệp mua sắm các tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh. Những tài sản lưu động như: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá để kinh doanh thương mại… Cho vay đầu tư bất động sản: Cho vay đầu tư bất động sản nhằm tài trợ cho việc xây dựng các công trình kiến trúc của những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản hoặc cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất có nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa lại nhà cửa, phân xưởng sản xuất, nhà máy phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.Cho vay bất động sản thường chiếm tỷ trọng lớn do quy mô của nguồn vốn cho vay thường rất lớn, thường lớn hơn nhiều so với các loại hình cho vay khác. Cho vay bất động sản thường có thời gian dài, thường là từ 10 năm đến 20 năm. Do đó, cho vay bất động sản thường chứa đựng nhiều rủi ro như sự thay đổi của nền kinh tế, chính trị, sức khoẻ, khả năng tài chính của người cho vay trong thời hạn cho vay. 1.1.2.3.Căn cứ vào thời hạn cho vay: Theo cách phân chia theo thời hạn, cho vay của ngân hàng chia thành: Cho vay ngắn hạn: Cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Việc doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng nhằm đầu tư, mua sắm tài sản lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhu cầu của chính phủ, hộ gia đình. Cho vay ngắn hạn đối với nhà nước trong trường hợp tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của nhà nước. Hình thức phổ biến là ngân hàng mua trái phiếu do kho bạc phát hành. Khả năng hoàn trả của chính phủ là rất cao do chính phủ có thể thu thuế để trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng thương mại còn cho vay đối với tổ chức tài chính như ngân hàng, các công ty tài chính, quỹ tín dụng… nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Ngân hàng thương mại cho vay đối với doanh nghiệm nhằm tài trợ nhu cầu vốn tăng thêm cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp là khách hàng chiến số lượng lớn nhất của ngân hàng thương mại. Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Doanh nghiệp vay trung hạn nhằm đầu tư vào các tài sản cố định, cải tiến kĩ thuật, mua công nghệ, đầu tư vào các dự án…Nhà nước cũng là khách hàng của ngân hàng trong các khoản vay trung hạn. Nhà nước vay trung hạn để đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng: Đường xá, giao thông, thuỷ điện…Ngân hàng cũng cho người tiêu dùng vay trung và dài hạn nhằm thoả mãn nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng lâu bền như: nhà cửa, phương tiện vận chuyển. Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm. Đây là hình thức cho vay được sử dụng với các dự án lớn như: cầu, đường, cơ sở hạ tầng…Khách hàng vay dài hạn ngân hàng là: Chính phủ, doanh nghiệp. 1.1.2.3.Căn cứ vào phương thức hoàn trả Cho vay trả góp: là hình thức cho vay mà khách hàng phải trả gốc và lãi theo định kì đã thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Cho vay trả góp thường được áp dụng cho những khoản tài trợ cho tài sản cố định hoặc hàng hoá lâu bền, áp dụng cho những khoản vay trung và dài hạn. Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ và thường được tính toán từ khấu hao tài sản cố định và thu nhập sau thuế của dự án. Các ngân hàng thương mại thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông qua hạn mức nhất định. Cho vay trả góp có đặc điểm là rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hàng hoá mua trả góp. Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của người vay do đó nếu người vay mất việc, ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Cho vay trả một lần: là hình thức cho vay mà khách hàng phải thanh toán một lần tại thời điểm quy định trong hợp đồng cho vay.Cho vay trực tiếp từng lần là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với các khách hàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện để được cấp hạn mức thấu chi. Mội lần khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương án sử dụng vốn vay. Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo nếu cần. 1.1.2.4.Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: Cho vay không có đảm bảo: Là hình thức cho vay không có tài sản đảm bảo thế chấp hoặc cầm cố hay sự bảo lãnh của bên thứ 3. Trong hình thức đi vay không có đảm bảo, người đi vay dựa vào uy tín và mối quan hệ truyền thống của mình với ngân hàng để được ngân hàng chấp nhận cho vay. Những khách hàng của hình thức này chủ yếu là những khách hàng tốt, có uy tín, tài chính vững vàng hay đã có bề dày quan hệ với ngân hàng. Cho vay có đảm bảo: Là hình thức cho vay mà khoản tiền ngân hàng cho khách hàng vay được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố hay được đảm bảo dưới sự bảo lãnh của bên thứ 3. Những khách hàng vay vốn theo hình thức có đảm bảo chủ yếu là những người chưa có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng, những khách hàng mới chưa có uy tín với ngân hàng. 1.1.3.Nguyên tắc cho vay Hoạt động cho vay của ngân hàng chứa nhiều rủi ro. Những rủi ro mà hoạt động cho vay gây ra đối với các ngân hàng thương mại có thể khiến các ngân hàng này lâm vào tình trạng nguy hiểm có thể dẫn đến sụp đổ. Sự sụp đổ của một hoặc một số ngân hàng thương mại có thể gây nên tình trạng xấu cho hệ thống tài chính và cho cả nền kinh tế quốc dân của một quốc gia. Chính vì vậy, hoạt động cho vay của tất cả các ngân hàng thương mại cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất quán nhằm đảm bảo an toàn cho các ngân hàng. Có 3 nguyên tắc cho vay buộc các ngân hàng thương mại phải tuân thủ: Nguyên tắc 1: Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi với thời gian xác định: Các khoản tín dụng của ngân hàng chủ yếu có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Do vậy, ngân hàng luôn yêu cầu người nhận tín dụng phải thực hiện đúng cam kết này. Đây là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. Nguyên tắc 2: Khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng theo đúng mục đích được thoả thuận với ngân hàng, không trái với các quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Luật pháp quy định phạm vi hoạt động cho các ngân hàng. Bên cạnh đó mỗi ngân hàng có thể có mục đích và phạm vi hoạt động riêng. Nguyên tắc 3: Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả. Thực hiện nguyên tắc này là điều kiện để thực hiện nguyên tắc thứ nhất. Phương án hoạt động có hiệu quả của người vay minh chứng cho khả năng thu hồi vốn đầu tư và có lãi để trả nợ ngân hàng. 1.1.4.Quy trình cho vay: Quy trình cho vay được đưa ra với mục đích giúp cho quá trình vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế và phòng ngừa rủi rovà nâng cao chất lượng cho vay. Quy trình cho vay được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán thanh lý hợp đồng tín dụng, được tiến hành theo theo trình tự: Gồm 3 bước lớn Thẩm định trước khi cho vay: Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân tích cho vay. Kiểm tra, giám sát trong khi cho vay: Sau khi hợp đồng cho vay đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng như đã thoả thuận. Kèm theo việc cấp vốn vay, ngân hàng kiểm soát khách hàng: sử dụng tiền vay có đúng mục đích, đúng tiến độ hay không, quá trình sản xuất kinh doanh có những thay đổi bất lợi gì, có dấu hiệu lừa đảo hay làm ăn thua lỗ không…Quá trình trong bước này cũng giúp ngân hàng thu thập được thêm các thông tin về khách hàng. Kiểm tra, giám sát, tổ chức thu hồi nợ sau khi cho vay: Quan hệ vay mượn kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết gốc và lãi. Ngân hàng thực hiện việc thanh lý hợp đồng tín dụng, giải toả tài sản đảm bảo. Ngoài các khoản vay đảm bảo hoàn trả đầy đủ và đúng hạn là các khoản vay an toàn thì còn có trường hợp các khoản vay đã không hoàn trả hoặc không hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. Ngân hàng đưa ra quyết định mới: gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm; có thể ngân hàng thực hiện phong toả và bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi… 1.1.4.1.Thẩm định trước khi cho vay: Gồm 13 bước nhỏ Bước 1: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và hồ sơ vay vốn: Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng đăng ký những thông tin về khách hàng các điều kiện vay vốn và tư vấn việc thiết lập hồ sơ vay. Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: Cán bộ tín dụng kiểm tra các điều kiện vay, bộ hồ sơ vay, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay Bước 2: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay: Trong bước này, cán bộ tín dụng kiểm tra lại hồ sơ cũng như mục đích vay mà khách hàng ghi trong hồ sơ xin vay. Bước 3: Điều tra, thu thập thông, tổng hợp thông tin về khách hàng và phương án sản xuất kinh doanh: Về khách hàng vay vốn: Cán bộ tín dụng đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thông tin về: Ban lãnh đạo của khách hàng vay vốn Tình hình nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đánh giá tài sản đảm bảo Về phương án sản xuất kinh doanh: Tìm hiểu giá cả, tình hình cung cầu trên thị trường đối với sản phẩm của phương án sản xuất kinh doanh. Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thị sản phẩm tương tự của phương án sản xuất kinh doanh. để đánh giá tình hình đầu ra, đầu vào. Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp. Tìm hiểu qua báo cáo tài chính của doanh nghiệp Bước 4: Kiểm tra, xác minh thông tin: Thông qua: Hồ sơ vay vốn trước đây của khách hàng: Thông quá các hồ sơ vay vốn mà khách hàng đã thực hiện tại Ngân hàng công thương Việt Nam ( Có thể là trong cùng chi nhánh hoặc ở những chi nhánh khác nhau trong hệ thống ). Thông qua trung tâm thông tin tín dụng. Các bạn hàng, đối tác làm ăn, bao gồm các nhà cung cấp vật liệu thiết bị cho khách hàng. Các ngân hàng mà khách hiện vay vốn và trước đó đã vay vốn: Mối quan hệ làm ăn trước đây của khách hàng sẽ có quan hệ vay vốn với Ngân hàng công thương Việt nam là rất quan trọng và được phân tích kỹ lưỡng. Bước 5: Phân tích ngành: Các doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp từ những điều kiện của ngành mà doanh nghiệp nằm trong. Một sự sa sút đột ngột của ngành có thể làm thay đổi những tính toán ban đầu, từ đó có thể dẫn đến giảm hoặc mất khả năng trả nợ của khách hàng. Nghiên cứu, phân tích ngành như phân tích chu kỳ kinh tế của ngành, lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp trong ngành kinh tế đó, phân tích các rủi ro đặc thù của từng ngành… Bước 6: Phân tích, thẩm định khách hàng: Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách và năng lực pháp lý, năng lực điều hành, năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức bố trí lao động trong doanh nghiệp. Phân tích đánh giá khả năng tài chính của khách hàng. Phân tích tình hình quan hệ với ngân hàng. Bước 7: Dự kiến lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay được phê d
Luận văn liên quan