Chuyên đề Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh muối ở tổng công ty muối Việt Nam

“ Hiệu quả” là một thuật ngữ rất hay được dùng để đánh giá một công việc, một vấn đề nào đó. Khi nói đến hiệu quả người ta thường gắn với tính khả thi, sự thành công mà công việc sẽ đạt được. Vậy hiệu quả kinh doanh gắn với cả một quá trình kinh doanh sẽ phải được định nghĩa như thế nào cho xác đáng nhất? Hiệu quả kinh tế đó chính là khả năng tận dụng tối ưu các nguồn lực khan hiếm. Với mỗi một doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh có nghĩa là doanh nghiệp đã kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như máy móc, trang thiết bị, con người, nguồn nguyên liệu với các yếu tố đầu ra như công tác Marketing, mẫu mã, bao bì, chất lượng sản phẩm. Như vậy hiệu quả kinh doanh gắn liền với tính năng động nhạy bén của những người lãnh đạo doanh nghiệp. Trong một cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh được đưa lên làm mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp Nhà nước nói riêng. Vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tích cực đưa những thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, bằng mọi cách giảm chi phí giảm giá thành và không ngừng nâng cao chất lượng. Có làm được như vậy thì các doanh nghiệp mới có thể tồn tại, trụ vững trong cơ chế thị trường. Thời kỳ bao cấp qua đi để lại một bức tranh kinh tế ảm đạm. Một thời kỳ làm việc theo kiểu quan liêu bao cấp, các xí nghiệp quốc doanh luôn luôn đạt mức sản lượng vượt kế hoạch. Người ta nói rất nhiều đến hiệu quả, năng suất lao động, năng suất chất lượng đều đạt ở mức rất cao nhưng tất cả số liệu doanh thu, sản lượng đều là “lãi” trên giấy tờ, còn thực chất sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp có hoạt động nhưng không có hiệu quả. Các đơn vị kinh tế quốc doanh chỉ đảm bảo số lượng, chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đặt ra chứ việc đảm bảo chất lượng cải tiến mẫu mã sản phẩm hầu như các xí nghiệp không chú trọng. Bắt đầu từ năm 1986 Nhà nước có chủ trương đổi mới cơ chế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng và nhà nước đã chủ chương đổi mới toàn diện về mọi mặt mở ra một thời kỳ phát triển mới. Riêng với các Doanh nghiệp Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong các thành phần kinh tế, là công cụ vĩ mô của nhà nước thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm hiệu quả xã hội. Do đó ngoài việc cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác để tồn tại các Doanh nghiệp Nhà nước còn phải giữ nhiệm vụ quan trọng đó chính là vai trò chủ đạo. Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường các Doanh nghiệp Nhà nước thường gặp phải những khó khăn trở ngại sau đây, có những Doanh nghiệp đã nhanh chóng bắt kịp với thời cuộc bằng cách cải tiến mẫu mã chất lượng, tăng quy mô sản xuất. Nhưng bên cạnh đó có những Doanh nghiệp hàng sản xuất ra không bán được, công nhân nghỉ việc không lương. Những Doanh nghiệp này vẫn loay hoay chưa tìm được lối ra, họ quá ỷ lại vào kế hoạch, trợ cấp của Nhà nước và đã có những Doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ dẫn đến phá sản. Vì vậy để Doanh nghiệp Nhà nước vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường thì vấn đề hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả là mục tiêu hàng đầu của các Doanh nghiệp, với Tổng Công ty Muối không nằm ngoài quy luật đó. Trong những năm gần đây sản lượng muối hàng năm tăng nhưng hiệu quả vẫn còn thấp. Chính hiệu quả kinh doanh thấp đã hạn chế vai trò chủ đạo của Công ty Muối Việt nam.

docx91 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh muối ở tổng công ty muối Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan