Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty in và văn hóa phẩm

Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, đã có hàng loạt các công ty ra đời để đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt và nhân tố đào thải mạnh mẽ, đã đòi hỏi các doanh nghiệp nhận thức một triết lý rằng nếu muốn tồn tại và phát triển, cần phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, thiết lập lợi thế cạnh tranh vững chắc và hơn hết phải có trong tay một đội ngũ lao động trung thành, làm việc hiệu quả. Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệ. Tuy nhiên việc sử dụng và quản lý người lao động đạt hiệu quả cao trong doanh nghiệp là không đơn giản. Thực tế, sau khi nền kinh tế thị trường chính thức được xác lập ở Việt Nam, các doanh nghiệp đều gặp những khó khăn trong quản lý nhân lực. Mặc dù đã có nhiều biện pháp quản lý và sử dụng nhân lực nhằm phát huy tối đa năng lực của cán bộ, công nhân viên (CNV) nhưng vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phù hợp với đặc điểm lao động. Do đó, việc tìm tòi ứng dụng các biện pháp sao cho tận dụng nguồn nhân lực để mang lại hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ cần thiết. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động nhân lực là vấn đề tiền lương. Tiền lương là giá cả sức lao động, là nguồn sống chủ yếu của người lao động, là một yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Tiền lương được hiểu là thành quả người lao động tạo ra, nếu tiền lương tương xứng với sức lao động bỏ ra hoặc tương đương với tính chất công việc kết thúc thì nó sẽ thúc đẩy người lao động hoàn thành công việc một cách tốt nhất và nhanh nhất, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương là vấn đề không chỉ người lao động và doanh nghiệp quan tâm, mà nó là vấn đề của cả xã hội, không chỉ động viên người lao động tham gia nhiệt tình trong công việc mà còn góp phần tạo đòn bẩy đưa nền kinh tế phát triển. Với mục đích áp dụng các kiến thức đã học trong công tác trả lương cho người lao động và tiến hành phân tích tại một công ty cụ thể, tôi lựa chọn công ty In và Văn hóa phẩm làm đơn vị thực tập và lựa chọn chuyên đề: “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm” làm chuyên đề thực tập cho mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I. Giới thiệu về công ty In và Văn hóa phẩm Chương II. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện công ty công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm.

doc62 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty in và văn hóa phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay, đã có hàng loạt các công ty ra đời để đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng. Kinh doanh trong môi trường cạnh tranh gay gắt và nhân tố đào thải mạnh mẽ, đã đòi hỏi các doanh nghiệp nhận thức một triết lý rằng nếu muốn tồn tại và phát triển, cần phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt kịp thời nhu cầu thị trường, thiết lập lợi thế cạnh tranh vững chắc và hơn hết phải có trong tay một đội ngũ lao động trung thành, làm việc hiệu quả. Trong sản xuất kinh doanh, yếu tố con người luôn giữ vai trò quan trọng hàng đầu, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệ. Tuy nhiên việc sử dụng và quản lý người lao động đạt hiệu quả cao trong doanh nghiệp là không đơn giản. Thực tế, sau khi nền kinh tế thị trường chính thức được xác lập ở Việt Nam, các doanh nghiệp đều gặp những khó khăn trong quản lý nhân lực. Mặc dù đã có nhiều biện pháp quản lý và sử dụng nhân lực nhằm phát huy tối đa năng lực của cán bộ, công nhân viên (CNV) nhưng vẫn bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phù hợp với đặc điểm lao động. Do đó, việc tìm tòi ứng dụng các biện pháp sao cho tận dụng nguồn nhân lực để mang lại hiệu quả cao nhất là nhiệm vụ cần thiết. Một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong hoạt động nhân lực là vấn đề tiền lương. Tiền lương là giá cả sức lao động, là nguồn sống chủ yếu của người lao động, là một yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh. Tiền lương được hiểu là thành quả người lao động tạo ra, nếu tiền lương tương xứng với sức lao động bỏ ra hoặc tương đương với tính chất công việc kết thúc thì nó sẽ thúc đẩy người lao động hoàn thành công việc một cách tốt nhất và nhanh nhất, khuyến khích họ nâng cao năng suất lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền lương là vấn đề không chỉ người lao động và doanh nghiệp quan tâm, mà nó là vấn đề của cả xã hội, không chỉ động viên người lao động tham gia nhiệt tình trong công việc mà còn góp phần tạo đòn bẩy đưa nền kinh tế phát triển. Với mục đích áp dụng các kiến thức đã học trong công tác trả lương cho người lao động và tiến hành phân tích tại một công ty cụ thể, tôi lựa chọn công ty In và Văn hóa phẩm làm đơn vị thực tập và lựa chọn chuyên đề: “ Một số giải pháp hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm” làm chuyên đề thực tập cho mình. Chuyên đề gồm 3 chương: Chương I. Giới thiệu về công ty In và Văn hóa phẩm Chương II. Thực trạng công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện công ty công tác tiền lương tại công ty In và Văn hóa phẩm. Trong quá trình thực tâp và hoàn thành chuyên đề này, tôi xin chân thành cám ơn thầy TS. Trần Việt Lâm – giảng viên khoa Quản trị kinh doanh trường đại học KTQD đã tận tình hướng dẫn và định hướng chuyên đề này. Đồng thời xin gửi lời cám ơn tập thể cán bộ, nhân viên đơn vị thực tập Công ty In và Văn hóa phẩm (Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch) đặc biệt là các phòng Tổ chức tài chính, phòng tài vụ đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập tại đây. Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2009 Sinh viên Phan Thị Lan Oanh Chương I. Giới thiệu khái quát về Công ty In và Văn hóa phẩm (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) Lịch sử hình thành và phát triển Cuối năm 1996, thực hiện chỉ thị 500 TTG – CP của thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước, căn cứ vào thông báo 5864/ ĐMDN của chính phủ ngày 18/11/1996 về việc phê duyệt phương án tổng thể sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ văn hóa thông tin. Bộ văn hóa – thông tin đã đưa ra quyết định số 3839/ TC – QĐ ngày 30/12/1996 về việc thành lập Công ty in và văn hóa phẩm trên cơ sở hợp nhất 3 đơn vị: Công ty văn hóa phẩm Công ty phát triển kỹ thuật in Công ty nhạc cụ Việt Nam Công ty in và văn hóa phẩm là doanh nghiệp Nhà nước, thành viên của tổng Công ty in Việt Nam, hạch toán độc lập, có con dấu, tài khoản ngân hàng. Trụ sở Công ty đóng tại Hà Nội. Công ty có hai trụ sở chính: Cơ sở 1: Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Cơ sở 2: Hào Nam – Phường Ô Chợ Dừa – Đống Đa – Hà Nội Tổng diện tích mặt bằng khoảng 11000 m2. Công ty có số đăng ký kinh doanh 111920, với. Tổng số vốn ban đầu là: 7.378.000.000 đồng. Trong đó: Vốn cố định: 4.662.000.000 đồng. Vốn lưu động: 2.716.000.000 đồng. Năng lực sản xuất ban đầu: In: Trên 5 tỷ trang in công nghiệp/ năm. Nhạc cụ: 6000 chiếc / năm. Hàng thủ công mỹ nghệ :27000 bộ/ năm. Đồ gỗ: 691 sản phẩm / năm Đầu chổi quét sơn và bút vẽ: 1.150.000.000 sản phẩm/ năm. Đồ gỗ xuất khẩu: 500.000 chiếc/ năm. Ngay từ khi mới thành lập Công ty đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh những khó khăn chung của ngành như sự cạnh tranh gay gắt thì một khó khăn riêng của Công ty chính là làm sao có thể nhanh chóng ổn định tổ chức, sản xuất sau khi sáp nhập, đặc biệt là khi bản thân các công ty thành viên trước đây đang nằm trong tình trạng hết sức phức tạp. Trong số ba đơn vị thì chỉ có Công ty Văn hoá phẩm là hoạt động có hiệu quả. Hai đơn vị còn lại đều nợ ngân sách và ngân hàng từ một đến hai tỷ đồng, gần 100 trường hợp không giải quyết được chế độ hưu cũng vì đơn vị không còn tiền nộp bảo hiểm. Tổng số cán bộ, công nhân viên kể cả số chưa có điều kiện giải quyết chính sách tăng lên đến 500. Cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn, manh mún, nhà xưởng lụp xụp. Để ổn định tình hình, việc đầu tiên Đảng uỷ và Ban giám đốc đã sắp xếp lại tổ chức, đào tạo, phân công lại lao động cho phù hợp, đề nghị các cán bộ nêu cao tinh thần trách nhiệm tập thể, chống tư tưởng cục bộ. Tư tưởng chỉ đạo đó được Đảng uỷ và Ban giám đốc gương mẫu thực hiện, tạo điều kiện để Công ty mới hợp nhất ổn định ngay từ đầu. Đồng thời, Công ty xác định mũi nhọn chủ yếu cần đẩy mạnh là khối sản xuất in, tổ chức lại, mở thêm ngành nghề và phát huy vai trò của khối sản xuất nhạc cụ, đào tạo tại chỗ cho những người trái ngành, bố trí công nhân đan xen giữa người giỏi và người yếu để kèm cặp giúp đỡ lẫn nhau. Công ty cũng tiến hành soạn thảo và ban hành điều lệ hoạt động, qui định về quản lý tài chính, vật tư theo nhóm sản phẩm, qui định về trách nhiệm bảo đảm an toàn cho tài sản của Công ty không bị thất thoát. Nhưng trước những biến động của thị trường, năm 2007 công ty đã quyết định ngừng việc sản xuất nhạc cụ và đồ gỗ, tập trung vào bộ phận in. Nhờ những biện pháp đúng và quyết tâm của Đảng uỷ, Ban giám đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên nên chỉ sau một thời gian ngắn, Công ty đã đi vào ổn định, mặt hàng từng bước được mở rộng, người lao động có thu nhập khá. Chỉ sau ba năm, Công ty đã trả xong cho ngân hàng và ngân sách số nợ cũ, vốn cố định của Công ty tăng lên gấp rưỡi còn vốn lưu động tăng lên gấp nhiều lần, tín nhiệm của Công ty ngày càng cao. Đội ngũ cán bộ được quan tâm đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và có đủ năng lực hoàn thành mọi nhiệm vụ của Công ty giao trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cùng với sự đi lên, Công ty In và Văn hóa phẩm đã không ngừng hoàn thiện mình để có chỗ đứng trong nền kinh tế thị trường. Với mục tiêu cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên, đẩy mạnh sản xuất góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội. Với chất lượng hàng hóa luôn được nâng cao, cải tiến mẫu mã sản phẩm, cố gắng chiễm lĩnh thị trường nội địa, nâng cao xuất khẩu. Liện tục đổi mới và củng cố tổ chức theo hướng gọn nhẹ mà công tác quản lý đạt hiệu quả cao, phù hợp với tính năng động của cơ chế thị trường. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, chú trọng tài năng và phẩm chất của người cán bộ, khẩn trương xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực để thực hiện nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn mới. Do có những thành tích to lớn như vậy, Công ty đã được Chính phủ và Bộ VH- TT (nay là Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch) tặng cờ thi đua xuất sắc nhiều năm liền, bản thân Giám đốc Trần Văn Cường được công nhận là giám đốc doanh nghiệp giỏi của thành phố Hà Nội. Chức năng, nhiệm vụ Căn cứ vào quyết định 3839 TC – QĐ của Bộ Văn hóa thông tin. Công ty In và Văn hóa phẩm có các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Chức năng: Một trong các chức năng chính của Công ty là sử dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, thiết bị, vốn) một cách có hiệu quả để sản xuất ra các ấn phẩm, văn hóa phẩm và các mặt hàng thủ công nghiệp cung cấp cho thị trường trong nước và nước ngoài. Chức năng nhân sự: Bao gồm các công tác tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, định mức lao động. Chức năng kỹ thuật: Bao gồm các hoạt động về cơ điện và kỹ thuật công nghệ của công ty. Chức năng hạch toán: Bao gồm hạch toán kế toán và hạch toán thống kê. Chức năng kiểm tra: Kiểm tra kỹ thuật và chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và sau sản xuất. Chức năng thương mại: Tìm nguồn khai thác vật tư kỹ thuật, tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Nhiệm vụ: In và gia công các ấn phẩm như sách, báo, giấy tờ quản lý, nhãn hàng, bao bì… trên giấy và trên các vật liệu khác. + Các loại sách: sách giáo khoa, giáo trình, truyện ngắn, truyện Kim Đồng, từ điển, ... + Các loại tạp chí, đặc san, báo: Tạp chí Sinh viên, Tạp chí Thuỷ sản, Tạp chí Vì trẻ thơ, Tạp chí Sân khấu điện ảnh, Đặc san Văn hoá, Báo Văn hoá, Báo Hải Phòng... + Các loại ấn phẩm khác: như tranh ảnh, bưu thiếp, nhãn màu cho các sản phẩm rượu, bia, dầu ăn, bánh kẹo, xà phòng, các tờ gấp quảng cáo, tuyên truyền; các loại giấy tờ trong đơn vị sản xuất kinh doanh như Hợp đồng, đơn xin vay, khế ước... Kinh doanh các loại vật tư và thiết bị dùng trong in. Nghiên cứu và ứng dụng, chuyển giao công nghệ in. Kinh doanh mặt hàng văn hóa phẩm khác theo quy định của pháp luật. Để hoàn thành tốt các chức năng và nhiệm vụ đó, Công ty đã có một cơ cấu tổ chức bộ máy tương đối phù hợp. Công ty In và Văn hóa phẩm dược tổ chức theo cơ chế: Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, công đoàn tham gia quản lý. Và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của Công ty In và văn hóa phẩm là cơ cấu trực tuyến – chức năng. Trong cơ cấu này người lãnh đạo của doanh nghiệp được sự giúp đỡ của lãnh đạo chức năng để ra quyết định chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quyết định nhưng vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Trong cơ cấu này ta thấy người lãnh đạo (giám đốc) trong cơ quan sử dụng bộ phận tham mưu giúp việc của công đoàn trong việc ra các quyết định. Nhưng trong cơ cấu này có điểm khác là giám đốc trong cơ quan ra quyết định trên sự tham gia của cả Đảng Ủy trong Công ty. Đặc điểm của công ty trong sản xuất kinh doanh 3.1. Cơ cấu tổ chức Là một DNNN, công ty được tổ chức theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Chính quyền điều hành, Công đoàn tham gia quản lý. Mặt khác, ngoài chức năng chính là sản xuất kinh doanh thì công ty còn có các chức năng khác như : nhân sự, kỹ thuật, hạch toán, thương mại, kiểm tra...Các chức năng này sẽ được các phòng ban khác nhau đảm nhận. Để làm tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, cơ quan đã có một cơ cấu bộ máy tổ chức tương đối phù hợp. Công ty In và Văn hoá phẩm được tổ chức theo cơ chế : Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành, công đoàn tham gia quản lý. Và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp của công ty In và Văn hoá phẩm là cơ cấu trực tuyến - chức năng. Trong cơ cấu này người lãnh đạo của doanh nghiệp được sự giúp đỡ của lãnh đạo chức năng để ra quyết định chức năng để chuẩn bị các quyết định, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quyết định nhưng vẫn chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Trong cơ cấu này ta thấy người lãnh đạo ( giám đốc ) trong cơ quan sử dụng bộ phận tham mưu giúp việc của công đoàn trong việc ra các quyết định. Nhưng trong cơ cấu này có điểm khác là giám đốc trong cơ quan ra quyết định dựa trên sự tham gia của Đảng uỷ trong công ty. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT – KINH DOANH CỦA CÔNG TY (Trích tài liệu phòng tổ chức hành chính) Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Trong sơ đồ trên, các phòng ban được chỉ định quyền hạn và nhiệm vụ riêng của mình như sau: Giám đốc: Do Bộ văn hóa thông tin bổ nhiệm có quyền hạn theo qui định của Nhà nước, điều hành Công ty theo chế độ một thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước lãnh đạo cấp trên và cán bộ công nhân viên trong công ty. Phó giám đốc kỹ thuật: giúp việc cho giám đốc về mặt kỹ thuật dây chuyền công nghệ. ( ban giám đốc ) Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc về mặt kinh doanh của Công ty. ( ban giám đốc ) Phòng tổ chức hành chính: Số lượng nhân viên: khoảng 40-42 ngưới Nhiệm vụ: + Đào tạo, tuyển mộ, bố trí lao động, lưu trữ hồ sơ sa thải. +Công tác lao động, các chế độ chính sách về lao động. +Công tác tiền lương. +Công tác thi đua khen thưởng. +Xây dựng các điều lệ, hoạt động thực hiện bàn giao, tiếp nhận các nhiệm vụ quản lý. Phòng kế hoạch vật tư: Số lượng nhân viên: 10-15 người Nhiệm vụ: +Quản lý và cung cấp vật tư cho các phân xưởng. +Tham mưu cho giám đốc về việc mua sắm, sử dụng, bảo quản và quyết toán vật tư kỹ thuật theo số liệu của phòng kỹ thuật – thi công. +Phân chia giá trị sản lượng nếu có nhiều đơn vị phối hợp. Phòng kỹ thuật: Số lượng nhân viên: 12-15 người Nhiệm vụ: +Quản lý, vận hành và sửa chữa kỹ thuật +Nghiên cứu hướng triển khai sản xuất mặt hàng mới bao gồm: in, chếbản +Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật các nguyên liệu, vật tư. +Quản lý các thiết bị theo quy phạm của Nhà nước (Điện, áp lực). +Quản lý các thiết bị máy mới của toàn dây chuyền sản xuất thông qua lập kế hoạch tu sửa, theo dõi tổng hợp, thực hiện lịch tu sửa của công ty. +Đầu tư và tổ chức lắp đặt thiết bị mới. +Ban hành và tham gia quản lý việc thực hiện quy trình công nghệ của toàn bộ dây chuyền sản xuất. Phòng xuất – nhập khẩu có nhiệm vụ: Số lượng nhân viên: 20-12 người người Nhiệm vụ: +Chịu sự điều hành trực tiếp của phó giám đốc phụ trách kinh doanh. +Nghiên cứu và phát triển thị trường. +Điều hành, theo dõi và kiểm tra việc xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty. +Ngoài ra, thực hiện thêm công tác tiêu thụ sản phẩm và Marketing. +Phối hợp mật thiếu với các phòng khác để lên kế hoạch sản xuất phù hợp với cầu thị trường. Phòng điều hành sản xuất: Số lượng: 10 – 12 nhân viên. Nhiệm vụ: +Điều hành các công việc về sản xuất như lệnh sản xuất, phiếu lĩnh vật tư, tiến độ làm việc cho các phân xưởng sản xuất. +Kiểm tra, xác định chất lượng của bản in đúng tiêu chuẩn. +Xác nhân chất lượng sản phẩm của các phân xưởng. Phân xưởng in: Số lượng: 190-199 người Nhiệm vụ: đảm bảo in đúng tờ, đúng mẫu, không nhăn, không đạt mực (theo phiếu của phòng sản xuất). Phân xưởng sách: Số lượng: 165 – 170 người Nhiệm vụ: +Kiểm tra tờ in đúng yêu cầu chất lượng (ảnh đạt 80% - 90% so với mẫu), đúng kích thước qui ước, đúng mẫu theo tờ ký bông, đúng tay kê, đủ số lượng, bắt lồng đúng số trang, tài liệu theo yêu cầu của phân xưởng, vào bìa, xén đóng gói. +Nhập kho và giao hàng. 3.2. Khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, sản phẩm Khách hàng Công ty In và Văn hoá phẩm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực in sách báo, tạp chí, công ty đã tạo ra vị thế, uy tín trong lĩnh vực này. Ngay từ đầu, Công ty đã nhận được nhiều hợp đồng từ phía các đối tác và đã có nhiều đối tác trở thành khách hàng trung thành của công ty: +Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương. +Ban tổ chức trung Ương- bản tin +Ban tổ chức Trung Ương Đảng- TCXD Đảng +Các báo và tạp chí: báo diễn đàn Doanh nghiệp, Báo giáo dục và thời đại, Báo thể thao Việt Nam, Báo đầu tư, Tạp chí văn hóa Doanh nhân, Tạp chí văn hóa nghệ thuật…..và còn nhiều các báo và tạp chí đã tin tưởng đặt hàng với công ty trong suốt thời gian qua. +Các nhà xuất bản: NXB Kim Đồng, NXB Giáo dục tại Hà Nội, NXB Chính trị quốc gia sự thật, NXB Giáo dục tại TP Đà Nẵng, NXB Khoa học kỹ thuật, NXB Thanh Niên, NXB Văn hóa thông tin, NXB Thống kê.... Và rẩt nhiều NXB khác đã trở thành khách hàng thường xuyên của công ty. +Nhà sách: Nhà sách Minh Đức, nhà sách Minh Trí- Phạm Ngọc Tới, Nhà sách Dương Nguyệt – Phạm Ngọc Tới…… +Công ty: Công ty cổ phần sách Giáo dục tại Hà Nội, công ty TNHH bao bì Việt Hưng, công ty quảng cáo dolphin, công ty quảng cáo ánh sáng mặt trời, công ty TNHH Truyền thông QC và TM…..Ngoài việc đặt hàng các ấn phẩm báo chí, tập san của riêng công ty thì đăng kí hợp đồng sản phẩm như bao bì phục vụ cho quá trình đóng gói sản phẩm cũng được các công ty đặt hàng thường xuyên Thị trường: Công ty in và văn hóa phẩm là công ty trung gian sản xuất giữa các công ty, nhà xuất bản, các báo….với người tiêu dùng nên thị trường của công ty chủ yếu là trong nước, đặc biệt là khu vực Hà Nội và các vùng lân cận Hà Nội. Ngoài việc nhận in sách báo, tạp chí cho các công ty khác, Công ty cũng có những ấn phẩm sách báo, tập san riêng và sản phẩm được tiêu thụ khắp mọi nơi. Là công ty in thuộc Bộ văn hóa thông tin, có uy tín trong lĩnh vực in sách báo, tạp chí trong nhiều năm, nên ngoài thị trường trong nước, công ty cũng được nhiều đối tác ở nước ngoài đặt hàng các ấn phẩm sách báo, tạp chí. Đối thủ cạnh tranh Thị trường các ấn phẩm sách báo ở Việt Nam ngày càng phát triến trong những năm gần đây, đặc biệt là khu vực thành phố Hà Nội. Chính vì vậy đã có khá nhiều công ty in mới được thiết lập bên cạnh những công ty đang hoạt động hiện nay. Thị trường ngành in cạnh tranh khá gay gắt. Trong hoàn cảnh hiện nay, công ty In và Văn hóa phẩm không tránh khỏi việc cạnh tranh của các đối thủ. Đối thủ hiện nay là các công ty in trong khu vực Hà Nội như: Công ty in Tiến Bộ, Công ty in Thống Nhất, Công ty in Hàng không… và các xí nghiệp in trong khu vực và các vùng lân cận Hà Nội. Để nâng cao được uy tín, số lượng hợp đồng in, nâng cao vị thế của công ty trong bối cảnh cạnh tranh ngành diễn ra khá gay gắt như hiện nay, công ty cần có những biện pháp đảm bảo chất lượng in như: đủ, đúng về số lượng và chất lượng như trong đúng hợp đồng. Nhà cung ứng Các sản phẩm in ấn của công ty cần rất nhiều các loại nguyên vật liệu khác nhau, trong đó một số các loại nguyên vật liệu chính như: mực photo, giấy opset, giấy cacbon, ống đồng, băng dính, cồn….v..v Do vậy, việc tìm kiếm nhà cung ứng tốt cũng như thiết lập mối quan hệ bạn hàng lâu dài với họ là một trong những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh. Trong suốt quá trình thành lập đến nay, công ty đã thiết lập quan hệ với nhiều nhà cung ứng và trở thành khách hàng uy tín. Một số các nhà cung ứng lớn như: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp An Thái (CT ANTHAI), công ty TNHH 19/5, công ty CP EPIC Việt Nam, công ty CP tư vấn xây dựng và thương mại DKSH…. Công ty In và văn hóa phẩm là công ty có uy tín, luôn nhận được các hợp đồng lớn từ phía các nhà xuất bản, nhà sách, các tổ chức công ty. Do vậy, công ty luôn đảm bảo lượng hợp đồng thường xuyên và có giá trị lớn đem lại nguồn doanh thu lớn với các nhà cung ứng. Chính vì vậy, trong suốt nhiều năm qua, các nhà cung ứng cũng đáp ứng các đơn đặt hàng của công ty đúng thời gian, số lượng cũng như chất lượng. Sản phẩm Sản phẩm in ấn vốn không phải là một sản phẩm đặc biệt, tuy nhiên vấn đề bảo vệ môi trường từ công nghệ in ấn lại là vấn đề quan tâm của các nhà quản lý. Do vậy đây có thể coi là một đặc điểm của sản phẩm in. Công ty In & Văn hóa phẩm được xây dựng trên diện tích 7.167 m2 với hệ thống cấp điện, cấp nước và thoát nước được thiết kế và xây dựng phù hợp qui hoạch chung của thành phố cũng như bảo vệ môi trường cảnh quan xung quanh. +Khí thải: hoạt động sản xuất của công ty hầu như không phát sinh khí thải tập trung. Một lượng nhỏ khí thải phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển (xe nâng, ôtô), hơi mực in, hóa chất. +Nước thải: Nước thải từ công ty chủ yếu phát sinh từ các khu vệ sinh/sinh hoạt của cán bộ nhân viên hoặc từ nhà bếp, một phần nhỏ phát sinh từ khâu rửa bản và hiện bản. +Phát sinh chất thải: chất thải rắn chủ yếu sinh ra từ các sản phẩm loại bỏ và bao bì không thẻ tái sử dụng và rác thải từ kh
Luận văn liên quan