Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy

Trong nền kinh tế thị trường, để có thể cạnh tranh được các Công ty phải tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt trong ngành xây dựng thì chất lượng của các công trình càng được chú trọng hơn. Chất lượng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, người lao động trong đó lao động là một trong những yếu tố quyết định. Tuy ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ, nhiều máy móc thiết bị tiên tiến đã ra đời thay thế cho lao động thủ công, nhưng máy móc không thể thay thế hoàn toàn cho con người được. Chúng chỉ có thể hoạt động được khi có sự điều khiển của con người. Có thể nói vai trò của người lao động trong doanh nghiệp rất quan trọng, muốn phát triển doanh nghiệp phải có những chính sách để thu hút, duy trì, quản lý và phát triển nguồn lực của mình. Khi một doanh nghiệp đang ở thời kỳ hưng thịnh thì vấn đề này có rất nhiều tiền đề để thực hiện như là về tài chính, sự quan tâm của lãnh đạo công ty nhưng ngược lại nếu công ty đang trong điều kiện khó khăn liệu họ có quan tâm đến vấn đề này hay không và làm thế nào để với nguồn tài chính có hạn có thể tạo hiệu quả cao nhất trong việc tạo động lực cho người lao động. Vì lí do đó, trong thời gian 15 tuần thực tập tại CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy, với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại Công ty và cô giáo Th.s Phạm Hồng Hải em đã tìm hiểu rõ hơn vấn đề này và quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy” để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Bố cục của chuyên đề được chia thành ba chương: Chương 1. Tổng quan về CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Chương 2. Thực trạng về công tác tạo động lực lao động tại CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực lao động tại CTCP xây dựng và nạo vét công trình thủy

doc65 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCP Công ty cổ phần DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước KT Kỹ thuật TK Thiết kế NC Nhân chính TC Tổ chức ĐH Đại học LĐ Lao động LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, để có thể cạnh tranh được các Công ty phải tìm mọi cách giảm chi phí đầu vào đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đặc biệt trong ngành xây dựng thì chất lượng của các công trình càng được chú trọng hơn. Chất lượng công trình phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công nghệ, người lao động… trong đó lao động là một trong những yếu tố quyết định. Tuy ngày nay khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh mẽ, nhiều máy móc thiết bị tiên tiến đã ra đời thay thế cho lao động thủ công, nhưng máy móc không thể thay thế hoàn toàn cho con người được. Chúng chỉ có thể hoạt động được khi có sự điều khiển của con người. Có thể nói vai trò của người lao động trong doanh nghiệp rất quan trọng, muốn phát triển doanh nghiệp phải có những chính sách để thu hút, duy trì, quản lý và phát triển nguồn lực của mình. Khi một doanh nghiệp đang ở thời kỳ hưng thịnh thì vấn đề này có rất nhiều tiền đề để thực hiện như là về tài chính, sự quan tâm của lãnh đạo công ty… nhưng ngược lại nếu công ty đang trong điều kiện khó khăn liệu họ có quan tâm đến vấn đề này hay không và làm thế nào để với nguồn tài chính có hạn có thể tạo hiệu quả cao nhất trong việc tạo động lực cho người lao động. Vì lí do đó, trong thời gian 15 tuần thực tập tại CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy, với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại Công ty và cô giáo Th.s Phạm Hồng Hải em đã tìm hiểu rõ hơn vấn đề này và quyết định lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực lao động tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy” để làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của mình. Bố cục của chuyên đề được chia thành ba chương: Chương 1. Tổng quan về CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Chương 2. Thực trạng về công tác tạo động lực lao động tại CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực lao động tại CTCP xây dựng và nạo vét công trình thủy Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị tại CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy đã giúp đỡ rất nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại quý Công ty và cô giáo Th.s Phạm Hồng Hải người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này. Với khả năng nhận thức còn hạn chế, chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chương 1. Tổng quan về CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Quá trình hình thành và phát triển của CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Giới thiệu chung CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy là doanh nghiệp hạch toán độc lập theo luật Doanh nghiệp, trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Vinashin - Tập đoàn Công nghiệp Tàu thuỷ Việt Nam, được thành lập vào tháng 11.2006. Qua quá trình phát triển hiện nay doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trên các lĩnh vực như: xây dựng và nạo vét gồm tạo luồng và san lấp mặt bằng, tư vấn, thiết kế công trình, vận tải biển… Sự phát triển của Công ty đến nay Năm 2006, CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy được thành lập với số vốn điều lệ 10.000.000.000 đồng. Thời kỳ 2007-2008 là giai đoạn phát triển nhất của Công ty từ khi thành lập đến nay. Công ty đã tham gia thi công nhiều công trình lớn và trọng điểm như xây dựng nhà máy đóng tàu Diêm Điền, cảng khách Hòn Gai… Trong giai đoạn này Công ty đã đầu tư những trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực xây dựng và nạo vét công trình biển và vận tải biển. Sang năm 2009, sự khủng hoảng của toàn bộ tập đoàn kéo theo những khó khăn đến với Công ty như thiếu vốn để tiếp tục thi công các công trình còn dở dang, các công trình thi công đình trệ, không có việc cho công nhân, nợ lương nhân viên nên một số lượng khá lớn những nhân viên có tay nghề cao đã xin nghỉ việc. Trước những khó khăn của Công ty nói chung và tập đoàn nói riêng, năm 2010 Chính phủ đã tiến hành tái cơ cấu lại toàn bộ tập đoàn Vinashin. Đến nay, qua quá trình tái cơ cấu, Công ty đã có những bước chuyển biến mới như kí kết các hợp đồng giải quyết việc làm cho người lao động, trả nợ lương cho người lao động… Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Công ty Đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thuỷ (VICD) được hình thành với nền tảng là các cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm được đào tạo từ những trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước như: Đại học kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Xây dựng, Học viện Hàng hải quốc gia Moscow - Cộng hoà Liên Bang Nga… Đội ngũ cán bộ trong công ty là các kỹ sư, kiến trúc sư, cử nhân chuyên nghành được đào tạo chính quy, có trình độ chuyên môn cao và có phong cách làm việc chuyên nghiệp. Là một công ty xây dựng, VICD đang sở hữu những thiết bị phương tiện thi công hiện đại hàng đầu Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình thuỷ như: Đoàn tàu hút xén thổi 1500m3/h Vicco-01; Tàu đẩy Vicco-02; Sà lan mặt boong công trình biển VICCO-11… Ra đời với tham vọng tạo ra sản phẩm là những công trình xây dựng bền, đẹp và hiệu quả trong khai thác, sử dụng, VICD luôn hướng tới khách hàng với phương châm “Hình thức quảng cáo tốt nhất là quảng cáo sau khi giao sản phẩm”. Để làm tốt việc đó, VICD đang tiến hành xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO–9001:2000 và sẽ triển khai áp dụng đồng loạt toàn công ty vào tháng 08 năm 2008. Công ty ra đời với sứ mệnh tạo ra sản phẩm là những công trình xây dựng bền, đẹp, có hiệu quả trong khai thác và sử dụng. Đồng thời Công ty cũng có nhiệm vụ thực hiện các công trình do Tổng công ty phân công. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu Các hoạt động kinh doanh của Công ty gồm có: Thiết kế tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất: đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; Khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn; Tư vấn lập và quản lý dự án xây dựng; thẩm định các dự án đầu tư xây dựng (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình); Kiểm định chất lượng công trình xây dựng; Xây dựng công trình cảng, đường thuỷ, công trình cầu, đường bộ, công trình thuỷ lợi, công trình công nghiệp và dân dụng, công trình hạ tầng, công trình cấp thoát nước; Xây dựng công trình điện, trạm điện có điện áp đến 35kv; Thi công nạo vét và san lấp mặt bằng; Thi công lắp đặt công trình âm thanh, ánh sáng, thông gió; Sản xuất vật liệu xây dựng và cấu kiện bê tông đúc sẵn; Sản xuất và buôn bán các sản phẩm nội, ngoại thất; Đầu tư khai thác và kinh doanh cảng biển, cảng nội địa, kho, bến bãi; Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị tổng hợp phục vụ cho nghành giao thông, thủy lợi, xây dựng công nghiệp và dân dụng; Xây dựng cơ sở hạ tầng các cụm, khu công nghiệp; Sản xuất, lắp ráp, mua bán, lắp đặt,bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học, cơ khí; Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị và trung tâm đa chức năng Thiết kế công trình công nghiệp, công trình dân dụng, kết cấu công trình đường thuỷ. Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, hạ tầng Lĩnh vực chuyên môn giám sát: xây dựng và hoàn thiện Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh Tuy nhiên trong thực tế công ty chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực: xây dựng, nạo vét( gồm tạo luồng và san lấp mặt bằng) và tư vấn, thiết kế công trình. Công nghệ sản xuất Công ty đầu tư những trang thiết bị hiện đại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nạo vét, xây dựng công trình và vận tải biển. Như: tầu hút xén thổi VICCO – 01, tầu đẩy VICCO – 02, tầu đẩy VICCO – 06, sà lan cầu nổi VICCO – 03, sà lan VICCO – 11, cẩu bánh xích 50T, cẩu bánh lốp 50T, máy xúc đào bánh xích PC 200 – 3, máy xúc lật WA - 100.1… Hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty Các công trình do Công ty thực hiện phần lớn là do sự phân công của Tập đoàn, một phần nhỏ là do Công ty tự tham gia đấu thầu. Quy trình đấu thầu một dự án của Công ty được thực hiện thông qua sơ đồ 01. Quy trình đấu thầu một công trình được thực hiện qua 3 giai đoạn, trong đó quan trọng nhất là giai đoạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu. Ở giai đoạn này Công ty cần chuẩn bị kỹ các hồ sơ, tài liệu liên quan đến công trình đang đấu thầu, đồng thời xem xét khả năng nguồn lực của Công ty có thể thực hiện được công trình này hay không, nếu không đủ nguồn lực Công ty sẽ kêu gọi đầu tư từ Công ty mẹ. Sơ đồ 01: Trình tự đấu thầu của công ty Giai đoạn sơ tuyển Giai đoạn chuẩn bị và nộp hồ sơ dự thầu - Đánh giá hồ sơ dự thầu - Công bố trúng thầuvà nộp bảo lãnh hợp đồng - Ký hợp đồng giao thầu - Soạn thảo tài liệu đấu thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu - Các ứng thầu thăm công trường - Sửa bổ sung tài liệu đấu thầu - Nộp hồ sơ dự thầu và bảo lãnh dự thầu Mở và đánh giá đơn thầu - Nộp hồ sơ pháp nhân của Công ty - Mua hồ sơ mời thầu Nguồn: phòng kế hoạch dự án 2. Đánh giá các kết quả hoạt động Đặc điểm về nhân lực Hoạt động quản trị nhân lực trong công ty ngày càng được hoàn thiện hơn cùng với quá trình ra đời và phát triển của công ty. Công ty với khó khăn chung của tập đoàn, bộ phận quản trị nhân lực của công ty đã có những quyết định kịp thời để giảm bớt khó khăn cho công ty, như: cải tổ lại bộ máy làm việc quá cồng kềnh, giảm biên chế một số nhân viên làm việc không hiệu quả… Cơ cấu lao động Lao động trong công ty gồm có: nhân viên văn phòng, kỹ sư công trường, thuyền viên và công nhân; trong đó công nhân là lao động mang tính thời vụ nên số lượng phụ thuộc vào số lượng công trình của công ty thi công, nhưng số lượng công nhân thường dao động từ 100 đến 400. Năm 2006, công ty thành lập với 172 lao động, sang năm 2007 và 2008 số lượng lao động của công ty tăng nhanh chóng khoảng hơn 500 lao động, tăng khoảng 190% so với năm 2006. Đến năm 2009 công ty tiến hành giảm biên chế và một số lao động chuyển sang công ty khác nên số lao động trong công ty giảm xuống còn 288 lao động. Bảng 01. Cơ cấu lao động của công ty từ năm 2006 đến năm 2009 Đơn vị: lao động Năm 2006 2007 2008 2009 Nhân viên văn phòng 20 35 32 25 Kỹ sư công trường 10 20 20 18 Thuyền viên 37 60 58 45 Công nhân 105 400 400 200 Tổng 172 515 510 288 Nguồn: phòng nhân chính Công tác tuyển dụng Quá trình tuyển dụng của công ty diễn ra một cách thường xuyên theo nhu cầu về nhân lực của công ty, thông qua đó công ty có thể lựa chọn một số người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, sức khỏe và phẩm chất vào những vị trí nhất định và đảm nhận công việc cụ thể trong công ty nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Quy trình tuyển dụng trong Công ty được thực hiện theo sơ đồ 02, gồm có 11 bước. Vào quý I hàng năm, mỗi bộ phận trong Công ty căn cứ vào định hướng phát triển của Công ty trong năm tới và yêu cầu thực tế tại bộ phận để lập kế hoạch về nhân sự cho đơn vị của mình và gửi lên phòng nhân sự muộn nhất vào ngày 01/03 hàng năm hoặc ngay sau khi xuất hiện nhu cầu nhân sự đột xuất. Sau đó bộ phận nhân sự sẽ xem xét, cân đối nhu cầu nhân sự của các đơn vị trong toàn Công ty, nếu nhu cầu về nhân sự là hợp lý thì bộ phận nhân sự sẽ tổng hợp nhu cầu và trình Ban Giám đốc để phê duyệt nhu cầu nhân sự, trong trường hợp bộ phận nhân sự thấy nhu cầu về nhân sự của đơn vị là chưa cần thiết hoặc không hợp lý, bộ phận nhân sự sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng để xác định lại nhu cầu của đơn vị. Sau khi Ban Giám đốc phê duyệt kế hoạch, bộ phận nhân sự sẽ ra thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ, sơ tuyển. Tiếp đó ban giám đốc phối hợp với trưởng các đơn vị có nhu cầu và bộ phận nhân sự tiến hành phỏng vấn. Sau khi kết thúc phỏng vấn, phụ trách nhân sự tổng hợp kết quả và trao đổi cùng các thành viên tham gia phỏng vấn để thống nhất phương án đề xuất nhân sự mới trình Ban Giám đốc phê duyệt.Khi ứng viên đã qua quá trình phỏng vấn nếu đạt yêu cầu sẽ bước vào thời gian thử việc, tùy vào vị trí công việc thời gian này dao động từ 30 đến 60 ngày. Đối với các trường hợp đối tượng tuyển dụng là những có kinh nghiệm cao, sau khi phỏng vấn xét thấy có đủ năng lực để đảm nhiệm công việc được giao phó, công ty có thể ký ngay hợp đồng lao động chính thức hoặc sẽ có quy định về thời gian thử việc phù hợp. Sơ đồ 02. Lưu đồ quá trình tuyển dụng Trách nhiệm Nội dung và trình tự thực hiện Đơn vị có nhu cầu XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỀ NHÂN SỰ Bộ phận nhân sự TỔNG HỢP NHU CẦU VÀ LẬP KẾ HOẠCH TUYỂN DỤNG Giám đốc Công ty CHẤP THUẬN CHƯA CẦN THIẾT CẦN BỔ SUNG PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH Bộ phận nhân sự KẾT THÚC THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ ỨNG VIÊN Bộ phận nhân sự SƠ TUYỂN HỒ SƠ VÀ TỔNG HỢP DANH SÁCH ỨNG VIÊN PHỎNG VẤN Ban Giám đốc / trưởng đơn vị / bộ phận nhân sự ĐẠT YÊU CẦU KHÔNG ĐẠT TIẾN HÀNH PHỎNG VẤN Ban Giám đốc CÓ CẦN KHÔNG CẦN CÓ CẦN THỬ VIỆC KHÔNG? Bộ phận nhân sự / trưởng các đơn vị TIẾP NHẬN, BỐ TRÍ THỬ VIỆC VÀ HƯỚNG DẪN CÔNG VIỆC Giám đốc / trưởng các đơn vị chức năng ĐẠT YÊU CẦU KHÔNG ĐẠT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỬ VIỆC Giám đốc Công ty KÝ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CHÍNH THỨC Bộ phận nhân sự LƯU HỒ SƠ NHÂN SỰ VÀ HỒ SƠ CỦA QUÁ TRÌNH TUYỂN DỤNG Nguồn: phòng nhân chính Căn cứ vào tình hình thực hiện công việc của nhân viên thử việc, Ban Giám đốc sẽ đánh giá quá trình làm việc của nhân viên; đồng thời trên cơ sở đánh giá của phụ trách đơn vị chức năng Ban Giám đốc phê duyệt đồng ý hay không đồng ý ký hợp đồng lao động chính thức. Nếu đồng ý nhân viên thử việc sẽ ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn 01 năm. Nếu không đồng ý, bộ phận nhân sự sẽ thông báo cho nhân viên thử việc và lưu hồ sơ. Văn hóa doanh nghiệp Công ty có quy định về việc đeo thẻ và mặc đồng phục của nhân viên khi đến công ty làm việc. Đầu giờ làm việc mỗi buổi nhân viên phải tiến hành quẹt thẻ, nếu ai chưa quẹt có nghĩa là đi muộn. Nếu ai vi phạm vi phạm lần đầu sẽ bị khiển trách, vi phạm lần thứ 2 bị hạ một bậc trong đánh giá thực hiện công việc tuần vi phạm, vi phạm lần thứ 3 bị cảnh cáo toàn Công ty. Từ đó toàn nhân viên trong công ty thực hiện khá nghiêm túc, tạo ra một môi trường làm việc năng động, lịch sự đồng thời chuyên nghiệp hóa công tác quản lý. Đặc điểm về sản xuất Công ty có một phó giám đốc chuyên phụ trách về các hoạt động ở công trường. Vào đầu mỗi năm công ty lên kế hoạch thi công các công trình còn dở dang từ năm trước và dự kiến thực hiện trong năm đó. Từ đó đưa ra kế hoạch về nhân công, nguyên vật liệu… Quan trọng nhất là nhân lực và bộ phận công nhân của công ty là lao động theo thời vụ nên ban quản trị phải dự tính chính xác lượng lao động cần thiết để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo hiệu quả công việc. Đặc điểm về tài chính Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy là đơn vị thành viên của công ty TNHH một thành viên đầu tư và xây dựng Vinashin, trong đó công ty mẹ chiếm 51% vốn điều lệ. Vì vậy công ty khá thụ động về nguồn vốn, hoàn toàn phụ thuộc vào công ty mẹ. Tuy vậy, trong 2 năm 2007 và 2008 công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng 122.4% từ 40.324.000.000đ năm 2006 lên 89.683.000.000đ năm 2007, và tăng 37% từ năm 2007 sang 2008 là 122.890.000.000đ. Sang năm 2009 công ty thực sự khó khăn về tài chính, lợi nhuận sau thuế của công ty là -1.456.000.000đ. Đặc điểm về quản lý tài sản cố định Hiện nay công ty đang sở hữu những thiết bị phương tiện thi công hiện đại hàng đầu Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy như: đoàn tàu hút xén thổi 1.500m3/h Vicco-01,tàu đẩy Vicco-02… Bên cạnh đó, công ty quy định đối với mỗi loại máy móc nhất định sẽ được bảo dưỡng định kỳ (bảng 02). Đối với những thiết bị có công suất lớn và sử dụng thường xuyên như tàu hút, cầu bánh xích, trạm trộn bê tông có thời gian định kỳ bảo dưỡng ngắn, thường là 1 hoặc 2 năm. Bảng 02. Thời gian bảo dưỡng định kỳ của các thiết bị Đơn vị: tháng STT Thiết bị Thời gian bảo dưỡng 1 Tàu hút, đẩy 2 2 Sà lan 3 3 Cẩu bánh xích, bánh lốp 1 4 Máy xúc đào, máy xúc lật 2 5 Máy phát điện, máy hàn 2 6 Trạm trộn bê tông 1 Nguồn: phòng kinh doanh thiết bị Cơ cấu tổ chức của CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Cơ cấu tổ chức của CTCP đầu tư xây dựng và nạo vét công trình thủy Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty được trình bày trong sơ đồ 03. Cơ cấu tổ chức của Công ty gồm có 4 bộ phận chính: hội đồng quản trị, ban giám đốc, các phòng ban và các đơn vị công trường, trong đó Giám đốc trực tiếp chỉ đạo phòng tài chính và phòng thiết kế, các phòng còn lại do phó Giám đốc kinh doanh và nội chính phụ trách, phó Giám đốc sản xuất chịu trách nhiệm khối công trường. Sơ đồ 03. Cơ cấu tổ chức của Công ty Hội đồng quản trị Giám đốc Công trường 1 Công trường 2 Phòng Tài chính Công trường 3 Phòng Nhân chính Phòng Kế hoạch dự án Phòng Kinh doanh thiết bị Phòng Thiết kế Phó Giám đốc Sản xuất Phó Giám đốc Kinh doanh và nội chính Nguồn: phòng nhân chính 3.2. Chức năng của từng bộ phận 3.2.1. Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý của công ty do đại hội đồng cổ đông của công ty bầu ra, với nhiệm kỳ 5 (năm) năm, thay mặt cho Đại hội đồng cổ đông của Công ty giữa hai kỳ Đại hội. Hội đồng Quản trị chịu trách nhiệm tập thể trước Đại hội đồng cổ đông về việc quản lý Công ty theo pháp luật, theo Điều lệ và Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông ban hành. Về cơ cấu: Số lượng các thành viên Hội đồng quản trị là 3 thành viên hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định theo từng nhiệm kỳ Đại hội nhưng không được vượt quá 11 thành viên. Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau: Chấp hành Điều lệ và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông; Xây dựng và đề nghị Đại hội đồng cổ đông quyết định chiến lược phát triển của Công ty. Quyết định giải pháp vốn, phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ. Quyết định phương án đầu tư của công ty, quyết định việc tham gia liên doanh, góp vốn vào các doanh nghiệp, dự án. Quyết định việc chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định việc huy động vốn thêm theo các hình thức khác; Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông; Quyết định hợp đồng mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng sau khi có báo cáo với Công ty mẹ. Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của Công ty, quyết định việc thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước và nước ngoài. Quyết định việc bán cổ phần cho người nước ngoài theo quy định của pháp luật 3.2.2. Ban giám đốc Giám đốc Công ty: Giám đốc là người đại diện của công ty trước pháp luật và chịu trách nhiệm của công ty trước pháp luật. Cụ thể giám đốc công ty có chức năng và nhiệm vụ sau: Quyết định và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty trước Hội đồng quản trị và pháp luật hiện hành. Đề xuất các chiến lược kinh doanh, đầu tư cho Hội đồng quản trị. Tổ chức thực hiện, giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của Công ty Phê duyệt tất cả các quy định áp dụng trong nội bộ Công ty. Thông qua các vấn đề về tiền lương, nhân sự và việc làm. Ban hành và giám sát việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật áp dụng trong Công ty. Quyết định toàn bộ giá cả mua bán hàng hóa vật tư thiết bị. Phê duyệt quyết toán của các đơn vị trực thuộc và duyệt tổng quyết toán của Công ty. Quyết định về việc chuyển nhượng, mua bán, cầm cố các loại tài sản chung của Công ty theo quy định của Nhà nước. Quyết định về việc đề cử Phó Giám đốc, Kế toán trưởng Công ty, bổ nhiệm, bãi miễn Trưởng, Phó phòng Công ty và các chức danh lãnh đạo của các đơn vị trực thuộc. Quyết định về kế hoạch đào tạo cán bộ, cử cán bộ của Công ty đi nước ngoài. Quyết định các biện pháp bảo vệ môi trườ