Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Thăng Long

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ kéo theo tất cả các ngành kinh tế phát triển. Đi tiên phong trong đó là ngành ngân hàng tài chính. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong kết quả đạt được của cả đất nước. Vì vậy hiệu quả trong tất cả các hoạt động của ngân hàng được cả nước quan tâm. Đối với ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty tư nhân, Khách hàng truyền thống của các ngân hàng Việt Nam là các doanh nghiệp. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế phát triển cá nhân ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó cá nhân không thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu như doanh nghiệp, vốn tự có nhỏ, vay mượn ngoài thường chịu mức lãi suất cao, do đó nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân trở nên rất bức thiết. Hơn nữa pháp luật đang khuyến khích các ngân hàng mở rộng hoạt động, cho phép ngân hàng mới được thành lập, mở rộng dần phạm vi hoạt động của ngân hàng nước ngoài, vì vậy các ngân hàng đang cạnh nhau quyết liệt để dành thị phần. Vì vậy cho vay khách hàng cá nhân là tất yếu và là xu hướng phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh. Khách hàng cá nhân đã và đang là mảng khách hàng tiềm năng, được nhiều ngân hàng chú trọng khai thác. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất cho các khoản vay mục đích sản xuất kinh doanh củacá nhân không phải ngân hàng nào cũng làm tốt. Sau một thời gian thực tập ở Ngân hàng TMCP Á châu - ACB chi nhánhThăng Long, em nhận thấy rằng nghiên cứu và đưa giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng TMCP Á Châu ACB nói chung và ACB Thăng Long nói riêng. Vì thế em đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Á châu ACB chi nhánh Thăng Long” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của em. Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại ngân hàng, và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằn nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Chuyên đề được trình bày theo ba chương : - Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại. - Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại ACB Thăng Long. - Chương III: Giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân cho ACB Thăng Long

doc67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2421 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3 1.1. NHTM và Tín dụng Ngân hàng 3 1.1.1. NHTM và các hoạt động của NHTM 3 1.1.1.1. Khái niệm NHTM 3 1.1.1.2. Các hoạt động của NHTM 4 1.1.2. Tín dụng Ngân hàng. 7 1.1.2.1. Định nghĩa Tín dụng và Tín dụng Ngân hàng 7 1.1.2.2. Các hình thức tín dụng 7 1.1.2.3. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng 9 1.2. Tổng quan hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân ở NHTM 9 1.2.1. Vai trò của vốn đối với việc sản xuất kinh doanh. 9 1.2.2. Đặc điểm hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân 11 1.3. Hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại 13 1.3.1. Khái niệm hiệu quả cho vay 13 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay của ngân hàng 13 1.3.2.1. Chỉ tiêu định tính 13 1.3.2.2. Chỉ tiêu định lượng 15 1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của Ngân hàng thương mại. 20 1.3.3.1. Các nhân tố từ phía Ngân hàng. 20 1.3.3.2. Các nhân tố từ khách hàng. 23 1.3.3.3. Các nhân tố khách quan 24 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT KINH DOANH CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB 25 CHI NHÁNH THĂNG LONG 25 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Á châu ACB chi nhánh Thăng Long 25 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. 25 2.1.2. Bộ máy tổ chức và hoạt động của ACB chi nhánh Thăng Long: 26 2.1.3. Kết quả kinh doanh của ACB Thăng Long trong những năm gần đây 30 2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 32 2.1.3.2. Hoạt động cho vay vốn: 33 2.1.3.3 .Các hoạt động khác: 36 2.2.Thực trạng hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại ngân hàng Á châu ACB chi nhánh Thăng Long trong những năm gần đây. 37 2.2.1. Cơ sở pháp lý của hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD 38 2.2.1.1. Quy định của Ngân hàng Nhà nước 38 2.2.1.2. Quy định của NH TMCP Á Châu – ACB 38 2.2.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh của ACB Thăng Long 39 2.2.2.1. Cho vay trả góp 39 2.2.2.2. Cho vay theo hạn mức 40 2.2.3.Quy trình cho vay mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân ở ACB Thăng Long 40 2.2.4 Hiệu quả hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại ACB Thăng Long 42 2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD tại ACB Thăng Long 48 2.3.1. Thuận lợi và thành công đạt được 48 2.3.3. Những tồn tại và nguyên nhân 50 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ CHO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU ACB CHI NHÁNH THĂNG LONG 53 3.1. Định hướng phát triển hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ cho khách hàng cá nhân của ACB Thăng Long 53 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và dịch vụ cho khách hàng cá nhân và hộ gia đình tại Ngân hàng Á châu ACB chi nhánh Thăng Long. 54 3.2.1. Củng cố, hoàn thiện bộ máy hoạt động của chi nhánh. 54 3.2.2. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao công nghệ. 55 3.2.3. Tăng cường hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng. 56 3.2.4. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trước và trong khi cho vay. 57 3.2.5. Điều chỉnh lãi suất linh hoạt 58 3.2.6. Chú trọng công tác chăm sóc khách hàng. 58 3.3. Kiến nghị với chính phủ và ngân hàng Nhà nước 59 KẾT LUẬN 61 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Kết quả kinh doanh của ACB Thăng Long 2007-2009 31 Bảng 2 : Kết quả về huy động vốn (Triệu VND) 33 Bảng 3 : Kết quả kinh doanh (triệu đồng) 34 Bảng 4 : Phân loại dư nợ theo loại hình (triệu đồng) 35 Biểu 1 : Dư nợ phân theo loại hình 36 Bảng 5 : Doanh thu và dư nợ của ACB Thăng Long năm 2007-2009 43 Biểu 2: Doanh số và dư nợ hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD 2007 - 2009 44 Bảng 6 : Cơ cấu dư nợ của KHCN mục đích SXKD 45 Bảng 8 : Nợ quá hạn của hoạt động cho vay KHCN mục đích SXKD : 47 BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng Thương mại TMCP : Thương mại cổ phần KHCN : Khách hàng cá nhân SXKD : Sản xuất kinh doanh LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ kéo theo tất cả các ngành kinh tế phát triển. Đi tiên phong trong đó là ngành ngân hàng tài chính. Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng đang đóng vai trò quan trọng trong kết quả đạt được của cả đất nước. Vì vậy hiệu quả trong tất cả các hoạt động của ngân hàng được cả nước quan tâm. Đối với ngân hàng thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất vì nó mang lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty tư nhân,…Khách hàng truyền thống của các ngân hàng Việt Nam là các doanh nghiệp. Tuy nhiên với điều kiện kinh tế phát triển cá nhân ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó cá nhân không thể huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu như doanh nghiệp, vốn tự có nhỏ, vay mượn ngoài thường chịu mức lãi suất cao, do đó nhu cầu vốn của khách hàng cá nhân trở nên rất bức thiết. Hơn nữa pháp luật đang khuyến khích các ngân hàng mở rộng hoạt động, cho phép ngân hàng mới được thành lập, mở rộng dần phạm vi hoạt động của ngân hàng nước ngoài, vì vậy các ngân hàng đang cạnh nhau quyết liệt để dành thị phần. Vì vậy cho vay khách hàng cá nhân là tất yếu và là xu hướng phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cho vay khách hàng cá nhân mục đích sản xuất kinh doanh. Khách hàng cá nhân đã và đang là mảng khách hàng tiềm năng, được nhiều ngân hàng chú trọng khai thác. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả cao nhất cho các khoản vay mục đích sản xuất kinh doanh củacá nhân không phải ngân hàng nào cũng làm tốt. Sau một thời gian thực tập ở Ngân hàng TMCP Á châu - ACB chi nhánhThăng Long, em nhận thấy rằng nghiên cứu và đưa giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh đối với khách hàng cá nhân là việc làm thiết thực và có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng TMCP Á Châu ACB nói chung và ACB Thăng Long nói riêng. Vì thế em đã chọn đề tài : “Nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Á châu ACB chi nhánh Thăng Long” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của em. Nội dung chính của đề tài là tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại ngân hàng, và đưa ra những giải pháp cơ bản nhằn nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Chuyên đề được trình bày theo ba chương : - Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của Ngân hàng thương mại. - Chương II: Thực trạng hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tại ACB Thăng Long. - Chương III: Giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả cho vay mục đích sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân cho ACB Thăng Long Do nhận thức còn hạn chế và thời gian học hỏi còn chưa nhiều, bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo nhằm hoàn thiện hơn về bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sỹ Phạm Hồng Vân đã tận tình hướng dẫn , cảm ơn Ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên công tác tại ACB Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY PHỤC VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NHTM và Tín dụng Ngân hàng NHTM và các hoạt động của NHTM Khái niệm NHTM Ngân hàng là tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế. Các ngân hàng có thể được định nghĩa qua chức năng, vai trò hoặc các dịch vụ mà chúng thực hiện. Tất nhiên là các yếu tố này không bất biến, chúng thường xuyên thay đổi tùy theo mục đích của NH hay do sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Thực tế là ngày nay, các tổ chức tài chính khác cũng đang cố gắng cung cấp những dịch vụ tương tự như của các NH, và các NH cũng đang cung cấp nhiều dịch vụ khác như chứng khoán, bảo hiểm…. Theo giáo trình NHTM của PGS.TS Phan Thị Thu Hà “ Ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất cứ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế”. Rõ ràng ta thấy cách định nghĩa này dựa trên việc xem xét NH trên phương diện loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng được định nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình Ngân hàng gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng đầu tư, Ngân hàng chính sách, Ngân hàng hợp tác và các loại hình Ngân hàng khác” (trích trang 12 Luật các tổ chức tín dụng). Luật này còn định nghĩa “Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật này và các qui định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”. Như vậy thông qua một số khái niệm về Ngân hàng thương mại, ta có thể hiểu Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trên lĩnh tín dụng với mục đích thu lợi nhuận, và nó có những đặc trưng như sau: - Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép nhận ký thác của công chúng với trách nhiệm hoàn trả. - Ngân hàng thương mại là một tổ chức được phép sử dụng ký thác của công chúng để cho vay, chiết khấu và thực hiện các dịch vụ tài chính khác.  Các hoạt động của NHTM Chương III của Luật tổ chức tín dụng nêu ra các hoạt động của tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại, bao gồm: • Hoạt động huy động vốn • Hoạt động tín dụng • Hoạt động dịch vụ thanh toán • Hoạt động ngân quỹ Các hoạt động khác như góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. 1.1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: • Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. • Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của tổ chức tín dụng nước ngoài. • Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước. • Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. 1.1.1.2.2. Hoạt động tín dụng Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: • Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. • Cho vay trung hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh. Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại. Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. 1.1.1.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo qui định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương mại bao gồm các hoạt động sau: • Cung cấp các phương tiện thanh toán • Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng • Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ • Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước • Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép • Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng • Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước • Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép. 1.1.1.2.4. Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện một số hoạt động khác, bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần – Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn được góp vốn, mua cổ phần và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập ngân hàng liên doanh. Tham gia thị trường tiền tệ – Ngân hàng thương mại được tham gia thị trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, thông qua các hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. Kinh doanh ngoại hối – Ngân hàng thương mại được phép trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Ủy thác và nhận ủy thác – Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác, đại lý. Cung ứng dịch vụ bảo hiểm – Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm theo qui định của pháp luật. Tư vấn tài chính – Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc ngân hàng. Bảo quản vật quý giá – Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên quan theo qui định của pháp luật. Tín dụng Ngân hàng. Định nghĩa Tín dụng và Tín dụng Ngân hàng Tín dụng là một phạm trù kinh tế của kinh tế hàng hóa, phản ánh quan hệ kinh tế giữa người sở hữu với người sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế theo nguyên tắc hoàn trả vốn và lợi tức khi đến hạn. Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với doanh nghiệp và cá nhân. Trong nền kinh tế, Ngân hàng đóng vai trò là định chế tài chính trung gian, vì vậy trong mối quan hệ với doanh nghiệp và cá nhân, Ngân hàng vừa là người cho vay vừa là người đi vay. Các hình thức tín dụng Căn cứ vào thời hạn tín dụng Tín dụng ngắn hạn : Loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường được dùng để bổ sung nguồn vốn thiếu hụt tạm thời cho doanh nghiệp hoặc vốn tiêu dùng cá nhân. Tín dụng trung hạn : Loại tín dụng có thời hạn từ trên một năm đến dưới năm năm, cấp vốn cho doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất ngắn, thu hồi vốn nhanh. Tín dụng dài hạn : Loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, thường dùng để cấp vốn cho doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất dài kỳ quy mô lớn, đầu tư xây dựng cơ bản… Căn cứ vào mục đích tín dụng Tín dụng mục đích sản xuất và lưu thông hàng hóa : Loại tín dụng dành cho doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác phục vụ sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ và lưu thông hàng hóa. Tín dụng mục đích tiêu dùng : Loại tín dụng dành cho khách hàng cá nhân phục vụ mục đích tiêu dùng. Căn cứ vào hình thức tín dụng Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của Ngân hàng để sở hữu một thương phiếu chưa đến hạn thanh toán. Đây thực chất là hình thức trao đổi trái quyền. Cho vay là việc Ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả vốn và lợi tức đúng hạn. Bảo lãnh là việc Ngân hàng cam kết thức hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình. Mặc dù không phải xuất tiền nhưng Ngân hàng đã cho phép khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi. Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định. Sau thời gian nhất định thì khách hàng phải trả cả gốc và lãi cho ngân hàng. Phân loại theo tài sản đảm bảo Tài sản đảm bảo các khoản tín dụng cho phép các ngân hàng có nguồn thu nợ bằng cách thanh lý các tài sản đó khi nguồn thu nợ chính không có hoặc không đủ. Theo cách phân loại này thì tín dụng có thể phân thành tín dụng có bảo đảm bằng uy tín của khách hàng, có đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản. Ngoài ra tùy theo cách phân loại mà tín dụng còn được chia thành nhiều loại, các cách phân loại này cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hóa trong cấp tín dụng của ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng ngân hàng Nhằm bảo đảm an toàn và khả năng sinh lời cho ngân hàng và khách hàng, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng Thương mại quy định các nguyên tắc tín dụng nhất định. Khách hàng phải cam kết hoàn trả cả vốn lẫn lãi theo đúng thời gian xác định. Bởi vì nguồn vốn khách hàng vay từ ngân hàng có nguồn gốc từ các khoản tiền gửi của khách hàng khác và các khoản ngân hàng vay mượn. Ngân hàng có trách nhiệm phải hoàn trả theo cam kết, đấy là điều kiện cho sự tồn tại của ngân hàng. Khách hàng phải cam kết sử dụng nguồn vốn đúng mục đích đã thỏa thuận với ngân hàng, không được trái với pháp luật và các quy định của ngân hàng. Ngân hàng tài trợ dựa trên phương án có hiệu quả. Phương án hoạt động của người vay có hiệu quả chứng minh cho khả năng thu hồi vốn và có lãi để trả nợ ngân hàng. Trong trường hợp khi xét thấy kém an toàn, ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản bảo đảm khi vay. Tổng quan hoạt động cho vay mục đích sản xuất kinh doanh cho khách hàng cá nhân ở NHTM Vai trò của vốn đối với việc sản xuất kinh doanh. Trong nền kinh tế hàng hoá các loại hình kinh tế không thể tiến hành sản xuất kinh doanh nếu không có vốn. Hiện nay, do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, theo cả chiều rộng và chiều sâu, nên thiếu vốn là hiện tượng thường xuyên xảy ra đối với các đơn vị kinh tế nước ta. Vì vậy, vốn tín dụng Ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó trở thành trụ đỡ cho quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Nhờ có vốn tín dụng các đơn vị kinh tế không những đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh bình thường mà còn mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, áp dụng kỹ thuật mới đảm bảo thắng lợi trong cạnh tranh. Vốn tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho cá nhân và doa
Luận văn liên quan