Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu thầu qua mạng

Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất để chủ đầu tư có thể chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mức giá hợp lý nhất. Đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn tiền không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân cụ thể nào, thì việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động đấu thầu. Thực tế chỉ ra rằng, đấu thầu thông thường ngày càng bộc lộ những hạn chế khó khắc phục. Chi phí thực hiện cao, sự lách luật, đi đêm của các bên. đang là những điều cản trở mục tiêu của hoạt động đấu thầu. Trong bối cảnh đó, đấu thầu qua mạng là phương pháp tốt nhất để hạn chế những nhược điểm trên. Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Hàn Quốc, Việt Nam đang từng bước triển khai đấu thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đây là một bước đi lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta.

doc63 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4903 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu thầu qua mạng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong bất kì nền kinh tế nào, đấu thầu luôn là phương thức hữu hiệu nhất để chủ đầu tư có thể chọn được những nhà thầu có khả năng tốt nhất và đưa ra mức giá hợp lý nhất. Đặc biệt trong lĩnh vực mua sắm công, khi nguồn tiền không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân cụ thể nào, thì việc sử dụng hiệu quả nguồn tiền đó chỉ có thể thực hiện được thông qua hoạt động đấu thầu. Thực tế chỉ ra rằng, đấu thầu thông thường ngày càng bộc lộ những hạn chế khó khắc phục. Chi phí thực hiện cao, sự lách luật, đi đêm của các bên... đang là những điều cản trở mục tiêu của hoạt động đấu thầu. Trong bối cảnh đó, đấu thầu qua mạng là phương pháp tốt nhất để hạn chế những nhược điểm trên. Rút kinh nghiệm từ những nước đi trước và nhận được sự trợ giúp nhiệt tình từ phía Hàn Quốc, Việt Nam đang từng bước triển khai đấu thầu qua mạng để nâng cao hiệu quả của hoạt động đấu thầu. Đây là một bước đi lớn trong công tác đấu thầu ở nước ta. Xuất phát từ sự quan trọng của việc ứng dụng đấu thầu qua mạng ở Việt Nam , tôi đã chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng đấu thầu qua mạng" để viết chuyên đề tốt nghiệp. Trong quá trình thực hiện, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới chị Vũ Quỳnh Lê và các chuyên viên của Cục Quản lý đấu thầu - Bộ KHĐT, đã giúp đỡ tôi thu thập tài liệu để hoàn thành bài viết. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU QUA MẠNG Khái niệm, đặc điểm và vai trò của đấu thầu qua mạng Khái niệm Đấu thầu qua mạng là việc ứng dụng công nghệ thông tin (đặc biệt là mạng Internet) vào quá trình đấu thầu bởi Chính phủ, nhằm kiểm soát những mối quan hệ về đấu thầu với các nhà cung cấp và nhà thầu trong việc đấu thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và dịch vụ tư vấn. Đấu thầu qua mạng sẽ dỡ bỏ khoảng cách vật lý về không gian và thời gian, cho phép cung cấp một luồng thông tin minh bạch và hiệu quả cùng quá trình thực hiện rộng rãi hơn. Các bên tham gia đấu thầu qua mạng phải thực hiện khai báo, đăng tải nội dung HSMT, nộp HSDT, thông báo kết quả đấu thầu… theo các mẫu được lập trình sẵn. Việc sử dụng chữ ký điện tử và có sự quản lý chặt chẽ của một cơ quan quản lý chung là điều bắt buộc trong quy trình thực hiện. Mục đích của đấu thầu qua mạng : Quản lý: Cùng với sự trợ giúp của quy trình đấu thầu qua mạng, toàn bộ quá trình đấu thầu có thể được giám sát bởi bất kỳ ai quan tâm. Nói cách khác, những quy trình, quyết định và kết quả của hoạt động đấu thầu có thể được quan sát một cách trực tuyến bởi những nhà cung cấp tiềm năng, cộng đồng và bản thân Chính phủ. Chính sự minh bạch và dễ dàng trong quản lý của đấu thầu qua mạng làm gia tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của những bộ phận tham gia vào quá trình đấu thầu. Nó cũng khuyến khích những nhà cung cấp mới tham gia vào hoạt động đấu thầu và gia tăng niềm tin của cả cộng đồng nhằm thúc đẩy sự cạnh tranh. Hiệu quả: Đấu thầu qua mạng bao hàm những quy chuẩn, sự tổ chức hợp lý và sự thống nhất của cả một quá trình. Chính điều này làm giảm bớt chi phí quản lý và thời gian thực hiện nên đã tiết kiệm được một khoản không nhỏ trong suốt quá trình đấu thầu. Hơn thế nữa, bằng việc gia tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư công, hệ thống đấu thầu qua mạng mang lại giá trị lớn hơn của những khoản đầu tư này so với việc không thực hiện đấu thầu qua mạng. Việc này đã giảm bớt gánh nặng về thuế mà người dân một quốc gia phải gánh chịu. Phát triển cân bằng: Một giải pháp điện tử hóa quá trình đấu thầu khiến nó trở nên thương mại hóa hơn, và do vậy thúc đẩy sức sản xuất và cạnh tranh, chống lại cơ chế độc quyền, giảm thiểu những rào cản của thị trường Chính phủ, làm cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và nền kinh tế từng khu vực nói riêng phát triển. Điều đó thiết lập nền tảng cho đầu tư công trở nên công bằng, cân bằng và hiệu quả hơn. Do vậy, nó giúp những quốc gia đang phát triển tiến lên một nấc mới trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Đặc điểm của đấu thầu qua mạng Hệ thống đấu thầu qua mạng với các chức năng quản lý hệ thống thông tin đấu thầu, dữ liệu thông tin nhà thầu, tổ chức thẩm định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, HSMT, kết quả đấu thầu trực tuyến; quản lý việc thông báo mời thầu cùng hệ thống báo cáo thống kê tự động trên mạng giúp cho quá trình đấu thầu diễn ra công khai, đúng thủ tục qui trình trong luật đấu thầu, bảo mật an toàn thông tin, tiến từng bước đến áp dụng tác nghiệp đấu thầu qua mạng, góp phần giảm gánh nặng quản lý và chi phí trong công tác đấu thầu. Hệ thống đấu thầu qua mạng được phát triển trên nền web thiết kế với giao diện thân thiện, hỗ trợ tính năng đa ngữ. Với tiêu chí mang đến cho người dùng cuối (các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tổ chức đấu thầu và tham gia thầu) sử dụng phần lớn các tiện ích của mạng máy tính, mạng Internet với một cách tiếp cận tự nhiên nhất, giúp họ có một phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả, chuyên nghiệp. Về mặt công nghệ, hệ thống đấu thầu qua mạng được xây dựng trên nền công nghệ Portal mã nguồn mở, kỹ thuật xây dựng portlet theo đúng chuẩn quốc tế JSR 168, có khả năng tương thích, mở rộng cao. Về mặt kiến trúc hệ thống, toàn bộ phần mềm được thiết kế theo mô hình phân tầng (3-tiers) và triết lý MVC (Model View Controller). Về qui trình phát triển, hệ thống đấu thầu qua mạng là kết quả của việc áp dụng linh hoạt qui trình eXtreme Programming (XP), đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Về tính ứng dụng, hệ thống đấu thầu qua mạng cơ bản số hóa được qui trình nghiệp vụ đấu thầu, bảo đảm tính tin cậy và an toàn trong suốt quá trình thực hiện đấu thầu. Về vấn đề bảo mật hệ thống được đảm bảo bởi các cơ chế xác nhận và chứng thực JAAS (Java Authentication and Authorization Service), đồng bộ hóa LDAP (Lightweight Directory Access Protocol) và tích hợp cơ chế chứng thực JA-SIG (Out-of- the box Single Sign-On JA-SIG Central Authentication Service) do Portal mang lại. Về an toàn truyền tin, tính tin cậy các thông tin được đảm bảo với chữ kí điện tử (digital signature) và giải pháp SSL VPN. Vai trò của đấu thầu qua mạng Đâu thầu qua mạng là một giải pháp mới cho Chính phủ điện tử trong lĩnh vực đấu thầu tại Việt Nam . Hệ thống đấu thầu qua mạng có vai trò quan trọng như sau : Tăng cường tính công bằng, công khai, minh bạch và hiệu quả trong công tác đấu thầu. Đưa quy trình đấu thầu dần theo đúng qui trình đấu thầu chuẩn trong môi trường hiện đại hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo thực hiện nghiêm túc và tuân thủ chặt chẽ hơn nữa các qui định của Nhà nước và pháp luật Việt Nam về đấu thầu. Với giao diện thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng sẽ tạo thuận lợi cho quá trình đấu thầu diễn ra nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm. Tăng cường bảo mật và an toàn thông tin đấu thầu, đảm bảo quy trình thực hiện đấu thầu luôn được kiểm tra, giám sát chặt chẽ, tránh thất thoát, lãng phí. Những ưu điểm nổi trội của đấu thầu qua mạng so với đấu thầu thông thường Đấu thầu thông thường có những nhược điểm sau: Thời gian thực hiện một hoạt động đấu thầu kéo dài, trung bình là 45 ngày (tùy vào từng loại gói thầu). Chưa nhất quán trong quá trình thực hiện các quy trình, thủ tục theo các quy định về đấu thầu. Các đối tượng tham gia trong hoạt động đấu thầu chưa tuân thủ các qui định về cung cấp thông tin đấu thầu. Thông tin chưa được tập trung đầy đủ vào một đầu mối duy nhất. Nhà thầu gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin đấu thầu, HSMT,... Chi phí đi lại của nhà thầu khi mua HSMT, nộp HSDT, in ấn tài liệu cao. Trong khi đó, đấu thầu qua mạng hoàn toàn khắc phục hoàn toàn những nhược điểm trên của đấu thầu thông thường, và còn có những ưu điểm nổi trội hơn rất nhiều: Bảng 1.1: Những ưu điểm của đấu thầu qua mạng Tiêu chí  Chính phủ  Nhà cung cấp  Cộng đồng   Minh bạch  Chống gian lận Thúc đẩy tăng số lượng nhà cung cấp Là cơ hội tốt để tích hợp với các hệ thống khác của Chính phủ (VD: tài chính) Giám sát việc mua sắm chuyên nghiệp hơn Nâng cao chất lượng về các quyết định mua sắm và thống kê Công khai thông tin  Nâng cao tính công bằng và cạnh tranh Cải thiện việc tiếp cận vào thị trường của Chính phủ Mở rộng thị trường Chính phủ cho các nhà cung cấp mới Khuyến khích/kích thích khối doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia Cải thiện việc tiếp cận các thông tin mua sắm công khai Chính phủ thông tin cho doanh nghiệp  Dễ dàng tiếp cận các thông tin mua sắm Chính phủ Có thể theo dõi, giám sát việc thực hiện dấu thầu   Hiệu quả Chi phí  Có được giá tốt hơn Giảm thiểu chi phí giao dịch Giảm được nhân sự mua sắm Giảm được chi phí ngân sách  Giảm thiểu được chi phí giao dịch Giảm thiểu được nhân sự Cải thiện được dòng tiền doanh nghiệp  Phân phối lại được ngân sách   Thời gian  Đơn giản hoá/Loại bỏ đi được các công việc lặp đi lặp lại Có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào Rút ngắn được chu trình mua sắm  Đơn giản hoá/Loại bỏ đi được các công việc lặp đi lặp lại -  Có thể giao dịch bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào Rút ngắn được chu trình mua sắm  Có được các dịch vụ tốt hơn, nhanh hơn     Kinh nghiệm của một số nước cho thấy hiệu quả tác động của mua sắm công qua mạng là rất lớn: Tại Đức: Giảm được 10-30% giá mua và 25-75% chi phí giao dịch. Tại Anh: 500 trường học giảm giá mua tới £100 triệu/năm. Châu Âu: Chi phí chuyển hệ sang sử dụng hệ thống simap.eu.int của Châu Âu khoảng €10 triệu, việc dừng phân phối các hồ sơ tài liệu bằng giấy tiết kiệm khoảng €70 triệu/năm. Thời gian từ khi có yêu cầu đến khi ký hợp đồng giảm từ 52 ngày xuống còn 10-15 ngày. Hàn Quốc: Tiết kiệm được $17,1 tỷ trong khi chi phí đầu tư cho hệ thống là $25 triệu. Trong 4 năm, cơ quan mua sắm giảm từ 1058 xuống 935 người trong khi khối lượng mua sắm tăng tới 30%. Việc thanh toán hoàn toàn tự động không chậm hơn 4 giờ. Rumani: Trong 4 tháng của năm 2003, khoảng 1000 cơ quan mua sắm và 8000 nhà cung cấp tham gia với hơn 60.000 giao dịch trên hệ thống đấu thầu qua mạng của Chính phủ (e-GP) đã tiết kiệm được 22% ($35,5 triệu trên tổng số $161,4 triệu). Bảng 1.2: Tỷ lệ tiết kiệm đạt được khi ứng dụng mua sắm công qua mạng STT  Các nước đã triển khai  % Tiết kiệm   1  Chương trình cải tiếm mua sắm      Welsh National Assembly (BVW)  3%    Northern Ireland Purchasing Agency  12%    UK Central Government Departments  7%   2  Hệ thống mua bán qua mạng      UK OGC  5%    UK GCAT  10%    Chính phủ Đan Mạch  2-8%   3  Hệ thống đấu thầu điện tử      Chính phủ Canada (MERX)  15%   4  Đấu giá ngược      US Government – buyers.gov  7-10%      US Navy NAVICP  10-20%   Nguồn: Australian Government Information Management Office, Review of the E-procurement Demonstration Projects, 2005 Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ tiết kiệm đạt được từ 3% đến 20%. (Ta lấy tỷ lệ 2% tiết kiệm đạt được để làm giả thiết tính toán hiệu quả đầu tư ở chương 2). Nhiều nước tiên tiến như Úc, Canađa, Đan Mạch, Phần Lan, Vương quốc Anh, Mỹ đã phát triển các chiến lược và xây dựng các hệ thống đấu thầu dành cho Chính phủ hơn 10 năm nay. Hiện nay còn nhiều nước khác như Argentina, Brazil, Chile, Trung Quốc, Mehico, New Zealand, Singapore, Thái Lan hoặc đã có hoặc đang triển khai phát triển các hệ thống và chiến lược đấu thầu qua mạng để đổi mới đấu thầu Chính phủ. Quy trình thực hiện 1.3.1. Mô hình đấu thầu qua mạng áp dụng ở Việt Nam Hình 1.1: Mô hình đấu thầu qua mạng  Mô tả mối quan hệ: a. Chính phủ: Giữ vai trò là cơ quan ban hành văn bản pháp lý để quản lý Nhà nước về đấu thầu và định hướng lộ trình xây dựng và triển khai hệ thống mạng đấu thầu mua sắm của các cơ quan Nhà nước. Chỉ đạo và giao nhiệm vụ triển khai xây dựng mạng đấu thầu mua sắm của Chính phủ cho các cơ quan Nhà nước do Chính phủ quản lý: Bộ KHĐT, Bộ Tài Chính, Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ. Ban hành Nghị định quy định và hướng dẫn chi tiết thi hành Luật đấu thầu về đấu thầu mua sắm qua mạng đấu thầu. b. Cơ quan xây dựng và quản lý hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (Cơ quan đầu mối do Chính phủ chỉ định theo Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 về Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2006 – 2010 là Bộ KHĐT). + Quản lý Nhà nước hoạt động đấu thầu mua sắm qua mạng Đề xuất và tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu về hoạt động đấu thầu mua sắm công qua mạng đấu thầu. Trên cơ sở đó Bộ KHĐT ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết về các nghiệp vụ và thủ tục đấu thầu mua sắm qua mạng đấu thầu. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, cơ quan liên quan như: Tài Chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ để ban hành các văn bản pháp lý hướng dẫn về nghiệp vụ và triển khai áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm qua mạng. Thực hiện giám sát việc triển khai áp dụng và ra văn bản quy phạm pháp luật về đấu thầu qua mạng được Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành. Quản lý toàn bộ các thông tin về hoạt động đấu thầu mua sắm trên hệ thống. Đầu mối tổ chức hoạt động nghiên cứu, đánh giá hiệu quả áp dụng và thực thi Luật đấu thầu mua sắm Chính phủ qua mạng để kiến nghị các biện pháp quản lý hữu hiệu. Đề xuất sửa đổi, bổ sung khi cần thiết. + Xây dựng mạng đấu thầu Đầu mối quản lý và xây dựng mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa, đề xuất mô hình quản lý, lựa chọn công nghệ. Xây dựng quy trình đăng tải và thực hiện quản lý các thông tin đăng tải của chủ đầu tư và nhà thầu trên hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện toàn bộ các nghiệp vụ và thủ tục đấu thầu qua mạng của hệ thống bao gồm: đấu thầu điện tử, ký hợp đồng điện tử, bàn giao hàng hóa, nghiệm thu, thanh toán điện tử, kê khai thuế – hải quan quản lý Nhà nước đối với hệ thống đấu thầu quốc gia. Xây dựng mẫu thủ tục kê khai, thủ tục giao dịch chuẩn áp dụng cho mọi đối tượng tham gia vào hệ thống. Thuê một tổ chức (doanh nghiệp) thực hiện vận hành hệ thống dưới sự giám sát và kiểm soát về chất lượng của Bộ KHĐT. c. Cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành gồm các Bộ: Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Công thương, Ban cơ yếu Chính phủ…). + Bộ Tài chính: Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Ban Cơ yếu Chính phủ để ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn về quản lý, trình tự, thủ tục thực hiện các nghiệp vụ về thuế, hải quan, quản lý thông tin về giá cả bằng công cụ điện tử trên mạng đấu thầu. Phối hợp với Bộ KHĐT trong việc ban hành danh mục hàng hóa của các cơ quan Nhà nước sử dụng ngân sách phải áp dụng hình thức đấu thầu mua sắm theo phương thức tập trung qua mạng đấu thầu quốc gia. Tổ chức nghiên cứu, đánh giá hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về: thanh toán, kê khai thuế, hải quan, quản lý thông tin giá cả bằng công cụ điện tử. Đưa ra giải pháp quản lý hiệu quả, sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý để hoàn thiện công tác quản lý. +  Bộ Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Bộ Công thương để ban hành văn bản pháp luật về cấp phép cho hoạt động chứng thực chữ ký số, bảo đảm an toàn trong giao dịch điện tử cho các tổ chức và cá nhân (không thuộc khối cơ quan Nhà nước). Hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn trong các giao dịch điện tử, chứng thực chữ ký số, khai thác tài nguyên trên mạng. Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật khi phát sinh các vấn đề chưa được quy định. + Bộ Công thương: Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ KHĐT ban hành văn bản hướng dẫn về TMĐT trong đấu thầu, ký hợp đồng điện tử, cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa điện tử, công khai thông tin về hàng hóa, giá cả, chất lượng hàng hóa trên hệ thống đấu thầu. Ban hành văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn về đấu giá ngược (dành cho người mua hàng hóa). Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm cung cấp và công khai các thông tin về hàng hóa, giá cả trên mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa (chủng loại, chất lượng, số lượng, giá cả…); xử lý các tranh chấp giao dịch điện tử trong quá trình đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng; sửa đổi, bổ sung các văn bản khi có phát sinh các vấn đề chưa được quy định. + Ban cơ yếu Chính phủ: Phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc bảo đảm cấp chứng thực chữ ký số cho các cơ quan Nhà nước là đối tượng tham gia vào mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa. Cấp chứng thực chữ ký số và bảo đảm giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử của các cơ quan Nhà nước tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng đấu thầu mua sắm của Chính phủ. d. Các chủ đầu tư (bên mời thầu) là cơ quan mua sắm công. Các chủ đầu tư (bên mời thầu) là những cơ quan Nhà nước có hoạt động mua sắm nằm trong danh mục hàng hóa bắt buộc phải mua sắm tập trung trên mạng đấu thầu mua sắm hàng hóa của Chính phủ. Vì vậy, các cơ quan này phải đăng ký tham gia sử dụng mạng đấu thầu và tuân thủ quy trình thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu và văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ về đấu thầu mua sắm qua mạng. Phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Công thương và Cơ quan vận hành mạng đấu thầu để cung cấp và đăng tải công khai các thông tin: giới thiệu về chủ đầu tư, thông tin về mua sắm hàng hóa, giá cả, yêu cầu về chủng loại, kỹ thuật...để các nhà thầu tìm hiểu trong quá trình đấu thầu hoặc khi cần tham khảo. Phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc đăng ký chữ ký số để sử dụng trong các hoạt động giao dịch điện tử trong đấu thầu qua mạng. e. Các nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp hàng hoá. Là các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hàng hóa cho các cơ quan Nhà nước bằng phương thức đấu thầu qua mạng đấu thầu của Chính phủ. Các nhà thầu phải đăng ký tham gia vào hệ thống đấu thầu mua sắm hàng hóa của Chính phủ và tuân thủ các điều kiện và yêu cầu về trình tự, thủ tục đấu thầu theo Luật đấu thầu và văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ về đấu thầu mua sắm hàng hóa qua mạng. Các nhà thầu phải đăng ký chứng thực chữ ký số tại cơ quan có thẩm quyền do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép và bảo đảm giá trị pháp lý về các giao dịch điện tử theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các nhà thầu phải cung cấp thông tin cho cơ quan vận hành mạng đấu thầu mua sắm và đăng tải công khai các thông tin: giới thiệu về nhà thầu, các hồ sơ pháp lý về nhà thầu, năng lực tài chính – kỹ thuật, giới thiệu về các sản phẩm hàng hóa (chủng loại, chất lượng, giá cả, bảo hành, hỗ trợ khách hàng...) và các điều kiện thương mại có liên quan trên mạng đấu thầu mua sắm của Chính phủ. g. Cơ quan quản lý vận hành hệ thống Là tổ chức do Bộ KHĐT lựa chọn và thuê dịch vụ để vận hành mạng đấu thầu mua sắm của Chính phủ. Tổ chức vận hành mạng đấu thầu mua sắm có trách nhiệm phối hợp với các Bộ ngành hữu quan, các nhà thầu để tiếp nhận và đăng tải các thông tin về đấu thầu, bảo đảm duy trì hoạt động của mạng. Chịu sự kiểm tra và giám sát hoạt động của Bộ KHĐT trong hoạt động vận hành nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả hoạt động của mạng đấu thầu mua sắm. h. Các cơ quan tổ chức có liên quan khác. Là các tổ chức, cá nhân cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoặc dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng đấu thầu: truyền thông, quảng cáo... Đối với các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức có hoạt động mua sắm hàng hóa không thuộc phạm vi bắt buộc phải mua sắm tập trung qua mạng đấu thầu của Chính phủ nhưng lựa chọn áp dụng phương thức mua sắm qua mạng đấu thầu thì được khuyến khích đăng ký tham gia. Các cơ quan, tổ chức liên quan này khi tham gia có trách nhiệm phối hợp với Bộ KHĐT trong việc đăng ký tham gia hệ thống mạng đấu thầu và công bố, đăng tải các thông tin đấu thầu mua sắm qua mạng.           1.3.2. Mô hình kiến trúc ứng dụng TMĐT trong mua sắm công           1.3.2.1. Các đối tượng tham gia trong một hệ thống đấu thầu qua mạng.           Trong một hệ thống đấu thầu qua mạng có 4 chủ thể tham gia và tương tác qua lại lẫn nhau là:           - Chủ đầu tư: Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt chủ sở hữu, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án. Ở đây chủ đầu tư là bên đi mua, là đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước để m
Luận văn liên quan