Chuyên đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Inox Phước An

Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh ngày càng gay go, phức tạp, đầy những thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Do vậy, muốn tồn tại phát triển và giữ vị trí của mình trên thị trường thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những cho biết doanh nghiệp đó có vị trí như thế nào trên thị trường, mà còn có tác động trực tiếp đến lợi ích của những người góp phần vào quá trình kinh doanh đó. Để doanh nghiệp có thể nhìn nhận đúng về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp mình thì cần thông qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở số liệu phân tích chúng ta có thể đưa ra các hoạch định, chiến lược thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Lê Văn Tân và các anh chị trong Công ty nên tôi chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An “ làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Nội dung chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5631 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH sản xuất và thương mại Inox Phước An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với nền kinh tế thế giới, môi trường kinh doanh với sự cạnh tranh ngày càng gay go, phức tạp, đầy những thách thức lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Do vậy, muốn tồn tại phát triển và giữ vị trí của mình trên thị trường thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không những cho biết doanh nghiệp đó có vị trí như thế nào trên thị trường, mà còn có tác động trực tiếp đến lợi ích của những người góp phần vào quá trình kinh doanh đó. Để doanh nghiệp có thể nhìn nhận đúng về khả năng, sức mạnh cũng như hạn chế trong doanh nghiệp mình thì cần thông qua việc phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở số liệu phân tích chúng ta có thể đưa ra các hoạch định, chiến lược thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ những lý do trên, qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Lê Văn Tân và các anh chị trong Công ty nên tôi chọn đề tài: “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An “ làm chuyên đề tốt nghiệp cho mình. Nội dung chuyên đề gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chương II: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An. Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH SX & TM Inox Phước An. Mặc dù có cố gắng trong tìm tòi học hỏi, vận dụng giữa thực tế và lý thuyết, sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Công ty, song với thời gian và kiến thức còn hạn chế nên các vấn đề nêu trong chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của thầy cô để chuyên đề của tôi được hoàn thiện hơn.Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Bùi Thị Minh Tín Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT DỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP I. Khái niệm về tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khái niệm. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình nghiên cứu, đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần khai thác, trên cở sở đó đề ra các phương án và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động của doanh nghiệp và là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh Bất kỳ mọi hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa phát hiện được, chỉ thông qua chỉ tiêu phân tích mới phát hiện được và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua việc phân tích, doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng về khả năng, sức mạnh cũng như những mặt hạn chế trong doanh nghiêp mình. Chính trên cơ sở này doanh nhiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược KD có hiệu quả. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ sở đề ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, đồng thời cũng là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trong các chức năng quản trị sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp nâng cao quá trìng nhận thức kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quy định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là khả năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu kinh doanh. Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà quản trị ở trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiêp, vì thông qua việc phân tích họ mới có thể quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay đối với doanh nghiệp hay không. II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh. 1. Các nhân tố bên trong. 1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý. Cơ cấu tổ chức quản lý là hệ thống các mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn bao gồm những công việc riêng lẽ cũng như công việc tập thể trong một tổ chức. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ giúp cho nhân viên làm việc một cách có hiệu quả do tổ chức đã phân rõ nguồn lực cho từng công việc cụ thể, mỗi thành viên có trách nhiệm và vai trò của mình trong hệ thống phân cấp quyền hạn, các nhân viên đã rõ những quy tắc, quy trình làm việc thông qua tổ chức nên họ xử lý thông tin, ra quyết định và giải quyết các vấn đề có hiệu quả. 1.2. Trình độ tổ chức sản xuất. Việc khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực như: Máy móc thiết bị, nguồn vốn, lao động … tại doanh nghiệp là việc rất khó có thể đạt được. Nếu doanh nghiệp nào khai thác và sử dụng tốt thì sẽ làm gia tăng số lượng sản phẩm, giảm chi phí, từ đó nâng cao được lợi nhuận góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3. Nguồn tài chính. Trong kinh tế thị trường hiện nay, điều kiện tiền để đề các danh nghiệp có thể tồn tại và phát triển là phải có một số vốn nhất định. Chẳng hạn, doanh nghiệp quyết định đưa ra một số giải pháp mới, tiến hành đầu tư mới TSCĐ, thuê mướn lao động có trình độ cao, thanh toán các khoản chi tiêu khác trong quá trình hoạt động kinh doanh…Tất cả các vấn đề này đều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại cũng như phát triển của doanh nghiệp. 1.4. Chính sách tiêu thụ. Để ngày càng gia tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp mình như: Quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng, xúc tiến bán hàng…Từ đó tác động ngược lại đến quá trình sản xuất. Tuy nhiên, các chính sách này đều cần phải có một khoản chi phí nhất định. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xem xét giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được của chính sách đó, từ đó tìm mọi biện pháp hữu hiệu nhất nhằm làm giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể chấp nhận được và tăng sản lượng tiêu thụ. Tất cả điều này đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 2.1. Các yếu tố khách quan. Môi trường kinh doanh: Phân tích môi trường kinh doanh nhằm xác định thời cơ và các đe doạ từ môi trường, các yếu tố môi trường gồm có: - Môi trường kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm phát sinh thêm các nhu cầu mới do nhu cầu nhập cư tăng. Khả năng thanh toán tăng làm cho sức mua của các hàng hoá và dịch vụ tăng. Lúc này doanh nghiệp sẽ bán được hàng hoá dẫn đến doanh thu tăng, nhưng mối đe doạ mới lại xuất hiện thêm đối thủ cạnh tranh, nhiệm vụ của doanh nghiệp là làm sao tận dụng cơ hội và đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý sẽ có hiệu quả kinh doanh. Tỷ lệ lạm pháp nhanh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi, đến hiệu quả đầu tư…tất cả những điều đó làm ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp. Tỷ giá hối đoái và giá trị đồng tiền trong nước có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện kinh tế mở, nếu đồng nội tệ tăng giá, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp trong nước sẽ giảm khả năng cạnh tranh ở nước ngoài vì khi đó giá bán của hàng hoá tính bằng đồng ngoại tệ sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh, vì vậy khả năng tiêu thụ sẽ thấp, đối với doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng mặt khác sẽ thuận lợi cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài vì khi đó giá hàng nhập khẩu giảm. Như vậy đồng nội tệ tăng giá sẽ khuyến khích nhập khẩu. Lãi suất vay cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lãi suất cho vay của ngân hàng cao, chi phí trả lãi vay cao, tích luỹ vốn của doanh nghiệp chậm. Ngược lại lãi suất của ngân hàng thấp thì chi phí lãi vay cũng thấp. - Môi trường chính trị - luật pháp: Môi trường chính trị - luật pháp bao gồm các đường lối chính trị, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính, các bộ luật, các quy định có thể cản trở hay tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các chính sách, pháp luật và biện pháp kinh tế, Nhà nước tạo hành lang và môi trường cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động kinh tế theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô, với một thể chế rõ ràng rộng mở và ổn định sẽ là cơ sở đảm bảo vững chắc cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh lành mạnh tránh được rủi ro thua lỗ. - Môi trường kỹ thuật và công nghệ: Ảnh hưởng lớn đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, mức độ phát triển công nghệ thường dẫn tới chi phí thay đổi công nghệ cao vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải đón đầu công nghệ để không bị lạc hậu, trình độ khoa học và công nghệ quy định phần lớn chất lượng và giá cả của sản phẩm, quyết định đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. - Môi trường văn hoá – xã hội: Môi trường văn hoá theo nghĩa rộng là phần môi trường do con người sáng tạo ra, bao gồm các tố nhân khẩu điều khiển kinh tế, thể chế, các tập tính thói quen, kiến thức, tín ngưỡng tôn giáo…Các doanh nghiệp phải tìm hiểu nền văn hoá ở mỗi nơi để đáp ứng sản phẩm cho phù hợp, nếu không thì sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn. - Môi trường tự nhiên: Môi trường này bao gồm các tài nguyên khoáng sản, khí hậu, con người và các khía cạnh tự nhiên khác. Việc nghiên cứu môi trường tự nhiên giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí đầu vào, chi phí vận chuyển và mở rộng quy mô tiêu thụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2. Các yếu tố chủ quan: Cơ sở vật chất và tài chính: Nói đến cơ sở vật chất là nói đến máy móc thiết bị và công nghệ. Nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm, có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp cho phép nhận định một cách tổng quát tình hình phát triển của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tài chính cũng như khả năng thanh toán, khả năng vay tín dụng… giúp những người ra quyết định chọn lựa những phương án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có nguồn tài chính mạnh thuận lợi trong việc đổi mới công nghệ, từ đó hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh dẫn đến nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nguồn nhân lực: Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của sản xuất và đóng vai trò quyết định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Về số lượng, đòi hỏi phải có số lượng công nhân viên thích đáng với cơ cấu hợp lý. Để bộ máy nhân lực hoạt động có hiệu quả cần phải có một cơ cấu sắp xếp lao động hợp lý. Đào tạo lao động để cho lao động không bị lạc hậu, tuyển dụng lao động theo đúng trình độ phù hợp với ngành nghề của mỗi cá nhân thì mới đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. III. Các phương pháp phân tích hiệu quả SXKD của doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh người ta thường sử dụng một số phương pháp sau 1. Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định kết quả, vị trí và xu hướng biến động của các chi tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh cần giải quyết các vấn đề sau: 1.1. Xác định tiêu chuẩn so sánh ( gốc so sánh). Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Mỗi loại chỉ tiêu gốc có tác dụng riêng khi phân tích. Có các loại gốc so sánh như sau: Gốc so sánh là số kế hoạch thì tiêu chuẩn so sánh đánh giá mức độ hoàn thành của đối tượng phân tích. Gốc so sánh là số kỳ trước thì tiêu chuẩn so sánh được sử dụng để đánh giá mức độ tăng trưởng. Gốc so sánh là chỉ tiêu trung bình ngành thì tiêu chuẩn so sánh góp phần xác định vị trí của DN trong tổng thể cơ cấu nền kinh tế Quốc dân. 1.2. Điều kiện so sánh: Các chi tiêu kinh tế khi so sánh phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Các chỉ tiêu phản ánh phải có cùng nội dung kinh tế. - Phải được xem xét trong cùng một khoảng thời gian và không gian, phương pháp tính và đơn vị đo lường… 1.3. Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu khác nhau, trong phân tích người ta sử dụng các kỹ thuật so sánh sau: - So sánh bằng số tuyệt đối: Việc so sánh này cho thấy mức độ đạt được về khối lượng, quy mô của chỉ tiêu phân tích, cho biết chỉ tiêu kinh tế cần phân tích tăng giảm bao nhiêu đơn vị so với kỳ gốc. - So sánh bằng số tương đối là tỷ số giữa trị số của kỳ phân tích và kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Có các số tương đối sau: Số thực tế kỳ này Số kế hoạch kỳ này Số kế hoạch kỳ này Số thực tế kỳ trước Số thực tế kỳ phân tích Số thực tế kỳ gốc - Phương pháp bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh về mặt lượng điển hình của cùng một tiêu thức nào đó trong tổng thể, nó bao gồn nhiêu đơn vị cùng loại. 2. Phương pháp loại trừ. Đây là phương pháp phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố, bằng cách giả định loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Nghĩa là, khi đánh giá ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu cần phân tích thì ta phải cố định trị số của các nhân tố còn lại. Có hai phương pháp loại trừ: 2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn. Phương pháp này dùng để đánh giá ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích, bằng cách thay thế trị số của từng nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích. Khi thay thế nhân tố nào thì các nhân tố còn lại phải cố định. Trình tự thay thế giữa các nhân tố cũng được thực hiện theo nguyên tắt lượng trướ - chất sau, tổng thể trước - chi tiết sau. Gọi Q 1, Q0 lần lượt là đối tượng phân tích ở kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch a1, b1,c1 lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích kỳ TH a0, b0, c0 lần lượt là các nhân tố ảnh hưởng đến đối tượng phân tích kỳ KH Trường hợp 1: Khi các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số đến đối tượng phân tích. - Xác định đối tượng phân tích: Q - Xây dựng phương trình kinh tế : Q = a × b × c Kỳ TH : Q1 = a1 × b1 × c1 Kỳ KH : Q0 = a0 × b0 × c0 - Xác định mức độ biến đổi của đối tượng phân tích: Q1 – Q0 = ± ΔQ - Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q như sau: + Nhân tố a: a1b0c0 – a0b0c0 = ± x1 + Nhân tố b: a1b1c0 – a1b0c0 = ± x2 + Nhân tố c: a1b1c1 – a1b1c0 = ± x3 - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q: (± x1) + (± x2) + (± x0) = ± ΔQ. Trường hợp 2: Khi các nhân tố có quan hệ thương số đến đối tượng phân tích. - Xác định đối tượng phân tích: Q - Xây dựng phương trình kinh tế: Q = × c + kỳ TH : Q = × c1 + kỳ KH: Q = × c0 - Xác định mức độ biến đổi của đối tượng phân tích : Q1 - Q0 = ± ΔQ - Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q: + Nhân tố a: × c0 - × c0 = ± x1 + Nhân tố b : × c0 - × c0 = ± x2 + Nhân tố c : ×c1 - × c0 = ± x3 - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q: (± x1) + (± x2) + (± x3) = ± ΔQ 2.2. Phương pháp số chênh lệch: Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn, khi các nhân tố có quan hệ tích số với nhau. Theo phương pháp này, mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó đến chỉ tiêu cần phân tích bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các nhân tố khác đã định. - Xác định đối tượng phân tích: Q - Xây dựng phương trình KT: Q = a × b × c + kỳ TH : Q1 = a1 × b1 × c1 + Kỳ KH : Q0 = a0 × b0 × c0 - Xác định mức độ biến đôi của đối tượng phân tích: Q1 – Q0 = ± ΔQ - Sử dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức đọ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q: + Nhân tố a: (a1 – a0) × b0 × c0 = ± x1 + Nhân tố b: a1 × (b1-b0) × c0 = ± x2 + Nhân tố c: a1 × b1 × (c1- c0) = ± x3 - Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của 3 nhân tố a, b, c đến đối tượng phân tích Q: (± x1) + (± x2) + (± x3) = ± ΔQ 3. Phương pháp phân tích định lượng ( phương pháp phân tích chi tiết ). Để phân tích một cách sâu sắc các đối tượng nghiên cứu, không chỉ dựa vào các chỉ tiêu tổng hợp mà còn phải đánh giá theo các chỉ tiêu cấu thành nên chỉ tiêu tổng hợp, tức là chi tiết hoá các chỉ tiêu phân tích được tiến hành các hướng sau: - Chi tiết theo các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu: Các chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều bộ phận cấu thành. Việc chi tiết nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cấu thành đến sự biến động của chỉ tiêu, từ đó phát hiện ra trọng điểm của công tác quản lý. Tuỳ theo yêu cầu và mục đích trong công tác phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà tiến hành chi tiết thao các yếu tố cấu thành ở mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả, hiệu quả đạt được. - Chi tiết theo thời gian: Là chi tiết đến những chỉ tiêu phân tích theo những khoảng thời gian khác nhau như: Ngày, tháng, quý, năm nhằm đánh giá sự biến động của các chi tiêu giữa các kỳ khác nhau. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh được chính xác, tìm ra các giải pháp có hiệu quả cho công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi tiết theo địa điểm: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thường được đóng góp của nhiều bộ phận hoạt động trên nhiều địa điểm khác nhau. Chi tiết theo từng địa điểm sẽ làm rõ hơn sự đóng góp của từng bộ phận đến kết quả chung của cả doanh nghiệp. Việc chi tiết này có tác dụng rất lớn trong hạch toán kinh doanh nhằm đánh giá thành tích hay khuyết điểm của từng bộ phận trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. IV. Nội dung phân tich hiệu quả HĐKD của doanh nghiệp. 1. Tài liệu phân tích. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được phân tích thông qua việc phân tích báo cáo kế toán tài chính, qua đó người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, cùng như những rủi ro trong tương lai của danh nghiệp. Báo cáo kế toán tài chính phản ánh một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong một thời kỳ nhất định. Hệ thống báo cáo tài chính kế toán quy định trong chế độ bao gồm 4 biểu mẫu sau: - Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của Công ty tại những thời điểm nhất định. Kết cấu của bảng được chia thành hai phần: Tài sản và nguồn vốn. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực (Sản xuất, thương mai và dịch vụ, đầu tư tài chính) tại những thời điểm nhất định. Ngoài ra báo cáo hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong kỳ kinh doanh đó. Ngoài ra còn có báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính. 2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung là một phạm trù kinh tế tổng hợp, được tạo thành bởi tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Do vậy hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ được xem xét một cách tổng hợp mà còn được nghiên cứu trên cơ sở các yếu tố thành phần của nó, đó là hiệu quả cá biệt. 2.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả cá biệt. Để có thể xem xét đánh giá một cách chính xác hiệu quả kinh doanh cá biệt, người ta xây dựng các chỉ tiêu chi tiết cho từng yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ sở so sánh từng loại phương tiện, từng loại nguồn lực với kết quả đạt được. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả cá biệt đối với từng loại phương tiệ
Luận văn liên quan