Chuyên đề Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã trong lịch sử nông thôn Việt Nam

Xã hội Việt Nam truyền thống là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp. Con người Việt Nam trong lịch sử, từ rất lâu đời đã là con người vừa của làng, vừa của nước “Sống ở làng sang ở nước”. Nhà nước và Làng xã là hai thực thể xã hội với hai cấp độ khác nhau về không gian kinh tế - xã hội nhưng lại có mối liên quan, liên kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh của làng, của nước. Sự thống nhất giữa Làng – Nước đã tạo nên một sức mạnh lớn đưa đất nước Việt Nam vượt qua biết bao thăng trầm của thời đại, vẫn đứng vững sau nhiều cuộc xâm lược của những kẻ thù mạnh như: Phong kiến phương Bắc, rồi đến thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ. Cho đến ngày nay, dù đã bước sang giai đoạn lịch sử mới với chế độ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa nhưng mối quan hệ giữa Làng xã và Nhà nước vẫn được gìn giữ và phát huy, đó là mối quan hệ hữu cơ, máu thịt. Có làng mới có nước. Nước hình thành trên cơ sở làng. Mọi người đều gắn bó với làng, với nước. Để hiểu rõ về mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã nông thôn Việt nam, chúng tôi xin phân tích mối quan hệ này dưới chế độ Nhà nước nhất nguyên phong kiến với Vua là người đứng đầu.

doc17 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 8487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã trong lịch sử nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 2 Chuyên đề: Phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã trong lịch sử nông thôn Việt nam. MỤC LỤC I- ĐẶT VẤN ĐỀ. Xã hội Việt Nam truyền thống là xã hội nông nghiệp, văn hóa Việt Nam là văn hóa nông nghiệp. Con người Việt Nam trong lịch sử, từ rất lâu đời đã là con người vừa của làng, vừa của nước “Sống ở làng sang ở nước”. Nhà nước và Làng xã là hai thực thể xã hội với hai cấp độ khác nhau về không gian kinh tế - xã hội nhưng lại có mối liên quan, liên kết chặt chẽ tạo nên sức mạnh của làng, của nước. Sự thống nhất giữa Làng – Nước đã tạo nên một sức mạnh lớn đưa đất nước Việt Nam vượt qua biết bao thăng trầm của thời đại, vẫn đứng vững sau nhiều cuộc xâm lược của những kẻ thù mạnh như: Phong kiến phương Bắc, rồi đến thực dân Pháp và Đế quốc Mĩ. Cho đến ngày nay, dù đã bước sang giai đoạn lịch sử mới với chế độ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa nhưng mối quan hệ giữa Làng xã và Nhà nước vẫn được gìn giữ và phát huy, đó là mối quan hệ hữu cơ, máu thịt. Có làng mới có nước. Nước hình thành trên cơ sở làng. Mọi người đều gắn bó với làng, với nước. Để hiểu rõ về mối quan hệ giữa Nhà nước và làng xã nông thôn Việt nam, chúng tôi xin phân tích mối quan hệ này dưới chế độ Nhà nước nhất nguyên phong kiến với Vua là người đứng đầu. II- TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC – LÀNG XÃ. Muốn hiểu được mối quan hệ Nhà nước – Làng xã, trước hết ta cần tìm hiểu về cơ cấu tổ chức bộ máy Làng – Nước truyền thống ở nước ta. 1- Tổ chức bộ máy Nhà nước: Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam thời kỳ trung đại, nhà nước được quản lý theo chế độ gia trưởng chuyên chế, trên nguyên tắc không hề có sự chia sẻ quyền lực. Mọi quyền lực được chia nhỏ cho những người có trách nhiệm, có phụ trách lẫn nhau nhưng tất cả đều tập trung vào tay người tối cao là Vua. Đó là Bộ máy nhà nước nhất nguyên chế. VUA Quan đại thần Cơ quan giúp việc Nhà Vua Lục Bộ Cơ quan chuyên môn giúp việc nhà Vua Cơ quan quản lý nông nghiệp Lục Khoa Lục Tự Tính nhất nguyên được thể hiện rõ rệt qua Tổ chức bộ máy nhà nước từ sau cải cách Lê Thánh Tông (1460 - 1527): Nhà nước là nhất nguyên nhưng toàn bộ hệ thống của nhà nước lại đặt trên cơ sở nhị nguyên. - Thứ nhất, Để có sức người sức của dùng vào việc công và quốc phòng, nhà nước phải dựa trên sự đóng góp của của mỗi người dân thông qua làng xã - những tập thể quần chúng. Nhà nước chỉ biết có tập thể làng xã mà không biết đến từng cá nhân hay từng gia đình; cũng không quan tâm gì đến sự phân phối các nghĩa vụ đó. - Thứ hai, để có người có đủ khả năng quản lý xã hội theo ý mình, nhà nước có một đội ngũ cán bộ, trong đó có những phần tử ưu tú trúng tuyển sẽ gia nhập vào bộ máy quan liêu có quyền hạn và địa vị theo thứ bậc. 2- Tổ chức bộ máy Làng xã. Làng là đơn vị tụ cư nhỏ nhất nhưng hoàn chỉnh nhất của cư dân nông thôn. Theo GS Trần Quốc Vượng “Làng là đơn vị cộng cư có một vùng đất chung của cư dân nông nghiệp. Làng được xem xét như một “hình thái tổng hợp kép kín”, hình thành trên quy mô sản xuất nhỏ, đáp ứng nhu cầu tự túc của chính mình. Nó là cộng đồng truyền thống được gắn kết không phải do sự liên kết kinh tế, tức là sự đa dạng hóa nhiệm vụ và chuyên biệt lao động mà là mọi thành viên đều dành quyền ưu tiên cho lợi ích tập thể. Trong hệ thống xã hội của làng, tồn tại sự khác biệt giữa người được làng trọng vọng. Đó là những quan viên của làng, những thành viên của các Hội đồng của làng: Hội đồng kỳ mục và lý dịch. - Hội đồng kỳ mục là một hội đồng bao gồm những người có điền sản, phẩm hàm, chức vụ hay bằng cấp. + Đứng đầu hội đồng kỳ mục là “tiên chỉ”, sau đến thứ chỉ (thường trong những làng xã đông dân cư mới có chức này, số lượng thứ chỉ có thể là 1 hoặc 2 người tùy theo quyết định của mỗi làng). Tiên chỉ là người đứng đầu hội đồng kỳ mục có chức năng ký vào mọi giấy má chính thức, kể cả văn tự ký kết giữa các tư nhân. Những người này thường là người cao niên, có uy tín trong làng xã. - Lý dịch, về danh nghĩa phải chấp hành những quyết định của hội đồng kỳ mục, chịu trách nhiệm chính trong việc thi hành mọichủ trương của Nhà nước. Lý dịch thay mặt Nhà nước để thi hành cai trị, họ là đại diện của làng giao tiếp với nhà nước. + Lý trưởng: người cầm đầu tổ chức lý dịch và chịu trách nhiệm chính với nhà nước thực hiện những đòi hỏi của nhà nước đối với dân. + Phó lý: phụ tá cho lý trưởng, cùng lý trưởng chịu trách nhiệm trước Nhà nước. + Hương trưởng: người chịu trách nhiệm điều khiển công việc tại nơi làm việc công ích. + Xã tuần: đặc trách vấn đề an ninh cho làng xóm bằng cách tổ chức, cắt cử canh gác tuần phòng, ngăn ngà nạn trộm cắp và trong tay họ có một đội tuần đinh gồm những trai định được cắt cử ra để làm nhiệm vụ tuần phòng. - Ngoài ra trong làng còn có các chức vụ khác như thư ký, thủ quỹ, mõ làng,… Với tổ chức bộ máy rõ ràng, chặt chẽ như trên, làng xã là cơ sở vững chắc, là đơn vị hành chính quan trọng của nhà nước phong kiến. Đối với nhà nước, làng xã có tính chất hai mặt: nhất trí và không nhất trí, thần phục và bướng bỉnh. Mối quan hệ giữa làng xã với nhà nước là quan hệ phụ thuộc không triệt để. Mối quan hệ này thể hiện như sau: III- MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ LÀNG XÃ TRONG LỊCH SỬ NÔNG THÔN VIỆT NAM. 1. Về phía Nhà nước: 1.1.Nhà nước thực thi chính sách của mình thông qua làng xã: Để các chính sách của mình đến được với người dân, Nhà nước không thể tự mình thực hiện được mà phải thông qua tổ chức Làng xã. Làng xã có một hội đồng quản trị do dân cử để làm việc cho nó và để liên hệ với nhà nước, đứng đầu không phải là người có chức cao, học giỏi mà là một vài người nhiều tuổi nhất gọi là “bô lão”, bên cạnh đó là “Hội đồng Kỳ mục”. Thông qua Hội đồng kỳ mục, mọi thứ phú thuế, bất cứ một nghĩa vụ gì, nhà nước thường chia ra cho các làng xã, bắt đóng góp nguyên vật liệu và sức lao động. Làng xã đến lượt lại chia ra cho những người dân nam hay các hộ…Tóm lại, nhà nước chỉ biết có tập thể làng xã mà không biết đến từng cá nhân hay từng gia đình; cũng không quan tâm gì đến sự phân phối các nghĩa vụ đó. 1.2. Nhà nước chỉ biết nội tình làng xã một cách đại khái, khái quát: Do nhà nước không đi tới từng người dân, từng đám đất, nên nhà nước không có khả năng kiểm soát làng xã một cách chặt chẽ, chính xác. Nó chỉ nắm được một cách mơ hồ. Con số trong sổ sách của nhà nước chỉ là con số ước lệ, nếu không nói là một con số ma. Đó là chỗ yếu của nhà nước bất kỳ triều đại nào - dù là nhà nước phong kiến hay nhà nước của bọn đô hộ. Nhà nước phải bằng lòng với những con số của làng xã, để rồi qua đó bắt chúng nộp lên cho mình bao nhiêu thóc, vải, tiền bạc, bao nhiêu phu dịch, và lính tráng theo tỉ lệ và tiêu chuẩn. Nhà nước cứ 3 năm hay 6 năm bắt khai hay duyệt hộ khẩu, và thỉnh thoảng mở những “chiến dịch” khám đạc điền thổ, điều tra dân số. Nhưng thực tế vẫn không tài nào nắm vững nội tình thay đổi của từng nơi. Chúng còn đặt ra những điều luật trị rất nghiêm khắc tội “ lậu đinh lậu điền”, nhưng cũng không vì thế mà biết được một cách sáng sủa hơn. Cho nên, nói chung con số thuế má, binh dịch, phu dịch, bổ cho các làng xã trong thời phong kiến có tính cách khoán trắng rõ rệt. Chẳng hạn: - Thời Trần đã có lúc áp dụng biện pháp “sinh ra không kể, chết đi không trừ” đối với ngạch thuế binh, có nghĩa là nhà nước lấy con số hộ khẩu duyệt trong một năm nào đó làm con số cố định. - Về thuế điều, trong khi làng xã có số “ ruộng lậu” thì có những làng lại có “điền bất cập bạ”. Có những làng xã chịu nộp một thứ đặc sản nào đó, hay nhận lấy việc cắt cỏ voi, ngựa, giữ đền chùa, hay nộp thợ thủ công,... Để được nhà nước miễn sưu hay thuế v..v.. 1.3. Nhà nước phong kiến thường bắt nhân dân liên đới trách nhiệm với làng xã: Lấy làng xã làm đơn vị cống phú và binh dịch, nhà nước phong kiến dùng biện pháp bắt nhân dân làng xã phải liên đới trách nhiệm. Tính chất này được thể hiện rất rõ vào lúc một vài thành viên thiếu thuế, đào ngũ, nhà nước vẫn cứ tróc vào làng xã ấy bắt nộp bù. Có những làng xã có những người dân cá biệt phạm tội trộm cướp hoặc “làm giặc”, nhà nước thường có thói bắt tội cai phó tổng, lý trưởng (như năm 1856 đời Tự Đức) hoặc trị tội cả làng, thậm chí “làm cỏ” cả làng. Làng Lai Cách, làng Da Giá Thượng thời Lê Trịnh, làng Sơn Âm đời Minh Mạng, làng Cổ Am, làng Yên Phủ thời Pháp thuộc đều là những làng bị bọn thống trị “thi hành kỷ luật” tàn khốc, ít nhất cũng bằng cách triệt hạ. Chính nhờ ở luật liên đới trách nhiệm mà nhà nước ngày xưa mới có thể buộc được tất cả làng xã phục tùng; tuy không cần đi thẳng đến từng người dân, từng đám đất mà vẫn có đầy đủ những đảm phụ. 1.4. Nhà nước không nhúng tay vào việc làng xã nhưng đưa đẳng cấp vào tận nông thôn: Việc chọn lọc những phần tử ưu tú trao cho họ quyền hành và tước lộc đã gián tiếp tạo ra sự cách bậc trong nông thôn và buộc các làng khác phải chấp nhận. Khi về làng, những phần tử ưu tú giành những địa vị cao và quyền lợi nhiều hơn các thành viên khác. Luật lệ đã từ lâu của làng xã là: người nhiều tuổi nhất – tiên chỉ (thủ chỉ) sẽ là người nắm giữ mọi quyền hành của làng xã. Còn luật lệ của nhà nước thì địa vị đó phải dành cho những người thi đậu, có quan tước cao trong các thành viên. Nhưng luật lệ làng xã nói chung vẫn không chị để tự thủ tiêu một cách dễ dàng, “triều đình dụng tước, hương đảng dụng xỉ”. Một sự giằng co xảy ra. Cuối cùng cũng mặc nhiên đi đến một sự thỏa thuận: có lúc bên cạnh vai trò tiên chỉ còn có cai trò xã quan (cũng chỉ có nơi gọi là đại toát, tiểu toát). Đời Nguyễn đó là những chức hương quan hoặc hương thân: có lúc làng xã chịu để cho những người đồ đạt được ưu tiên vượt lên trên thứ tự đăng ký của họ theo tiêu chuẩn (ví dụ ở Nam Đàn - Nghệ An đỗ tú tài được nhắc lên trên 10 người, đỗ cử nhân 15 người, phó bảng 20 người, tiến sĩ 30 người….) để những người ấy được giữu chức tiên chỉ trước tuổi mà không hoàn toàn phá vỡ nề nếp của làng xã: có lúc làng xã chịu để những người có chức phận những quyền lợi tương đương hoặc cao hơn chút ít những người có tuổi tác (ví dụ ở xã Cao Xá- Thái Bình lúc chia phần thịt tế, cái thủ cái cổ thường chia đôi: một nửa cho các cụ già, một nửa cho những người thi đỗ (khoa tràng) hoặc làm quan (sắc mệnh). 1.5. Nhà nước gián tiếp tham gia vào việc phân phối ruộng đất của làng xã: Chúng ta đều biết, mỗi một làng xã đều có ruộng đất công, một thứ tài sản tập thể lâu đời. Thi hành quyền sở hữu, làng xã cứ mấy năm một lần chia đều cho các thành viên. Nhưng đằng sau quyền sở hữu đó còn có quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước (tức của vua). Cái quyền sau có thể tước đoạt cái quyền trước, vì là “đất của vua, chùa của bụt”. Nhà nước tham gia ngày một sâu vào việc phân phối ruộng đất cho các thành viên đặc biệt là đựa vào đó tiêu chuẩn cấp bậc, làm cho những thành viên nào có chức sắc cao thấp sẽ được phần ruộng nhỏ hơn, nhưng vẫn lướn hơn ruộng của thành viên thường. Thực chất là nhà nước lấy một phần ruộng làng xã làm lộc bổ sung cho phần tử ưu tú (các quan) và lương ăn cho quân đội. Số còn lại mới chia cho các thành viên làm nông nghiệp, nhưng nhà nước lại cọi việc phân phối này là một phương diện của việc trả công cho những người gánh vác nghĩa vụ đối với nhà nước: nông đân được chia ruông vừa phải nạp thuế nạp xâu, vừa phải thay nhau đi phu, đi lính cho nhà nước. Đó là chính sách làm cho người nông dân làng xã phụ thuộc vào nhà nước phong kiến một cách cách chặt chẽ. Không phải ngẫu nhiên triều đại nào cũng cố gắng duy trì và tìm nguồn bổ sung cho ruộng công làng xã. Như vậy, chi phối ruông đất làng xã, nhà nước cuối cùng cũng biến một xã hội bình đẳng dân chủ xưa kia thành một xã hội cấp bậc. Rõ ràng nạn tranh nhau ngôi thứ cứ tủn mủn diễn ra trong làng xã, nạ cường hào,… là hậu quả bi đát cử hành động trên. Tóm lại, nhà nước đã có những thành công nhất định trong việc đẳng cấp hóa làng xã. 1.6. Nhà nước có nghĩa vụ với làng xã như làng xã đối với Nhà nước: Nghĩa vụ đó là bảo vệ sản xuất và bảo vệ an ninh cho nhân dân nói chung, cho các làng xã nói riêng. Chống ngoại xâm, trị thủy là nhiệm vụ hàng đầu của nhà nước Việt Nam. Một nhiệm vụ vào hàng thứ yếu là nhà nước tăng năng suất, tăng sản lượng mà thường tìm cách tăng diện tích cày cấy, lập làng mới để giải quyết nạn nhân mãn, nạn du dân. Ngoài ra, những lúc nhân dân đói kém, tật dịch, nhà nước còn còn có nhiệm vụ tìm cách chẩn cứu, những lúc có trộm cướp nhà nước phải tìm cách liễu trừ. Dân mất mùa nhà nước phải giảm sưu thuế, dân phiêu tán nhà nước phải tìm cách chiêu hồi,… Trải qua các triều đại, nhà nước đều thi hành chính sách trọng nông ức thương, hết sức hạn chế các cuộc kinh doanh to lớn, hạn chế tích lũy tài sản cá thể. Ở đây thể hiện rất rõ tính chất bảo thủ phản động của nhà nước phong kiến. Không phải ngẫu nhiên mà ta thấy thi thoảng nhà nước lại trưng thu ruộng tư biến thành ruộng công ( Hồ Quý Ly, Minh Mạng). Nhà nước hết sức khuyến khích việc chiêu dân lập ấp nhưng lại hạn chế bọn giàu có lập trang trại riêng (thời Lê sơ). Khi có nạn đói kém hay khi có việc cần đến tiền thóc, nhà nước thường có chế độ quyên góp đổi lấy nhân phẩm, hoặc khen thưởng những hành động gương mẫu trong làng xã của những người những hộ bỏ tiền cá nhân để cứu giúp tập thể, giúp nước cũng như để xây dựng đền chùa và các công trình công cộng… Tất cả đều hành động như thế để phản ánh xu hướng cổ vũ biểu dương tinh thần vì tập thể, tinh thần hào hiệp, nhưng mặt khác, ít nhiều trong đó cũng mang ý thức bình quân, nói cách khác là ý thức hạn chế sự phân hóa giai cấp cưứ phát triển một cách tự phát, không theo ý muốn chủ quan của nhà nước. Khi quy luật kinh tế hàng hóa phát triển thì quan hệ đẳng cấp được nước khuyến khích, quan hệ công xã được làng xã bảo lưu: cả ba đúc thành một mối quan hệ áp bức bóc lột khá nặng nề nhưng lại được ngụy trang bằng những cái lốt như quan hệ thân thuộc, quan hệ láng giềng, … những cái lốt đẹp đẽ êm dịu này che khuất cái ruột gớm ghiếc, có nghĩa là chúng làm mờ tính chất giai cấp trong quan hệ giữa người với người trong làng xã. 2. Về phía Làng: 2.1. Làng có tính chủ động và linh hoạt một cách rõ nét: Làng xã không phải là một thực thể cứng đờ, bị động mà nó rất linh hoạt, chủ động, biết phản ứng khi có va chạm, nó tự động mai phục, ngụy trang, chống trả,… khi cần thiết thì không phải chỉ là hành động, là thái độ của vài người. Có thể nói đó là một cơ thể trọn vẹn, gần như một con người, nhưng một con người phi giai cấp. Trong “ cơ thể người” trọn ven đó còn ẩn giấu một linh hồn, một tâm lý ý thức cộng đồng mà còn có một cá tính riêng, có nét riêng đặc sắc về tính cách. Chúng ta chẳng những nghe được những câu tục ngữ trình bày nhận xét vê cá tính của một số làng xã như : “Trai Cầu Vòng Yên Thế, gái Nội Duệ Cầu Lim”. “ Văn chương Xuân Mỹ, lý sự Thủy Khuê” ,… tất nhiên, trong những nhận xét trên cũng có những trường hợp cường điệu, nhưng về cơ bản vẫn phản ánh được tính biệt lập của địa phương. Tính biệt lập này có nguồn gốc từ đặc trưng khép kín của công xã xa xưa, nó làm cho làng xã phần nào bằng quan với các đơn vị ở xung quanh nó, nó nuôi dưỡng đầu óc địa phương. 2.2. Làng thuộc nước, nhưng làng vẫn độc lập: Một mặt, làng xã phục tùng Nhà nước, một mặt lại giấu giếm thực chất bản thân, mục đích là để giảm binh lương thuế khóa nhà nước phong kiến đổ vào đầu người dân. Đâu có phải chỉ có một vài thứ phú dịch mà ta thường biết. Bóc lột siêu kinh tế vốn là một đặc trưng của chế độ phong kiến. Cho nên, ngoài “binh lương thuế khóa” ra, còn có nhiều món bóc lột khác rất tùy tiện và đều gõ vào làng xã. Bọn quan lại lính tráng thường cứ dựa vào khả năng, nghĩa là dựa trên con số dân cư, ruộng đất, tài sản v.v... mà các làng xã đã khai báo, tức là đã đăng ký với nhà nước, để quân phân theo tỷ lệ một cách rất máy móc. Nhưng nếu chỉ có thế thì chẳng nói làm gì. Thói tục “bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ” thường được áp dụng một cách linh động vào quan hệ giữa nhà nước với làng xã. Có nghĩa là mỗi lần có những phú dịch bất thường ngoài phú dịch thường kỳ, thì bọn quan lại ở các huyện thường nâng mức phân phối lên cao hơn một ít (ví dụ đáng lý trưng thu 100 cây tre thì nâng lên 120) để cho làng xã xin hạ bớt xuống, hoặc để trừ hao đi (vì có thể có những địa phương không kham nổi) thì vừa. Cho nên, nói chung làng xã rất sợ cách làm việc tùy tiện của bọn quan lại, và họ cũng không quên cò kê bớt một thêm hai. Từ đó nó tạo cho làng xã một thói quen co mình lại, và viện hết cớ này đến cớ khác để kêu ca. Có thể nói giả nghèo giả khổ là thái độ phổ biến của làng xã. Về phía bọn thống trị, chúng thường chia làng xã làm nhiều loại, trong đó có bốn loại làm vất vả chúng hơn cả là “xung” (lắm việc), “phiền” (phức tạp), “bì” (mệt mỏi), “nan” (khó khăn). Không những có thói quen co mình lại, mà làng xã còn có thói quen lẩn tránh hoặc gan lì. O-ri (Ory) – một tên thực dân nghiên cứu làng xã Việt Nam – mới kể rằng “khi một làng nào đó được tin có một ông quan bản xứ đi qua, tất cả đàn ông đều lẩn tán trốn biệt cho đến khi quan đi khỏi”. Roi vọt, giam chấp, trưng thu là những biện pháp thúc bách làng xã phải làm theo ý định của bề trên, nhưng những biện pháp ấy không phải là lúc nào cũng có hiệu quả. “Đầu chày máy, đít thớt”, câu tục ngữ này miêu tả tình trạng những hương chức ngày xưa thường đóng vai “bung xung” chịu đòn thay cho dân làng để từ chối phần nào những yêu sách từ trên xuống. 2.3. Làng xã thường có quan hệ thù địch với những cá nhân hoặc tập thể nào thường xâm phạm đến nó. Truyện Lê Phụng Hiểu và hàng loạt những truyện dân gian khác đều phản ánh sự tranh giành địa phận đẫm máu giữa hai làng. Chẳng những thế, làng xã còn không muốn để cho những người ngoài đến “xâm canh”. Tài liệu của thực dân cho ta biết một mẩu chuyện lý thú: một viên quan lớn có thế lực tậu nhiều ruộng tại một làng nọ ở Hà Đông. Ruộng đều là loại nhất đẳng. Thế nhưng năm nào cũng vậy, thu hoạch chẳng có gì. Thế là tại làm sao? Về sau mới vỡ lẽ là dân làng không muốn có địa chủ có thế lực ở ngoài làng tới lũng đoạn ruộng đất làng mình, nên đã tìm cách phá hoại bằng việc giăng một sợi chỉ cho chạy lướt qua ngọn lúa mỗi lần lúa trổ. Phấn (hoặc mao) mà mất đi thì lúa trở nên không hạt (lép), người nông dân dĩ nhiên đã nắm chắc qui luật ấy của tự nhiên. Thậm chí nó còn không muốn, cũng không chịu để cho một kẻ nào cười cợt, nói xấu đến mình. Vào năm 1935, có hai làng ở Tam Kỳ (Quảng Nam) suýt đánh nhau to vì một bài thơ trào phúng (người bên này làm thơ chế giễu đám hương lý bên kia bày chuyện khánh thành trường học để kiếm chác, và bên kia họa lại để trả đũa bên này). 2.4. Làng xã dễ có phản ứng mỗi lần nhà nước thi hành một chính sách đụng chạm đến lợi ích của nó. Mỗi một yêu cầu mới của chính quyền phong kiến ngoài phú thuế thường kỳ, thường vấp phải ít nhiều sự chống đỡ của làng xã. Thậm chí có làng xã nghi ngờ đến cả những công việc có tính chát lợi ích chung. Gu-ru một học giả thực dân viết Người nông dân đồng bằng Bắc Bộ từng nói đến một làng nọ đã góp nhau số tiền 200 đồng để chạy chọt với quan, xin quan tránh cho con đường đê không đi qua địa phận làng mình. Không phải là họ ngốc mà có lẽ vì sợ mất một diện tích ruộng đất nào đó, cũng có lẽ vì sợ con đường ấy sẽ là con đường thuận tiện đi vào làng, do đó, quan nha lính tráng sẽ quấy nhiễu làng nhiều hơn trước. Sự phản ứng của làng xã còn bộc lộ tích cực hơn. Ví dụ có những làng ở An Quảng thời Hồng Đức liên kết lại chống quân đội nhà nước kéo về khám đạc điền thổ vì đã đến lúc không thể ẩn lậu được mãi về diện tích ruộng đất của mình. Hay là có những làng ở Nghệ An, Quảng Bình, bằng những thủ đoạn ranh mãnh khác nhau đã buộc bọn vua chúa phải chấm dứt những lệ cống đặc sản (ví dụ cá rô bầu Nón, Nam Đàn; mắm hâm hương, Cảnh Dương v.v...) Lịch triều hiến chương loại chí chép năm 1773 khi Trịnh Sâm buộc các làng xã phải khai thật đúng số đinh, thì “dân chúng bốn phương không đâu là không xôn xao ơ...ư mạn đông nam nhiều người làm phản, có kẻ tự xưng “Đinh suất đại vương” để dụ quần chúng”. Việc ấy cuối cùng đành phải tạm gác lại. Như vậy là không phải bất cứ lúc nào nhà nước cũng buộc được các làng xã tuân theo ý chí của nó. Nõi một cách khác, làng xã thời xưa cũng có lúc đấu tranh có kết quả để buộc nhà nước làm theo ý ch
Luận văn liên quan