Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Chợ Lớn

Nền kinh tế nước ta những năm gần đây liên tục đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao (trên 7%). Một trong những đóng góp quan trọng vào thành công này chính là hoạt động của ngành ngân hàng. Thông qua hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng đã đáp ứng nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh tế trên các lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Ngoài ra, hoạt động của ngân hàng còn góp phần thực hiện các chương trình kích cầu thông qua đầu tư và tiêu dùng có hiệu quả. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới đã mở ra nhiều vận hội đồng thời cũng đưa đến nhiều thách thức mới cho ngành ngân hàng. Việc các định chế tài chính quốc tế được chính thức gia nhập sân chơi ở Việt Nam đã làm cho các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với áp lực cạnh tranh khá nặng nề. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng trong nước là phải tranh thủ khai thác, mở rộng tín dụng và chiếm lĩnh thị trường để có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Đối với các ngân hàng Việt Nam, nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là nguồn vốn hình thành từ huy động trong khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ tín dụng mang lại thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng giúp Ngân hàng có thể mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng và hiệu quả của sử dụng vốn nói chung, của nghiệp vụ tín dụng nói riêng trong điều kiện hiện nay là việc làm không thể thiếu nhằm đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của mỗi ngân hàng.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2305 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Chợ Lớn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN & CHI NHÁNH CHỢ LỚN 3 1.1 Giới thiệu tổng quan về Hệ thống Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 4 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 4 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank 8 1.1.3 . Các hoạt động của Sacombank 11 1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn 11 1.1.3.2. Hoạt động cho vay 11 1.1.3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ 12 1.1.3.4. Hoạt động đầu tư - liên doanh 12 1.1.4. Một số kết quả đạt được của Sacombank trong những năm qua 13 1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn 13 1.1.4.2. Hoạt động cho vay 13 1.1.4.3. Mạng lưới hoạt động 13 1.1.4.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ 14 1.1.4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh 14 1.1.5. Định hướng và mục tiêu phát triển của Sacombank từ năm 2006 trở đi 15 1.2. Giới thiệu Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn 16 1.2.1. Tổ chức bộ máy hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Chợ Lớn 16 1.2.1.1. Nguyên tắc hoạt động 17 1.2.1.2. Chức năng - nhiệm vụ 17 1.2.2. Chức năng của các phòng ban tại Sacombank - Chi nhánh Chợ Lớn 17 1.2.2.1. Phòng dịch vụ khách hàng 17 1.2.2.2. Phòng Quản lý tín dụng 21 1.2.2.3. Phòng kế toán và quỹ 21 1.2.2.4. Tổ hành chính quản trị 21 1.2.2.5. Phòng giao dịch 22 1.2.3. Hoạt động và định hướng phát triển của Chi nhánh Chợ Lớn 22 1.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN (SACOMBANK) 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 21/12/1991, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Tên viết tắt tiếng Anh là SACOMBANK - được chính thức cấp phép hoạt động trên cơ sở chuyển thể và sát nhập Ngân hàng phát triển kinh tế Gò Vấp và 3 HTX tín dụng: Tân Bình – Thành Công - Lữ Gia. Khởi đầu, Ngân hàng có mức vốn điều lệ là 2,9 tỷ đồng, 4 điểm giao dịch trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh và tình hình tài chính, nhân sự không thực sự mạnh. Sở dĩ có sự sát nhập này là do thực tiễn năm 1990 khi hoạt động của các HTX Tín dụng kém hiệu quả và đa phần rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả. Bên cạnh đó, sự đổ vỡ của hàng loạt các cơ sở sản xuất có huy động vốn tiết kiệm của nhân dân như: Nước hoa Thanh Hương, Đại Thành,… đã gây ra một cơn sốt tín dụng làm thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhân dân. Trước tình hình này, Nhà nước ban hành 2 pháp lệnh: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực từ ngày 1/10/1990 nhằm xử lý tình trạng đổ vỡ tín dụng và xây dựng một mô hình mới. Trên cơ sở đó, có thể nói Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập ở thành phố Hổ Chí Minh. Trải qua 15 năm phát triển với muôn vàn khó khăn thử thách, Sacombank đã biết tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức để trở thành một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam hiện nay. Theo diễn biến tăng trưởng vốn điều lệ, có thể phân chia 15 năm hình thành, xây dựng và phát triển của Sacombank thành 4 giai đoạn như sau: ( Giai đoạn 1991 – 1995: Sát nhập để cùng tồn tại (vốn điều lệ từ 3 tỷ đến 24 tỷ) Sau khi sát nhập để thoát hiểm trong giai đoạn 1991-1995, Sacombank phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong bối cảnh niềm tin của công chúng đối với hệ thống Ngân hàng đang ngày cảng giảm sút. Nhờ có chủ trương sát nhập, một Sacombank đã được hình thành với mức vốn lớn hơn, có lực hơn để vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầu mới thành lập. Thời điểm này, để hoạt động có hiệu quả, Sacombank chọn khách hàng mục tiêu của mình là các Doanh nghiệp vừa và nhỏ, tranh thủ tăng quy mô kinh doanh, mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá nội dung hoạt động (phát hành kỳ phiếu, thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh, bước đầu thực hiện kinh doanh đối ngoại). Việc tăng quy mô kinh doanh giai đoạn này, giai đoạn khi các đối thủ cạnh tranh chưa xuất hiện đã tạo ra những thành tựu bước đầu, mở đường cho giai đoạn phát triển sau này. Kết quả kinh doanh của Sacombank giai đoạn này khá ấn tượng trong bối cảnh chung của các tổ chức tín dụng lúc bấy giờ, huy động vốn từ 90 tỷ năm 1992 tăng lên 687 tỷ năm 1995, cho vay tăng từ 78 tỷ lên 527 tỷ, thanh toán quốc tế đạt doanh số 27,4 triệu USD năm 1995, lợi nhuận trước thuế từ âm 1,4 tỷ năm 1992 đã dần thăng bằng thu chi và có lãi 2,9 tỷ năm 1995. ( Giai đoạn 1996 – 1999: Xác lập kỷ cương để phát triển (vốn điều lệ từ 47,5 tỷ đến 71 tỷ) Thời điểm này, NHNN quy định mức vốn điều lệ quy định tối thiểu của Ngân hàng TMCP đô thị là 70 tỷ đồng, nếu không đủ vốn theo quy định thì có thể xếp vào loại ngân hàng phải xử lý hoặc hạn chế phạm vi hoạt động và tốc độ phát triển. Sacombank, dù đã có những bước tiến đáng kể so với giai đoạn mới thành lập nhưng mức vốn điều lệ của Sacombank cuối năm 1995 vẫn chưa vượt qua con số 30 tỷ. Trước khó khăn đó, Sacombank quyết định điều chỉnh mệnh giá cổ phiếu từ 1.000.000đ xuống 200.000đ để phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. Kết quả, đến tháng 07/1997, vốn điều lệ của Sacombank đã vượt ngưỡng 70 tỷ đồng, đảm bảo cho sự tồn tài và phát triển của Ngân hàng. Cùng với việc tăng vốn điều lệ, nét nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Sacombank ở giai đoạn này là đẩy mạnh cho vay phân tán theo đề án, kết hợp cho vay tập trung có trọng điểm, phát triển mạnh các dịch vụ Ngân hàng. Hiệu quả kinh doanh giai đoạn này nâng lên rõ rệt: Huy động vốn từ 936 tỷ năm 1996 tăng đến 1.423 tỷ năm 1999, cho vay tăng tương ứng từ 805 tỷ lên 1.221 tỷ, thanh toán quốc tế năm 1999 đạt doanh số 184 triệu USD, lợi nhuận trước thuế bình quân tăng trên 10 tỷ. ( Giai đoạn 2000–2002: Củng cố để phát triển ổn định (vốn điều lệ từ 138 đến 272 tỷ) Giai đoạn này đánh dấu 2 sự kiện quan trọng có ý nghĩa bước ngoặc đối với sự phát triển của Sacombank khi 2 tập đoàn tài chính lớn là Dragon Financial Holdings (Anh Quốc) và Công ty đầu tư Tài chính quốc tế (IFC) trực thuộc World Bank quyết định trở thành 2 cổ đông chiến lược của Sacombank. Việc có mặt của 2 cổ đông nước ngoài, ngoài việc giúp cho Sacombank tăng nhanh vốn điều lệ, mặt khác cũng hỗ trợ đáng kể cho Sacombank trong mục đích tiếp cận các thế mạnh về quản trị, công nghệ và kỹ thuật hiện đại của các định chế tài chính nước ngoài, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của Sacombank, nâng Sacombank lên một vị thế mới trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam. Cuối năm 2002, mạng lưới Sacombank tăng lên đến 55 điểm giao dịch, số dư huy động vốn đạt 3.856 tỷ và dư nợ cho vay 3.301 tỷ, lợi nhuận trước thuế đạt 79,2 tỷ, vốn điều lệ đạt 272 tỷ và vốn tự có đạt 322 tỷ đồng. ( Giai đoạn 2003 – 2006: Tăng tốc để hội nhập (vốn điều lệ từ 505 tỷ đến 2.089 tỷ). Bước vào giai đoạn mới, Sacombank tiếp tục ghi dấu ấn trên thương trường khi liên tục là Ngân hàng dẫn đầu về mức vốn điều lệ. Đặc biệt, năm 2005, việc tập đoàn ANZ (Australia & New Zealand Banking Group) trở thành cổ đông chiến lược đã giúp cho Sacombank có cơ hội tiếp cận và phát triển nghiệp vụ Ngân hàng tiên tiến, nâng cao khả năng quản trị rủi ro, điều hành hoạt động theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, Sacombank từng bước đưa vào ứng dụng các công nghệ Ngân hàng hiện đại như PhoneBanking, SMS Banking, Mobile Sacombank, triển khai chương trình hiện đại hoá T-24, phát triển các loại thẻ,… Bên cạnh đó, Sacombank cũng xây dựng được nhiều mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài để thu hút nguồn vốn ngắn, trung và dài hạn từ FMO, RDF II, SMEDF; thiết lập được quan hệ với 7.900 đại lý và 210 ngân hàng trên 82 quốc gia…Tính đến thời điểm cuối năm 2006, vốn điều lệ của Sacombank là 2.089 tỷ, huy động vốn đạt trên 20.000 tỷ, dư nợ cho vay trên 14.000 tỷ, lợi nhuận trước thuế xấp xỉ 550 tỷ đồng. Đặc biệt, ngày 12/07/2006, Sacombank trở thành Ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam chính thức niêm yết cổ phiếu tại TTGDCK Tp.HCM với mã hiệu STB. Đây thực sự trở thành bước ngoặc lớn giúp vốn cổ phần của Sacombank luân chuyển theo thị trường chứng khoán với tính thanh khoản cao, tạo điều kiện thuận lợi cho Sacombank tăng nhanh vốn điều lệ cũng như buộc Ngân hàng phải đối diện với nhiều thử thách hơn khi phải minh bạch hoá thông tin trên Thị trường. Biểu đồ 1: Tình hình tăng Vốn điều lệ của Sacombank qua các năm  (Nguồn: Bảng báo cáo tài chính) 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Sacombank Hiện nay, Sacombank đang thực hiện cơ chế quản lý từ trên xuống theo như sơ đồ sau: Các bộ phận trong sơ đồ tổ chức có chức năng và nhiệm vụ như sau: ( Đại hội đồng Cổ đông: Đại hội đồng Cổ đông của Sacombank là cơ quan quyền lực cao nhất và có quyền quyết định mọi chính sách cũng như hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng. ( Hội đồng quản trị (HĐQT): là bộ phận quản trị toàn bộ hệ thống Ngân hàng. ( Tổng giám đốc: là người có trách nhiệm quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thông qua việc phân công và ủy quyền cho Phó Tổng Giám đốc. Tổng giám đốc đồng thời là người tham mưu cho HĐQT về mặt hoạch định các mục tiêu, chính sách của Ngân hàng, được quyền từ chối thực hiện những quyết định của các thành viên của HĐQT nếu thấy trái pháp luật. ( Phó tổng giám đốc: Tuỳ theo qui mô địa bàn và nội dung hoạt động, Tổng giám đốc có thể đề nghị HĐQT bổ nhiệm từ hai Phó Tổng Giám đốc trở lên. Việc phân công và ủy quyền cụ thể cho các Phó tổng giám đốc do Tổng giám đốc quyết định sau khi đã thông qua HĐQT. ( Các trưởng phòng: Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ của các phòng như phòng hành chính tổ chức, Kế hoạch đầu tư, Tài Chính - Kế toán. ( Việc điều hành chi nhánh: Sacombank có nhiều chi nhánh trực thuộc, trong đó có Chi nhánh trung tâm đặt tại Hội sở Ngân hàng để tách hoạt động kinh doanh cụ thể hàng ngày tại Hội sở ra khỏi trách nhiệm điều hành trực tiếp của Tổng Giám đốc nhằm giúp Tổng Giám đốc và các phòng nghiệp vụ của Ngân hàng có điều kiện quản lý và điều hành mọi hoạt động của toàn Ngân hàng. ( Chức năng và nhiệm vụ của của Giám đốc chi nhánh: do HĐQT bổ nhiệm và miễn nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT, trước pháp luật trong việc điều hành và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, các phòng ban và phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh theo chế độ thủ trưởng một đơn vị hạch toán phụ thuộc. ( Chức năng và nhiệm vụ của trưởng phòng giao dịch của Chi nhánh: có trách nhiệm thực hiện kinh doanh tiền tệ, tín dụng theo ủy nhiệm của Giám đốc chi nhánh với sự chuẩn y của Tổng giám đốc Ngân hàng trong phạm vi giới hạn nhất định tuỳ theo nhu cầu của thị trường nơi phòng giao dịch đặt tại. Ngoài ra, một mô hình cơ cấu tổ chức mới của hệ thống Sacombank đã được Đại hội Cổ đông thông qua và dự kiến sẽ áp dụng cho hệ thống trong thời gian sắp tới với sơ đồ như sau: Mô hình mới này có một số cải tiến sau: - Thường trực HĐQT giúp giảm áp lực quản trị cho Hội đồng Quản trị. Thành viên của Thường trực HĐQT không nhất thiết là những cổ đông lớn nhất của Ngân hàng. - Hội đồng Chủ tịch: do Chủ tịch HĐQT đứng đầu sẽ trực tiếp điều hành hoạt động của hệ thống các công ty trực thuộc chuyên doanh của Sacombank như Công ty quản lý Quỹ - VMF, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản - AMC, Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín - SacomReal, Công ty Kiều hối - Sacomrex, Công ty chứng khoán - SBS, Trung tâm thẻ Sài Gòn Thương Tín,… - Hội đồng điều hành: do Tổng Giám đốc Sacombank đứng đầu sẽ điều hành hệ thống công ty trực thuộc của Ngân hàng, các Công ty mà Ngân hàng liên doanh đầu tư và toàn hệ thống Sacombank. Những cải tiến trên một mặt giúp Sacombank nâng cao năng lực quản trị trong thời kỳ mới khi mà quy mô hoạt động của Sacombank ngày càng mở rộng cũng như giảm áp lực quản trị đáng kể cho HĐQT cũng như ban giám đốc Ngân hàng. 1.1.3 . Các hoạt động của Sacombank Cũng như các Ngân hàng TMCP khác, Sacombank cũng hoạt động như một định chế tài chính trung gian, là trung gian đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của khách hàng cũng như sử dụng nguồn vốn từ kết quả hoạt động kinh doanh để tiếp tục đầu tư kinh doanh. Các hoạt động cơ bản của hệ thống Sacombank có thể tóm lược thành các hoạt động chính sau: 1.1.3.1. Hoạt động Huy động vốn: Là hoạt động mang lại nguồn tiền chủ yếu giúp Ngân hàng có cơ sở thực hiện các hoạt động kinh doanh khác - Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn và chứng chỉ tiền gửi. - Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và từ các Tổ chức tín dụng khác. - Tiếp nhận nguổn vốn đầu tư phát triển từ Nhà nước hoặc tiếp nhận các nguồn vốn ủy thác đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong nước và quốc tế như FMO, RDF II, SMEDF,… 1.1.3.2. Hoạt động cho vay: Đây là hoạt động mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng, hoạt động cho vay của Ngân hàng chủ yếu bao gồm các hoạt động sau: - Phân chia theo thời hạn cho vay, có 3 loại sản phấm cho vay bao gồm sản phẩm cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. + Cho vay ngắn hạn: thời gian cho vay dưới 12 tháng + Cho vay trung hạn: thời gian cho vay từ 12 tháng đến 60 tháng + Cho vay dài hạn: thời gian cho vay lớn hơn 60 tháng - Phân chia theo hình thức cho vay, có 2 loại sản phẩm cho vay bao gồm cho vay theo món và cho vay theo hạn mức. - Phân chia theo đối tượng cho vay, có 3 loại sản phẩm cho vay bao gồm cho vay cá nhân, cho vay doanh nghiệp và cho vay tập thể hay Hợp tác xã. 1.1.3.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ: Ngân hàng ngày càng chú trọng đến các loại hình hoạt động này vì các hoạt động dịch vụ thường mang lại cho Ngân hàng nguồn lợi lớn trong khi rủi ro ít. Các hoạt động dịch vụ đã được Sacombank triển khai là: - Dịch vụ thanh toán quốc tế dưới các hình thức mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, thu hộ bằng D/P và D/A, chi hộ bằng T/T và M/T, tài trợ xuất khẩu, … - Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ và vàng bạc với các nghiệp vụ phái sinh liên quan như swap, future, option,… - Dịch vụ chuyển tiền. - Một số hoạt động dịch vụ khác như: bảo lãnh, phát hành và chấp nhận thẻ, các hoạt động chi hộ, quản lý ngân quỹ, e-banking (SMS, SMA), … 1.1.3.4. Hoạt động đầu tư - liên doanh: Sacombank hiện đã đầu tư xây dựng một số công ty trực thuộc chuyên doanh một số sản phẩm chủ yếu như: - Công ty quản lý Nợ và khai thác tài sản - AMC - Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - SBS - Công ty địa ốc Sài Gòn Thương Tín - Sacomreal - Công ty Kinh doanh Kiều hối Sài Gòn Thương Tín - Sacomrex - Công ty Cho thuê Tài Chính Sài Gòn Thương Tín - Sacom Leasing - Trung Tâm thẻ Sài Gòn Thương Tín Ngoài ra Sacombank cỏn liên doanh thành lập công ty Liên doanh Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam - VMF với tỷ lệ góp vốn là 51%. Thời gian sắp tới, Sacombank dự kiến sẽ tiếp tục thành lập một số công ty liên doanh khác như công ty liên doanh vàng, công ty liên doanh thẻ, công ty liên doanh Bảo hiểm,… 1.1.4. Một số kết quả đạt được của Sacombank trong những năm qua 1.1.4.1. Hoạt động Huy động vốn: Đến cuối năm 2006, tổng nguồn huy động của Ngân hàng đạt trên 21.300 tỷ đồng, trong đó, huy động VND chiếm tỷ trọng 72%, huy động vàng chiếm tỷ trọng 12%, huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng 16%. Cũng như các Ngân hàng khác, hoạt động huy động vốn chủ yếu của Sacombank là huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Đến nay, sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng đã phong phú, đa dạng hơn với hàng loạt sản phẩm, hàng chục kỳ hạn, phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng từ tổ chức đến dân cư. Việc giao dịch không chỉ được thực hiện tại quầy mà còn thực hiện tại nhà, tại đơn vị hay qua internet theo yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng tăng cường mở rộng mối quan hệ với các tổ chức, định chế nước ngoài nhằm tiếp cận nguồn vốn ủy thác đầu tư trung và dài hạn. Đến nay, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng xấp xỉ 1% trong tổng nguồn vốn. 1.1.4.2. Hoạt động cho vay: Tính tới thời điểm 31/12/2006, tổng dư nợ cho vay của Sacombank đạt trên 14.400 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 58,4% trong tổng tài sản. Trong đó cho vay bằng VND chiếm tỷ trọng 78,9%, cho vay bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng 21,1%. Tỷ lệ nợ quá hạn (nợ nhóm 2 đến nhóm 5) chiếm 0,95% tổng dư nợ cho vay. Dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm 31/12/2006 là 81 tỷ đồng, trong đó dự phòng cụ thể xấp xỉ 22 tỷ đồng. Bên cạnh các giải pháp trên nhằm làm tăng sự an toàn và lành mạnh trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng cũng hiện đại hoá và tăng cường sử dụng các công cụ xếp hạng và quản lý tín dụng nhằm hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng. 1.1.4.3. Mạng lưới hoạt động Sacombank là một trong những Ngân hàng TMCP có mạng lưới hoạt động rộng khắp, phân bố tại khắp các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước. Tính tới thời điểm đầu tháng 04/2007, toàn hệ thống Sacombank có 108 phòng giao dịch và 53 chi nhánh hiện diện tại 38/64 tỉnh thành trên cả nước. Ngoài ra, Sacombank còn thiết lập được quan hệ với 7.900 đại lý và 210 ngân hàng trên 82 quốc gia. Mạng lưới này một mặt tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Sacombank phát triển các dịch vụ Ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển tiền, thanh toán quốc tế… mặt khác lại giúp Ngân hàng quảng bá và khẳng định thương hiệu trên thị trường tài chính. 1.1.4.4. Hoạt động cung cấp dịch vụ: ( Thanh toán quốc tế: tổng doanh số thanh toán quốc tế của Sacombank trong năm 2006 đạt 1.917.886.000 USD tăng 26% so với năm 2005. Thiết lập được mối quan hệ với hàng ngàn đại lý tại nhiều quốc gia trên khắp các châu lục, tham gia Hiệp hội viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), từ đó, nâng cấp dịch vụ, rút ngắn thời gian thanh toán, nâng cao uy tín hoạt động của Ngân hàng. Vừa qua, Asia Money - một tạp chí hàng đầu với các giải thưởng châu Á trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán lẻ và ngân hàng thương mại đã trao giải thưởng "Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2006" cho Sacombank vì các thành tích trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và ngoại hối. ( Kinh doanh ngoại tệ: thu nhập ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Sacombank năm 2006 đạt 4,178 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Sacombank cũng chú trọng đẩy mạnh các nghiệp vụ phái sinh liên quan như nghiệp vụ hoán đổi (SWAP), kỳ hạn (FUTURE), quyền chọn (OPTION), giao ngay (SPOT),… nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. ( Dịch vụ chuyển tiền: hoạt động chuyển tiền của Ngân hàng đã có chỗ đứng và ngày càng khẳng định được vị thế thể hiện qua doanh số ngày càng tăng nhờ mạng lưới rộng khắp và dày đặc. Trong 9 tháng đầu năm 2006, tổng doanh số chuyển tiền của Ngân hàng xấp xỉ 80 ngàn tỷ đồng. ( Các dịch vụ khác: như cho thuê ngăn tủ, thu hộ, chi hộ, quản lý ngân quỹ, tư vấn đầu tư, e-banking cũng đã được triển khai và đã thu được những kết quả nhất định. 1.1.4.5. Kết quả hoạt động kinh doanh: Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank trong thời gian qua luôn tăng với ỷ trọng cao. Tổng thu nhập của Sacombank năm 2006 đạt 975 tỷ đồng, trong đó thu nhập lãi ròng đạt 656 tỷ, thu nhập ròng từ phí và dịch vụ đạt 107 tỷ. Lợi nhuận ròng của Ngân hàng trong năm đạt xấp xỉ 408 tỷ đồng, tăng gần 75% so với năm 2005. Tính đền hết ngày 31/03/2007, lợi nhuận trước thuế luỹ kế tính từ đầu năm của Sacombank đạt 302 tỷ đồng (tăng 188% so với cùng kỳ năm trước). Tổng tài sản cũng gia tăng khá nhanh với hơn 30.000 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm và đạt 168% so với quý I/2006. 1.1.5. Định hướng và mục tiêu phát triển của Sacombank từ năm 2006 trở đi: Định hướng phát triển của Sacombank trong giai đoạn đến năm 2010 là xây dựng Sacombank trở thành Ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại, đạt mức trung bình tiên tiến trong khu vực và phấn đấu để trong giai đoạn 10 năm tiếp theo sẽ hình thành một Tập đoàn Tài chính đa chức năng, đa sở hữu mà trong đó Sacombank là đơn vị hạt nhân. Việc thành lập một số công ty liên doanh, liên kết và trực thuộc trong thời gian qua là bước đệm ban đầu để Sacombank tiến dần đến mục tiêu của mình. Thời gian tới Sacombank sẽ tiếp tục liên doanh liên kết thành lập các công ty chuyên doanh, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, từng bước đưa Ngân hàng hội nhập với hệ thống các Ngân hàng trên thế giới trong xu thế hội nhập hiện nay. Từ định hướng phát triển ấy, mục tiêu của Ngâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7.CHUONG1.doc
  • doc1.BIA.doc
  • doc2.LOICAMON.DOC
  • doc3.MUCLUC.doc
  • doc4.VIET TAT.doc
  • doc5.LOI NOI DAU.doc
  • doc6. TIEU DE CHUONG.doc
  • doc8.CHUONG2.doc
  • doc9.CHUONG3.doc
  • doc10.KETLUAN.doc
  • doc11.PHULUC.doc
  • doc11.TLTK.doc
Luận văn liên quan