Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại SEABOAT

1.Tính cấp thiết của đề tài. Hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nó là nhân tố phát huy sức mạnh nền kinh tế trong nước.Trong những năm qua, nước ta đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua nhập khẩu.Nhập khẩu hàng hoá là một phần không thể thiếu trong ngoại thương. Nhập khẩu được cho phép bổ sung những sản phẩm chưa sản xuất được trong nước hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị, xuồng cao tốc, xuồng cao su, áo lặn. Vì được thành lập chưa lâu nên hiện tại Công typhải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ vốn, kinh nghiệm kinh doanh, thị trường cung cấp sản phẩm, quá trình đàm phán ký kết và ký kết hợp đồng kinh doanh.Nhưng vấn đề khó khăn nhất của công ty vẫn là vấn đề về nhập khẩu.Đây cũng là những vấn đề đang được Công ty đặc biệt quan tâm.Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Seaboat qua việc nghiên cứu tài liệu về hoạt động của công ty, kết hợp với vốn kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học kinh tế quốc dân, em đã chọn để tài:“Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat’’ làm đề tài thực tập cuối khóa của chuyên ngành mình. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Nhằm đưa ra giải pháp, kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Để có thể đạt được các mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Tìm hiểu rõ về Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat. - Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. - Phương hướng phát triển và một số giải pháp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3.2.1. Không gian nghiên cứu. - Chỉ nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat - Không nghiên cứu những hoạt động khác ở Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại SeaBoat. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat giai đoạn 2007- 2011 và đề xuất giải pháp đến năm 2016 4. Kế cấu của đề tài. Đề tài em thực hiện gồm Phần mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Chương 3: Phương hướng phát triển và một số giải pháp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016.

docx74 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3346 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại SEABOAT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT 4 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 4 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 4 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 5 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SEABOAT. 9 1.2.1. Đặc điểm về vốn. 9 1.2.2. Đặc điểm về nhân lực. 11 1.2.3 Đặc điểm về cơ sở vật chất. 13 1.3 NHỮNG NHÂN TỐ BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 14 1.3.1. Thị trường thế giới. 14 1.3.2. Thị trường nội địa. 15 1.3.3. Thách thức từ môi trường cạnh tranh. 15 1.3.4. Cơ chế chính sách Nhà nước. 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 17 2.1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 17 2.1.1. Đặc điểm của sản phẩm nhập khẩu. 17 2.1.2. Quy mô các mặt hàng nhập khẩu của Công ty. 20 2.1.3. Cơ cấu các sản phẩm nhập khẩu. 23 2.1.4. Thị trường nhập khẩu của Công ty. 26 2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY. 30 2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 34 2.3.1. Ưu điểm trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 34 2.3.2. Những hạn chế trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 37 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế. 39 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016. 42 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT ĐẾN NĂM 2016. 42 3.1.1. Mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016. 42 3.1.2. Phươnghướng phát triển hoạt độngkinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016. 43 3.2 TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH VÀ SẢN XUẤT SEABOAT. 44 3.2.1 Giai đoạn sống của sản phẩm. 44 3.2.2 Năng lực của Công ty. 45 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 46 3.3.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả chỉ đạo của bộ máy tổ chức và trình độ nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong cho Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 46 3.3.2 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 48 3.3.3. Huy động tối đa nguồn vốn kinh doanh. 49 3.3.4 Đổi mới cơ cấu mặt hàng kinh doanh nhập khẩu. 51 3.3.5. Phát triển thương mại điện tử. 51 3.4 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC. 52 3.4.1. Hoàn thiện, thống nhất hệ thống văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động nhập khẩu. 53 3.4.2. Kiến nghị về chính sách thuế nhập khẩu của Nhà nước. 53 3.4.3. Có chính sách tỷ giá hối đoái hợp lý. 54 3.4.4. Tổ chức hội thảo và trao đổi thông tin. 55 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DTNK Doanh thu nhập khẩu CFNK Chi phí nhập khẩu LNNK Lợi nhuận nhập khẩu TSLN Tỷ suất lợi nhuận DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ. Bảng 1.1: Cơ cấu vốn và tài sản của Seaboat qua các năm 9 Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty Seaboat qua các năm. 11 Bảng 2.1: Sản phẩm nhập khẩu chủ yếu của Công ty Seaboat (2007 – 2011) . 23 Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu của Công ty Seaboat. 27 Bảng 2.3: Bảng các chỉ tiêu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của công ty Seaboat giai đoạn 2007 – 2011. 30 Bảng 3.1: Cho thấy mục tiêu trước mắt mà công đã đề ra và phải đạt được trong 5 năm tới. 42 Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 7 Hình 2.1: Tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty Seaboat qua các năm 2007- 2011. 20 Hình 2.2: Tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ các thị trường chính của công ty Seaboat. 28 Hình 2.3: Lợi nhuận của công ty Seaboat qua các năm 2007- 2011. 31 Hình 2.4. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và chi phí giai đoạn 2008– 2011. 33 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài. Hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, nó là nhân tố phát huy sức mạnh nền kinh tế trong nước.Trong những năm qua, nước ta đang thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu bằng hàng trong nước, tuy nhiên không vì thế mà bỏ qua nhập khẩu.Nhập khẩu hàng hoá là một phần không thể thiếu trong ngoại thương. Nhập khẩu được cho phép bổ sung những sản phẩm chưa sản xuất được trong nước hoặc sản xuất không hiệu quả và đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Đặc biệt là đối với Việt Nam đang tiến lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong khi sản xuất công nghiệp chưa phát triển thì nhu cầu hàng nhập khẩu ngày càng tăng. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị, xuồng cao tốc, xuồng cao su, áo lặn... Vì được thành lập chưa lâu nên hiện tại Công typhải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ vốn, kinh nghiệm kinh doanh, thị trường cung cấp sản phẩm, quá trình đàm phán ký kết và ký kết hợp đồng kinh doanh...Nhưng vấn đề khó khăn nhất của công ty vẫn là vấn đề về nhập khẩu.Đây cũng là những vấn đề đang được Công ty đặc biệt quan tâm.Sau một thời gian thực tập tại Công ty TNHH Sản xuất và thương mại Seaboat qua việc nghiên cứu tài liệu về hoạt động của công ty, kết hợp với vốn kiến thức đã được trang bị tại trường Đại học kinh tế quốc dân, em đã chọn để tài:“Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat’’ làm đề tài thực tập cuối khóa của chuyên ngành mình. 2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Nhằm đưa ra giải pháp, kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat . 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài. Để có thể đạt được các mục đích nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung làm sáng tỏ các vấn đề sau: - Tìm hiểu rõ về Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat. - Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. - Phương hướng phát triển và một số giải pháp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 3.2.1. Không gian nghiên cứu. - Chỉ nghiên cứu hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat - Không nghiên cứu những hoạt động khác ở Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại SeaBoat. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat giai đoạn 2007- 2011 và đề xuất giải pháp đến năm 2016 4. Kế cấu của đề tài. Đề tài em thực hiện gồm Phần mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về Công tyTNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Chương 3: Phương hướng phát triển và một số giải pháp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat đến năm 2016. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT Mục đích nghiên cứu của chương 1 là giới thiệu một cách chi tiết về địa điểm thực tập:Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat, qua đó giúp người đọc hình dung được quá trình hình thành, phát triển, các chức năng, nhiệm vụ chính, đồng thời thấy đươc cơ cấu tổ chức của công ty.Ngoài ra, còn cập nhật cho người đọc những đặc điểm của công ty, và những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Bên cạnh đó, nêu lên sự cần thiết phải phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Từ đó, giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng và tính kinh tế của hoạt động kinh doanh này. Trên cơ sở đó, cấu trúc của chương 1 được chia thành ba phần chính: (1.1). Giới thiệu chung về công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat, (1.2). Những đặc điểm của công ty ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. (1.3). Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty. 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI SEABOAT. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Seaboat được thành lập vào năm 2007 .Theo giấy phép kinh doanh số 0104006698 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội- Phòng đăng ký kinh doanh số 2 cấp. Tiền thân Công ty là một bộ phận xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần Nam Bình. Tên chính thức: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Seaboat. Địa chỉ: Số 420 Khương Đình, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà nội. Tên giao dịch: Seaboat trading and production company limited. Địa chỉ email: seaboatvn@gmail.com Số điện thoại: 043 858 6216. Số tài khoản: 000547790784 Tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Á. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, theo hình thức kinh doanh thương mại. Theo giấy phép kinh doanh thì lĩnh vực kinh doanh chính là nhập khẩu linh kiện, máy móc, thiết bị bán dẫn, thiết bị đo lường, xuồng cao tốc, xuồng cao su, áo lặn.... Khi về Việt Nam, Công ty sẽ cho thiết kế và lắp đặt các thiết bị máy móc thành các hệ thống tự động, hệ thống hoạt động đồng bộ theo yêu cầu khách hàng, vì vậy những sản phẩm chính mà Công ty cung cấp là: Cần trục. Thiết bị nâng hạ: chuyên dùng để cẩu hàng hóa lên tàu hoặc di chuyển hàng hóa, đồ vật. Máy đóng gói. Băng tải: Dùng để di chuyển hàng hóa trong dây chuyền sản xuất. Cung cấp lại các linh kiện mà Công ty nhập khẩu. Thiết bị lặn, áo lặn. Xuồng cao su, xuồng cao tốc. Động cơ thủy dành cho xuồng caosu. Thiết bị ngoại vi và điều khiển các phương tiện thủy từ xa.... Ngoài việc kinh doanh các sản phẩm nói trên Công ty còn nhận bảo trì, sửa chữa, kiểm tra, các loại máy móc, các thiết bị đo lường, biến tần, bộ nguồn của tất cả các nhãn hiệu trên thế giới. Đồng thời công ty còn nghiên cứu, hướng dẫn sử dụng, vận hành tốt sản phẩm cho phù hợp với điều kiện ở Việt Nam đảm bảo mục tiêu kinh doanh và mục tiêu phát triển. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. 1.1.2.1.Chức năng và nhiệm vụ. Chức năng hoạt động kinh doanh của Công ty: Thông qua các hoạt động của mình Công ty liên kết, hợp tác, mua – bán với các đối tác và bạn hàng trong và ngoài nước trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam quy định. Nhằm có được những nguồn hàng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sử dụng các hệ thống thiết bị trên tại khu vực miền Bắc. Nhiệm vụ của công ty : Công ty đảm bảo xây dựng, thực hiện các mục tiêu, các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn về kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu. Xây dựng, đề ra các phương án về nhập khẩu, về bán hàng, dịch vụ sau bán hàng theo mục tiêu và kế hoạch đã đề ra của Công ty. Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh để bảo toàn và phát triển vốn. Tổ chức nghiên cứu nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường tìm hiểu và khảo sát thị trường nhằm cung cấp được những sản phẩm chất lượng tốt, đáp ứng được thị hiếu khách hàng, giá cả phù hợp nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh nhập khẩu: thực hiện chính sách về quản lý và sử dụng vốn, tài sản, nguồn lực, hạch toán kinh tế, nguồn hàng nhập khẩu, thủ tục hải quan, thực hiện đúng cam kết đã ký kết hợp đồng với các bạn hàng, nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước. Thực hiện đầy đủ chức năng và nhiệm vụ đã cam kết, đã ký với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước…. Đồng thời chăm lo tới đời sống của họ nhằm đảm bảo duy trì và phát huy hiệu quả làm việc của họ. 1.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat ban đầu chỉ có 8cán bộ, công nhân viên. Hiện nay, Công ty đã có số nhân viên lên tới gần 60 người. Từ chỗ chưa có bộ máy tổ chức, chưa có cơ cấu rõ ràng với các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, phòng marketing, kế toán, hậu cần.......Thì qua hơn 9 năm phát triển của Công ty từ khi là bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty cổ phần Nam Bình thì nay đã có cơ cấu bộ máy rõ ràng với các bộ phận chức năng sau khác nhau như hình dưới đây: Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Công ty Seaboat. Hình 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat. Cơ cấu tổ chức của một số phòng ban quan trọng của công ty TNHH sản xuất và thương mại Seaboat được phân bố như sau: Giám đốc: Người giữ vai trò chủ chốt trong công ty là người quyết định thực thi kế hoạch, chiến lược phát triển của Công ty thông qua sự tổng hợp ý kiến, đánh giá từ hệ thống các phòng ban trực thuộc sự quản lý của giám đốc. Qua đó ta thấy giám đốc có nhiệm vụ là: theo dõi, giám sát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng kinh tế phục vụ hoạt động sản xuất kinh doạnh của Công ty. - Phó giám đốc: Quản lý các lĩnh vực khác nhau và tư vấn cho giám đốc về các công tác điều hành, quản lý các lĩnh vực khác nhau. -Phòng kinh doanh xuất, nhập khẩu: Tham mưu cho giám đốc các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế. Chức năng của phòng là thu thập thông tin về các mặt hàng mà Công ty đang kinh doanh trên thị trường quốc tế. Từ đó tìm ra những mặt hàng tiềm năng cho Công ty và chuẩn bị các công tác cho việc ký kết hợp đồng kinh doanh quốc tế. Mở rộng các quan hệ kinh tế quốc tế để tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh cả trong và ngoài nước. Đẩy mạnh và hoàn thiện các quan hệ có sẵn. Thực hiện và hoàn tất các thủ tục nhập khẩu, đề ra các giải pháp giúp hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty có hiệu quả cao. -Phòng Marketing: Chịu trách nhiệm lên kế hoạch và hỗ trợ các bộ phận khác, quản lý đội bán hàng trực tiếp các cửa hàng và đại lý của công ty. Tiến hành hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng cáo trên các báo, đài vô tuyến, truyền hình. Theo dõi tình hình phát triển cũng như doanh thu tại các khu vực, lập báo cáo gửi lên cấp trên và đề xuất các phương án phát triển và mở rộng thị trường Tiến hành khảo sát và ký kết hợp đồng mở các đại lý nhằm đảm bảo cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho khách hàng một cách tốt nhất, thuận lợi nhất. - Phòng kế toán - thống kê - tài chính: Chịu trách nhiệm về công tác hạch toán, kế toán, thống kê tài chính của công ty. Thu đầy đủ các báo cáo về kế toán, tài chính, vật tư của các trung tâm và xí nghiệp đúng thời hạn. Làm thủ tục thanh toán với các trung tâm và Ngân hàng nhanh gọn, chính xác. Nộp các báo cáo kinh doanh đúng kỳ hạn. - Phòng tổ chức hành chính (có tổ lái xe trực thuộc): Tổng hợp báo cáo định kỳ tình hình sản xuất kinh doanh trên khu vực cho Giám đốc Công ty. Cung cấp đầy đủ kịp thời văn phòng phẩm, kiểm tra, sửa chữa các phòng trong khu vực quản lý. Đảm bảo việc đưa đón vận chuyển bằng ôtô phục vụ cung ứng thông tin kịp thời. Kiểm tra, đôn đốc thực hiện an toàn lao động và bảo hộ lao động vệ sinh công nghiệp toàn khu vực. -Phòng hậu cần: Phụ trách vấn đề quản lý các cơ sở chung của công ty như quản lý kho bãi, quản lý và sửa chữa xe, các vấn đề về vận chuyển, lưu thông hàng hóa và chịu sự quản lý trực tiếp của PGD nhân sự. 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY SEABOAT. 1.2.1. Đặc điểm về vốn. Các chỉ tiêu tài chính là những chỉ tiêu hết sức quan trọng nó không những phản ánh tình hình kinh doanh của công ty mà nó còn cho chúng ta thấy ràng cơ cấu vốn của công ty đã hợp lý hay chưa. Hơn thế nữa nó còn cho chúng ta biết rằng với cơ cấu vốn như thế nó có tác động thuận chiều hay nghịch chiều với lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh. Bảng 1.1: Cơ cấu vốn và tài sản của Seaboat qua các năm. Đơn vị: Triệu đồng STT  Chỉ tiêu  Năm 2009  Năm 2010  Năm 2011   1  Tổng tài sản  8.105  11.620  31.200   2  Tài sản ngắn hạn  2.305  4.648  10.920   3  Tài sản dài hạn  5.800  6.972  20.280   4  Tổng nguồn vốn  8.105  11.620  31.200   5  Nợ phải trả  2.431,5  3.486  9.360   6  Nợ ngắn hạn  1.945,2  2.788,8  6.552   7  Nợ dài hạn  486,3  697,2  2808   8  Vốn chủ sở hữu  5.673,5  8.134  21.840   Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của Seaboat. Căn cứ vào Bảng 1.1 ta thấy : Về tài sản: Tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm,trong đó cả tài sản ngắn hạn và dài hạn đều tăng. Cụ thể năm 2010 so với năm 2009 tổng tài sản tăng 3.515 triệu đồng (tăng tương đương khoảng 43,36 % tổng tài sản). Năm 2011 so với năm 2010 tăng 19.580 triệu đồng (tăng tương đương khoảng 68.51% tổng tài sản năm 2010). Nhận xét: So với quy mô nguồn nhân lực trong công ty, và một số doanh nghiệp cùng ngành có cùng quy mô thì tổng tài sản của công ty ở mức trung bình. Tuy nhiên, chúng ta có thể nhận thấy rằng tổng tài sản của công ty qua các năm đều tăng khá mạnh, điều này có thể được hiểu rằng lợi nhuận hàng năm của công ty đã được công ty tái đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh. Vì thế, căn cứ vào tổng tài sản và xu hướng tái đầu tư trong công ty ta có thể dễ nhận thấy lĩnh cực mà công ty đang kinh doanh rất hấp dẫn và hoạt động kinh doanh nhập khẩu được công ty rất chú trọng và phát tiển. Chính những điều này đã góp phần tạo động lực tích cực cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Về nguồn vốn: Tổng nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm, trong đó cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu đều tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng nợ phải trả thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Cụ thể là: Năm 2010 so với năm 2009 tổng nguồn vốn tăng là 3.515 triệu đồng (tăng tương đương 43,36%). Năm 2011 so với năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 19.580 triệu đồng ( tương đương với 168,5%) đây là năm tăng mạnh nhất về tổng nguồn vốn. Nhận xét : Nhìn chung tổng nguồn vốn của công ty đều tăng qua các năm. Mà yếu tố quan trọng nhất góp phần tăng tổng nguồn vốn là mức độ tăng vốn chủ sở hữu và tăng nợ phải trả trong ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu do lợi nhuận không chia và vốn đóng góp thêm của các thành viên. Việc này có thể cho thấy rằng các thành viên trong công ty rất chú trọng đến hoạt đọng kinh doanh nhập khẩu. Nó cũng là nhân tố có tác động tích cực đến việc phát triển kinh doanh nhập khẩu của công ty. 1.2.2. Đặc điểm về nhân lực. Nguồn nhân lực luôn được Công ty quan tâm chú trọng hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Công ty. Trong những năm gần đây, Công ty luôn tìm cách nâng cao hơn nữa đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty, liên tục đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên để không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ, trình độ quản lý cho các cán bộ. Công ty liên tục tuyển chọn thêm nhân viên mới có trình độ đáp ứng yêu cầu trong công việc của Công ty vào làm việc, thực hiện chính sách nghỉ hưu cho những cán bộ công nhân viên đến tuổi nghỉ hưu. Số lượng và cơ cấu nhân sự của Công ty trong những năm gần đây được phản ánh qua bảng số liệu sau: Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty Seaboat qua các năm. Đơn vị: Người. Năm Chỉ tiêu  2008  2009  2010  2011    số lượng  tỷ lệ (%)  số lượng  tỷ lệ (%)  số lượng  tỷ lệ (%)  số lượng  tỷ lệ (%)   Tổng số lao động  40  100  46  100  52  100  60  100   Theo giới:    - Nam  28  70  30  65.21  32  61.53  37  61.66   - Nữ  12  30  16  34.79  20  38.47  23  38.34   Theo trình độ:    - T
Luận văn liên quan