Chuyên đề Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam có điều kiện được hội nhập sâu rộng với nhiều nền kinh tế thế giới thông qua việc giao lưu, học hỏi những kiến thức mới, những công nghệ mới cũng như kinh nghiệm triển khai nhiều hình thức kinh doanh mới chưa được áp dụng tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đang ngày một thay da đổi thịt, dần dần đưa vào ứng dụng nhiều sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại. Trong số những dịch vụ đó, dịch vụ thẻ nói chung và dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng đang từng bước khẳng định vị trí của mình, trở thành một trong những mũi nhọn chiến lược để phát triển của nhiều ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đông Á là một trong số những ngân hàng như vậy. Với dân số đông và tốc độ phát triển nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây, Hà Nội được đánh giá là một thị trường bán lẻ tiềm năng, hứa hẹn những triển vọng trong việc phát triển hoạt động thanh toán qua thẻ. Nhận thức được điều này, ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội đã liên tục mở rộng mạng lưới, đầu tư kỹ thuật với mong muốn nâng cao hoạt động này về cả chất và lượng và bước đầu đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không thể không kể đến một số hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Chi nhánh, cụ thể là: hạn chế về vốn và hiệu quả đầu tư vốn, hạn chế về công nghệ ứng dụng, không có một chính sách Marketing hiệu quả và đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó và để nghiên cứu, tìm ra giải pháp cho Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán thẻ thì việc tác giả chọn đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội” làm Chuyên đề tốt nghiệp là hoàn toàn cần thiết. 2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ 2005 đến 2008. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích định tính, tổng hợp, thống kê, so sánh và minh họa bởi một số bảng, biểu, sơ đồ. 4. Mục tiêu nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu nhằm những mục tiêu chính như sau: - Nghiên cứu những nội dung cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội. - Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM Chương 2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2005 - 2008 Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội

doc85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á chi nhánh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam có điều kiện được hội nhập sâu rộng với nhiều nền kinh tế thế giới thông qua việc giao lưu, học hỏi những kiến thức mới, những công nghệ mới cũng như kinh nghiệm triển khai nhiều hình thức kinh doanh mới chưa được áp dụng tại Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng đang ngày một thay da đổi thịt, dần dần đưa vào ứng dụng nhiều sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ hiện đại. Trong số những dịch vụ đó, dịch vụ thẻ nói chung và dịch vụ thanh toán thẻ nói riêng đang từng bước khẳng định vị trí của mình, trở thành một trong những mũi nhọn chiến lược để phát triển của nhiều ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đông Á là một trong số những ngân hàng như vậy. Với dân số đông và tốc độ phát triển nhanh chóng trong 10 năm trở lại đây, Hà Nội được đánh giá là một thị trường bán lẻ tiềm năng, hứa hẹn những triển vọng trong việc phát triển hoạt động thanh toán qua thẻ. Nhận thức được điều này, ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội đã liên tục mở rộng mạng lưới, đầu tư kỹ thuật với mong muốn nâng cao hoạt động này về cả chất và lượng và bước đầu đã đạt được những thành tựu hết sức khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, không thể không kể đến một số hạn chế còn tồn tại trong việc phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Chi nhánh, cụ thể là: hạn chế về vốn và hiệu quả đầu tư vốn, hạn chế về công nghệ ứng dụng, không có một chính sách Marketing hiệu quả và đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó và để nghiên cứu, tìm ra giải pháp cho Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán thẻ thì việc tác giả chọn đề tài “Phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội” làm Chuyên đề tốt nghiệp là hoàn toàn cần thiết. 2. Xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phát triển hoạt động thanh toán thẻ. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á - chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn từ 2005 đến 2008. 3. Phương pháp nghiên cứu Chuyên đề được nghiên cứu bằng phương pháp phân tích định tính, tổng hợp, thống kê, so sánh và minh họa bởi một số bảng, biểu, sơ đồ. 4. Mục tiêu nghiên cứu Chuyên đề nghiên cứu nhằm những mục tiêu chính như sau: Nghiên cứu những nội dung cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội. Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội. 5. Kết cấu của chuyên đề Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề được kết cấu thành ba chương: Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM Chương 2. Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội trong giai đoạn 2005 - 2008 Chương 3. Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Ngân hàng TMCP Đông Á – chi nhánh Hà Nội CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI NHTM 1.1. Hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM 1.1.1. Khái niệm và phân loại thẻ ngân hàng 1.1.1.1. Khái niệm thẻ ngân hàng Lịch sử nhân loại đã chứng kiến sự xuất hiện của nhiều hình thái tiền tệ, từ vỏ sò, thuốc lá đến các kim loại quý và tiền giấy để làm phương tiện lưu thông. Những hình thái này phát triển cùng với sự tiến bộ của con người, con người càng văn minh bao nhiêu thì những hình thái tiền tệ càng đa dạng về hình thức và chủng loại bấy nhiêu. Thẻ ngân hàng được coi là hình thức thanh toán hiện đại nhất thế giới hiện nay, gắn liền với việc ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ vào ngành ngân hàng. Thẻ ngân hàng đã có lịch sử hình thành và phát triển trong vài thập kỷ gần đây trong đó quan hệ giữa khách hàng và người bán là trung tâm của Công nghiệp thẻ ngân hàng. Lịch sử thẻ ngân hàng bắt đầu khi một số nhà kinh doanh muốn mở rộng tín dụng đến khách hàng của họ bằng cách cho phép khách hàng được phép ghi nợ vào tài khoản. Rất nhiều nhà kinh doanh nhỏ muốn áp dụng dịch vụ này và nhận biết họ không đủ năng lực để cung cấp tín dụng cho khách hàng của họ, đây chính là một cơ hội tốt cho các tổ chức tài chính bước vào. Hình thức thẻ ngân hàng đầu tiên là Charg - it, một hệ thống tín dụng được phát triển bởi John Biggins vào năm 1946, cho phép khách hàng mua hàng tại những nơi bán lẻ. Các nhà kinh doanh ký quỹ tại ngân hàng Biggins và ngân hàng thu tiền thanh toán từ phía khách hàng và trả cho nhà kinh doanh. Hệ thống này đã chuẩn bị cho thẻ tín dụng đầu tiên lưu hành vào năm 1951 tại New York do ngân hàng Franklin National phát hành. Sau đó, rất nhiều các tổ chức tài chính đã tham gia vào hệ thống thẻ ngân hàng. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của văn minh nhân loại cũng như sự phát triển vũ bão của những ứng dụng khoa học kỹ thuật, thẻ ngân hàng đã khẳng định được tính ưu việt của mình, ngày càng thu hút sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có một số thương hiệu thẻ nổi tiếng như Visa, MasterCard, American Express (1958), Dinner Club (1950), JCB (1961). Một cách khái quát nhất, Thẻ ngân hàng có thể được định nghĩa là một phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận. Người chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để chuyển khoản, rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại máy giao dịch tự động (ATM) hoặc dùng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. 1.1.1.2. Phân loại thẻ ngân hàng Có nhiều cách phân loại thẻ ngân hàng khác nhau nhưng cách phân chia phổ biến nhất là cách phân chia theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ, theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ và theo đặc tính kỹ thuật của thẻ như sau: Theo phạm vi lãnh thổ sử dụng thẻ Thẻ nội địa: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành để giao dịch trong phạm vi lãnh thổ nước đó, đồng tiền sử dụng trong các giao dịch thẻ nội địa là đồng nội tệ. Thẻ quốc tế: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước đó; hoặc là thẻ được tổ chức nước ngoài phát hành và giao dịch trong phạm vi lãnh thổ nước đó. Theo nguồn tài chính đảm bảo cho việc sử dụng thẻ Thẻ ghi nợ (Debit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán của chủ thẻ mở tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phép nhận tiền gửi không kỳ hạn. Thẻ tín dụng (Credit card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thỏa thuận với tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước (Prepaid card): là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi giá trị tiền được nạp vào thẻ tương ứng với số tiền mà chủ thẻ đã trả trước cho tổ chức phát hành thẻ. Thẻ trả trước bao gồm: thẻ trả trước xác định danh tính (thẻ trả trước định danh) và thẻ trả trước không xác định danh tính (thẻ trả trước vô danh). Theo đặc tính kỹ thuật Thẻ từ (Magnetic Stripe): là thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một băng từ chứa hai rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ. Loại thẻ này được sử dụng phổ biến từ 20 năm nay, tuy thế, nó lại có một số nhược điểm sau: Khả năng bị lợi dụng cao do thông tin ghi trong thẻ không tự mã hóa được, kẻ gian có thể dễ dàng đọc thông tin bằng các thiết bị đọc gắn với máy vi tính. Thẻ mang tính thông tin cố định, khu vực chứa thông tin hẹp, không áp dụng các kỹ thuật mã đảm bảo an toàn. Vì vậy, trong những năm gần đây loại thẻ này đã bị lợi dụng để lấy cắp tiền. Thẻ thông minh (Smart Card): là loại thẻ có bộ vi xử lý điện tử. Thẻ thông minh an toàn và hiệu quả hơn thẻ từ do bộ vi xử lý điện tử có thể chứa thông tin nhiều hơn 80 lần so với dãy băng từ. 1.1.2. Hoạt động thanh toán thẻ tại NHTM 1.1.2.1. Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán thẻ Chủ thẻ (Cardholder) Chủ thẻ là cá nhân, tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử dụng, bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Chủ thẻ chính: là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên thỏa thuận về việc sử dụng thẻ với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó. Chủ thẻ phụ: là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính. Đơn vị chấp nhận thẻ (Merchant) Đơn vị chấp nhận thẻ (gọi tắt là ĐVCNT) là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hóa dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ. Để có thể tham gia thanh toán thẻ, ĐVCNT phải ký hợp đồng với ngân hàng thanh toán và phảicó tài khoản thanh toán tại ngân hàng đó. Ngân hàng phát hành thẻ (Issuer) Ngân hàng phát hành thẻ (gọi tắt là NHPH) là ngân hàng được tổ chức thẻ quốc tế hoặc công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của tổ chức và công ty này. NHPH được quyền in tên ngân hàng mình trên thẻ thể hiện đó là sản phẩm của mình và cần phải tuân theo những quy định do các tổ chức thẻ đặt ra. NHPH tiếp nhận hồ sơ xin cấp thẻ, xử lý và phát hành thẻ, mở tài khoản và chịu trách nhiệm là người thanh toán trực tiếp với chủ thẻ trong các giao dịch thanh toán thẻ. Ngân hàng thanh toán thẻ (Acquirer) Ngân hàng thanh toán thẻ (gọi tắt là NHTT) là ngân hàng chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký hợp đồng chấp nhận thẻ với các đơn vị cung cấp hàng hóa dịch vụ. Ngân hàng sẽ cung cấp các thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ và hướng dẫn cách vận hành, bảo dưỡng cũng như cách thức quản lý, xử lý những giao dịch thanh toán tại các đơn vị này. Đổi lại, trong mỗi giao dịch NHTT nhận được một khoản phí chiết khấu, mức phí này cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng. NHTT và NHPH đều phải là thành viên của một tổ chức thẻ thì mới tham gia thanh toán thẻ được. Tổ chức thẻ Để hoạt động thanh toán thẻ được diễn ra thông suốt, cần phải có một tổ chức đứng ra làm trung gian truyền tải thông tin và giúp việc thanh toán giữa các ngân hàng. Có thể hệ thống lại những tổ chức thẻ này như sau: Tổ chức thẻ quốc tế (gọi tắt là TCTQT) là đơn vị đứng đầu quản lý mọi hoạt động và thanh toán thẻ trong mạng lưới của mình. Đây là hiệp hội các tổ chức tài chính tín dụng lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp. Các ngân hàng là thành viên của những tổ chức này phải trả phí thành viên và các loại phí liên quan tới dịch vụ xử lý giao dịch thẻ, đồng thời phải tuân thủ những quy định do tổ chức đặt ra. Hiện nay, trên thế giới có một số TCTQT có quy mô lớn như Visa, MasterCard, American Express, JCB, Diners Club… Tổ chức thanh toán giữa các ngân hàng trong nội địa một nước là những tổ chức thực hiện việc xử lý những giao dịch thẻ nội địa, diễn ra trong phạm vi nước đó, hoặc có thể được ủy quyền làm trung tâm xử lý giao dịch (3rd party processor) cho các TCTQT. Các tổ chức này cũng có biểu tượng riêng để phân biệt dịch vụ của mình. Một số tổ chức thanh toán nội địa như NETS (Singapore) hay China Union Pay (Trung Quốc)… 1.1.2.2. Các thiết bị hỗ trợ trong thanh toán thẻ Máy giao dịch tự động (Automated Teller Machine – ATM) ATM là thiết bị mà chủ thẻ có thể sử dụng để gửi, nạp, rút tiền mặt, chuyển khoản, tra cứu thông tin giao dịch thẻ hoặc sử dụng các dịch vụ khác 24/24. Khi người sử dụng đút thẻ vào loại máy này, trên màn hình giao dịch sẽ hiện ra những yêu cầu như nhập mã số cá nhân (PIN), số tiền cần rút. Thông tin về giao dịch này sẽ được truyền tới ngân hàng, nếu ngân hàng đồng ý, máy sẽ đưa tiền cho khách hàng. Thiết bị thanh toán thẻ (Electronic Data Capture - EDC): Thiết bị thanh toán thẻ là thiết bị điện tử dùng để cấp phép và xử lý trực tuyến các giao dịch thẻ tại ĐVCNT. Máy này được cấu tạo đặc biệt, có thể giải mã băng từ trên thẻ hoặc kiểm tra tính thật giả, hạn mức, thẻ có bị mất cắp hay không. Để sử dụng, chủ thẻ chỉ cần đưa thẻ vào khe đọc và nhập vào tổng số tiền giao dịch, máy sẽ nhận được trả lời trực tiếp từ trung tâm xử lý cấp phép trong vòng 30 giây kể từ khi gửi đi. 1.1.2.3. Quy trình hoạt động thanh toán thẻ Hoạt động thanh toán qua thẻ có thể chia thành hai hoạt động chính là hoạt động thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại ĐVCNT thông qua POS và hoạt động rút tiền, chuyển khoản thông qua ATM/Điểm ứng tiền mặt. Thứ nhất, đối với các giao dịch qua POS Đối với các giao dịch thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT, quy trình thanh toán thẻ gồm hai bước diễn ra như sau: Quá trình cấp phép (Authorization): Một giao dịch thẻ thông thường bắt đầu khi chủ thẻ xuất trình thẻ tại ĐVCNT với mục đích thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ. Những thông tin về giao dịch này sẽ được truyền tới NHPH chờ cấp phép để thông báo cho ĐVCNT có đồng ý giao dịch hay không. Mô hình dưới đây sẽ mô tả những bước liên quan đến một giao dịch được cấp phép: Sơ đồ 1.1. Quá trình cấp phép  Chủ thẻ xuất trình thẻ tại ĐVCNT. Thiết bị đọc thẻ sẽ đọc số tài khoản và những dữ liệu khác được lưu trong thẻ. Thiết bị này truyền thông tin trên thẻ và số lượng giao dịch tới NHTT. NHTT gửi thông tin về giao dịch và yêu cầu cấp phép tới TCTQT (nếu chủ thẻ xuất trình thẻ quốc tế) và tới tổ chức chuyển mạch thẻ - liên minh thẻ nội địa (nếu chủ thẻ xuất trình thẻ nội địa). Tổ chức thẻ gửi thông tin yêu cầu NHPH kiểm tra lại. NHPH kiểm tra xem thẻ có hết hạn hoặc bị mất cắp hay không, số tiền chủ thẻ muốn trả có vượt quá hạn mức (thẻ tín dụng) hay số dư (thẻ ghi nợ) hay không và thông báo cho tổ chức thẻ về việc đồng ý hoặc từ chối giao dịch. Tổ chức thẻ thông báo cho NHTT. NHTT truyền lại kết quả này tới ĐVCNT. Quá trình thanh toán bù trừ (Clearing and Settlement): Đây là quá trình NHTT trả tiền cho ĐVCNT, NHPH đòi tiền của chủ thẻ và thanh toán giữa NHPH và NHTT thông qua tổ chức thẻ. Sơ đồ sau đây sẽ thể hiện rõ hơn quá trình này: Sơ đồ 1.2. Quá trình thanh toán bù trừ   ĐVCNT truyền những số liệu giao dịch bao gồm số tài khoản của các khách hàng và khối lượng giao dịch tới NHTT (những thông tin này được gửi tới NHTT ít nhất một lần một ngày). NHTT ghi có vào tài khoản của ĐVCNT, tổng hợp và gửi tới cho tổ chức thẻ có liên quan. Tổ chức thẻ dựa theo đó tính toán nghĩa vụ phải trả của NHPH cũng như NHTT. Tổ chức thẻ thông báo cho NHPH NHPH gửi tiền cho ngân hàng được Tổ chức thẻ quốc tế/liên minh thẻ nội địa chỉ định làm nhiệm vụ thanh toán bù trừ số lượng được yêu cầu và ghi nợ vào tài khoản của chủ thẻ. Ngân hàng thanh toán bù trừ, dưới sự chỉ đạo của Tổ chức thẻ, chuyển số tiền đó cho NHTT. Thứ hai, đối với những giao dịch qua ATM Khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua máy ATM hoặc tại NHTT (rút tiền, chuyển khoản, in sao kê, thanh toán hóa đơn). Nếu NHPH đồng thời là NHTT: Việc thực hiện ghi nợ/có vào tài khoản của chủ thẻ diễn ra bình thường. Nếu NHPH và NHTT khác nhau: Thông tin giao dịch thẻ sẽ được kiểm tra. Nếu tài khoản thẻ của người sử dụng được mở ở các ngân hàng là thành viên thuộc cùng một tổ chức thẻ với NHTT thì các thông tin sẽ được chuyển về NHPH để kiểm tra và xử lý giao dịch. Nếu NHPH không thuộc cùng một tổ chức thẻ với NHTT thì hệ thống sẽ thông báo lại để ATM từ chối dịch vụ và trả lại thẻ cho khách hàng. 1.1.2.4. Phí thanh toán thẻ Phí đối với NHPH NHPH phải mất các loại phí sau: NHPH muốn tham gia hoạt động thanh toán thẻ thì nó phải là thành viên của một tổ chức thẻ và phải trả phí thành viên do tổ chức thẻ quy định. Ngoài ra, sau mỗi giao dịch, NHPH cũng phải trả phí xử lý giao dịch cho tổ chức thẻ. Trong giao dịch rút tiền mặt ở các ATM/Điểm ứng tiền mặt tại các NHTT cùng hệ thống, NHPH còn phải trả phí thanh toán hộ cho NHTT. Khoản dự phòng phải trích khi Chủ thẻ không trả được khoản tiền khi đến hạn (đối với thẻ tín dụng). Sơ đồ 1.3. Phí phải trả khi thực hiện thanh toán hàng hóa dịch vụ đối với các thành viên tham gia  Phí đối với ngân hàng thanh toán Bên cạnh những khoản thu từ hoạt động thanh toán thẻ, NHTT cũng phải bỏ ra nhiều loại chi phí, bao gồm: Chi phí trong trang bị và bảo trì máy móc thiết bị cho các ĐVCNT và chương trình đào tạo nghiệp vụ thanh toán thẻ cho các nhân viên thu ngân tại ĐVCNT. Đây là khoản chi phí liên quan đến tài sản cố định của ngân hàng. Với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, chi phí này chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinh doanh thẻ bởi tốc độ hao mòn của máy móc thiết bị. Đây là một khó khăn tương đối lớn cho việc phát triển thị trường thẻ bởi phần lớn thiết bị đều có trình độ khoa học kỹ thuật cao và phải nhập từ nước ngoài. Mức phí phải trả khi làm thành viên của một tổ chức thẻ. Trong mỗi giao dịch thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, NHTT còn cần phải trả cho NHPH phí Interchange. Mức phí này phụ thuộc vào loại hình ĐVCNT, loại thẻ, và được TCTQT áp dụng cho toàn hệ thống. Tiền lương công nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh thẻ Các chi phí quảng cáo, marketing để thu hút khách hàng tham gia hoạt động thanh toán. Phí đối với đơn vị chấp nhận thẻ Để được tham gia thanh toán, ĐVCNT phải ký hợp đồng thanh toán với NHTT. Sau mỗi giao dịch, ĐVCNT phải trả cho NHTT một khoản phí gọi là phí chiết khấu (Discount fee). Loại phí chiết khấu này do NHTT đặt ra và thường cao hơn phí Interchange để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, khi ĐVCNT chấp nhận một giao dịch thẻ giả mạo mà chủ thẻ chứng minh được đó không phải là giao dịch của chủ thẻ tiến hành thì ĐVCNT sẽ phải chịu thiệt hại toàn bộ số tiền đã bán. Phí đối với chủ thẻ Khi tham gia hoạt động thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, chủ thẻ sẽ không bị mất phí. Toàn bộ số tiền đã mua hàng được trừ vào tài khoản của chủ thẻ (đối với thẻ ghi nợ) hoặc thông báo vào cuối tháng để chủ thẻ trả cho NHPH (đối với thẻ tín dụng) mà không kèm theo bất cứ một loại phụ phí nào. Sơ đồ 1.4. Phí phải trả khi thực hiện các giao dịch qua ATM đối với các thành viên giao dịch  Tuy nhiên, khi thực hiện các giao dịch khác như rút tiền, chuyển khoản tại ATM hoặc NHTT, chủ thẻ sẽ phải trả một số loại phí cho NHPH, cụ thể là: Phí rút tiền khác ngân hàng (NHTT không phải NHPH) Phí rút tiền đối với thẻ tín dụng (surcharge, cash advance fee…) Phí chuyển đổi ngoại tệ (khi rút tiền ngoại tệ bằng tài khoản nội tệ…) 1.1.2.5. Các rủi ro trong hoạt động thanh toán thẻ đối với ngân hàng Hoạt động thanh toán thẻ cũng tiềm tàng rất nhiều rủi ro, trong đó có thể khái quát thành ba loại sau: Rủi ro do giả mạo Giả mạo có thể được chia làm các loại sau: Thẻ giả (Counterfeit): thẻ thật đã bị thay đổi thông tin, thẻ chỉ giả mạo thông tin trên dải băng từ hoặc thẻ bị sao chép làm giả hoàn toàn; Thẻ bị mất trộm (Lost/stolen card); Đơn vị chấp nhận thẻ giả mạo (Fraudulent merchant); ĐVCNT thông đồng đánh cắp dữ liệu thẻ sử dụng vào mục đích bất hợp pháp hoặc thông đồng với chủ thẻ chấp nhận thanh toán thẻ giả; Nhân viên ĐVCNT in nhiều hoá đơn thanh toán của một thẻ (Multiple imprint) ĐVCNT thực hiện giao dịch không đúng loại hình giao dịch đã đăng ký, sửa đổi số tiền giao dịch, không xin chuẩn chi theo thoả thuận qui định; Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng (Fraudulent use of account): sử dụng trong môi trường thanh toán không phải xuất trình thẻ (thanh toán qua thư/điện thoại hoặc thương mại điện tử); Dữ liệu băng từ (skimming) hoặc dữ liệu trên đường truyền (tapping) bị đánh cắp; Chủ thẻ để lộ số PIN Nguyên nhân của những loại rủi ro này chủ yếu là do sự thiếu cảnh giác của chủ thẻ để lộ các thông tin cá nhân liên quan đến thẻ, hoặc bị kẻ gian sao chép lấy thông tin cá nhân trong quá trình chi tiêu (nhất là các giao dịch qua mạng), hoặc do các ĐVCNT chưa thực hiện đầy đủ các quy định, quy trình trong quá trình chấp nhận thanh toán thẻ. Rủi ro kỹ thuật Đây là các rủi ro phát sinh khi hệ thống quản lý thẻ có sự cố liên quan đến xử lý dữ liệu hoặc kết nối, bảo mật hệ thống cơ sở dữ liệu và an ninh. Khi hệ thống có sự cố t
Luận văn liên quan