Chuyên đề Phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của tất cả các nước trên thế giới hiện nay, không nằm ngoài quy luật đó Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển để bắt nhịp với nền kinh tế thế giới, từng bước tham gia các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới mà cụ thể là ASEAN và WTO. Là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và Vietnam Airlines nói riêng đang tích cực phát triển để đưa đất nước từng bước được khẳng định trên khu vực và thế giới, tạo ấn tượng tốt với các quốc gia khác nhằm thu hút nhiều hơn nữa những nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực tài năng từ các quốc gia khác đến.Đặc biệt, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tuy là một ngành non trẻ nhưng nó cũng đang dần dần đi lên và chứng minh được tầm quan trọng của mình trong hệ thống vận tải thống nhất của Việt Nam. Bài chuyên đề xin tập trung đánh giá, phân tích thực trạng vận tải hàng hóa hiện tại của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại cũng như đưa ra xu hướng, giải pháp nhằm phát triển vận tải hàng hóa đường hàng không trong thời gian sắp tới. Bố cục chuyên đề có ba phần chính: Chương 1: Các vấn đề cơ bản về vận tải hàng hóa đường hàng không Chương 2: Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam

doc79 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của tổng công ty hàng không Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA THƯƠNG MẠI & KINH TẾ QUỐC TẾ ~~~~~~*~~~~~~  CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài: PHÁT TRIỂN VẬN TẢI HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn  :  GS. TS. ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO   Sinh viên thực hiện  :  NGUYỄN ĐẶNG TAM HOÀNG   Lớp  :  TMQT 47   Khoá  :  47   HÀ NỘI - 2009 MỤC LỤC Danh mục bảng biểu, hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: Các vấn đề cơ bản về vận tải hàng hóa đường hàng không 2 1. Khái quát về vận tải hàng hóa đường hàng không và vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 2 1.1. Tổng quan về vận tải hàng hóa trên toàn cầu hiện nay 2 1.1.1. Khái niệm và vai trò của vận tải trong nền kinh tế 2 1.1.2. Vận tải quốc tế trong thương mại quốc tế 4 1.1.3. Quyền về vận tải 7 1.1.4. Phân chia trách nhiệm vận tải 8 1.1.5. Sơ lược các phương thức vận tải hàng hóa quốc tế 9 1.2. So sánh vận tải đường hàng không với các hình thức vận tải khác 17 1.3. Sự cần thiết của vận tải hàng hóa đường hàng không 20 1.4. Vai trò, ý nghĩa của vận tải hàng hóa đường hàng không 21 2. Hình thức vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói chung và của Việt Nam nói riêng 21 2.1. Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 21 2.1.1. Các loại máy bay 21 2.1.2. Những điểm đặc biệt về xếp hàng máy bay 22 2.1.3. Phương tiện làm hàng hóa hàng không 24 2.1.4. Hàng hóa đặc biệt 24 2.1.5. Cước hàng không 26 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển vận tải hàng hóa đường hàng không nói chung và của Việt Nam nói riêng 29 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận tải hàng hóa đường hàng không 30 3.1. Vận tải chung của thế giới 30 3.1.1. Nhân tố tự nhiên 30 3.1.2. Nhân tố kinh tế- xã hội 31 3.1.3. Các công ước, các quy định quốc tế 32 3.2. Vận tải Việt Nam 33 3.2.1. Tình hình kinh tế xã hội đất nước 33 3.2.2. Các căn cứ pháp lý 34 Chương 2: Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam 36 1. Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và quá trình phát triển hiện nay 36 1.1. Đặc điểm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 36 1.2. Quá trình phát triển hiện nay của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 38 2. Thực trạng vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines từ 2001-2008 40 2.1. Sơ lược về Vietnam Airlines 40 2.2. Bộ phận phụ trách vấn đề vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines 42 2.3. Phân tích tình hình vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines 49 3. Đánh giá tình hình vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines thời gian qua 59 3.1. Ưu điểm 59 3.2. Nhược điểm 61 3.3. Những nhận xét về tình hình vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines 62 Chương 3: Giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng công ty Hàng Không Việt Nam 63 1. Mục tiêu phát triển 63 2. Định hướng phát triển 63 2.1. Các chỉ tiêu phát triển 63 2.2. Mạng đường bay 64 2.3. Đội tàu bay 67 3. Các biện pháp đề ra 68 3.1. Thành lập Vietnam Airlines Cargo độc lập riêng biệt, không chỉ là một bộ phận phụ thuộc của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam 68 3.2. Có đội bay Freighter chuyên chở hàng hóa riêng không phụ thuộc vào đội bay chở khách 69 3.3. Tham gia vào liên minh hàng không chuyên chở hàng hóa 71 3.4. Xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng 72 3.5. Tăng cường công tác Marketing, bán hàng và mở rộng đầu ra 73 3.5.1. Chiến lược quảng cáo 73 3.5.2.Các hoạt động quảng cáo dự kiến 73 4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước 74 KẾT LUẬN 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Đồ thị 1: Tỷ lệ chuyến bay huỷ, tăng, chậm giờ trong tổng số chuyến bay thực hiện Đồ thị 2: Hệ số tin cậy khai thác Đồ thị 3: Thống kê dừng bay vì lý do kỹ thuật và định kỳ trong năm 2008 Bảng 1: Số liệu tổng thị trường vận chuyển hàng không Việt Nam từ 2001 đến 2008 Bảng 2: biểu về số lượng hàng hóa và tốc độ tăng trưởng từ 2004 đến 2008 Bảng 3: Khối lượng hàng hóa luân chuyển phân theo ngành vận tải Bảng 4: số liệu vận chuyển của các hãng hàng không tại Việt Nam giai đoạn 2001-2007(trước khi gia nhập WTO) Bảng 5: số liệu về Marketshare của Vietnam Airlines tại thị trường Việt Nam Bảng 6: số liệu về Marketshare của Vietnam Airlines chiều đi/ đến thị trường Nhật Bản so với các hãng khác trong khu vực Bảng 7: Tình hình khai thác năm 2008 Bảng 8: Tỷ lệ các nguyên nhân chậm, huỷ chuyến bay trong năm 2008 MỞ ĐẦU Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của tất cả các nước trên thế giới hiện nay, không nằm ngoài quy luật đó Việt Nam đang trong quá trình xây dựng và phát triển để bắt nhịp với nền kinh tế thế giới, từng bước tham gia các tổ chức kinh tế trong khu vực và thế giới mà cụ thể là ASEAN và WTO. Là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và Vietnam Airlines nói riêng đang tích cực phát triển để đưa đất nước từng bước được khẳng định trên khu vực và thế giới, tạo ấn tượng tốt với các quốc gia khác nhằm thu hút nhiều hơn nữa những nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực tài năng từ các quốc gia khác đến..Đặc biệt, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tuy là một ngành non trẻ nhưng nó cũng đang dần dần đi lên và chứng minh được tầm quan trọng của mình trong hệ thống vận tải thống nhất của Việt Nam. Bài chuyên đề xin tập trung đánh giá, phân tích thực trạng vận tải hàng hóa hiện tại của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam trong thời gian qua, từ đó chỉ ra những hạn chế còn tồn tại cũng như đưa ra xu hướng, giải pháp nhằm phát triển vận tải hàng hóa đường hàng không trong thời gian sắp tới. Bố cục chuyên đề có ba phần chính: Chương 1: Các vấn đề cơ bản về vận tải hàng hóa đường hàng không Chương 2: Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam Chương 3: Giải pháp phát triển vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam Để hoàn thành được chuyên đề này, em xin cảm ơn các cán bộ Ban Kế hoạch tiếp thị hàng hóa của Tổng Công ty Hàng Không Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm đề tài. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo, GS.TS ĐẶNG ĐÌNH ĐÀO đã tạo điều kiện, chỉ dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài đề tài này. Tuy nhiên, do còn thiếu bề dày về kiến thức và kĩ năng phân tích tổng hợp nên bài viết chắc chắn sẽ còn có những thiếu sót, em rất mong nhận được những lời đóng góp, bổ sung góp ý để bài chuyên đề được hoàn chỉnh hơn.  Chương 1: Các vấn đề cơ bản về vận tải hàng hóa đường hàng không 1. Khái quát về vận tải hàng hóa đường hàng không và vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 1.1. Tổng quan về vận tải hàng hóa trên toàn cầu hiện nay 1.1.1. Khái niệm và vai trò của vận tải trong nền kinh tế - Khái niệm: Trong xã hội hiện nay, sự di chuyển vị trí của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và kể cả con người là một nhu cầu tất yếu và chỉ có ngành sản xuất vận tải mới thỏa mãn được nhu cầu này, do đó xét về mặt kinh tế người ta có thể đưa ra khái niệm về vận tải như sau: Vận tải là một hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí của hàng hóa và bản thân con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải. - Vai trò của vận tải: Nhờ có vận tải mà con người chúng ta đã chinh phục được khoảng cách không gian, tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Do đó vận tải đóng vai trò quan trọng và có tác dụng hết sức to lớn trong nền kinh tế. Chúng ta có thể thấy được vai trò của vận tải qua các mặt sau đây. Vận tải là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế: nếu ta xét toàn bộ nền kinh tế như một hệ thống thì hệ thống này chứa đựng hàng loạt các hệ thống con như: nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây dựng.. Các hệ thống con này quan hệ chặt chẽ với nhau trong một tổng thể thống nhất làm ra toàn bộ sản phẩm xã hội. Và người ta nói rằng “… Vận tải là một hệ thống con của nền kinh tế”. Thật vậy, các ngành sản xuất trong nền kinh tế sẽ không thể hoạt động được bình thường nếu như thiếu vận tải. Vận tải thỏa mãn nhu cầu chuyên chở của toàn xã hội, khi nói đến vận tải, nhất thiết chúng ta phải đề cập đến hai vấn đề: khối lượng vận chuyển (tấn hàng hóa, số lượng hành khách) và số sản phẩm vận tải (lượng luân chuyển hàng hóa hoặc hành khách). Trong hai chỉ tiêu này thì khối lượng vận chuyển có ý nghĩa quan trọng hơn vì nó thể hiện sự đáp ứng của vận tải đối với nhu cầu vận chuyển của ngành sản xuất trong nền kinh tế và sự thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Trong đời sống kinh tế xã hội hiện đại, vai trò của vận tải không ngừng nâng cao, đó là khuynh hướng phát triển chung của vận tải. Nó được thể hiện qua sự không ngừng tăng lên của vận chuyển và đi lại. Mối quan hệ giữa vận tải và các ngành sản xuất khác được dung để đánh giá trình độ phát triển kinh tế thông qua số tấn hàng vận chuyển bình quân cho người dân nước đó. Ví dụ: ở các nước công nghiệp có 40-60 tấn vận chuyển/người, ở các nước nông nghiệp có 20-30 tấn vận chuyển/người, các nước lạc hậu con số này <10 tấn vận chuyển/người. - Vận tải là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt: bên cạnh những đặc điểm chung giống các ngành sản xuất vật chất khác, vận tải còn có những đặc điểm riêng biệt: + Quá trình sản xuất trong vận tải là quá trình tác động về mặt không gian lên đối tượng chuyên chở chứ không phải là quá trình tác động về mặt kỹ thuật lên đối tượng lao động. Ví dụ: một nhà máy chế tạo thiết bị từ sắt, thép, nguyên vật liệu qua quá trình sản xuất tạo thành các chi tiết, thiết bị máy móc. Sản phẩm mới đã trải qua quá trình tác động về mặt kỹ thuật. + Sản phẩm của ngành sản xuất vận tải cũng mang hai thuộc tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng nhưng bản chất của nó là sự thay đổi vị trí của đối tượng chuyên chở. + Sản phẩm vận tải là vô hình: nó không có hình dáng, kích thước cụ thể, không tồn tại độc lập ngoài quá trình sản xuất mà nó được hình thành và tiêu thụ ngay trong quá trình sản xuất. Khi quá trình vận tải kết thúc thì sản phẩm vận tải cũng được tiêu dùng ngay (cho nên con người chỉ có thể quy nó vào những khái niệm tính toán như tấn, tân x km, hành khách, hành khách x km). + Vận tải không có khả năng dự trữ sản phẩm: các ngành sản xuất vật chất khác có thể sản xuất ra một số sản phẩm để dự trữ nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng lên đột xuất, còn trong sản xuất vận tải để thõa mãn nhu cầu chuyên chở tăng lên đột xuất người ta chỉ có thể dự trữ năng lực chuyên chở của công cụ vận tải. Dựa trên những những đặc điểm của vận tải thì vận tải không chỉ là một ngành sản xuất vật chất độc lập mà còn là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Cũng có thể nói, vận tải là một ngành cung cấp dịch vụ quan trọng. 1.1.2. Vận tải quốc tế trong thương mại quốc tế - Khái niệm: Vận tải không những là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân mà nó còn đóng vai trò to lớn trong thương mại quốc tế, nó là phương tiện nối liền quan hệ thương mại giữa các nước với nhau. Việc chuyên chở hàng hóa giữa các nước trong thương mại quốc tế được gọi là “Vận tải quốc tế”. Người ta đưa ra khái niệm về vận tải quốc tế như sau: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau. Như vậy, việc vận chuyển hàng hóa trong vận tải quốc tế đã vượt ra khỏi phạm vi một nước, vị trí của hàng hóa được thay đổi từ nước người bán sang nước người mua. - Mối liên hệ giữa vận tải quốc tế và thương mại quốc tế Trước đây khi vận tải quốc tế chưa được phát triển thì trong thương mại quốc tế vận tải là điều kiện quyết định hàng đầu bởi vì một hợp đồng mua bán ngoại thương chỉ có thể thực hiện được khi có thể tiến hành chuyên chở hàng hóa từ nước người bán sang nước người mua. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đã được nối liền với nhau bằng hệ thống tuyến đường vận tải quốc tế. Nhu cầu chuyên chở hàng hóa trong thương mại quốc tế tăng nhanh đòi hỏi vận tải quốc tế phải phát triển một cách tương ứng, như vậy thương mại quốc tế đã thúc đẩy vận tải quốc tế tiến bộ và hoàn thiện. Ta có thể nhận thấy mối liên hệ này qua số liệu thống kê sự tăng trưởng không ngừng của khối lượng hàng hóa mà vận tải quốc tế đã đảm nhận được và tốc độ tăng trưởng của lực lượng tàu buôn thế giới. Hai số liệu này luôn luôn có sự biến động cùng chiều. - Tác dụng của vận tải quốc tế đối với thương mại quốc tế: Ngày nay tất cả các phương thức vận tải hiện đại như đường biển, sắt, hàng không, ô tô và đường sông đều tham gia phục vụ chuyên chở hàng hóa ngoại thương. Tuy nhiên vai trò và tác dụng của mỗi phương thức vận tải không giống nhau. Nó phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kĩ thuật của mỗi phương thức vận tải và đặc điểm cụ thể của mối quan hệ thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Cho nên trong công tác tổ chức chuyên chở hàng hóa người ta phải nắm được phạm vi áp dụng của từng phương thức, chẳng hạn: vận tải biển thích hợp với chuyên chở hầu hết các loại hàng hóa, cự ly vận chuyển dài, khối lượng vận chuyển lớn, nhưng tốc độ chậm nên không thích hợp với hàng hóa có nhu cầu vận chuyển nhanh. Còn vận tải hàng không tuy là giá cước vận chuyển rất cao nhưng tốc độ nhanh cho nên trong nhiều trường hợp nó vẫn được sử dụng để chuyên chở hàng hóa, ví dụ: hàng hóa có giá trị cao (vàng, đá quý), hàng mau hỏng, hàng cấp cứu, hàng có yêu cầu vận chuyển nhanh nếu không sẽ bị giảm giá thị trường (quần áo thời trang)… Hay là phương thức vận tải đường sắt thích hợp với chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự ly vận chuyển trung bình và dài nên thường được sử dụng trong chuyên chở hàng hóa liên vận quốc tế. Còn phương thức vận tải đường ống là phương thức vận tải đặc biệt, năng suất cao, giá cước rẻ, đạt hiệu quả kinh tế rất cao khi có khối lượng hàng hóa chuyên chở lớn và nguồn hàng ổn định. Chi phí đầu tư xây dựng tuyến đường lớn nhưng mặt hàng chuyên chở bị hạn chế, chủ yếu là dầu mỏ, sản phẩm của dầu mỏ và hơi đốt tự nhiên. Nói chung đối với thương mại quốc tế vận tải quốc tế có tác dụng trên các mặt sau đây. + Vận tải quốc tế thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa: một trong những yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa các nước là khả năng vận tải giữa các nước đó. Sự phụ thuộc này được mô tả như sau: “Khối lượng hàng hóa lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ nghịch với khoảng cách vận tải”, khoảng cách vận tải ở đây được hiểu là khoảng cách kinh tế, tức là lượng lao động nhất định phải bỏ ra để thực hiện chính là cước phí. Cước phí chuyên chở càng rẻ thì dung lượng hàng hóa trao đổi trên thị trường càng lớn, bởi vì cước phí vận tải chiếm một tỉ trọng lớn trong giá cả hàng hóa. Chẳng hạn trong vận tải biển, người ta tính được cước phí vận tải chiếm trung bình 10-15% giá FOB cảng gửi của hàng hóa, trong vận tải hàng không, con số này lên tới 30-40% có khi 50%. Khi khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ, năng suất lao động tăng, giá thành sản phẩm hạ, cước phí vận tải giảm xuống, đó là yếu tố quan trọng góp phần tăng nhanh khối lượng hàng hóa lưu chuyển trong thương mại quốc tế. + Vận tải quốc tế phát triển làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế. ( Trước đây khi khoa học kĩ thuật còn thấp kém, công cụ vận tải thô sơ, trọng tải nhỏ, cước phí vận tải cao đã hạn chế việc buôn bán nhiều mặt hàng , đặc biệt là hàng nguyên, nhiên vật liệu bởi vì cước phí chiếm tỉ trọng cao trong giá cả của những loại hàng này. Cho nên thương mại quốc tế chỉ tập trung ở những mặt hàng thành phẩm và bán thành phẩm. Cho đến khi các công cụ vận tải hiện đại ra đời, trọng tải lớn, có cấu tạo thuận tiện cho việc chuyên chở và cho phép hạ giá thành vận tải đã tạo điều kiện mở rộng chủng loại mặt hàng. ( Sự thay đổi cơ cấu hàng hóa thể hiện rõ nét nhất là việc mở rộng buôn bán mặt hàng lỏng. Vào những năm 1937 tỷ trọng của nhóm hàng lỏng chỉ chiếm 24% tổng khối lượng hàng hóa thương mại quốc tế, nhưng đến thời gian sau này tỷ trọng của nhóm hàng này phát triển nhanh và thường chiếm tương đương 50% tổng khối lượng hàng hóa thương mại. ( Mặt khác khi mà vận tải chưa phát triển, giá cước vận tải cao thì thị trường tiêu thụ thường ở gần nơi sản xuất. Cho đến khi vận tải phát triển đã tạo điều kiện mở rộng thị trường buôn bán. Tức là những nước xuất khẩu có khả năng tiêu thụ sản phẩm của mình ngay cả trên những thị trường xa xôi và các nước nhập khẩu có điều kiện lựa chọn thị trường cung cấp rộng rãi hơn. Điều này được thể hiện qua cự ly vận chuyển trung bình tăng nhanh qua các năm. Ngày nay cự ly vận chuyển trung bình của các loại hàng hóa xuất nhập khẩu thường lớn hơn 5000km. + Vận tải quốc tế có tác dụng bảo vệ hay làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế Việc phát triển của vận tải đặc biệt là lực lượng tàu buôn dân tộc có tác dụng tăng nguồn thu ngoại tệ thông qua việc xuất khẩu sản phẩm vận tải hay tiết kiệm chi ngoại tệ thông qua việc chống nhập khẩu sản phẩm vận tải (tức là mua theo điều kiện FOB, bán CIF và sử dụng công cụ vận tải trong nước). Ngược lại, nếu vận tải quốc tế không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở hàng hóa trong thương mại quốc tế thì bắt buộc một quốc gia phải chi ra một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu sản phẩm vận tải tức là thuê tàu nước ngoài để chuyên chở hàng hóa hay mua hàng hóa theo điều kiện CIF và bán hàng theo FOB. Tóm lại, qua các tác dụng trên đây, chúng ta nhận thấy rằng vận tải là yếu tố không thể tách rời thương mại quốc tế, nó là một công cụ quan trọng của thương mại quốc tế. “Nói đến thương mại phải nói đến vận tải, thương mại nghĩa là hàng hóa được thay đổi người sở hữu, còn vận tải làm cho hàng hóa thay đổi vị trí”. 1.1.3. Quyền về vận tải Trong thương mại quốc tế người nhập khẩu cũng như người xuất khẩu đều mong muốn giành được quyền về vận tải bởi vì giành được quyền này sẽ có nhiều thuận lợi. - Bên giành được quyền về vận tải sẽ có điều kiện lựa chọn phương tiện chuyên chở và tuyến đường chuyên chở (nếu trong hợp đồng không quy định cụ thể). Do đó, có thể tận dụng được công cụ vận tải trong nước thay cho công cụ vận tải nước ngoài, tiết kiệm được ngoại tệ, đồng thời tạo điều kiện sử dụng các cơ quan dịch vụ trong nước: đại lý thuê tàu, bảo hiểm… - Bên giành được quyền về vận tải sẽ chủ động trong việc tổ chức chuyên chở và giao nhận (nếu trong hợp đồng mua bán không quy định rõ thời gian giao hàng). Ví dụ: khi bán hàng theo điều kiện CIF, người xuất khẩu có thể căn cứ vào tình hình chuẩn bị hàng và thuê tàu của mình để gửi hàng đi vào lúc nào thuận lợi cho mình nhất. Hay khi mua theo điều kiện FOB người nhập khẩu cũng chủ động trong việc điều tàu đi nhận hàng vào thời điểm mình đã sẵn sang tiếp nhận. - Giành được quyền về vận tải có tác dụng tăng thu và giảm chi ngoại tệ, tức là có điều kiện để xuất khẩu sản phẩm vận tải cho quốc gia mình. - Khi giành được quyền về vận tải, cho dù lực lượng công cụ vận tải không đáp ứng được nhu cầu chuyên chở (bán CIF hay nhập FOB) thì bên giành được quyền về vận tải vẫn chủ động trong việc chọn người chuyên chở, tìm người để thuê tàu và lựa chọn điều kiện chuyên chở có lợi cho mình hơn. Ví dụ: nếu không giành được quyền này người nhập khẩu phải mua hàng theo điều kiện CIF và người bán hàng tính cước vận tải trong giá cả hàng hóa cao hơn giá cước trung bình trên thị trường và các điều kiện chuyên chở không chặt chẽ nhiều khi gây thiệt hại cho người nhập khẩu. - Giành được quyền về vận tải có nhiều thuận lợi như trên nên trong thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh ngoại thương luôn tìm cách để giành được quyền này, và thông thường họ chỉ chuyển quyền này cho phía bên kia trong một số trường hợp sau: ( Khi nhận định thấy giá cước vận tải trên thị trường có xu hướng tăng. ( Dự kiến sẽ có những khó khăn trong việc thuê công cụ vận tải để chuyên chở hàng hóa. ( Khi cần thiết phải xuất hay nhập một mặt hàng nào đó mà phía bên kia đòi hỏi quyền này. ( Do tập quán hay luật pháp của một số nước có quan hệ m
Luận văn liên quan