Chuyên đề Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Ba Đình

Trong thời kỳ bao cấp ngân hàng hoàn toàn thực hiện nghiệp vụ cấp phép vốn cho các dự án, công trình đã được bố trí theo kế hoạch đầu tư hàng năm của nhầ nước. Ngân hàng luôn được các cơ quan cung ứng nguồn đảm bảo cân đối vững chắc về mặt tài chính. Đối với các dự án này ngân hàng chỉ tham gia vào việc thẩm định với tư cách là một thành viên cùng các bộ các nghành chủ quản. Như vậy việc thẩm định chưa được coi trọng về phía ngân hàng, không xác định được sự phụ thuộc trực tiếp giữa việc cấp phát vốn và việc tính toán hiệu quả vốn đầu tư, mọi việc hoàn toàn dụa vào kế hoạch của Nhà nước rót từ trên xuống. Lúc này ngân hàng chỉ đóng vai trò một máy bơm thực hiện việc cấp phát vốn theo kế hoạch mà không gắn liền với hiệu quả kinh tế. - Từ khi thực hiện hoạch toán kinh doanh độc lậpdược ban hành và áp dụng thì cũng là lúc ngân hàng được giao toàn quền sử dụng vốn, tổ chức kinh doanh gắn liền với hiệu quả kinh tế. Mọi dự án đầu tư đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi, thu hẹp đối tượng cấp phát vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, coi trọng hiệu quả đầu tư, quy định rõ trách nhiệm hoàn trả vốn đầu tư xác định rõ hơn chủ đầu tư để đảm bảo thu hồi vốn và lãi. Chính vì vậy sau khi thực hiện cơ chế cho vay có hoàn trả này thì ngân hàng tăng cường nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư về cả tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - chủ đầu tư cũng như các khía cạnh đầu tư của đự án để từ đó đưa ra quyết định cho vay có lãi, góp phần nâng cao tính tự chủ limh hoạt cho các hoạt động của mình, từng bước hoà nhập với cơ chế mới. Hiện nay mục tiêu góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư và phát triển sản xuất ngày càng cao của nền kinh tế. Việc đầu tư vốn trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế là tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuậtcho việc tăng trưởng kinh tế của từng doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Chi nhánh rất quan tâm đến lĩnh vực này và sẵn sàng đầu tư vốn cho dự án có hiệu quả, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Nhà nước và địa phương, trên nguyên tắc tất cả các dự án xin vay đều phải được thẩm định kỹ càng trước khi duyệt cho vay. Tuy nhiên tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Công thương Ba Đình vẫn đến mức đáng quan tâm, chiếm 3,1% trong tổng dư nợ năm 2000, giảm 1,6% so với cuối năm 1999 nhưng vẫn còn cao. Chính vì lẽ đó đòi hỏi Chi nhánh phải luôn tăng cường đổi mới nâng cao chất lượng thẩm định góp phần đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Hầu hết các DA cho vay thuộc diện quản lý và xem xét của Ngân hàng chủ yếu là hình thức trang bị lại thiết bị kỹ thuật, cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh nên thời hạn đầu tư thường ngắn từ 3 - 5 năm ( thuộc diện tín dụng trung hạn ). Phương thức này giúp cho Ngân hàng có khả năng thu hồi vốn nhanh, tính an toàn và chính xác của món vay đầu tư là tương đối cao. Mặt khác do qui mô DA không lớn nên cũng có tác động lớn đến qui trình, nội dung và chỉ tiêu thẩm định các DA của Ngân hàng. Quá trình thẩm định tại Ngân hàng Công thương Ba Đình sẽ được minh họa thông qua việc xem xét quá trình thẩm định một dự án cụ thể.

doc45 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1892 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng công thương Ba Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan