Chuyên đề thực tập tại công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long

Là một trong những đứa con đầu lòng của ngành Thuốc lá Việt Nam với doanh thu hàng năm khá lớn Công ty Thuốc lá Thăng long đã phải vượt qua bao gian nan thử thách nhưng mỗi khi nhắc đến những ngáy tháng đó thì mỗi người lao động trong Công ty đều coi đó là những ngày tháng gian khổ đáng tự hào: - Giai đoạn 1955-1957: Sau kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Người Việt nam vốn quen với câu nói cửa miệng “miếng trầu là đầu câu chuyện”-Thuốc lá được xem như một nhu cầu không thể thiếu được của người dân cả nước, một số hãng thuốc lá tư nhân lại độc quyền sản xuất, kinh doanh, tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước và đời sống nhân dân. Ngày 6/1/1957 Nhà máy Thuốc lá Thăng long được thành lập. - Giai đoạn 1956- 1959: Đây là giai đoạn đầu sau ngày thành lập, hay là những bước đi đầu tiên của Nhà máy tính từ ngày đầu đến 30/2/1957. Nhiều loại thuốc lá mới ra đời như: Đại đồng, Ba đình, Bông lúa, Hoa hồng, Trướng sơn . Ngày 24/2/1959 Nhà máy vinh dự đón Bác Hồ tời thăm. Tháng 1/1960 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm mới. - Giai đoạn 1960-1964: Giai đoạn này được xem như giai đoạn tự hoàn thiện mình của Nhà máy. Cùng với cả nước Nhà máy bước vào hoạt động sản xuất với tinh thần phấn khởi. Tính đến năm 1964, đội ngũ lao động đã tăng lên 2021 người. - Giai đoạn 1965-1985: Giai đoạn sống chiến đấu vì miền Nam và hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng cả nước xây dựng cuộc sống mới. Bước sang năm 1975 cục diện cách mạng thay đổi lớn lao, Nhà máy vẫn sản xuất, cùng cả miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho miền Nam chiến đấu. - Giai đoạn 1985-1995: Thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới, bắt đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Lúc này ngành Thuốc lá quốc doanh do Liên hiệp Thuốc lá Việt nam quản lý có điều kiện và cơ hội mới để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức của cơ chế thị trường. Nhà máy đã không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho người lao động và đầu tư có trọng điểm. Năm 1995, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã đạt được kết quả tốt và có những bứt phá trong sản xuất, đưa ra 4 sản phẩm mới: Du lịch, City, Hoàn kiếm và Điện Biên xuất khẩu.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2963 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề thực tập tại công ty TNHH một thành viên thuốc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI GIỚI THIỆU Công ty thuốc lá Thăng Long- Được thành lập ngày 6/1/1957. Ngày 6/12/2005, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 318/2005/QĐ-TTg chuyển Nhà máy Thuốc lá Thăng long thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam thành: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN THUỐC LÁ THĂNG LONG Tên viết tắt: CÔNG TY THUỐC LÁ THĂNG LONG Tên giao dịch quốc tế: THANG LONG TOBACCO LIMITED Tên viết tắt: VINATABA THĂNG LONG Địa chỉ: 235 Đường Nguyễn Trãi – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội Điện thoại: 04.8 584 441 – 04.8 584 342 Fax: 04.8 584 344 Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh thuốc lá điếu; chế tạo, gia công, sửa chữa thiết bị chuyên ngành Thuốc lá và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Người đại diện: Ông Đặng Xuân Phương - Chức vụ Giám Đốc Quyết định trên của Thủ tướng Chính phủ đã mở ra một trang mới cho Thuốc lá Thăng long trên bước đường phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, Công ty Thuốc lá Thăng long đã vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách- từ việc sản xuất thuốc lá thủ công đến khi xây dựng được một nhà máy hiện đại, trở thành một doanh nghiệp đầu đàn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam; có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Cán bộ công nhân viên chức Công ty rất tự hào với nhiều phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước trao tặng. Công ty Thuốc lá Thăng long luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ vô cùng quý báu của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, của Bộ Công Nghiệp, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, của khách hàng trong và ngoài nước… I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Là một trong những đứa con đầu lòng của ngành Thuốc lá Việt Nam với doanh thu hàng năm khá lớn Công ty Thuốc lá Thăng long đã phải vượt qua bao gian nan thử thách nhưng mỗi khi nhắc đến những ngáy tháng đó thì mỗi người lao động trong Công ty đều coi đó là những ngày tháng gian khổ đáng tự hào: - Giai đoạn 1955-1957: Sau kháng chiến chống Pháp, miền Bắc hoàn toàn được giải phóng, bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH, trở thành hậu phương vững chắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Người Việt nam vốn quen với câu nói cửa miệng “miếng trầu là đầu câu chuyện”-Thuốc lá được xem như một nhu cầu không thể thiếu được của người dân cả nước, một số hãng thuốc lá tư nhân lại độc quyền sản xuất, kinh doanh, tự ý thao túng thị trường, gây không ít khó khăn cho việc quản lý của Nhà nước và đời sống nhân dân. Ngày 6/1/1957 Nhà máy Thuốc lá Thăng long được thành lập. - Giai đoạn 1956- 1959: Đây là giai đoạn đầu sau ngày thành lập, hay là những bước đi đầu tiên của Nhà máy tính từ ngày đầu đến 30/2/1957. Nhiều loại thuốc lá mới ra đời như: Đại đồng, Ba đình, Bông lúa, Hoa hồng, Trướng sơn…. Ngày 24/2/1959 Nhà máy vinh dự đón Bác Hồ tời thăm. Tháng 1/1960 Nhà máy chính thức đi vào hoạt động tại địa điểm mới. - Giai đoạn 1960-1964: Giai đoạn này được xem như giai đoạn tự hoàn thiện mình của Nhà máy. Cùng với cả nước Nhà máy bước vào hoạt động sản xuất với tinh thần phấn khởi. Tính đến năm 1964, đội ngũ lao động đã tăng lên 2021 người. - Giai đoạn 1965-1985: Giai đoạn sống chiến đấu vì miền Nam và hàn gắn vết thương chiến tranh, cùng cả nước xây dựng cuộc sống mới. Bước sang năm 1975 cục diện cách mạng thay đổi lớn lao, Nhà máy vẫn sản xuất, cùng cả miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho miền Nam chiến đấu. - Giai đoạn 1985-1995: Thời kỳ tiến hành công cuộc đổi mới, bắt đầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Lúc này ngành Thuốc lá quốc doanh do Liên hiệp Thuốc lá Việt nam quản lý có điều kiện và cơ hội mới để phát triển nhưng cũng phải đối mặt với những thách thức của cơ chế thị trường. Nhà máy đã không ngừng nâng cao trình độ khoa học công nghệ cho người lao động và đầu tư có trọng điểm. Năm 1995, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy đã đạt được kết quả tốt và có những bứt phá trong sản xuất, đưa ra 4 sản phẩm mới: Du lịch, City, Hoàn kiếm và Điện Biên xuất khẩu. - Giai đoạn 1996-2000: Tiến hành Công nghiệp hoá Đây là thời điểm toàn ngành thuốc lá gặp khó khăn do Nhà nước ban hành cuộc vận động không hút thuốc lá, cấm sử dụng thuốc lá ở mọi nơi công cộng và kể từ ngày 1/7/1996 tất cả các sản phẩm của Nhà máy đều phải ghi ở vỏ bao lời cảnh báo: “Hút thuốc có hại cho sức khỏe”; Lại thêm thời tiết biến động, lũ lụt kéo dài từ Bắc vào Nam làm cho mức tiêu thụ giảm đáng kể. Tuy nhiên, Nhà máy vẫn tập trung đầu tư chiều sâu khoa học-công nghệ, nâng cao phẩm cấp nguyên liệu, chiến lược về thị trường, nên vẫn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch được giao, tiếp tục sản xuất phát triển không ngừng. - Giai đoạn 2001 đến nay: Bước vào thế kỷ XXI 15 năm trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, Công ty Thuốc lá Thăng long đã có những đóng góp đáng tự hào; đội ngũ cán bộ, nhân viên của Công ty đã trưởng thành, đủ sức để vươn lên trong nền kinh tế thị trường mà sự canh tranh ngày càng trở nên gay gắt. Toàn thể cán bộ, nhân viên Công ty tự tin bước vào thiên niên thứ III, nỗ lực thực hiện kế hoạch sản xuất giai đoạn 2001-2005 nhằm đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, bước đầu hiện đại hoá, sẵn sàng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới (AFTA, WTO). Trước những khó khăn, thách thức của các yếu tố mang tính toàn cầu hoá, của sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế Lãnh đạo công ty Thuốc lá Thăng long luôn coi đó là tất yếu, không thể một sớm một chiều khắc phục được, do vậy cần tỉnh táo để “chung sống với khó khăn thử thách” và tìm cách vượt qua, tiếp tục đưa công ty phát triển trong thời kỳ mới. Công ty đã được chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên theo Quyết định số 318/2005/QĐ-TTg ngày 6/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ. Được sự quan tâm, chỉ đạo của Tổng công ty Thuốc lá Việt nam và sức mạnh nội lực của chính mình, Công ty đã đưa ra những giải pháp tích cực, chủ động trong sản xuất kinh doanh để hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch: Chiến lược đầu tư theo chiều sâu tiếp tục được thực hiện với phương châm: Đầu tư đúng hướng và có trọng điểm, đạt hiệu quả; phù hợp với nhu cầu thị trường và phương hướng phát triển, khả năng tài chính cũng như trình độ quản lý của đơn vị; đầu tư đi đôi với việc quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, chế tạo thiết bị theo kế hoạch phục vụ tốt nhất yêu cầu sản xuất; Trong công tác nguyên liệu, công ty tiếp tục giữ vững chất lượng; Công tác quản lý chất lượng luôn là vấn đề sống còn và danh dự của doanh nghiệp nên trong xu thế hội nhập với kinh tế thế giới việc quản lý chất lượng phải được quốc tế hoá, phải đạt được những chuẩn mực nhất định và đáng tin cậy. Ngay từ năm 2001, công ty đã chủ động có ké hoạch thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 bằng việc đào tạo và tuyển dụng nhân lực cho chương trình này. Năm 2005, Công ty được Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn quốc tế QUACERT công nhận và cấp lại Chứng nhận ISO 9001:2000 với thời hạn đến hết năm 2008. Trong hơn nửa thế kỷ qua, cùng với những thành tựu về sản xuất, kinh doanh, các mặt công tác khác như: công tác chăm lo đời sống của người lao động, công tác an toàn - bảo hộ lao động, phong trào thực hành tiết kiệm, công tác xã hội từ thiện,…. của Công ty Thuốc lá Thăng Long cũng đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Các phong trào thi đua đều hướng tới mục tiêu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao; xây dựng nếp sống công nghiệp trong mọi hoạt động; xây dựng con người vừa có trình độ chuyên môn vừa có lối sống lành mạnh, tác phong công nghiệp và xây dựng gia đình văn hoá, nhằm xây dựng Công ty phát triển cùng với sự phát triển đi lên của đất nước. Đã được nhà nước trao tặng rất nhiều huân chương và bằng khen: Huân chương lao động hạng nhất (năm 1996), Huân chương lao động hạng nhì (năm 1960,1961,1991), Huân chương lao động hạng ba (năm 1964,2000), Bằng khen của Bộ công nghiệp (năm 2004), Huân chương lao động hạng Nhì về thành tích trong phong trào CNVC và hoạt động công đoàn giai đoạn 2000-2004, Bằng khen của Chính phủ về công tác An toàn vệ sinh lao động trong 3 năm 2003-2005, Huân chương độc lập hạng Nhì và Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhì (năm 2006),…….. Và nhiều Huân chương, bằng khen của Chính phủ cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. 2. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long Công ty Thuốc lá Thăng Long có 11 phòng, ban chức năng, 5 phân xưởng và một số bộ phận phục vụ khác. Cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng như sơ đồ dưới đây (sơ đồ 1). Với mô hình cơ cấu tổ chức này thì mỗi phòng ban, đơn vị có chức năng, nhiệm vụ riêng, do đó không có sự chồng chéo mà giữa các phòng ban có sự phối hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và hiệu quả.  Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Thuốc lá Thăng Long (Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự) 3. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty Sản phẩm chính của Công ty là thuốc lá bao, thuốc lá sợi xuất khẩu, và các sản phẩm gia công phụ tùng máy cơ khí. Sản phẩm có đầu lọc, gồm đầu lọc cứng như: Dunhil, Vinataba, Hồng hà,…và đầu lọc mềm như Thăng long, Thủ đô, Điện biên,… Sản phẩm thuốc lá không có đầu lọc: Đống đa 85, Điện biên 70, Sapa,… Riêng mặt hàng Vinataba (liên doanh với Singapo) do Tổng công ty quản lý. Tổng công ty giao chỉ tiêu xuống Công ty và lo khâu tiêu thụ. Công ty có nhiệm vụ sản xuất do vậy mặt hàng thuốc lá có những đặc điểm riêng so với các loại mặt hàng khác. Năm 1989, Công ty cho ra đời sản phẩm đầu lọc với sản lượng 6.973.892 bao (4,04% sản lượng). Đến nay, tỷ lệ sản phẩm thuốc lá bao có đầu lọc chiếm trên 90%, thuốc lá không đầu lọc chiếm khoảng 10%. Sợi thuốc lá để cuốn điếu và sợi cho người hút tẩu (pipe). Năng lực sản xuất chung của Công ty là 481,90 triệu bao/ năm (năm 2007). Hiện tại, Công ty Thuốc lá Thăng Long đã có 45 sản phẩm đăng ký nhãn hiệu. Sản phẩm được tiêu thụ trên toàn quốc qua 73 nhà phân phối từ Bắc vào Nam: - Miền Bắc: Thành phố Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hoá, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ,… - Miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hoà,… - Miền Nam: Đắc Lắc, Kom Tum, TP. Hồ Chí Minh,… Sản phẩm của Công ty còn được xuất khẩu sang các nước như: Liên Xô (cũ), các nước trong khối Ả Rập, Cộng hoà Séc. Ngoài ra, Công ty đã và đang nghiên cứu mở rộng thị trường sang các nước Trung Đông và các nước khác. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của Công ty. 4.1. Nguyên liệu: Nguyên liệu thuốc lá có ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm và chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành của sản phẩm (chiếm từ 50-60% giá thành toàn bộ). Việc chọn lựa được nguồn nguyên liệu tốt và giá cả phù hợp cho việc sản xuất và bán cho thị trường không phải là dễ. Hiện nay, nguyên liệu để sản xuất thuốc lá của Công ty Thuốc lá Thăng Long là nguyên liệu lá thuốc lá đã qua chế biến từ nơi cung cấp và nguyên liệu lá thuốc lá đã qua tách cọng tại Công ty. Tương lai sau này Công ty sẽ dùng lá thuốc lá đã tách cọng đựng trong thùng sẵn (200kg/thùng). Nguồn cung cấp nguyên liệu thuốc lá chủ yếu lấy từ Công ty nguyên liệu Bắc và một phần lấy từ Công ty nguyên liệu Nam là thành viên của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Nguồn cung cấp này ổn định, đảm bảo nhu cầu về số lượng và chất lượng. Ngoài ra, Công ty còn mua của một số nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ. Lá thuốc lá vàng K mua của Campuchia qua Công ty xuất nhập khẩu của Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam. Riêng thuốc lá Trung Quốc, lá thuốc lá vàng K mua qua khách hàng chào hàng trực tiếp, từ nhiều năm nay nguồn cung cấp này vẫn còn ổn định. 4.2. Máy móc thiết bị, vật tư: - Phần lớn các vật tư dùng cho sản xuất thuốc lá mua trong nước. - Chỉ có một số vật tư như giấy cuốn, bóng kính bao, bóng kính tút, chỉ xé là nhập ngoại. Nói về tình hình máy móc thiết bị, ngay từ khi mới thành lập, Công ty Thuốc lá Thuốc lá Thăng Long được trang bị máy móc thiết bị, kỹ thuật tuy còn thô sơ chưa hiện đại nhưng cũng góp phần tạo ra sản phẩm cho Công ty đủ cung cấp cho nhu cầu người dân trong cả nước. Một thời gian sau đó, do nhận thấy vai trò, tác dụng của việc đầu tư vào máy móc thiết bị công nghệ hiện đại tạo số lượng và chất lượng sản phẩm nên Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào dây chuyền công nghệ hiện đại bằng nguồn vốn tự có và vốn cấp phát của Tổng công ty. Công ty đã lắp đặt thêm máy cuốn Mak 8 và Mak 3, máy đóng bao Tây đức số 3. Năm 1991, đưa vào sản xuất 1 máy nén khí xe điếu cho bộ phận bao mềm, trang bị nâng hàng. Năm 1993, lắp đặt thêm hệ thống máy nén khí, 2 lò hơi Tây đức. Năm 1995, đưa vào sản xuất 2 máy cuốn điếu đầu lọc. Năm 2001, 2002, đầu tư 1 máy nén khí và chế tạo 6 máy ép sợi phục vụ công tác xuất khẩu Năm 2003, Công ty đã hoàn thành công trình lắp đặt thiết bị nén khí tổng có giá trị 2,2 tỷ đồng đáp ứng yêu cầu sản xuất của các phân xưởng. Công tác bảo dưỡng thiết bị được bảo đảm. Công ty hoàn thành việc thi công mới đường dây cấp điện cho Phân xưởng Cơ điện nhằm đảm bảo sản xuất an toàn. Năm 2004, công trình đầu tư hệ thống khí nén cho các phân xưởng sản xuất chính được hoàn thành, Công ty còn đầu tư mới 1 máy biến áp công suất lớn nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất ngày càng tăng, Thiết kế và chế tạo thành công dây chuyền máy đóng tút-bóng kính cho phân xưởng bao cứng. Năm 2005 đến nay Công ty vẫn thực hiện tốt công sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị, giúp cho số giờ phải ngưng chạy máy giảm đáng kể, các phân xưởng sản xuất được trang bị máy xé điếu do Công ty thiết kế, chế tạo. Gần đây, Công ty còn cho chế tạo máy gia liệu sợi cuộng nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm tiêu hao nguyên liệu trong sản xuất. 4.3. Quy trình công nghệ: Sơ đồ 2. Tóm tắt quy trình công nghệ của Công ty Thuốc lá Thăng Long. (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) 5. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ lao động của Công ty Thuốc lá Thăng Long. Con người là một vốn quý trong mọi tổ chức. Con người tham gia vào toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. Ngay cả khi máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa, nếu không có con người tất cả cũng chỉ là vật vô tri mà thôi. Nhận thức được vai trò của con người, Công ty Thuốc lá Thăng Long không chỉ quan tâm đến số lượng công nhân mà quan tâm cả đến chất lượng lao động, không phải chỉ đến lao động chân tay, lao động sản xuất trực tiếp mà cả lao động quản lý, không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, bảng dưới đây phản ánh cơ cấu lao động của Công ty trong những năm gần đây. 5.1. Quy mô nguồn nhân lực. Bảng1 . Bảng quy mô nguồn nhân lực của Công ty Thuốc lá Thăng Long năm 2005, 2006, 2007. stt  Chỉ tiêu  2005  2006  2007     Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%)  Số lượng (Người)  Tỷ lê (%)  Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%)      Tổng số lao động  1227   1122     957      1  Lao động gián tiêp  225  18.34  218  19.43  211  22.05   2  Lao động trực tiêp  1002  81.66  904  80.57  746  77.95   3  Nữ  639  52.08  582  51.87  449  46.92   4  Nam  588  47.92  540  48.13  508  53.08   (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Quy mô nguồn nhân lực của Công ty liên tục giảm qua các năm, trong đó giảm đi về số lượng cả ở lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Có thể giải thích đó là do: Máy móc thiết bị ngày càng hiện đại Dự án di dời Công ty Tỷ lệ lao động gián tiếp năm 2006 tuy đã giảm so với năm 2005 nhưng laị tăng lên năm 2007. Trong khi tỷ lệ lao động trực tiếp tuy năm 2006 có tăng lên so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 lại giảm đi và giảm nhiều hơn cả so với tỷ lệ lao động trực tiếp năm 2005. Đây là điều chưa hợp lý vì lao động trực tiếp là những người tạo ra sản phẩm của Công ty, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến NSLĐ trung bình của Công ty; Việc tăng tỷ lệ lao động gián tiếp sẽ làm tăng quỹ tiền lương làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến doanh thu cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tỷ lệ lao động nam và nữ khá đồng đều, và đều giảm qua các năm 2005,2006,2007, trong đó tỷ lệ giảm của nữ cao hơn nam. 5.2. Cơ cấu tuổi của CBCNV Bảng 2. Bảng cơ cấu tuổi của CBCNV Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm 2005, 2006,2007. stt  Độ tuổi  2005  2006  2007     Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%)  Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%)  Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%)   1   < 30  112  9.13  97  8.65  78  8.15   2   31 – 35  92  7.50  88  7.84  82  8.57   3  36 – 40   299  24.37  281  25.04  252  26.33   4   41 – 45  446  36.35  433  38.59  360  37.62   5   46 – 50  196  15.97  158  14.08  135  14.11   6   51 – 55  68  5.54  58  5.17  42  4.39   7   > 55  14  1.14  7  0.62  8  0.84   8   Tổng  1227  100.00  1122  100.00  957  100.00   (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Năm  2005  2006  2007   Độ tuổi trung bình  42,2  42,0  41,8   Qua bảng số liệu ta thấy lực lượng lao động trong Công ty Thuốc lá Thăng Long qua 3 năm gần đây tuy đã giảm nhưng vẫn là cao. Số lượng lao động ở các độ tuổi cũng có xu hướng giảm nhưng tỷ lệ giảm không đáng kể, riêng lao động ở độ tuổi 31-35 và 36-40 là tăng lên hằng năm. Số lao động ở độ tuổi 41-45 chiếm luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, rồi đến số lao động ở độ tuổi 36-40, rồi đến độ tuổi 46- 50. Cụ thể, năm 2007 số lao động độ tuổi 41-45 là 360 người (chiếm 37,62%), lao động ở độ tuổi 36-40 là 252 người (chiếm 26,33%), lao động ở độ tuổi 41-46 là 135 người (chiếm 14,11%). Như vậy, Công ty luôn có một đội ngũ lao động lớn tuổi, có thâm niên, dày dạn kinh nghiệm trong công tác, thành thạo các kỹ năng nghề nghiệp. Với đội ngũ nhân lực trẻ dưới 30 tuổi- là độ tuổi thuận lợi trong việc học tập, tiếp thu những công nghệ mới, kỹ thuật hiện đại nhất là trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện nay thì luôn chiếm tỷ lệ rất thấp và có xu hướng giảm qua các năm trên. Tuy nhiên, với đặc điểm của ngành sản xuất thuốc lá là rất khó đào tạo và thời gian đào tạo tương đối lâu nên tỷ lệ lao động như trên cũng không phải là lạ. Công ty cần có những kế hoạch đào tạo lại và đào tạo những kiến thức mới cho phù hợp để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc. 5.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong Công ty. Bảng 3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong Công ty Thuốc lá Thăng Long các năm 2005,2006,2007. Trình độ     2005  2006  2007    Số lượng (Người)   Tỷ lệ (%)  Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%)  Số lượng (Người)  Tỷ lệ (%)   Cán bộ quản lý  225  100.00  218  100.00  211  100.00   Trên đại học  5  2.22  5  2.29  4  1.90    Đại học  178  79.11  174  79.82  172  81.52    Cao đẳng  2  0.89  2  0.92  2  0.95    Trung cấp  40  17.78  37  16.97  33  15.64   Công nhân sản xuất  1002  100.00  904  100.00  746  100.00    CN Kỹ thuật bậc 5-7  591  58.98  569  62.94  492  65.95    CN Kỹ thuật bậc 3-4  350  34.93  270  29.87  197  26.41    CN bậc từ 1-2  41  4.09  40  4.42  35  4.69    Lao động phổ thông  20  2.00  25  2.77  22  2.95   (Nguồn: Phòng Tổ chức Nhân sự) Qua bảng số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý trong Công ty Thuốc lá Thăng Long có chất lượng tương đối cao, trong đó số cán bộ quản lý có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất và tăng qua các năm. Bên cạnh đó thì tỷ lệ cán bộ có trình độ Trung cấp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá cao chỉ sau tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học. Sau 3 năm thì trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý ít có sự cải thiện, Công ty vẫn chưa chú trọng thực sự đến việc nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, do đó số cán bộ có trình độ (bằng cấp) không thay đổi so với khi bắt đầu được tuyển dụng vào làm việc chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy, Công ty cần có những kế hoạch đào tạo dài hạn nhằm nâng cao chất lượng cho đội ngũ quản
Luận văn liên quan