Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam

Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v.). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát.

doc77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp kiềm chế lạm pháp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI MỞ ĐẦU 1.Tên đề tài 2.Lý do chọn đề tài 3.Mục tiêu nghiên cứu 4.Kết cấu đề tài MỤC LỤC 1 MỤC LỤC BIỂU ĐỒ 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1. Tổng quan về lạm phát 3 1.1.1. Khái niệm về lạm phát 3 1.1.2. Phân loại lạm phát 3 1.2. Cách tính lạm phát 6 1.3. Lạm phát cơ bản 10 1.3.1. Khái niệm lạm phát cơ bản 10 1.3.2. Các phương pháp tính lạm phát cơ bản 12 1.4. Những ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế 15 1.5. Các bài học trên thế giới về kiểm soát lạm phát 16 1.5.1. Hàn Quốc 17 1.5.2. Trung Quốc 17 1.5.3. Các nước khác trên thế giới 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 28 2.1. Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của VN trong thời gian vừa qua. 28 2.2. Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong thời gian qua 30 2.3. Những nguyên nhân dẫn đến lạm phát 33 2.3.1 Việc áp dụng phương pháp tính chỉ số CPI ở Việt Nam 33 2.3.2 Mức cung tiền tăng cao vào năm 2007 35 2.3.3 Thất thoát, lãng phí trong đầu tư công. 37 2.3.4 Tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng của các ngân hàng tăng mạnh. 38 2.3.5 Do cầu kéo 41 2.3.6 Do chi phí đẩy. 42 2.3.7 Do công tác dự báo chưa tốt 43 2.3.8 Tỉ giá cố định trong thời gian dài 44 2.3.9 Lúng túng trong điều hành 45 2.4. Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế Việt Nam 46 2.4.1. Tác động của lạm phát đến người tiêu dùng 47 2.4.2. Tác động của lạm phát tới người nông dân 47 2.4.3. Tác động của lạm phát đến thị trường chứng khoán 49 2.4.4. Tác động của lạm phát đến tín dụng ngân hàng 50 2.4.5. Tác động của lạm phát tới hoạt động sản xuất kinh doanh 50 2.4.6. Tác động của lạm phát tới tài chính nhà nước 51 2.5. Các chính sách kiềm chế lạm phát của chính phủ trong thời gian qua 51 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁP Ở VIỆT NAM 58 3.2. Định hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam 58 3.3. Các giải pháp cần và đủ . 63 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 Mục lục biểu đồ Đồ thị 1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2003-2008 28 Đồ thị 2:Lạm phát Việt Nam giai đoạn 2003-2007 30 Đồ thị 3: Thể hiện CPI, USD, Vàng 2007-2008 35 Đồ thị 4 : so sánh mức cung tiền của việt Nam so với Trung Quốc và Thái Lan 36 Đồ thị 5: tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán 39 Đồ thị 6: tăng trưởng dư nợ cho vay ngành ngân hàng 2004-2007 40 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Tổng quan về lạm phát Khái niệm về lạm phát Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả. Một khái niệm khác về lạm phát là khối lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v...). Trong khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát. Phân loại lạm phát Lạm phát do cầu kéo: Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Điều này có thể giải thích qua sơ đồ AD-AS. Đường AD dịch sang phải trong khi đường AS giữ nguyên sẽ khiến cho mức giá và sản lượng cùng tăng.Trong khi đó, chủ nghĩa tiền tệ giải thích rằng do tổng cầu cao hơn tổng cung, người ta có cầu về tiền mặt cao hơn, dẫn tới cung tiền phải tăng lên để đáp ứng. Do đó có lạm phát.  Nguyên nhân dẫn đến cầu kéo: do hàng hóa ngày càng trở nên khan hiếm trong khi nhu cầu ko tăng hay do nhu cầu ngày càng tăng trong khi hàng hóa ko tăng hoặc tăng chậm hay do cả nhu cầu tăng trong khi hàng hóa thì có xu hướng ngày càng khan hiếm (các giả sử chỉ là tương đối). Do các nguyên nhân trên tất yếu làm cho giá cả thị trường tăng cao. chúng ta đã tìm ra nguyên nhân gây tăng giá do cầu kéo và để giải quyết nó cần tìm ra các biện pháp tăng lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu trên thị trường, có rất nhiều cách trong đó phần lớn nhờ cách giải quyết của chính phủ về các chính sách về đầu tư ... nhằm tăng hiệu quả sx nhằm đưa sp vào thị trường. Ngoài chính phủ tất cả các yếu tố khác trên thị trường cạnh tranh tự do đều góp phần làm giảm tăng giá trên thị trường như làm thế nào để thay đổi thói quen tiêu dùng hay nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, ... Lạm phát do cầu thay đổi Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, nghĩa là lạm phát. Lạm phát do chi phí đẩy Nếu tiền công danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. Nguyên nhân dẫn đến chi phí đẩy: Trong hàng loạt các yếu tố tác động đến chi phí đầu vào của một sản phẩm như giá cả nguyên vật liệu, chi phí lao động, chi phí mua sắm tài sản cố định, cho đến các chính sách của nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của sản phẩm; mà khi các yếu tố này cao đương nhiên sẽ đẩy chi phí đầu vào tăng và làm tăng giá sản phẩm ... . Để giải quyết chúng cần đặc biệt chú ý tới các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước mà đặc biệt là các chính sách về thuế. chúng ta đã biết các nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng từ đó sẽ biết biện pháp giải quyết, bản thân từng dn sản xuất hàng hóa tự tìm cách hạ bớt chi phí đầu vào như tìm mua các yếu tố đầu vào thuận tiện để giảm thiểu chi phí phát sinh, tính toán hao phí nguyên vật liệu chính xác để dự trữ cho phù hợp tránh chi phí sử dụng vốn tăng... tận dụng giảm thiểu lãng phí do sử dụng nguyên vật liệu, tận dụng nguồn lao động sẵn có tăng năng suất tối đa, tránh lãng phí những chi tiêu ko cần thiết hay tinh giảm hệ thống quản lý cồng kềnh ko hiệu quả .Hay các chính sách vĩ mô của nhà nước như giảm các loại thuế đầu vào, giảm thuế thu nhập . Lạm phát do cơ cấu Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó. Lạm phát do xuất khẩu Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Lạm phát do nhập khẩu Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. Lạm phát tiền tệ Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Lạm phát sinh ra lạm phát Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý sẽ cho rằng tới đây giá cả hàng hóa sẽ còn tăng, nên đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại. Tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung, gây ra lạm phát. Cách tính lạm phát Lạm phát được đo lường bằng tỷ lệ lạm phát , là suất tăng của mức giá tổng quát theo thời gian. Và mức giá tổng quát được tính toán bằng thước đo chỉ số giá tiêu dùng CPI .Chỉ số giá tiêu dùng CPI là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hóa dịch vụ ( Được gọi là rổ hàng hóa) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng , phục vụ đời sống bình thường của người dân , qua thời gian Bảng 1.1: Tóm tắt các thành phần tác động chủ yếu đối với các mặt hàng trong CPI    Giá lương thực  Giá phân bón  Giá thép  Tỷ giá hối đoái  Giá thuốc  Giá xăng dầu  Giá đất   Tác động trực tiếp  42.7  0  3.1  27.6  1.7  3.3  0   Tác động gián tiếp  5.2  42.7  0.3  1.1  0.7  2.6  0.2   Tổng cộng  47.9  42.7  3.4  28.7  2.4  5.9  0.2   Theo cách tiếp cận của học thuyết trọng tiền giải thích “lạm phát” là một hiện tượng thuộc về tiền tệ, biểu thị thông qua phương trình : M*V=P*Q . Theo đó, với giả định với tốc độ lưu thông tiền tệ (V) không đổi thì lạm phát (P) sẽ không xảy ra nếu cung tiền (MS) không tăng (MS = P*Q / V) .Trong khi thực tế CPI lại không chỉ phản ánh tác động của riêng chính sách tiền tệ mà nó còn phản ánh các tác động của chính sách tài chính, tỷ giá, tính thời vụ, những tác động bất thường, tâm lý, thói quen, niềm tin của người tiêu dùng, tăng dân số và cả phương pháp tính lạm phát cụ thể : Chính sách tài chính tác động tới tổng cầu khi chính phủ nới nỏng hay thắt chặt chi tiêu công cộng, tiền lương, tăng hay giảm các loại thuế gián thu, thay đổi giá của khu vực kinh tế công( giá điện, nước, cước điện thoại, viễn thông,…), các khoản trợ giá, phụ thu, bảo hiểm thất nghiệp, phát hành trái phiếu chính phủ hay dùng nguồn ngân sách nhà nước mua dự trữ để nâng đỡ giá cả….Các biện pháp này tác động trực tiếp tới tổng cầu qua đó tác động đến CPI Theo thông thường, tỷ lệ lạm phát tháng hay quý có thể so sánh với các kỳ gốc khác nhau Chẳng hạn gọi : = k -1 * ( Pi,t – P i,t-k ) / Pi,t-k ; với :  : là tốc độ biến động giá hàng i so với kì so sánh k K : kỳ so sánh k Pi,t : giá hàng i kỳ t P i,t-k : giá hàng i kỳ k - Khi đó tỷ lệ lạm phát CPI sẽ là  = k-1 wi * (Pi,t – Pi,t-k) / Pi,t-k (I)  : lạm phát CPI Wi : tỷ trọng hàng hóa i Trong đó K thường nhận giá trị 1,3,12 … Tỷ lệ lạm phát ở đây chính là số bình quân giản đơn của các tỷ lệ lạm phát tháng của k tháng Giả sử chúng ta có thể phân tích tỷ lệ lạm phát của nhóm hay mặt hàng thứ i thành tỷ lệ lạm phát trung bình () và các sốc đối với giá mặt hàng thứ i (Vi,t ), ta có :  = + Vi,t ; khi đó tỷ lệ lạm phát mặt hàng i ở kỳ t so với kỳ k là :  = + 1/k Vi,t (II) Từ (II) có thể thấy K càng lớn thì độ biến thiên của tỷ lệ lạm phát càng bé, do các phần nhiễu sẽ khử trừ nhau.Vì vậy việc công bố phân tích lạm phát tháng bình quân quý (K=3), bình quân năm (K=12) sẽ cho thấy rõ xu thế lạm phát và ít bị nhiễu hơn so với (K=1), cách tính lạm phát này tương đương tỷ lệ lạm phát so với tháng cùng kỳ chia cho 12 hoặc 3 Tính lạm phát theo tỷ lệ phần trăm giữa bình quân CPI 12 tháng liên tục đến tháng hiện tại và tỷ lệ lạm phát tính bình quân CPI các tháng cùng kỳ trừ đi 100. Các chỉ số này phải là chỉ số định gốc hay chung gốc so sánh (1995=100). Cách tính này có ý nghĩa về mặt thống kê. Theo một cách tính khác : tỷ lệ lạm phát trung bình chung ( IICPIt) có thể phân tích hai cấu phần tác động xu thế lâu dài hay thường trực, thường xuyên, ổn định () và tác động nhiễu nhất thời, tức thời (Tt) là : =  + Tt . Khi đó thể hiện xu thế lâu dài, thường trực do áp lực của cầu được gọi là lạm phát xu thế dài hạn hay lạm phát cơ bản Khi lạm phát CPI nhiễu cần chọn cách tách lọc khử nhiễu để lấy ra cấu phần xu thế dài hạn , nếu nhiễu Tt của biến động giá các nhóm hàng thuộc cấu phần CPI có chung phân bố chuẩn N ( 2 ) thì lạm phát CPI có thể coi là lạm phát cơ bản. Khi đó giá trị trung bình là ước lượng không chêch với phương sai bé nhất. Khi CPI bị nhiễu nhiều nhất thời đến chừng mực mà ( Pi,t – Pi,t-k) /Pi,t-k khơng còn tuân theo phân bố chuẩn . Khi đó CPI sẽ không còn là ước lượng tốt nhất và sẽ phản ánh sai lệch xu thế lâu dài của lạm phát. Để hoạch định chính sách tiền tệ, ngân hàng nhà nước cần một thước đo phản ánh xu thế lâu dài của lạm phát. Chỉ tiêu này được gọi là lạm phát cơ bản hay lạm phát tiền tệ. Lạm phát cơ bản là chỉ tiêu phản ảnh tác động của chính sách tiền tệ, đo lường được các tác động hay áp lực lâu dài ổn định của cầu đến sự biến động của giá cả.Vì vậy chỉ tiêu này cần được tính toán sao cho loại trừ được tác động của các sốc cung nhất thời, điều chỉnh giá không đều, thuế gián thu hay việc gán “giá không đổi “khi hàng hóa tạm thời vắng… Lạm phát cơ bản Khái niệm lạm phát cơ bản Lạm phát cơ bản (Core Inflation): là tỷ lệ lạm phát thể hiện sự thay đổi mức giá mang tính chất lâu dài mà loại bỏ những thay đổi mang tính tạm thời nên lạm phát cơ bản chính là lạm phát xuất phát từ nguyên nhân tiền tệ (hay chính lạm phát theo quan niệm của Friedman). Do đó không phải là CPI mà Lạm phát cơ bản là một công cụ đắc lực giúp Ngân hàng trung ương có con mắt đánh giá đúng đắn về lạm phát, qua đó mới có thể chỉ dẫn cho mục tiêu chính sách tiền tệ trong tương lai và một khi giá cả ổn định sẽ là tiền đề cho các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác ổn định và phát triển. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý rằng các tác động của chính sách tiền tệ sau một độ trễ thời gian mới có hiệu lực, do đó sẽ là quá muộn nếu các ngân hàng trung ương đợi cho đến khi tỷ lệ Lạm phát cơ bản bắt đầu tăng thì mới bắt đầu cố gắng làm giảm sức ép lạm phát. Tùy vào các phương pháp đo lường khác nhau, các nước công nghiệp tiên tiến có phân biệt rõ ràng giữa tỷ lệ lạm phát được công bố rộng rãi theo thông lệ (thường là CPI, chỉ số giảm phát GDP) và tỷ lệ Lạm phát cơ bản (có thể công bố hoặc không công bố mà chỉ để sử dụng nội bộ tuỳ từng quốc gia). Điểm khác nhau giữa CPI, chỉ số giảm phát GDP và tỷ lệ Lạm phát cơ bản là CPI và chỉ số giảm phát GDP đều do tổng hợp tất cả các nhân tố tác động lên Mức giá bao gồm cả sức ép về cầu, cung cùng với những trông chờ kỳ vọng vào tương lai còn Lạm phát thực chất chính là tỷ lệ lạm phát đã được điều hoà theo các yếu tố sức ép bên cầu cùng với những trông chờ kỳ vọng vào tương lai và loại bỏ những biến động lớn gây sốc bên cung. Ví dụ đối với một số loại giá được coi là biến động lớn, khá ngẫu nhiên mà không theo bất kỳ một hướng nào như trường hợp của các loại lương thực thực phẩm biến động theo thời vụ và theo chất lượng mùa màng, sự gia tăng của giá dầu thô cũng thường xuyên chịu tác động bởi nhân tố tạm thời, chẳng hạn như thời tiết; những thay đổi về giá các mặt hàng do nhà nước quản lý, thay đổi các mức thuế gián thu,... Tất cả những cái đó chỉ gây ra thay đổi tạm thời mức giá và sẽ biến mất sau đó mà không đưa ra được xu hướng của lạm phát về cơ bản và lâu dài. Do những biến động này đều là những biến động nhất thời về giá cả và làm méo mó việc đo lường xu hướng lạm phát nên đều phải loại trừ. Trên thực tế, sẽ rất khó khăn trong việc xác định liệu những biến động về giá cả chỉ là tạm thời hay chúng kéo dài trong một thời gian lâu hơn. Chẳng hạn như giá cả dầu thô. Sự tăng giá của dầu thô ngoài sự biến động mùa vụ do thời tiết còn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu trung hạn về dầu thô trên thị trường quốc tế và do đó lại phụ thuộc vào các nhân tố tăng trưởng kinh tế. Theo quan điểm của các nước nhập khẩu dầu, những thay đổi về tỷ giá của đồng bản tệ so với đồng USD cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sự biến động giá dầu. Đối với các loại thực phẩm theo thời vụ lại có vấn đề là: Trong khi có những biến động lớn mang tính đột biến thì giá cả của các mặt hàng này vẫn theo xu hướng giá cả chung. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp nếu ta loại hẳn các loại giá cả này ra khỏi CPI thì sẽ loại bỏ cả phần biến động mang tính chất lâu dài của các nhóm này nên sẽ tách hẳn chúng khỏi xu hướng chung và do đó có thể sẽ làm thay đổi xu hướng. Chính vì vậy nếu loại bỏ hoàn toàn và thường xuyên các cấu phần giá cả nhiên liệu và lương thực thực phẩm thời vụ thì xu hướng lạm phát không bao giờ được phản ánh đầy đủ. Hơn nữa việc tách hẳn nhân tố tạm thời ra khỏi nhân tố lâu dài cũng rất khó khăn. Do đó, để khắc phục nhược điểm này nhiều ngân hàng trung ương đang tăng cường sử dụng mô hình hoá tỷ lệ lạm phát cơ bản ở nước mình theo hai cách chủ yếu: một là xác định các thành phần giá cả dễ biến động và quy định một quyền số thấp trong tính toán, như vậy những thông tin về loại giá cả này không hoàn toàn mất đi. Hai là chia tách sự biến động chỉ số giá cả tiêu dùng, hoặc các nhóm hàng hoá riêng lẻ cấu thành CPI thành những phần mang tính tạm thời và phần mang tính thường xuyên và lâu dài, trong đó phần có tính lâu dài sẽ biểu thị xu hướng lạm phát và tỉ lệ lạm phát khi đó sẽ được xác định tương ứng cho kỳ hạn dài hơn 1 năm. Các phương pháp tính lạm phát cơ bản Tùy theo đặc thù ở một số nước mà người ta sử dụng một số phương pháp khác nhau để xây dựng phương pháp tính, các phương pháp phổ biến được dùng như : Phương pháp loại trừ chủ quan Đầu thập niên 70, nhiều nước bắt đầu áp dụng tính lạm phát cơ bản theo phương pháp loại trừ một số nhóm hàng, mặt hàng dễ bị sốc bởi cung như hàng hóa thuộc loại lương thực thực phẩm, nhiên liệu năng lượng, điện năng thuế gián thu. Cách tính này chỉ cần loại bỏ một số mặt hàng thuộc loại lương thực thực phẩm, nhiên liệu năng lượng, thuế gián thu sau đó tính lại quyền số rồi tính bình quân gia quyền. Tuy nhiên việc xác định mặt hàng loại trừ trên khá máy móc, không có kiểm định .Hiện phương pháp loại trừ chủ quan (CPI-FET) vẫn được áp dụng ở nhiều nước. Phương pháp tinh theo trung vị gia quyền (WM-CPI) Là ước lượng thô nhất khi trung bình gia quyền không còn là ước lượng tốt nhất cho xu thế trọng tâm.Trung vị là ước lượng tốt hơn ước lượng trung bình do nó không chịu ảnh hưởng của các sốc tăng giá tạm thời. Đây cũng là ước lượng khoa học không tùy tiện như phương pháp CPI-FET . Phương pháp trung bình lược bỏ (TM-CPI) Cuối thập kỷ 80 trở lại đây, phương pháp tính giá trị trung bình lược bỏ ngày càng được sử dụng rộng rãi. Khi phân bố xác suất của phần nhiễu của biến động giá của nhóm ngành hàng có chung kỳ vọng  nhưng lại có phương sai khác nhau (    ) thi trung bình mẫu ( CPI) là ước lượng không chệch đối với phương sai không bé nhất . Khi đó cần loại trừ các nhóm hàng rơi lệch hẳn về hai phía của đồ thị phân bố tần suất của biến động giá của các nhóm hàng .Tỷ lệ phần trăm số nhóm lược bỏ () được chia đều hoặc không chia đều cho cả 2 phía . Khi loại trừ xong trung bình mẫu được tính cho các quan sát còn lại. TM-CPI có thể là bình quân giản đơn hay gia quyền. Phương pháp bình quân gia quyền nghịch đảo độ lệch chuẩn và phương sai Ngoài ba phương pháp trên còn có : Phương pháp bình quân gia quyền nghịch đảo độ lệch chuẩn hoặc phương sai, phương sai ở đây được tính riêng cho từng nhóm hàng theo thời gian .Mô hình kinh tế lượng : tự hồi quy vecto VAR hay mô hình tính toán lạm phát Quah-Vahey…cũng đã được tính thử tại một số nước. Mô hình này có ưu thế là dựa trên lý thuyết tiền tệ nhưng các giả thuyết xây dựng mô hình lại không sát với thực tế. Việc xây dựng tiêu chí để so sánh tìm ra trong số các phương pháp có thể thực hiện để lựa chọn phương pháp tối ưu là rất cần thiết . Tiêu chí để lựa chọn và so sánh: từ lạm phát CPI, xây dựng trung bình trượt cân giữa / trung bình trượt tiến 6,9,12,18…quan sát liền kề quan sát hiện tại do trung bình trượt phản ánh xu thế lâu dài , lọc được nhiễu nhất thời tốt nhất. Tỷ lệ phần trăm số nhóm lược bỏ () được lựa chọn tối ưu khi TM-CPI có căn bậc 2 của sai số bình phương trung bình giữa các dãy kết quả TM-CPI với từng  và dãy bình quân trượ
Luận văn liên quan