Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel

Trong vài năm trở lại đây, viễn thông trở thành một ngành phát triển mạnh mẽ trong đó phải nói đến sự lớn mạnh nhanh chóng của Tổng công ty viễn thông quân đội. Cùng hòa nhập với thị trường viễn thông đầy sôi động, Viettel đang ngày càng tự khẳng định mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Trong thành công của Tổng công ty, không thể không kể đến những đóng góp của công ty truyền dẫn Viettel. Công ty đã thực hiện tốt đồng thời nhiệm vụ quốc phòng và góp phần hiện đại hóa mạng viễn thông của Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty truyền dẫn Viettel, với nhiệm vụ chủ yếu là thực tập về công tác lập dự án đầu tư đã giúp cho em củng cố các kiến thức lý thuyết đã học và nâng cao kỹ năng thực hành về quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Trong một môi trường mà tính cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh luôn biến động, nhiều xu thế mới xuất hiện và khó dự đoán như ngành viễn thông, thì việc xây dựng được các dự án đầu tư có tính hiệu quả vững chắc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác lập dự án đầu tư tại công ty trong những năm vừa qua đã thực hiện khá tốt, thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty, tuy nhiên không phải là không có những thiếu sót, hạn chế. Trong những năm tới, để công ty luôn phát triển vững mạnh góp phần vào sự phát triển của tổng công ty và sự phát triển chung của đất nước, công ty cần có những chiến lược phát triển hợp lý, những giải pháp để không ngừng hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư. Chính vì vậy, sau quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.

docx87 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong vài năm trở lại đây, viễn thông trở thành một ngành phát triển mạnh mẽ trong đó phải nói đến sự lớn mạnh nhanh chóng của Tổng công ty viễn thông quân đội. Cùng hòa nhập với thị trường viễn thông đầy sôi động, Viettel đang ngày càng tự khẳng định mình là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu tại Việt Nam. Trong thành công của Tổng công ty, không thể không kể đến những đóng góp của công ty truyền dẫn Viettel. Công ty đã thực hiện tốt đồng thời nhiệm vụ quốc phòng và góp phần hiện đại hóa mạng viễn thông của Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty truyền dẫn Viettel, với nhiệm vụ chủ yếu là thực tập về công tác lập dự án đầu tư đã giúp cho em củng cố các kiến thức lý thuyết đã học và nâng cao kỹ năng thực hành về quá trình soạn thảo dự án đầu tư. Trong một môi trường mà tính cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh luôn biến động, nhiều xu thế mới xuất hiện và khó dự đoán như ngành viễn thông, thì việc xây dựng được các dự án đầu tư có tính hiệu quả vững chắc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Công tác lập dự án đầu tư tại công ty trong những năm vừa qua đã thực hiện khá tốt, thể hiện ở kết quả kinh doanh của công ty, tuy nhiên không phải là không có những thiếu sót, hạn chế. Trong những năm tới, để công ty luôn phát triển vững mạnh góp phần vào sự phát triển của tổng công ty và sự phát triển chung của đất nước, công ty cần có những chiến lược phát triển hợp lý, những giải pháp để không ngừng hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư. Chính vì vậy, sau quá trình thực tập tại công ty em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại công ty truyền dẫn Viettel” để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Đề tài đã nhận được sự quan tâm cũng như chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình của cô giáo Th.s Phan Thị Thu Hiền và các cán bộ trong công ty, những người đã trực tiếp hướng dẫn em để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL GIAI ĐOẠN 2001 - 2006 I. GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀ CÔNG TY TRUYỀN DẪN VIETTEL 1. Quá trình hình thành và phát triển Trong nền kinh tế thị trường hiện nay đặc biệt là ngành thông tin viễn thông ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt. Vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp trong ngành viễn thông là phải chuyên môn hóa bộ máy tổ chức của mình. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp mới tạo được những bước đột phá, tăng sức mạnh cạnh tranh trong ngành viễn thông. Nhận biết được vấn đề đó, Tổng giám đốc Tổng công ty viễn thông quân đội đã ra quyết định thành lập Công ty truyền dẫn Viettel. Tiền thân của Công ty truyền dẫn Viettel là Trung tâm mạng truyền dẫn. Theo Quyết định số 1251/QĐ – CTĐTVTQĐ của Giám đốc Công ty điện tử viễn thông quân đội và căn cứ giấy phép số 891/2001/GP – TCBĐ ngày 26/10/2001 của Tổng cục Bưu điện về thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thuê kênh đã thành lập Trung tâm mạng truyền dẫn. Từ ngày thành lập đến nay, trung tâm mạng truyền dẫn đã phát triển nhanh chóng và đòi hỏi được mở rộng qui mô hơn nữa. Do đó, đến tháng 7 năm 2005, Trung tâm mạng truyền dẫn được đổi thành Công ty truyền dẫn Viettel. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp Nhà Nước ngày 26/12/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; căn cứ Quyết định số 45/QĐ–BQP ngày 06/04/2005 của Bộ Quốc Phòng về thành lập Tổng công ty Viễn thông Quân đội; căn cứ Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Viễn thông Quân đội và theo Điều 1 của Quyết định số 3819/QĐ – TCTVTQĐ ghi rõ: “Thành lập Công ty truyền dẫn Viettel trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm mạng truyền dẫn”. Sau 5 năm đi vào hoạt động, Công ty truyền dẫn Viettel đã phát triển nhanh chóng và đạt được những thành công đáng kể. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thuê kênh ngày càng tăng đặc biệt là các nhóm khách hàng: các doanh nghiệp viễn thông, các ngân hàng; các tổng công ty, bộ ngành; các doanh nghiệp và các trường đại học. Trong những năm qua, Công ty đã và đang chú trọng mở rộng hơn nữa dung lượng mạng: mạng truyền dẫn trong nước và mạng quốc tế với tốc độ truyền dẫn ngày càng lớn. Đồng thời, Công ty đã lắp đặt mạng lưới truyền dẫn bao phủ 64/64 tỉnh thành. Do đó, doanh thu của Công ty liên tục tăng nhanh, đến năm 2006 công ty đã đạt mức doanh thu là 978 tỷ đồng. Đó là một con số ấn tượng nhưng trong những năm tiếp theo, Công ty truyền dẫn Viettel cần nỗ lực và phát triển hơn nữa để đáp ứng nhu cầu về viễn thông ngày càng tăng hiện nay của Viettel nói chung và của Việt Nam nói riêng. 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty truyền dẫn Viettel Công ty truyền dẫn Viettel là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội có chức năng: Quản lý, điều hành và tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực kinh doanh cho thuê kênh. Tham mưu cho Đảng uỷ, Ban Giám đốc Công ty về việc quy hoạch phát triển mạng, quản lý, khai thác, giám sát, điều hành và bảo đảm quá trình hoạt động của hệ thống Mạng truyền dẫn. Công ty truyền dẫn Viettel là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội do đó nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là nhiệm vụ quốc phòng. Mạng lưới truyền dẫn của Công ty truyền dẫn Viettel sử dụng là mạng lưới của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, là hạ tầng thông tin thứ hai của Quân đội, thực hiện nhiệm vụ vu hồi cho mạng thông tin quân sự trong thời bình và chuyển sang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi có tình huống. Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên, công nhân ngành viễn thông phục vụ trong và ngoài quân đội. Nhiệm vụ cụ thể của Công ty truyền dẫn Viettel là: - Về quản lý + Quản lý thiết bị, tài sản của hệ thống mạng truyền dẫn đã được Bộ Quốc phòng chuyển giao cho công ty. + Tổ chức sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo an toàn hệ thống mạng truyền dẫn. - Về khai thác: Tổ chức khai thác có hiệu quả dung lượng của hệ thống mạng truyền dẫn. - Về kinh doanh cho thuê kênh + Tiến hành giải quyết các thủ tục thuê kênh truyền dẫn cho các dịch vụ viễn thông của Tổng Công ty. + Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ thuê kênh đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài quân đội. - Về phát triển hệ thống mạng + Tổ chức xây dựng và phát triển mạng truyền dẫn mới tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. + Quan hệ trực tiếp với Bưu điện các tỉnh, thành phố để tổ chức triển khai các dự án trong phạm vi của mạng ngoại vi. 2.2. Các loại hình kinh doanh của Công ty truyền dẫn Viettel Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn nội hạt, nội tỉnh và liên tỉnh trong nước, dịch vụ cho thuê kênh quốc tế qua vệ tinh, cáp quang đất liền với tốc độ từ 64Kbps đến 155Mbps. Dịch vụ truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình Video conferencing, truyền báo. 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trong Điều 4 của Quyết định 3819/QĐ – TCTVTQĐ đã nêu rõ: tổ chức quản lý của công ty bao gồm: Giám đốc công ty Các phó giám đốc: ( Phó giám đốc chính trị ( Phó giám đốc kinh doanh ( Phó giám đốc kỹ thuật ( Phó giám đốc kiêm GĐ KVI ( Phó giám đốc kiêm GĐ KVII Bộ máy giúp việc gồm: các Phòng ban chuyên môn nghiệp vụ ( Phòng kế hoạch – hành chính ( Phòng tổ chức lao động ( Phòng tài chính ( Phòng kinh doanh ( Phòng kỹ thuật nghiệp vụ ( Phòng quản trị mạng ( Phòng đầu tư ( Ban giám sát ( Phòng kinh doanh quốc tế ( Ban quản lý dự án Các đơn vị trực thuộc: Trung tâm truyền dẫn I, II, III 3.2. Chức năng nhiệm vụ Công ty truyền dẫn Viettel là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viễn thông Quân đội do đó nhiệm vụ chủ yếu của công ty là nhiệm vụ quốc phòng. Công ty thực hiện nhiệm vụ vu hồi cho mạng thông tin quân sự trong thời bình và chuyển sang phục vụ nhiệm vụ quốc phòng khi có chiến tranh. Đồng thời công ty cũng có nhiệm vụ đảm bảo chất lượng kênh truyền dẫn cho tổng công ty viễn thông quân đội và đóng góp vào doanh thu hàng năm của tổng công ty bằng việc cho thuê kênh truyền dẫn. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng ban như sau: ( Ban giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Tổng công ty trực tiếp chỉ huy điều hành nhiệm vụ khai thác của Công ty. Ban giám đốc công ty gồm có: Đ/c Nguyễn Thanh Nam: Giám đốc phụ trách chung, trực tiếp phụ trách phòng Tài chính, Kế hoạch, Ban Quốc tế, Ban quản lý các dự án. Đ/c Trần Kim Vĩnh: Phó giám đốc chính trị, phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị, công tác đoàn thể, trực tiếp điều hành Phòng tổ chức lao động. Đ/c Lê Đức Hoàng: Phó giám đốc kỹ thuật trực tiếp phụ trách Phòng quản trị mạng, Phòng kỹ thuật nghiệp vụ. Đ/c Lương Ngọc Hải: Phó giám đốc phụ trách trung tâm khu vực II Đ/c Tô Văn Trường: Phó giám đốc kinh doanh, trực tiếp phụ trách Phòng kinh doanh và Phòng đầu tư. ( Các phòng ban Công ty ( Phòng Kế hoạch Hành chính Lập kế hoạch phát triển của Trung tâm để báo cáo lên cấp trên, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Hỗ trợ phòng kinh doanh và kỹ thuật trong việc lên kế hoạch triển khai thiết bị, ứng cứu cho các khách hàng của Công ty. ( Phòng Tổ chức lao động Tổ chức tuyển dụng lao động, thực hiện công tác lao động tiền lương, tiền thưởng, các chế độ, chính sách về lao động tiền lương, bảo hộ lao động, cũng như tổ chức đào tạo, phổ biến các chính sách của Công ty nhằm từng bước nâng cao kiến thức chuyên môn của CBCBV Công ty. Quản lý hồ sơ, sổ sách, văn thư, quản lý các tài sản văn phòng… ( Phòng Tài chính Quản lý tài chính, xây dựng báo cáo kế hoạch tài chính và tổ chức hạch toán theo đúng qui định được phân cấp, giải quyết các thủ tục hành chính, công nợ nội bộ, khách hàng ngoài của Công ty và các đối tác. Đảm bảo tài chính kịp thời cho các hoạt động của Công ty, phối hợp các bộ phận lập hồ sơ hoàn công và hồ sơ quyết toán công trình. (Phòng Kinh doanh -Giúp ban giám đốc quản lý, điều hành, giám sát và thực hiện các hoạt động kinh doanh của Công ty theo kế hoạch đã được phê duyệt. -Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô; đánh giá ưu điểm, nhược điểm của các đối thủ cạnh tranh, đưa ra các chiếm lược kinh doanh dài hạn, trung hạn, ngắn hạn trên các lĩnh vực: chính sách giá, chính sách sản phẩm, chính sách quảng cáo, chính sách Marketing khách hàng trực tiếp, chính sách chăm sóc khách hàng. - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thu thập, tổng hợp các thông tin liên quan đến môi trường kinh doanh. - Thực hiện các công tác Marketing trực tiếp, đàm phán thương thảo các hợp đồng cho khách hàng có nhu cầu thuê kênh; làm các thủ tục về hồ sơ khách hàng, hợp đồng, báo giá, các giấy tờ liên quan đến khách hàng. - Giải quyết các vấn đề khiếu nại về giá cước, thời gian mất liên lạc của khách hàng. - Liên hệ, đàm phán, làm các thủ tục, ký hợp đồng với các đối tác như Bưu điện các tỉnh thành, VTN, VTI để thuê kênh, thuê vị trí đặt thiết bị, đầu nối… - Theo dõi các nhu cầu về thuê kênh, mở mạng của các khách hàng trong nội bộ công ty như: TT Điện thoại đường dài, TT Điện thoại di động, TT Điện thoại cố định, TT Công nghệ thông tin để kết hợp với phòng Khai thác, Phát triển mạng của Công ty lên kế hoạch đáp ứng nhu cầu đó. ( Phòng kinh doanh quốc tế: Phòng này thực hiện các công việc đàm phán với các đối tác (CNCI, China Telecom, Intelsat, Sprint, Reach, Teleglobal…) để giải quyết các yêu cầu thuê kênh quốc tế cho khách hàng nội bộ và các khách hàng ngoài công ty. ( Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ - Xây dựng cơ sở dữ liệu của Công ty trong lĩnh vực quản lý điều hành khai thác mạng truyền dẫn. Xây dựng các quy định, quy chế điều hành, các quy trình khai thác, triển khai ứng dụng, các quy phạm kỹ thuật bảo dưỡng thiết bị truyền dẫn và tham gia tư vấn xây dựng các chương trình phần mềm quản lý các hệ thống truyền dẫn. - Thực hiện các kế hoạch khai thác, phương án duy trì, phát triển các hệ thống truyền dẫn mạng viễn thông. - Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các qui phạm khai thác bảo dưỡng, các yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật cho các hệ thống truyền dẫn, xây dựng và thực hiện kế hoạch đánh số, đặt tên kênh phạm vi toàn quốc phù hợp với yêu cầu thực tế. - Nghiên cứu triển khai, ứng dụng các kỹ thuật công nghệ điều hành viễn thông tiên tiến vào công tác quản lý khai thác mạng truyền dẫn, đề xuất hoặc tham gia nghiên cứu KHKT về quản lý vận hành khai thác và bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu thông tin trong mạng liên kết, đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. ( Phòng quản trị mạng - Xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược tổng thể phát triển mạng truyền dẫn. - Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển các hệ thống truyền dẫn mạng viễn thông của Công ty. - Thẩm định các dự án phát triển kỹ thuật truyền dẫn của Công ty, đảm bảo tính đồng nhất và tương thích giữa các thiết bị của các hãng khác nhau tạo thuận lợi cho việc quản lý, khai thác… ( Ban quản lý dự án - Lên phương án tổ chức thi công dự án, lựa chọn các đối tác thi công. - Theo dõi tiến độ triển khai các hạng mục công trình. - Quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng và số lượng các loại thiết bị, vật tư. - Đảm bảo tài chính kịp thời cho mọi hoạt động của dự án. - Kiểm tra tính pháp lý của dự án. - Phối hợp với các đơn vị thi công và bộ phận đi giám sát lập hồ sơ hoàn công. - Quyết toán các hạng mục công trình với đơn vị thi công. - Quyết toán tổng chi phí của dự án với Tổng công ty. - Hợp tác với các đơn vị bên ngoài cùng phát triển chung cơ sở hạ tầng mạng liên quan đến dự án. - Theo dõi, giám sát việc triển khai, hợp tác phát triển hạ tầng trong dự án. ( Phòng đầu tư công ty - Phối hợp cùng các phòng, ban Công ty xây dựng chiến lược, phương án, kế hoạch và định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. - Lập dự án: + Thu thập, nghiên cứu công nghệ, tài chính, phát triển các thông tin để xây dựng các dự án đầu tư mạng lưới và kinh doanh dịch vụ của công ty. + Lập báo cáo và thu thập các tư liệu liên quan đến dự án để trình bày cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Mua sắm thiết bị, vật tư, xây lắp: + Phối hợp cùng ban mua sắm, trang bị tài sản của Công ty lựa chọn công nghệ và đối tác cho dự án. + Thực hiện việc tổ chức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh, mua trực tiếp. Đàm phán hợp đồng mua bán thiết bị, vật tư, các đơn vị xây lắp phục vụ cho các dự án. + Theo dõi việc thanh toán các hợp đồng mua sắm thiết bị, vật tư, xây lắp. + Theo dõi việc sử dụng các thiết bị, vật tư đối với các hợp đồng mua sắm của Công ty. - Hợp tác với các đơn vị ngoài sử dụng chung cơ sở hạ tầng, lập dự án ngầm hoá mạng cáp quang để phát triển hạ tầng của công ty. Đề xuất với ban Giám đốc Công ty các đối tác để lựa chọn hợp tác kinh doanh. Xây dựng kế hoạch đầu tư hàng năm cho Công ty. Đề xuất với BGĐ Công ty các đối tác để lựa chọn hợp tác kinh doanh. Phối hợp với Phòng đầu tư - Tổng công ty và các Phòng trong Công ty xây dựng quy chế đầu tư. Tổ chức quản lý lưu giữ các loại hồ sơ liên quan đến các dự án đầu tư và hồ sơ mua sắm thiết bị, vật tư của Công ty. Là cơ quan thẩm định về tính pháp lý các loại hợp đồng của Công ty. ( Ban giám sát Công ty Tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, BGĐ Công ty biện pháp quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động của Công ty đúng cơ chế vận hành có hiệu quả. Kiểm tra, giám sát chất lượng thiết kế các hạng mục công trình. Kiểm tra, giám sát chất lượng thi công các công trình, xây dựng tuyến cáp, lắp đặt thiết bị. Thay mặt BGĐ Công ty kiểm tra, chấn chỉnh nề nếp hành chính, chấp hành mệnh lệnh, chỉ thị của các Phòng, ban, trung tập khu vực. Kiểm tra việc thực hiện các qui trình, qui định liên quan đến chỉ tiêu chất lượng. Kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu, mệnh lệnh của BGĐ. ( Các đơn vị trực thuộc Trung tâm Mạng truyền dẫn khu vực I Đại diện cho Công ty thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại khu vực miền Bắc. Trung tâm mạng truyền dẫn khu vực II Đại diện cho Công ty thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại khu vực miền Nam. Trung tâm mạng truyền dẫn khu vực III Đại diện cho Công ty thực hiện các chức năng và nhiệm vụ tại khu vực miền Trung. 4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2002-2006 4.1. Các hoạt động kinh doanh của công ty a. Sản phẩm dịch vụ thuê kênh truyền dẫn Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn là một loại dịch vụ viễn thông, là dịch vụ cho thuê kênh truyền dẫn vật lý dùng riêng để kết nối và truyền thông tin giữa các thiết bị đầu cuối, mạng nội bộ, mạng viễn thông dùng riêng của khách hàng tại hai điểm cố định khác nhau. Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn đáp ứng được các nhu cầu kết nối trực tiếp theo phương thức điểm nối điểm giữa hai đầu cuối của khách hàng. Dịch vụ thuê kênh riêng bao gồm các dịch vụ Leased Line, dịch vụ X25, Frame Relay, NGN, ATM và dịch vụ truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình. Dịch vụ thuê kênh truyền dẫn thường được các doanh nghiệp cung cấp theo dịch vụ thuê kênh riêng trong nước; dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế; dịch vụ truyền báo, truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình. Dịch vụ thuê kênh riêng trong nước là dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin trực tiếp, cố định giữa trụ sở, chi nhánh của khách hàng theo phương thức nối điểm - điểm. Trong đó, kênh thuê riêng trong nước bao gồm kênh thuê riêng nội hạt, kênh thuê riêng nội tỉnh và kênh thuê riêng liên tỉnh. Dịch vụ thuê kênh riêng quốc tế là dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu kết nối thông tin trực tiếp, cố định giữa trụ sở, chi nhánh của khách hàng đóng tại Việt Nam với trụ sở, chi nhánh của khách hàng ở nước ngoài theo phương thức nối điểm - điểm. Cả hai hoạt động trên đều được thực hiện theo phương thức truyền dẫn giữa các chi nhánh trong nước với trụ sở, chi nhánh của khách hàng tại nước ngoài qua vệ tinh, VSAT, cáp quang. Khách hàng có thể truyền tải nhiều loại dịch vụ khác nhau như: điện thoại, truyền số liệu, fax... Dịch vụ truyền báo, truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình Dịch vụ này là sự kết hợp đường truyền qua vệ tinh, cáp quang, VSAT để thu phát tín hiệu truyền thanh, truyền hình trong nước và quốc tế phù hợp với các chương trình truyền hình trực tiếp, hội nghị truyền hình. Bên cạnh đó, dịch vụ còn cho phép những người tham dự tại nhiều địa điểm từ các quốc gia khác nhau có thể nhìn thấy và trao đổi trực tiếp với nhau (qua màn hình TV) như giữa họ không hề có khoảng cách. Nếu khách hàng không thể tham dự một cuộc họp quan trọng thì dịch vụ này sẽ giúp khách hàng rút ngắn khoảng cách như thể là khách hàng đang có mặt ở đó, cùng mọi người giải quyết công việc. Ngoài ra, dịch vụ này còn là một công cụ hữu ích trong việc phục vụ công tác giảng dạy, đào tạo hoặc trợ giúp y tế từ xa. b. Khách hàng của dịch vụ thuê kênh truyền dẫn Hiện nay, số lượng khách hàng trên thị trường viễn thông có nhu cầu thuê kênh riêng là lớn và đa dạng. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thuê kênh truyền dẫn có thể phân chia tổng thể khách hàng theo các nhóm cụ thể sau: Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông như: SPT, FPT, Netnam, Viễn thông hàng hải… tuy nhiên họ đòi hỏi chất lượng và độ tin cậy của kênh thuê cao. Đây là nhóm khách hàng lớn và thường có nhu cầu tăng thêm kênh. Các kênh thuê thường có dung lượng lớn, đòi hỏi chất lượng ổn định. Các Bộ ngành, cơ quan Đảng, Chính phủ, Tổng công ty, doanh nghiệp lớn: những khách hàng này thường có nhu cầu truyền số liệu thường xuyên, tuy nhiên dung lượng yêu cầu thay đổi tuỳ theo thời điểm và tuỳ theo nội dung thông tin cần truyền. Họ có mạng dùng riêng, nhu cầu thuê kênh trên phạm vi rộng lớn, là khách hàng tương đối tiềm năng, nhu cầu thuê kênh còn tăng. Các khu công nghiệp, khu dân cư: đây là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và các văn phòng của các Công ty nước ngoài, nhu cầu truyền số liệu và thông tin giữa các chi nhánh rất lớn.Các doanh nghiệp này thường sử dụng dịch vụ thuê kênh quốc tế là chủ yếu. Các Đài truyền hình trung ương và địa phương: nhu cầu của đối tượng này không thường xuyên mà tuỳ thuộc vào từng thời điểm và thời lượng phát sóng trực tiếp. Khi sử dụng, lượng băng thông cần dùng sẽ rất lớn (để có kênh truyền hình chất lượng cao, băng thông cần dùng là 34Mbit/s – tương đương với 2
Luận văn liên quan