Chuyên đề Tìm hiểu về Luật phá sản

Luật Phá sản được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư thông qua ngày 15-6-2004 và có hiệu lực từ ngày 15-10-2004. Luật Phá sản năm 2004 quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Qua năm năm thi hành Luật Phá sản năm 2004 cho thấy tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; hiệu quả giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản ở các cấp Toà án vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực hiện yêu cầu tại Thông báo số 1977/VPCP-XDPL ngày 27-3-2008 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân tối cao thực hiện việc đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 với mục đích nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 để làm rõ thực trạng giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời gian qua, phát hiện những tồn tại, hạn chế của Luật Phá sản năm 2004 và các văn bản có liên quan cũng như các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ, nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản Với các lý do trên, Viện khoa học xét xử đã nghiên cứu chuyên đề tìm hiểu pháp luật phá sản và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc!

doc114 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2951 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Tìm hiểu về Luật phá sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Luật Phá sản được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ tư thông qua ngày 15-6-2004 và có hiệu lực từ ngày 15-10-2004. Luật Phá sản năm 2004 quy định điều kiện và việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản trong thủ tục phá sản; điều kiện, thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh, thủ tục thanh lý tài sản và tuyên bố phá sản; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, của doanh nghiệp, hợp tác xã bị yêu cầu tuyên bố phá sản và của người tham gia giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản. Qua năm năm thi hành Luật Phá sản năm 2004 cho thấy tình hình thụ lý và giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản tại Toà án nhân dân đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn; hiệu quả giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản ở các cấp Toà án vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Thực hiện yêu cầu tại Thông báo số 1977/VPCP-XDPL ngày 27-3-2008 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp phối hợp với Toà án nhân dân tối cao thực hiện việc đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 với mục đích nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2004 để làm rõ thực trạng giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời gian qua, phát hiện những tồn tại, hạn chế của Luật Phá sản năm 2004 và các văn bản có liên quan cũng như các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã; đưa ra những kiến nghị nhằm tháo gỡ, nâng cao hiệu quả giải quyết phá sản… Với các lý do trên, Viện khoa học xét xử đã nghiên cứu chuyên đề tìm hiểu pháp luật phá sản và xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc! Rất mong nhận được ý kiến góp ý, trao đổi của bạn đọc. Hà Nội, tháng 4/2010 VIỆN KHOA HỌC XÉT XỬ TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO PHÁ SẢN VÀ PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM Khuất Thị Thu Hiền Hiện tượng “phá sản” hay “vỡ nợ” đã có từ lâu, nhưng với tư cách là một hiện tượng phổ biến thì nó chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường. Do đó, ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, chế định luật “vỡ nợ” hay “phá sản” luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, cùng với các quyền cơ bản khác của công dân, quyền tự do kinh doanh được Nhà nước tôn trọng, đề cao và bảo vệ. Trong nền kinh tế này, bên cạnh những doanh nghiệp do kinh doanh có hiệu quả nên đã tồn tại và phát triển thì có một bộ phận không nhỏ những doanh nghiệp do làm ăn kém hiệu quả, không thể thanh toán được các nghĩa vụ tài chính đến hạn nên buộc phải chấm dứt sự tồn tại của mình vµ rót khái thÞ tr­êng. Trong ®iÒu kiÖn nh­ vËy, để ổn định x· hội và lợi Ých chÝnh trị, Nhµ n­íc ph¶i quan t©m vµ t¹o ®iÒu kiÖn ®Ó những doanh nghiÖp thua lỗ, kh«ng cã khả năng phục hồi nµy rót khái th¬ng trêng mét c¸ch hợp ph¸p vµ Ýt g©y ra hËu qu¶ xÊu cho c¸c chñ thÓ cã liªn quan nãi riªng vµ cho x· héi nãi chung. Việc Tßa ¸n tuyªn bè ph¸ sản một chủ thể kh«ng cßn đủ tư c¸ch kinh doanh trong thương trường kh«ng chỉ cã ý nghĩa là bảo vệ quyền lợi của c¸c chủ nợ và sự an toàn cho bản th©n ngêi m¾c nợ mà cßn gãp phần bảo đảm sự ổn định của x· hội và kÝch thÝch đầu tư. Để thực hiện được các mục tiêu này, Nhà nước phải ban hành pháp luật để xử lý các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp mắc nợ, giải quyết một cách thấu đáo, hợp tình, hợp lý. Tổng hợp những văn bản pháp luật này tạo thành một lĩnh vực pháp luật được gọi là pháp luật về phá sản mà xương sống của nó là Luật Phá sản. I. PHÁ SẢN 1. Khái niệm phá sản Ở châu Âu, khi nói đến phá sản doanh nghiệp, người ta thường dùng từ "Bankrupcy" hoặc "Banqueroute". Hai danh từ này bắt nguồn từ chữ "Banca Rotta" của La Mã - có nghĩa là "chiếc ghế bị gãy". Từ thời La Mã cổ đại, các thương gia của một thành phố thường họp nhau lại gọi là đại hội thương gia và trong quan hệ giao lưu thương mại giữa các thương gia với nhau, người nào không trả được nợ thường bị bắt làm nô lệ và mất luôn quyền tham gia đại hội thương gia và đồng thời chiếc ghế ngồi của người đó cũng bị đem ra khỏi hội trường, nhiều người mắc nợ không trả được nợ thì bỏ trốn, gây mất ổn định trật tự xã hội. Để giải quyết tình trạng này, Nhà nước La Mã phải đứng ra cưỡng chế tài sản của người mắc nợ để trả cho chủ nợ, song cách làm này cũng chỉ thích hợp đối với trường hợp người mắc nợ chỉ mắc nợ một người. Trong trường hợp cùng một lúc người mắc nợ phải trả cho nhiều chủ nợ thì rất dễ xảy ra tranh chấp, nhất là khi người mắc nợ không còn đủ tài sản để trả nợ, đối với trường hợp này Toà án địa phương nơi cư trú của người mắc nợ thường được yêu cầu đứng ra quản lý số tài sản của người mắc nợ, rồi phân chia tài sản này cho các chủ nợ tuỳ theo vốn và lãi của mỗi chủ nợ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chế định này được hoàn chỉnh và đã được nâng lên thành Luật Phá sản của Nhà nước La Mã cổ đại Ths Hồ Thúy Ngọc “Lịch sử Luật Phá sản” - www.dddn.com.vn . Ở thời kỳ này, thuật ngữ phá sản đã được hình thành, bắt nguồn từ chữ “ruin” trong tiếng Latinh - có nghĩa là sự khánh tận - tức là mất khả năng thanh toán. Ở Việt Nam, thuật ngữ “phá sản” được biết đến từ thời kỳ Pháp thuộc do người Pháp mang sang Việt Nam cùng với quá trình thực dân hóa. Theo cách nói thông thường, phá sản là tình trạng của một người bị vỡ nợ không còn bất cứ tài sản nào để trả các khoản nợ đến hạn. Theo Từ điển tiếng Việt, “phá sản” là lâm vào tình trạng tài sản chẳng còn gì và thường là vỡ nợ, do kinh doanh bị thua lỗ, thất bại; “vỡ nợ” là lâm vào tình trạng bị thua lỗ, thất bại liên tiếp trong kinh doanh, phải bán hết tài sản mà vẫn không đủ để trả nợ Từ điển Tiếng Việt - Viện ngôn ngữ học năm 2003, tr.762. . Dưới góc độ pháp lý, phá sản là hiện tượng người mắc nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Toà án) tuyên bố phá sản và phân chia tài sản còn lại của người mắc nợ cho các chủ nợ theo thủ tục pháp luật quy định. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, thuật ngữ này dường như không được biết đến. Pháp luật phá sản và thuật ngữ phá sản chỉ thực sự được sử dụng trở lại kể từ khi có sự chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường. Theo đó, hiện tượng phá sản dưới tác động của cạnh tranh đã trở thành hiện tượng bình thường và tất yếu. Phá sản doanh nghiệp là tình trạng một doanh nghiệp do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc hoàn toàn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị Toà án, theo thủ tục luật định, ra quyết định bắt buộc doanh nghiệp thanh lý tài sản để trả nợ cho các chủ nợ. Trong pháp luật của nhiều nước, thuật ngữ “phá sản” được sử dụng với nghĩa hẹp để chỉ một số trường hợp cụ thể, khi người mắc nợ thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây thiệt hại cho các chủ nợ. Pháp luật của các nước này thường sử dụng thuật ngữ “insolvency” (không có khả năng trả nợ hay khánh tận) để thay thế cho thuật ngữ “bankruptcy” (phá sản). Ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, chế định “vỡ nợ” hay “phá sản” luôn là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống pháp luật về kinh doanh. Pháp luật của các nước quy định về đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản rất khác nhau. Ở một số nước thủ tục tuyên bố phá sản có thể được áp dụng đối với tất cả những người mắc nợ mà không phân biệt cá nhân hay pháp nhân và cũng không phân biệt thương nhân hay không là thương nhân, không phân biệt nợ dân sự hay là nợ thương mại (chẳng hạn Hoa Kỳ, Nhật Bản…). Một số nước lại chỉ xem thương nhân với các khoản nợ thương mại mới là đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản (Ví dụ như pháp luật của Liên bang Nga trước khi ban hành Luật mất khả năng thanh toán năm 2002) Từ điển Luật học - Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp - Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp năm 2006, tr.597 - 598. . Thuật ngữ “phá sản” tuy được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ hàng ngày và trong khoa học pháp lý song cho đến nay vẫn chưa được chính thức giải thích trong các văn bản pháp luật về phá sản ở nước ta. Thay vào đó, thuật ngữ “tình trạng phá sản” được sử dụng và giải thích. Theo quy định tại Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 thì doanh nghiệp đang lâm vào “tình trạng phá sản” là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Tuy nhiên, qua thực tiễn áp dụng thì khái niệm nêu trên chưa sát với bản chất của hiện tượng phá sản. Cho đến Luật Phá sản năm 2004, khái niệm phá sản đã được sửa đổi. Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu (Điều 3). Theo hướng dẫn tại mục 2 Phần I Nghị quyết số 03/2005/NQ-HĐTP ngày 28-4-2005 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật Phá sản, thì doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: - Có các khoản nợ đến hạn: Các khoản nợ đến hạn phải là các khoản nợ không có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần (chỉ tính phần không có bảo đảm); đã rõ ràng; được các bên xác nhận, có đầy đủ các giấy tờ, tài liệu để chứng minh và không có tranh chấp; - Chủ nợ đã có yêu cầu thanh toán các khoản nợ đến hạn, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán. Chủ nợ yêu cầu phải có căn cứ chứng minh là chủ nợ đã có yêu cầu, nhưng không được doanh nghiệp, hợp tác xã thanh toán (như văn bản đòi nợ của chủ nợ, văn bản khất nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã…). Do vậy, đối với chủ nợ, doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi: + Có khoản nợ đến hạn; + Chủ nợ đã yêu cầu; + Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không có khả năng thanh toán. Như vậy, chủ nợ chỉ cần chứng minh được là mình có khoản nợ đến hạn, đã có yêu cầu thanh toán nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán, doanh nghiệp đã khất nợ nhiều lần nhưng vẫn không thanh toán được. Chủ nợ không cần phải chứng minh lý do doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không thanh toán. Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ là doanh nghiệp có các khoản nợ đến hạn mà không thanh toán được (hay nói cách khác là mất khả năng thanh toán). Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp, hợp tác xã phải tự chứng minh có hay không việc lâm vào tình trạng phá sản. Cũng xuất phát từ những dấu hiệu xác định doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vào tình trạng phá sản, trong khoa học pháp lý, trong luật pháp các nước có đưa ra khái niệm mất khả năng thanh toán tạm thời (hay còn gọi là mất khả năng thanh toán tương đối) và mất khả năng thanh toán vĩnh viễn (hay mất khả năng thanh toán tuyệt đối). Mất khả năng thanh toán nợ tạm thời là tình trạng tổng toàn bộ tài sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ lớn hơn tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ nhưng tại một thời điểm xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không có ngay các khoản tiền để trả cho các chủ nợ khi họ yêu cầu. Mất khả năng thanh toán vĩnh viễn là tổng toàn bộ tài sản có của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không đủ để thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ. Tuy nhiên, dù có phân biệt như thế nào đi chăng nữa thì tình trạng thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ trước khi mở thủ tục phá sản chỉ có chính doanh nghiệp, hợp tác xã đó biết. Do vậy, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phát sinh khi có khoản nợ đến hạn đã yêu cầu nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ không thanh toán. Doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ có lâm vào tình trạng phá sản hay không thì phải tự chứng minh. Luật Phá sản năm 2004 tiếp tục quy định đối tượng có thể bị tuyên bố phá sản là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật khi lâm vào tình trạng phá sản. Riêng đối với các doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực khác thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công thiết yếu, việc áp dụng Luật Phá sản sẽ do Chính phủ quy định cụ thể. Quy định này hàm ý rằng do vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của các doanh nghiệp này, việc áp dụng Luật Phá sản cần được điều chỉnh bằng những quy tắc có tính ngoại lệ, phù hợp với đặc thù của các doanh nghiệp ấy Từ điển Luật học - Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp - Nhà xuất bản Tư pháp và Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, năm 2006, tr.598. . 2. Vai trò của pháp luật phá sản đối với nền kinh tế thị trường Pháp luật phá sản điều chỉnh việc bên mắc nợ mất khả năng thanh toán tất cả các nghĩa vụ, thông thường được hiểu là số nợ lớn hơn giá trị tài sản. Ban đầu, thủ tục phá sản chỉ giới hạn áp dụng với đối tượng là các thương nhân. Hiện nay, một số nước vẫn tiếp tục duy trì giới hạn áp dụng này, song tại nhiều nước khác pháp luật phá sản đã trở thành một giải pháp quan trọng cho người tiêu dùng bị mắc nợ quá nhiều. Luật Phá sản trở nên quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó quy định thủ tục, trình tự buộc chấm dứt các công ty mất khả năng thanh toán và thực hiện các quyền của chủ nợ ở mức độ cho phép. Do đó, việc ra đời Luật Phá sản sẽ khuyến khích chủ nợ cho vay tiền do cảm thấy yên tâm vì pháp luật sẽ bảo vệ quyền được thanh toán của họ và họ có thể ước tính chính xác mức độ rủi ro xảy ra. Luật Phá sản thường là một giải pháp khác cho việc thanh lý bên mắc nợ bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được một thoả thuận thoả hiệp giữa bên mắc nợ và các chủ nợ. Những thỏa thuận như vậy có thể là kéo dài thời hạn thanh toán nợ, xoá một phần nợ, chuyển đổi nợ thành cổ phần hay các quy định khác về tài chính mà chủ nợ hi vọng sẽ thu hồi nợ tốt hơn so với khi tiến hành thanh lý ngay lập tức. Một số Luật Phá sản hiện đại không chỉ cho phép các thoả hiệp như vậy mà còn tích cực khuyến khích bằng cách cho phép một khoảng thời gian để bên mắc nợ tiến hành thương lượng trước khi thanh lý, cho phép các thoả thuận ràng buộc không cần sự đồng thuận hoặc đình hoãn quyền thu giữ tài sản thế chấp của chủ nợ. Các luật như vậy nhằm bảo đảm giá trị sản xuất của các doanh nghiệp để bồi hoàn tốt hơn cho các chủ nợ và bảo vệ người lao động, cộng đồng chống lại việc sa thải lao động không cần thiết. Ở Việt Nam, sự tồn tại tất yếu của hiện tượng phá sản đòi hỏi phải có sự điều chỉnh của Nhà nước, do đó, pháp luật phá sản với tư cách là một công cụ quan trọng để Nhà nước điều chỉnh vấn đề phá sản đã ra đời. Pháp luật phá sản có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường, vai trò đó thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau PGS.TS Dương Đăng Huệ, ThS Nguyễn Thanh Tịnh và nhóm biên soạn Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Bộ Tư pháp, Đề tài “Thực trạng pháp luật về phá sản và việc hoàn thiện môi trường pháp luật kinh doanh tại Việt Nam”; tháng 11 - 2008, tr.12 -16. : a. Bảo vệ một cách có hiệu quả nhất quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ Trong kinh doanh, việc nợ lẫn nhau là hiện tượng bình thường, ít doanh nghiệp nào có thể tránh khỏi. Khi có nợ thì chủ nợ đương nhiên có quyền đòi nợ thông qua nhiều hình thức, biện pháp khác nhau, trong đó có biện pháp khởi kiện ra Toà án. Tính ưu việt của cơ chế đòi nợ thông qua thủ tục phá sản là ở chỗ, việc đòi nợ được bảo đảm bằng việc Toà án có thể tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của người mắc nợ và đồng thời qua đó toàn bộ tài sản của người mắc nợ được bán để trả cho các chủ nợ. Kh¸c với thủ tục đòi nợ thông thường, việc thanh toán nợ cho các chủ nợ theo thủ tục phá sản mang tính tập thể, tất cả c¸c khoản nợ được Toà ¸n phân loại và thực hiện việc thanh toán theo một thứ tự nhất định, trên cơ sở bảo đảm sự công bằng, theo quy định của pháp luật phá sản. Sau khi tuyên bố phá sản, người mắc nợ sẽ chấm dứt sự tồn tại, tất cả các khoản nợ chưa được thanh toán do tài sản của người mắc nợ không đủ thì cũng được coi là đã thanh toán. Vai trò của các chủ nợ được pháp luật phá sản Việt Nam coi trọng thể hiện qua hàng loạt các quy định về quyền năng của chủ nợ trong Luật Phá sản năm 2004 như quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; quyền khiếu nại danh sách chủ nợ; quyền có đại diện trong Tổ quản lý tài sản và Tổ thanh toán tài sản; quyền được khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản… b. Bảo vệ lợi ích của người mắc nợ, tạo cơ hội để người mắc nợ rút khỏi thương trường một cách trật tự Hoạt động kinh doanh là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Do sự biến động khó lường của thị trường và các yếu tố khách quan khác nên tình trạng kinh doanh thua lỗ, không trả được nợ đến hạn đều có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với bất kỳ nhà kinh doanh nào. Mặt khác, một doanh nghiệp bị phá sản thì có thể kéo theo nhiều hậu quả xấu đối với xã hội, mà trước hết là đối với người lao động và các chủ nợ. Chính vì vậy khi các doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản thì vấn đề đầu tiên mà Nhà nước quan tâm giải quyết không phải là việc tuyên bố doanh nghiệp phá sản ngay và phân chia tài sản của doanh nghiệp cho các chủ nợ mà là việc phải tìm mọi cách để giúp đỡ doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn này. Pháp luật phá sản không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ nợ mà còn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả doanh nghiệp mắc nợ và đặc biệt là đã không coi phá sản là một tội phạm như quan niệm của một số nước trên thế giới. Điều này có thể thấy qua việc pháp luật quy định nhiều quyền cho doanh nghiệp mắc nợ trong quá trình giải quyết phá sản. Chẳng hạn, kể từ thời điểm Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, tất cả quyền đòi nợ đều được đình chỉ và giải quyết theo một thủ tục chung duy nhất do Toà án tiến hành, đồng thời nghiêm cấm việc đòi nợ một cách riêng lẻ. Toà án chỉ ra quyết định mở thủ tục thanh lý khi Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh, hay trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không thành công phương án tổ chức lại hoạt động sản xuất, kinh doanh đã được Hội nghị chủ nợ thông qua. Ngoài ra, người mắc nợ còn có quyền cử người đại diện tham gia Tổ quản lý và thanh lý tài sản, quyền được yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực; quyền được khiếu nại Danh sách chủ nợ, khiếu nại quyết định tuyên bố phá sản... Khi có quyết định mở thủ tục thanh lý, tài sản còn lại của doanh nghiệp sẽ được thanh toán cho các chủ nợ theo thứ tự nhất định. Sau khi thanh toán, mọi khoản nợ của doanh nghiệp, cho dù chưa được thanh toán đầy đủ cũng được coi là đã thanh toán và các chủ nợ không có quyền đòi nợ nữa. c. Góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của người lao động Phá sản không chỉ gây ra hậu quả xấu cho các chủ nợ, người mắc nợ mà còn cho cả người lao động. Điều này trước hết thể hiện ở chỗ, chính vì doanh nghiệp phá sản mà người lao động phải mất việc làm, lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Do vậy, muốn bảo vệ người lao động, trước hết là phải làm sao để doanh nghiệp không bị phá sản. Cơ chế phục hồi doanh nghiệp được pháp luật đề ra chính là để thực hiện chủ trương này vì trên thực tế, cứu được doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng phá sản cũng chính là cứu được người lao động thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Nhưng mặt khác, khi người lao động làm việc mà không được trả đủ lương trong một thời gian dài thì Nhà nước cũng cần phải tạo ra một phương thức nào đó để họ có thể đòi được số tiền lương mà doanh nghiệp nợ. Để thực hiện được mục tiêu này, pháp luật phá sản phải quy định cho họ một số quyền như quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, quyền được tham gia quá trình giải quyết vụ việc phá sản, quyền được ưu tiên thanh toán nợ lương và các khoản tiền hợp pháp khác mà họ được hưởng trước các khoản nợ thông thường của doanh nghiệp... d. Góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Theo lÏ thưêng, khi mµ con nî cã qu¸ nhiÒu chñ nî nh­ng l¹i cã qu¸ Ýt tµi s¶n ®Ó thanh to¸n nî th× viÖc c¸c chñ nî tranh giµnh nhau tµi s¶n cña con nî lµ ®iÒu rÊt cã thÓ x¶y ra. C¨n cø vµo ph¸p luËt ph¸ s¶n, Toà ¸n thay mặt Nhà nước ®øng ra gi¶i quyÕt mét c¸ch c«ng b»ng, kh¸ch quan mèi xung ®ét vÒ lîi Ých gi÷a c¸c chñ nî vµ người mắc nî vµ ®iÒu ®ã sÏ gãp phÇn ®¶m b¶o trËt tù, an toµn trong
Luận văn liên quan