Chuyên đề “ Văn hóa doanh nghiệp”

Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nguy cơ đồng hóa về văn hóa là không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hóa, mỗi dân tộc, mỗi người đều luôn luôn giữ gìn, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc . Văn hóa là một phạm trù rất rộng trong đó có chứa đựng văn hóa doanh nghiệp. Cùng với xu thế phát triển hội nhập vào kinh tế khu vực và trên thế giới, văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố nền tảng góp phần tạo thành công và tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nhóm đã chọn chuyên đề “ Văn hóa doanh nghiệp” để giới thiệu và cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất cũng như những kỹ năng liên quan đến công tác nâng cao văn hóa doanh nghiệp.

pdf37 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề “ Văn hóa doanh nghiệp”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận quan trị nhân lực Văn hóa doanh nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............................................................... 3 1.1 Các khái niệm ................................................................................................................... 3 1.2 Các dạng văn hóa doanh nghiệp: ...................................................................................... 8 1.3 Các nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp ..................................................................... 10 1.4 Ảnh hưởng của Văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động doanh nghiệp: ........................... 11 PHẦN II: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA VÀ MỘT SỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐIỂN HÌNH ................................................................................ 13 2.1 Một số thông tin về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua .............................. 13 2.2 Khuôn mẫu văn hoá Nhật Bản ........................................................................................ 15 2.3 Văn hoá doanh nghiệp Hàn Quốc ................................................................................... 18 2.4 Văn hóa doanh nghiệp của Honda Việt Nam ................................................................. 21 2.5 Văn Hóa doanh nghiệp của FPT ..................................................................................... 22 PHẦN III: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ......... 24 3.1 Các giải pháp từ phía Nhà nước ...................................................................................... 24 3.2 Các giải pháp từ phía doanh nghiệp ................................................................................ 25 3.3 Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh ............................................................... 27 3.4 Văn hóa doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập ................................................................ 28 3.5 Thay đổi văn hóa doanh nghiệp ...................................................................................... 29 3.6 Văn hóa ứng xử trong lễ tiệc ........................................................................................... 30 3.7 Văn hóa doanh nghiệp – Những điều chưa thể lý giải .................................................... 32 TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN ...................................................................................................... 34 KẾT LUẬN 1 MỞ ĐẦU Trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nguy cơ đồng hóa về văn hóa là không hề nhỏ. Để tránh thế giới biến thành một thể thống nhất về văn hóa, mỗi dân tộc, mỗi người đều luôn luôn giữ gìn, phát huy nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc . Văn hóa là một phạm trù rất rộng trong đó có chứa đựng văn hóa doanh nghiệp. Cùng với xu thế phát triển hội nhập vào kinh tế khu vực và trên thế giới, văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố nền tảng góp phần tạo thành công và tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Nhóm đã chọn chuyên đề “ Văn hóa doanh nghiệp” để giới thiệu và cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản nhất cũng như những kỹ năng liên quan đến công tác nâng cao văn hóa doanh nghiệp. 2 PHẦN I: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1 Các khái niệm Văn hóa doanh nghiệp – một khái niệm chưa từng có trong từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, đó là một lĩnh vực mới được nghiên cứu trong vài thập kỷ trở lại đây, nên các định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp còn rất khác nhau. Thời gian gần đây, thuật ngữ “văn hóa doanh nghiệp” rất thường được sử dụng và phổ biến trong giới doanh nhân và các nhà quản lý. Các doanh nghiệp bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng văn hóa cho mình. Tuy nhiên, “văn hóa doanh nghiệp là một trong những “khái niệm “ tương đối khó hiểu trong quản trị kinh doanh. Do đó để định nghĩa được đầy đủ văn hóa doanh nghiệp, chúng ta phải tìm hiểu :  Khái niệm văn hóa  Văn hóa tổ chức (hay văn hóa công ty)  Văn hóa ứng xử  Văn hóa nghề  Văn hóa kinh doanh 1.1.1 Khái niệm văn hóa: Có rât nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa. Khái niệm văn hóa rất rộng. Trong từ điển, văn hóa được định nghĩa là “hành vi của những năng lực đạo đức và tư duy phát triển, đặc biệt thông qua giáo dục”. Văn hóa cũng có một số định nghĩa khác như theo Edoouard Herriot, một nhà văn nổi tiếng người pháp thì “ văn hóa là cái còn lại khi ta quên tất cả, là cái còn thiếu khi ta học tất cả”. Như vậy, văn hóa là một bản sắc của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia không ai có thể dễ dàng quên được. Giáo sư Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa:”Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Với các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu văn hóa như sau: 3 “ Văn hóa là cái tổng thể bao gồm kiến thức, lòng tin, nghệ thuật, pháp luật, tập quán, và bất cứ những khả năng và thói quen khác, được con người với tư các là thành viên xã hội thâu nhận.” “Văn hóa là tập hợp những giá trị, những ý niệm, niềm tin truyền thống được truyền lại và cùng chia sẻ trong một quốc gia. Văn hóa cũng là cách sống, những nếp suy nghĩ truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Văn hóa có ý nghĩa khác nhau đối với các dân tộc khác nhau, bởi vì khái niệm văn hóa bao gồm những chuẩn mực, giá trị, tập quán v.v…” (GS- TS Ngô Đình Giao) 1.1.2 Văn hóa tổ chức (hay văn hóa công ty) Văn hóa tổ chức” (organisational culture) xuất hiện lần đầu tiên trên báo chí Mỹ vào khoảng thập niên 1960. Thuật ngữ tương đương “văn hóa công ty” (corporate culture) xuất hiện muộn hơn, khoảng thập niên 1970. Đề cập đến khái niệm “văn hóa tổ chức”, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Sau đây là một vài định nghĩa thông dụng :  Văn hóa của một tổ chức là cách tư duy và hành động hàng ngày của các thành viên. Đó là điều mà các thành viên phải học và ít nhiều phải tuân theo để được chấp nhận vào tổ chức đó. Văn hóa theo nghĩa này bao gồm một loạt các hành vi ứng xử, các phương thức sản xuất, kỹ năng và kiến thức kỹ thuật quan điểm về kỷ luật, các thông lệ và thói quen quản lý, các mục tiêu của những người liên quan, cách kinh doanh, cách trả lương, quan điểm về các công việc khác nhau niềm tin vào tính dân chủ trong các buổi thảo luận, và những quy ước, điều cấm kỵ (Theo Jaques, 1952).  Nói đến văn hoá của một tổ chức là nói đến một hình thể duy nhất với các tiêu chuẩn, giá trị, tín ngưỡng, cách đối xử… được thể hiện qua việc các thành viên liên kết với nhau để làm việc. Nét đặc biệt của một tổ chức cụ thể nào đó được thể hiện ở lịch sử của nó với những ảnh hưởng của hệ thống cũ, lãnh đạo cũ trong việc xây dựng con người. Điều này được chứng tỏ ở sự khác nhau giữa việc đi theo thói quen và luật lệ, hệ tư tưởng cũ và mới, cũng như những sự lựa chọn chiến lược của toàn tổ chức (theo Eldrige và Crombie, 1974). 4  Văn hóa tổ chức là một tập hợp những quan niệm chung của một nhóm người. Những quan niệm này phần lớn được các thành viên hiểu ngầm với nhau và chỉ thích hợp cho tổ chức của riêng họ. Các quan niệm này sẽ dược truyền cho các thành viên mới (Theo Louis, 1980). 1.1.3 Văn hóa ứng xử Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một phần của văn hóa tổ chức.Các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp được xây dựng và duy trì, phát triển bền vững sẽ tạo ra mối liên kết chặt chẽ trong toàn doanh nghiệp và đây là nguồn nội lực to lớn của mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử cộng đồng. 1.1.4 Văn hóa nghề Trong xã hội ngày nay, một thành viên trong tổ chức không lao động nghề nghiệp một mình như anh chàng Robinson lạc ngoài hoang đảo, mà họ lao động bên cạnh những người khác, trong một thiết chế lao động phức tạp, một không gian nghề nghiệp rộng lớn. Do đó, mỗi người lao động sẽ khó có được nhận thức và hành vi nghề nghiệp có văn hóa nếu xung quanh họ là một môi trường nghề nghiệp không có văn hóa. 1.1.5 Văn hóa kinh doanh Theo từ điển tiếng việt, “kinh doanh” được hiểu là “tổ chức việc sản xuất buôn bán sao cho sinh lời”. Với nghĩa phổ thông này, từ “kinh doanh” không những có nghĩa “buôn bán” mà còn bao hàm cả nghĩa “tổ chức việc sản xuất”. Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục đích đạt lợi nhuận. Còn việc kinh doanh như thế nào, kinh doanh đem lại lợi ích và giá trị cho ai thì đó chính là vấn đề của văn hóa kinh doanh. Theo nghĩa rộng, văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sang tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh. 5 Theo nghĩa hẹp thì văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực. Văn hóa kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hóa được chủ thể kinh doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. Văn hóa kinh doanh có thể xem là chìa khóa mở ra sự thành công và phát triển của cả nền kinh tế đất nước nói chung, của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Đặc trưng của văn hóa kinh doanh:  Tính tập quán: Hệ thống các giá trị của văn hóa kinh doanh sẽ quy định những hành vi được chấp nhận hay không chấp nhận trong một hoạt động hay môi trường kinh doanh cụ thể.  Tính cộng đồng: Kinh doanh bao gồm một hệ thống các hoạt động có tính chất đặc trưng với mục tiêu là lợi nhuận của chủ và các nhu cầu được đáp ứng của khách, kinh doanh không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên tham gia trong quá trình hoạt động.  Tính dân tộc: Tính dân tộc là một đặc trưng tất yếu của văn hóa kinh doanh, vì bản thân văn hóa kinh doanh là một tiểu văn hóa nằm trong văn hóa dân tộc và mỗi chủ thể kinh doanh đều thuộc về một dân tộc cụ thể với một phần nhân cách tuân theo các giá trị của văn hóa dân tộc. Khi các giá trị của văn hóa dân tộc được thẩm thấu vào tất cả các hoạt động kinh doanh sẽ tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của những người làm kinh doanh trong cùng một dân tộc.  Tính chủ quan: Văn hóa kinh doanh là sự thể hiện quan điểm, phương hướng, chiến lược và cách thức tiến hành kinh doanh của một chủ thể kinh doanh cụ thể. Các chủ thể khác nhau sẽ có những suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng sự việc và hiện tượng kinh doanh.  Tính khách quan: Mặc dù văn hóa kinh doanh là sự thể hiện quan điểm chủ quan của từng chủ thể kinh doanh, nhưng do được hình thành trong cả một quá trình với sự tác 6 động của rất nhiều nhân tố bên ngoài như xã hội, lịch sử, hội nhập…nên văn hóa kinh doanh tồn tại khách quan ngay cả với chính chủ thể kinh doanh.  Tính kế thừa: Trong kinh doanh, mỗi thế hệ sẽ cộng thêm các đặc trưng riêng biệt của mình vào hệ thống văn hóa kinh doanh trước khi truyền lại cho thế hệ sau. Theo thời gian, những cái cũ có thể bị loại trừ, nhưng sự sàng lọc và tích tụ theo thời gian sẽ làm cho các giá trị văn hóa kinh doanh trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.  Tính học hỏi: Có những giá trị văn hóa kinh doanh không thuộc về văn hóa dân tộc hay văn hóa xã hội, cũng không phải do nhà lãnh đạo sang lập ra. Những giá trị đó có thể được hình thành từ kinh nghiệm khi xử lý các vấn đề, từ kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, hoặc tiếp nhận khi giao lưu với nền văn hóa khác….Tất cả các giá trị nêu đó được tạo nên là bởi tính học hỏi của văn hóa kinh doanh.  Tính tiến hóa: Kinh doanh rât sôi động và luôn luôn thay đổi, do đó, văn hóa kinh doanh cũng luôn tự điều chỉnh cho phù hợp với trình độ kinh doanh và tình hình mới. Ngoài ra văn hóa kinh doanh còn có nét đặc trưng phân biệt với văn hóa các lĩnh vực khác thể hiện ở hai đặc trưng sau:  Văn hóa kinh doanh xuất hiện cùng với sự xuất hiện của thị trường: chỉ khi nền sản xuất hàng hóa phát triển đến mức Kinh doanh trở thành một hoạt động phổ biến và chính thức trở thành một nghề, lúc đó, xã hội sẽ ra đời một tầng lớp mới, đó là doanh nhân.  Văn hóa kinh doanh phải phù hợp với trình độ kinh doanh của chủ thể kinh doanh: Văn hóa kinh doanh thể hiện tài năng, phong cách và thói quen của các nhà kinh doanh, vì vậy nó phải phù hợp với trình độ kinh doanh của nhà kinh doanh đó. 1.1.6 Văn hóa doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp là tổng hòa của những khái niệm văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh…Có thể hiểu khái niệm văn hóa doanh nghiệp một cách ngắn gọn như sau: 7 Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm, các niềm tin chủ đạo, các quy tắc, thói quen, các tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích; và hệ quả của nó là : văn hóa doanh nghiệp là tất cả những gì làm cho doanh nghiệp này khác với một doanh nghiệp khác. 1.2 Các dạng văn hóa doanh nghiệp: 1.2.1 Phân theo sự phân cấp quyền lực:  Văn hóa nguyên tắc: Quản lý dựa vào công việc hơn là dựa vào phẩm chất cá nhân. Các quyết định đưa ra trên cơ sở quy trình và hệ thống.  Văn hóa quyền hạn: Quản lý trên cơ sở quyền lực cá nhân lãnh đạo. Các quyết định dựa trên cơ sở những gì lãnh đạo sẽ làm trong các tình huống tương tự.  Văn hóa đồng đội: Quản lý được coi như việc hành chính lặt vặt. Các quyết định được ban hành trên cơ sở hợp tác lẫn nhau.  Văn hóa sáng tạo: Quản lý là việc tiếp tục giải quyết vấn đề. Các quyết định ban hành trên cơ sở tài năng chuyên môn của các cá nhân. 1.2.2 Phân theo cơ cấu và định hướng về con người và nhiệm vụ  Văn hóa gia đình: văn hóa định hướng quyền lực. Đặc trưng của văn hóa gia đình là nhấn mạnh đến thứ bậc, và có định hướng về cá nhân. Kết quả của văn hóa gia đình tạo ra là một môi trường có định hướng về quyền lực và được một vị lãnh đạo có vài trò như một bậc phụ huynh chăm sóc và biết được điều gì là tốt nhất cho các cá nhân.  Văn hóa tháp Eiffel: Văn hóa định hướng nguyên tắc. Đặc trưng của văn hóa tháp Eiffel là sự chú trọng đặc biệt vào thứ tự cấp bậc và định hướng về nhiệm vụ. Theo loại hình văn hóa này, công việc được xác định rõ rang, nhân viên biết rõ mình phải làm những gì và mọ thứ được sắp xếp từ trên xuống.  Văn hóa tên lửa được định hướng: Văn hóa định hướng dự án. Văn hóa tên lửa được định hướng có đặc trưng là chú trọng tới sự bình đẳng trong nơi làm việc và định 8 hướng công việc, công việc ở đây điển hình là công việc của nhóm hoặc trong đội dự án.  Văn hóa lò ấp trứng: Văn hóa định hướng hoàn thành. Đặc trưng của nó văn hóa lò ấp trứng là nhấn mạnh vào sự bình đẳng và định hướng cá nhân. Loại hình văn hóa này dựa trên nền tảng tư tưởng về sự tồn tại của con người. Đó là bản chất của tổ chức là thứ yếu sau các cá nhân trong tổ chức đó. 1.2.3 Phân theo mối quan tâm đến nhân tố con người và mối quan tâm đến thành tích  Văn hóa kiểu lãnh đạm: Có rất ít mối quan tâm về cả con người lẫn thành tích.  Văn hóa kiểu chăm sóc: Quan tâm cao độ tới con người nhưng ít quan tâm đến thành tích.  Văn hóa kiểu đòi hỏi nhiều: Rất ít quan tâm đến con người mà quan tâm nhiều đến thành tích.  Văn hóa hợp nhất: Kết hợp giữa sự quan tâm con người và thành tích. 1.2.4 Phân theo vai trò của nhà lãnh đạo :  Văn hóa quyền lực: Thủ trưởng cơ quan nắm quyền lực hầu như tuyệt đối.  Văn hóa gương mẫu: Vai trò chính của lãnh đạo trong mô hình này là làm gương cho cấp dưới noi theo.  Văn hóa nhiệm vụ: Chức vụ trong tổ chức theo mô hình này dựa trên nhiệm vụ được giao hơn là dựa trên hệ thống phân bố quyền lực  Văn hóa chấp nhận rủi ro: Người lãnh đạo khuyến khích các nhân viên làm việc trong tinh thần sang tạo, dám lãnh trách nhiệm, dám mạnh dạn xử lý một vấn đề theo định hướng phù hợp với quyền lợi chung của tổ chức khi chưa nhận được chỉ thị trực tiếp từ cấp trên.  Văn hóa đề cao vai trò cá nhân: Vai trò của từng cá nhân tương đối có tính tự trị cao. Người lãnh đạo khéo léo hướng dẫn những cá nhân có đầu óc sáng tạo cao vào mục tiêu chung của tổ chức và không có thái độ phô trương quyền uy đối với họ. 9  Văn hóa đề cao vai trò tập thể: Vai trò của người lãnh đạo được hòa tan và chia sẻ cho một nhóm người. 1.3 Các nhân tố tạo lập văn hóa doanh nghiệp Quá trình hình thành văn hóa dân tộc là một quá trình lâu dài và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố chính là: văn hóa dân tộc, nhà lãnh đạo và sự học hỏi từ môi trường bên ngoài. 1.3.1 Văn hóa dân tộc Bản thân văn hóa doanh nghiệp là một nền văn hóa nhỏ nằm trong văn hóa dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền văn hóa doanh nghiệp cũng thuộc vào một nền văn hóa dân tộc cụ thể, và khi tập hợp lại thành một một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận-một doanh nghiệp- những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là giá trị văn hóa dân tộc không thể phủ nhận được. 1.3.2 Nhà lãnh đạo Có thể nói người lãnh đạo là người tạo ra nét đặc thù của văn hóa doanh nghiệp. Nhà lãnh đạo không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà còn là người sáng tạo ra những biểu tượng, các ý thức hệ ngôn ngữ, niềm tin, nghi lễ, huyền thoại,… của doanh nghiệp. Qua quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, hệ tư tưởng và tính cách của nhà lãnh đạo sẽ được phản chiếu lên văn hóa doanh nghiệp. 1.3.3 Những giá trị văn hóa học hỏi được Có những giá trị văn hóa doanh nghiệp không thuộc về văn hóa dân tộc, cũng không phải do nhà lãnh đạo sáng tạo ra mà do tập thể nhân viên trong doanh nghiệp tạo dựng nên, gọi là những giá trị văn hóa học hỏi được. Chúng hình thành vô thức hoặc có ý thức và có ảnh hưởng tích cực hoặc có thể tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp. Hình thức của những giá trị học hỏi được thường rất phong phú, bao gồm : 10  Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp: là những kinh nghiệm có được khi xử lý những vấn đề chung, có thể là kinh nghiệm về giao dịch, phục vụ khách hàng, phục vụ yêu cầu của khách hoặc ứng phó với những thay đổi.  Những giá trị được học hỏi từ những doanh nghiệp khác: là kết quả của quá trình nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, của chương trình giao lưu giữa những doanh nghiệp trong ngành. Thường là do một nhóm nhân viên tiếp thu và truyền lại cho những người khác.  Những giá trị văn hóa được tiếp nhận trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác  Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại  Những xu hướng hoặc trào lưu xã hội: xu hướng sử dụng điện thoại di động, thắt cà vạt khi đi làm, thông tin liên lạc qua email,… 1.4 Ảnh hưởng của Văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động doanh nghiệp: Văn hóa doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sự phát triển của doanh nghiệp. Nền văn hóa mạnh sẽ là nguồn lực quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nền văn hóa yếu sẽ là nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu. 1.4.1 Ảnh hưởng tích cực: Văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp, quy tụ được sức mạnh của toàn doanh nghiệp và khích lệ đuợc sự đổi mới sáng tạo:  Tạo nên nét đặc trưng riêng của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp có một đặc trưng riêng và chính văn hoá doanh nghiệp tạo nên nét khác biệt đó. Các giá trị cốt lõi, các tập t
Luận văn liên quan