Chuyên đề Xây dựng GIS du lịch cho thành phố Điện Biên và các vùng lân cận

Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) là lĩnh vực kết hợp giữa Công nghệ thông tin (CNTT) và thông tin Địa lý, GIS đã đem lại hiệu quả rất to lớn trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu bề mặt của trái đất. Ngày nay, hệ thông tin địa lý GIS đã trở thành hệ thống quản lý thông tin không gian có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô hình hoá và mô tả nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian, vì vậy GIS là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ bản đồ số, những thông tin mang tính không gian và hệ thống cơ sở dữ liệu – những thông tin vô hướng. Công nghệ GIS đã được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như Quy hoạch, Địa chính, Môi trường, Thiết kế các công trình ngầm, An ninh quốc phòng, Giáo dục, .v.v. Ngoài ra, hệ thông tin địa lý GIS cũng phục vụ rất đắc lực cho các nhu cầu về du lịch. Đặc biệt khi mà nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực trong đó phát triển kinh tế du lịch có vai trò vô cùng to lớn góp phần giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cao cho rất nhiều lao động thúc đẩy đất nước phát triển. Hiện nay, ngành du lịch nước ta có rất nhiều tiềm năng nhưng phát triển rời rạc, mang tính chất đơn lẻ nên chưa phát huy được thế mạnh của một đất nước giàu tài nguyên, có truyền thống văn hoá - lịch sử phong phú. Do đó, việc ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS để xây dựng các phần mềm phục vụ công tác du lịch là hết sức cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế du lịch nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Mục đích của đề tài là: Xây dựng GIS du lịch cho thành phố Điện Biên và các vùng lân cận. Phần mềm nhằm phục vụ cho khách du lịch, các nhà nghiên cứu Điện Biên, các cơ quan quản lý du lịch và tất cả những ai quan tâm đến văn hoá Điện Biên. Nội dung của đề tài: - Tìm hiểu và nắm rõ về hệ thống thông tin địa lý bao gồm các thành phần, các đối tượng tham gia. - Thu thập và xây dựng các lớp bản đồ được sử dụng chung cho các bản đồ chuyên môn. - Thu thập và xử lý thông tin về các làng bản, điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch, dịch vụ có khả năng phục vụ du lịch. - Thu thập và xây dựng dữ liệu không gian các địa điểm văn hoá - du lịch trên bản đồ số. - Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin trên GIS. Xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác du lịch Báo cáo thực tập gồm 3 chương:  Chương 1: Cơ cở lý thuyết GIS  Chương 2: Cơ sở dữ liệu GIS  Chương 3: Xây dựng ứng dụng GIS du lịch thành phố Điện Biên

doc62 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Xây dựng GIS du lịch cho thành phố Điện Biên và các vùng lân cận, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 2 BẢNG GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GIS 5 1.1 Định nghĩa về GIS 5 1.2 Các thành phần của GIS 7 1.3 Một số khái niệm cơ bản về GIS 10 1.4 Các công nghệ pháp triển GIS 15 CHƯƠNG II: CƠ SỞ DỮ LIỆU GIS 24 2.1 Các mô hình cơ sở dữ liệu GIS 24 2.2 Tổ chức cơ sở dữ liệu GIS 33 CHƯƠNG III: XÂY DỰNG GIS DU LỊCH CHO THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN 45 3.1 Đặt vấn đề: 45 3.2 Mô tả ứng dụng 48 3.3 Các yêu cầu của ứng dụng 48 3.4 Các chức năng của ứng dụng 49 3.5 Xây dựng cơ sở dữ liệu cho ứng dụng 50 3.6 Demo ứng dụng 52 Chương IV: Kết quả thu hoạch của ứng dụng 56 4.1. Ngôn ngữ sử dụng trong ứng dụng 56 4.2. Kết quả ứng dụng: 57 KẾT LUẬN 60 1. Kết quả đạt được 60 2. Hướng phát triển 60 3. Lời cảm ơn 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 MỞ ĐẦU Hệ thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) là lĩnh vực kết hợp giữa Công nghệ thông tin (CNTT) và thông tin Địa lý, GIS đã đem lại hiệu quả rất to lớn trong tất cả các lĩnh vực nghiên cứu bề mặt của trái đất. Ngày nay, hệ thông tin địa lý GIS đã trở thành hệ thống quản lý thông tin không gian có khả năng lưu trữ, thống nhất, phân tích, mô hình hoá và mô tả nhiều loại dữ liệu, đặc biệt là khả năng phân tích và liên kết dữ liệu thuộc tính với dữ liệu không gian, vì vậy GIS là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa công nghệ bản đồ số, những thông tin mang tính không gian và hệ thống cơ sở dữ liệu – những thông tin vô hướng. Công nghệ GIS đã được đưa vào ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như Quy hoạch, Địa chính, Môi trường, Thiết kế các công trình ngầm, An ninh quốc phòng, Giáo dục, ...v.v. Ngoài ra, hệ thông tin địa lý GIS cũng phục vụ rất đắc lực cho các nhu cầu về du lịch. Đặc biệt khi mà nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển toàn diện tất cả các lĩnh vực trong đó phát triển kinh tế du lịch có vai trò vô cùng to lớn góp phần giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cao cho rất nhiều lao động thúc đẩy đất nước phát triển. Hiện nay, ngành du lịch nước ta có rất nhiều tiềm năng nhưng phát triển rời rạc, mang tính chất đơn lẻ nên chưa phát huy được thế mạnh của một đất nước giàu tài nguyên, có truyền thống văn hoá - lịch sử phong phú. Do đó, việc ứng dụng hệ thông tin địa lý GIS để xây dựng các phần mềm phục vụ công tác du lịch là hết sức cần thiết góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế du lịch nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. Mục đích của đề tài là: Xây dựng GIS du lịch cho thành phố Điện Biên và các vùng lân cận. Phần mềm nhằm phục vụ cho khách du lịch, các nhà nghiên cứu Điện Biên, các cơ quan quản lý du lịch… và tất cả những ai quan tâm đến văn hoá Điện Biên. Nội dung của đề tài: - Tìm hiểu và nắm rõ về hệ thống thông tin địa lý bao gồm các thành phần, các đối tượng tham gia. - Thu thập và xây dựng các lớp bản đồ được sử dụng chung cho các bản đồ chuyên môn. - Thu thập và xử lý thông tin về các làng bản, điểm di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, các điểm du lịch, dịch vụ có khả năng phục vụ du lịch. - Thu thập và xây dựng dữ liệu không gian các địa điểm văn hoá - du lịch trên bản đồ số. - Xây dựng hệ thống tra cứu thông tin trên GIS. Xây dựng hệ thống thông tin địa lý phục vụ công tác du lịch Báo cáo thực tập gồm 3 chương: Chương 1: Cơ cở lý thuyết GIS Chương 2: Cơ sở dữ liệu GIS Chương 3: Xây dựng ứng dụng GIS du lịch thành phố Điện Biên Để hoàn thành chuyên đề này, ngoài nỗ lực hết sức của bản thân, trong quá trình làm việc tôi nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong Bộ Môn Công nghệ Thông Tin, Ông Mai Hoài Nam giám đốc công ty Cổ phần hợp tác kinh tế thái bình dương - VNPECT Xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo Bộ Môn Công Nghệ Thông tin Bộ môn Công Nghệ Thông Tin trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, ông Mai Hoài Nam giám đốc công ty VNPect và đặc biệt xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Ths-Tống Minh Ngọc đã hết lòng giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Trung tâm tin học của sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Điện Biên, các cán bộ sở Thương mại – Du lịch tỉnh Điện Biên đã tạo những điều kiện hết sức thuận lợi cho tôi trong việc lấy dữ liệu để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. BẢNG GIẢI THÍCH CÁC TỪ VIẾT TẮT STT  Chữ, từ viết tắt  Ý nghĩa   1  GIS  Geographic Information System   2  CNTT  Công nghệ thông tin   3  HTTĐL  Hệ thông tin địa lý   CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT GIS Định nghĩa về GIS Hệ thông tin địa lý - HTTĐL (Geographic Information System - gọi tắt là GIS - tiếng Anh và tiếng Pháp là : Système d'Information Géographique - SIG). HTTĐL là một nhánh của công nghệ thông tin, được hình thành vào những năm 60 của thế kỷ trước và phát triển rất mạnh mẽ trong những năm gần đây. HTTĐL được sử dụng nhằm xử lý đồng bộ các lớp thông tin không gian (bản đồ) gắn với các thông tin thuộc tính, phục vụ nghiên cứu, quy hoạch và quản lý các hoạt động theo lãnh thổ. Ngày nay, HTTĐL đã trở thành công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của nhiều quốc gia trên thế giới. HTTĐL có khả năng trợ giúp các cơ quan chính phủ, các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân v.v... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn, phân tích và tích hợp các thông tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào. Có nhiều quan niệm khác nhau khi định nghĩa HTTĐL. “Hệ thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con (subsystem) có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích” - theo Calkin và Tomlinson, 1977. “Hệ thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy tính để thu thập, lưu trữ, phân tích và hiển thị không gian” - theo định nghĩa của National Center for Geographic Information and Analysis, 1988. Theo định nghĩa của ESRI (Environmental System Research Institute) thì “Hệ thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và kết xuất”. Cho đến nay, đã thống nhất quan niệm chung là : HTTĐL là một hệ thống thông tin kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, chiết xuất, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu nhất định. (Hỗ trợ công tác ra quết định trong các lĩnh vực khác nhau: quy hoạch và quản lý đất đai, tài nguyên thiên nhiên, môi trường, giao thông vận tải, đô thị và một số các lĩnh vực khác). Nếu xét dưới góc độ hệ thống, thì HTTĐL có thể được hiểu như một hệ thống gồm các hợp phần: con người, phần cứng, phần mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình, nơi tập hợp các định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin. Chính tập hợp các tri thức chuyên gia này sẽ quyết định xem HTTĐL sẽ được xây dựng theo mô hình ứng dụng nào, lộ trình và phương thức tổ chức thực hiện như thế nào. Chỉ trên cơ sở đó người ta mới quyết định xem HTTĐL định xây dựng sẽ phải đảm đương các chức năng trợ giúp quyết định gì và cũng mới có thể có các quyết định về nội dung, cấu trúc các hợp phần còn lại của hệ thống cũng như cơ cấu tài chính cần đầu tư cho việc hình thành và phát triển hệ thống HTTĐL. Với một xã hội có sự tham gia của người dân vào quá trình quản lý thì sự đóng góp tri thức từ phía cộng đồng đang ngày càng trở nên quan trọng và càng ngày càng có vai trò không thể thiếu. Xét dưới góc độ ứng dụng trong quản lý nhà nước, HTTĐL có thể được hiểu như là một công nghệ xử lý các dữ liệu có toạ độ (bản đồ) để biến chúng thành các thông tin trợ giúp quyết định cho các nhà quản lý. Cách hiểu này có thể khái quát lại trong hình dưới đây. Các thành phần của GIS GIS là hệ thống được tạo bởi 5 cấu thành cơ bản sau: Con người Dữ liệu Phần mềm Thiết bị phần cứng Các quy trình (Procedures) 1.2.1 Con người Con người có vai trò quan trọng nhất trong hệ thống GIS và không thể thay thế bằng phần cứng hay phần mềm. Con người sẽ thực hiện các công tác quản trị hệ thống, lựa chọn thông tin đúng chủ đề, thiết lập các chuẩn, thiết kế hệ thống update một cách hiệu quả tiết kiệm, phân tích, lựa chọn, xử lý dữ liệu, thông tin và thành lập các sản phẩm GIS cho các đối tượng sử dụng khác nhau v.v... 1.2.2 Dữ liệu HTTĐL phải bao gồm một cơ sở dữ liệu chứa các thông tin không gian (thông tin địa lý) và các thông tin thuộc tính liên kết chặt chẽ với nhau và được tổ chức theo một ý đồ chuyên ngành nhất định.  Dữ liệu trong hệ thống GIS là Geospatial Data. Geospatial Data được chia làm 2 loại, dữ liệu hình học (graphic hay geometric data) và dữ liệu thuộc tính hay còn được gọi là dữ liệu chuyên đề (attribute hay thematic data). Dữ liệu hình học: bao gồm dữ liệu điểm (point hay node), đường (line hay arc) và vùng (polygon), có cấu trúc ở dạng Vector hay Rastor. Dữ liệu hình học dùng để thể hiện các đối tượng địa lý như topology, kích thước, hình dạng, vị trí, hướng. Dữ liệu thuộc tính: bao gồm tất cả các dữ liệu mô tả tính chất, đặc điểm không thuộc lĩnh vực địa lý nhưng có liên quan hữu cơ chặt chẽ với các đối tượng địa lý. Nguồn dữ liệu: là các bản đồ số, ảnh máy bay, ảnh vệ tinh, dữ liệu thuộc tính và các tài liệu liên quan khác. Thiết bị phần cứng, phần mềm và các quy trình được thiết kế để hỗ trợ cho việc thực hiện các thao tác dữ liệu, xử lý dữ liệu, phân tích, mô hình hoá và hiển thị dữ liệu địa lý và dữ liệu không gian được gọi là hệ thống máy tính (Computer system). 1.2.3 Phần mềm hệ thống Đi kèm với hệ thống thiết bị trong HTTĐL ở trên là một hệ mềm có tối thiểu 4 nhóm chức năng sau đây : Nhập thông tin không gian và thông tin thuộc tính từ các nguồn khác nhau. Lưu trữ, điều chỉnh, cập nhật và tổ chức các thông tin không gian và thông tin thuộc tính. Phân tích biến đổi thông tin trong cơ sở dữ liệu nhằm giải quyết các bài toán tối ưu và mô hình mô phỏng không gian - thời gian Hiển thị và trình bày thông tin dưới các dạng khác nhau, với các biện pháp khác nhau. Phần mềm được phân thành ba lớp : hệ điều hành, các chương trình tiện ích đặc biệt và các chương trình ứng dụng. 1.2.4 Phần cứng hệ thống Bao gồm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi có khả năng thực hiện các chức năng vào, ra và xử lý thông tin của phần mềm. 1.2.5 Quy trình Các quy định, quy trình đã ban hành liên quan đến khu vực nghiên cứu và khảo sát. Các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế xã hội liên quan, các đề án quy hoạch liên quan đã có. Các tổng kết, nghiên cứu về sử dụng đất liên quan (điều kiện địa lý tự nhiên, đất đai, tập quán canh tác, các loại hình, mô hình sử dụng đất, cơ cấu cây trồng ...) trong phạm vi các khu bảo tồn. Các mô hình cơ sở về phân tích bản đồ ( mô hình số độ cao DEM, độ dốc, hướng phơi, tạo lưu vực) Các mô hình phân tích chồng xếp, đánh giá thường dùng trong quy hoạch các vườn quốc gia. Các mô hình và những ứng dụng của GIS đối với các ứng dụng cụ thể. Một số khái niệm cơ bản về GIS 1.3.1 Map scale (Tỉ lệ bản đồ) 1. Tỉ lệ hay quan hệ giữa khoảng cách hoặc vùng trên bản đồ tương ứng với khoảng cách hay vùng ở trên mặt đất, thông thường tuân theo một tỷ lệ. Tỷ lệ bản đồ 1/100.000 hoặc 1:100.000 nghĩa là một lượng đơn vị đo lường trên bản đồ tương ứng với 100.000 đơn vị đo lường ở trên trái đất. 2. Khi sử dụng hế số dấu phẩy động để tính độ chính xác thì tính bằng số chữ số ở bên phải dấu chấm thập phân trong số đó. Ví dụ, số 56.78 có tỉ lệ là 2. 1.3.2 Map unit (Đơn vị bản đồ) Đơn vị đo lường chuẩn trên mặt đất vi dụ như: feet, miles, meters, kilometers trong tọa độ của không gian mà dữ liệu đã lưu trữ. 1.3.3 Projection (Hệ quy chiếu hay phép chiếu) Là phương pháp mô tả lại bề mặt cong của trái đất trên bề mặt phẳng. Thông thường nó đòi hỏi phải có hệ thống toán học để chuyển đổi các lưới kinh độ và vĩ độ của trái đất trên mặt phẳng. Có thể hình dung giống như chuyển đổi quả cầu trong suốt với một bóng đèn ở tâm sẽ in ra các đường kinh độ và vĩ độ trên trang giấy. Thông thường trang giấy bao giờ cũng phẳng và nơi tiếp xúc với quả cầu (a planar or azimuthal projection) hoặc khuôn dạng trong hình nón hay hình trụ và toàn bộ quả cầu (cylindrical and conical projections). Mọi hệ quy chiếu bản đồ đều làm biến dạng khoảng cách, hình hài, phương hướng và sự kết hợp của những yêu tố đó. 1.3.4 Coordinate system (Hệ tọa độ) Điểm reference framework được đặt lên trên bề mặt của khu vực để thiết kế vị trí của điểm bên trong nó. Hệ thống bao gồm sự thiết lập các điểm, đường thẳng và bề mặt; thiết lập các luật, sử dụng định nghĩa vị trí của điểm trong không gian hai hoặc ba chiều. Hệ thống tọa độ Đề Các và hệ tọa độ địa lý sử dụng trên bề mặt trái đất là những ví dụ phổ biến về hệ tọa độ. 1.3.5 X, Y Coordinate (Tọa độ X, Y) Cặp giá trị biểu diễn khoảng cách từ gốc tọa độ (0,0) kéo dài ra hai hướng, theo chiều ngang trục (x) biểu diễn Đông - Tây, theo chiều thẳng đứng trục (y) biểu diễn Bắc - Nam. Trên bản đồ, tọa độ x, y dùng để biểu diễn vị trí của chúng được tìm thấy trên bề mặt cầu trái đất. 1.3.6 Spatial Reference (Quy chiếu không gian) Hệ thống tọa độ sử dụng để lưu trữ tập dữ liệu không gian (Dataset). Với mỗi Feature Class và feature dataset nằm trong cơ sở dữ liệu geodatabase. Spatial Reference cũng bao gồm cả giới hạn không gian. 1.3.7 Feature Class (Lớp đặc trưng) Là tập hợp các đặc trưng địa lý có cùng kiểu hình học (như điểm, đường thẳng, đa giác), các thuộc tính giống nhau, và cùng hệ quy chiếu không gian (Spatial Reference). Feature Class có thể đứng một mình độc lập trong cơ sở dữ liệu geodatabase hoặc cũng có thể nằm trong shapefiles hoặc feature dataset khác. Feature Class cho phép các tính năng đồng nhất được nhóm lại trong một đơn vị riêng với mục đích lưu trữ. Ví dụ: đường cao tốc, đường chính, đường phụ có thể nhóm lại thành Feature Class kiểu “Đường - Line” với tên “roads”. Trong geodatabase, Feature Class lưu trữ các nhãn chú thích (annotation) và các chiều (Dimensions). 1.3.8 Feature Layer Là một lớp tham chiếu đến tập dữ liệu đặc trưng (FeatureClass). Dữ liệu này hiển thị các đối tượng địa lý như các điểm, các đường, các đa giác. 1.3.9 Layer - Là một thể hiện trực quan của dữ liệu địa lý trong bấy kỳ môi trường bản đồ số nào. Nó là một phần hoặc là địa tầng của địa lý trong khu vực riêng. Nó được biểu diễn dưới dạng các biểu tượng trên bản đồ giấy. Trên bản đồ, đường, công viên quốc gia, đường biên giới và sông là các ví dụ điển hình khác nhau về Layer - Trong ArcGis dữ liệu nguồn thực sự như geodatabase feature class, đường kẻ, vv…xác định chúng sẽ được hiển thị như thế nào trên bản đồ. Các lớp cũng có thể định nghĩa các thuộc tính bổ sung. Lớp có thể được lưu trữ trong tài liệu bản đồ (.mxd) hoặc từng file lớp riêng lẻ (.lyr). Khái niệm về lớp trong ArcGis tương tự như khái niệm của chúng trong ArcView 3.x 1.3.10 Feature - Một thể hiện biểu diễn đối tượng thế giới thực trên một bản đồ. Feature có thể được thể hiện trong GIS như dữ liệu vector (điểm, đường, hoặc đa giác) hoặc như các phần tử trong định dạng dữ liệu raster. Để được hiểu thị trong GIS, Feature đòi hỏi phải có thông tin về hình học (Geometry) và vị trí (Location). - Là nhóm các yếu tố không gian cùng thể hiện các thực thể thế giới thực. Một Feature phức tạp được tạo thành từ một hay nhiều nhóm các đối tượng không gian. Ví dụ: một tập các đối tượng đường thẳng với các yếu tố chung về đường sẽ biểu diễn mạng lưới một đường. 1.3.11 Field (Trường) - Là một cột trong bảng, lưu trữ các giá trị cho thuộc tính đơn. - Là nơi trong một bản ghi cơ sở dữ liệu hoặc giao diện đồ họa người dùng, nơi mà dữ liệu có thể được nhập vào. - A synonym cho bề mặt. 1.3.12 Table (Bảng) Dữ liệu được sắp xếp dưới dạng hàng hay cột. Mỗi hàng biểu diễn một thực thể đơn, một bản ghi (Record), một thuộc tính (Feature). Mỗi cột biểu diễn một trường hoặc giá trị thuộc tính đơn. Bảng phải chỉ ra rõ số cột nhưng có thể có nhiều hàng. 1.3.13 Query (Truy vấn) Là tính năng lựa chọn bản ghi từ cơ sở dữ liệu. Query thường được viết bởi những câu điều kiện logic. 1.3.14 Identify (Thông tin) Trong ArcGis, khi áp dụng tính năng này lên một feature (bởi sự kiện Click vào nó) một cửa sổ sẽ hiện ra với các thuộc tính của feature. 1.3.15 Label (Nhãn) Trong bản đồ, là dòng văn bản đặt bên trong hoặc ở gần một đối tượng bản đồ (map feature) nhằm mô tả hoặc xác định nó. 1.3.16 Symbol (Ký hiệu) Một thể hiện bằng đồ họa của các đối tượng trên bản đồ giúp xác định và phân biệt nó với những đối tượng khác trên bản đồ. Ví dụ: biểu tượng đường thẳng, điểm, hình biểu tượng, đa giác, dòng văn bản, dòng chú thích. Một vài đặc tả để định nghĩa biểu tượng gồm: màu sắc, kích cỡ, góc, khuôn hình. 1.3.17 Geometry (Hình học) Các kí tự xuất hiện hoặc nhìn thấy của đối tượng địa lý được biểu diễn trên bản đồ. GIS sử dụng sự thay đổi của ba hình cơ bản để biểu diễn đối tượng vật lý: điểm, đường thẳng và đa giác. 1.3.18 Spatial data (Dữ liệu không gian) Thông tin về vị trí và hình dáng của các đối tượng địa lý và mối quan hệ giữa chúng, luôn được lưu trữ như tọa độ và đặc tính hình học (topology) của chúng. 1.3.19 Attribute data (Dữ liệu thuộc tính) - Thông tin về các đối tượng địa lý trong GIS luôn luôn được lưu trữ trong một bảng và được liên kết với đối tượng bằng một đặc tính duy nhất. Ví dụ: thuộc tính của dòng sông có thể bao gồm tên, chiều dài và độ sâu trung bình. - Trong các tập dữ liệu raster, thông tin được kết hợp với mỗi giá trị duy nhất của các phần tử raster. - Thông tin bản đồ chỉ ra rằng đối tượng được hiển thị như thế nào trên bản đồ, và nhãn của nó như thế nào. Thuộc tính bản đồ của dòng sông có thể bao gồm độ dày của đường thẳng, chiều dài của đường thẳng, màu và font. 1.3.20 Database - Các dạng cơ sở dữ liệu thông tin địa lý - ShapeFile: Dữ liệu vector lưu trữ các định dạng về vị trí, hình thể, thuộc tính của đối tượng địa lý. Một shapefile được lưu trữ trong một tập các file có quan hệ với nhau và chứa một feature class. - Personal Geodatabase: Một cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu trong một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đơn người dùng gọi là một Personal Geodatabase. Một Personal Geodatabase có thể được đọc cùng một lúc bởi vài người sử dụng nhưng tại một thời điểm nhất định thì chỉ có một người sử dụng có quyền được ghi dữ liệu lên nó. - ArcSDE:Phần mềm phục vụ cung cấp các ứng dụng khách ArcSDE một cổng (port) để lưu trữ, quản lý, sử dụng dữ liệu không gian trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như: IBM DB2 UDB, IBM Informix, Microsoft SQL Server, and Oracle. Các công nghệ pháp triển GIS 1.4.1 Công nghệ MapInfo MapInfo là một phần mềm hệ thống thông tin địa lí cho giải pháp máy tính để bàn (Desktop Solution). Các thông tin trong MapInfo được tổ chức theo từng bảng (Table), mỗi Table là một tập hợp các File về thông tin đồ hoạ hoặc phi đồ hoạ chứa các bản ghi dữ liệu mà hệ thống tạo ra. Chúng ta chỉ có thể truy nhập vào các chức năng của phần mềm MapInfo khi mà chúng ta đã mở ít nhất 1 Table. Chúng tôi sẽ giới thiệu về cơ cấu tổ chức thông tin của các Table như thế nào? Toàn bộ các MapInfo Table mà trong đó chứa các đối tượng địa lí được tổ chức theo các tập tin sau đây: Ví dụ ta có một MapInfo Table với tên "Hoctap" "Hoctap".tab - Chứa các thông tin mô tả cấu trúc dữ liệu. Đó là tập tin ở dạng văn bản mô tả khuôn dạng của file lưu trữ thông tin. "Hoctap".dat - Chứa các thông tin nguyên thuỷ. Phần mở rộng của tập tin này có thể là *.wks, dbf, xls, mdb nếu thông tin nguyên thuỷ là các số liệu từ Lotus 1-2-3, dBase/ FoxBase, Microsoft Exel và Microsoft Access. "Hoctap".map - Bao gồm các thông tin mô tả về không gian của các đối tượng địa lí. "Hoctap".id - Bao gồm các thông tin về sự liên kết giữa các đối tượng với nhau. "Hoctap".ind - chứa các thông tin về chỉ đối tượng. Tập tin này chỉ có - khi trong cấu trúc của Table đã có ít nhất 1 trường (Field) dữ liệu