Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Trong bối cảnh nền kinh tế chính trị thế giới đang có nhiều biến động to lớn, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ quan trọng, cấp bách là phải sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù doanh nghiệp nhà nước được giao phó vai trò chủ đạo song hoạt động còn nhiều điểm bất cập, chưa thực sự phát huy tốt vai trò nòng cốt trong nền kinh tế. Chính vì vậy, từ trước đến nay, vấn đề sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước để loại hình doanh nghiệp này trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả và mang lại nhiều thay đổi triệt để trong cấu trúc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hoá. Cổ phần hoá được bắt đầu triển khai cách đây 10 năm với những bước thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau, cổ phần hoá vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tìm được những hạn chế của nó, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc làm rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Cổ phần hoá là một biện pháp quan trọng trong việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Với đề tài: "Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ", trong một phạm vi nghiên cứu hẹp, hi vọng rằng đề án này sẽ làm rõ một số khía cạnh chủ yếu của cổ phần hoá, những cản trở của tiến trình cổ phần hoá và đưa ra một số giải pháp hợp lí và khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1782 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu: 2 Chương I: Sơ lược cổ phần hoá: 3 1.1. Cổ phần hoá: 3 1.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: 3 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn 4 1.4. Nội dung cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: 6 1.5. Mục tiêu cổ phần hoá: 10 Chương II:Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá: 11 2.1. Những thành tựu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: 11 2.2. Những hạn chế của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nứơc: 17 2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cổ phần hoá DNNN: 20 2.3.1.Các giải pháp đẩy mạnh sắp xếp cổ phần hoá DNNN: 20 2.3.2.Hoàn chỉnh các cơ chế chính sách tài chính đối với DN: 21 2.3.3. Đổi mới phương thức quản lý đối với doanh nghiệp: 22 Lời kết: 23 Lời nói đầu Trong bối cảnh nền kinh tế chính trị thế giới đang có nhiều biến động to lớn, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ quan trọng, cấp bách là phải sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hàng chục năm qua cho thấy mặc dù doanh nghiệp nhà nước được giao phó vai trò chủ đạo song hoạt động còn nhiều điểm bất cập, chưa thực sự phát huy tốt vai trò nòng cốt trong nền kinh tế. Chính vì vậy, từ trước đến nay, vấn đề sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước để loại hình doanh nghiệp này trở thành động lực chủ yếu của nền kinh tế luôn luôn được Đảng và Nhà nước ta chú trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh đất nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Một trong những giải pháp đổi mới doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu quả và mang lại nhiều thay đổi triệt để trong cấu trúc tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước là cổ phần hoá. Cổ phần hoá được bắt đầu triển khai cách đây 10 năm với những bước thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau, cổ phần hoá vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, tìm được những hạn chế của nó, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là việc làm rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. Cổ phần hoá là một biện pháp quan trọng trong việc sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước để phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà nước ta. Với đề tài: "Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam ", trong một phạm vi nghiên cứu hẹp, hi vọng rằng đề án này sẽ làm rõ một số khía cạnh chủ yếu của cổ phần hoá, những cản trở của tiến trình cổ phần hoá và đưa ra một số giải pháp hợp lí và khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. chương 1 Sơ lược về cổ phần hoá 1.1. Cổ phần hoá: Cổ phần hoá trong cải cách doanh nghiệp nhà nước ở các nước trên thế giới được coi là một trong những phương thức của tư nhân hoá. Cổ phần hoá là quá trình chuyển đổi hình thức sở hữu tại doanh nghiệp, từ sở hữu nhà nước duy nhất sang sở hữu hỗn hợp, từ đó dẫn đến những thay đổi quan trọng về hình thức tổ chức, quản lý cũng như phương hướng hoạt động của công ty. Doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa sẽ trở thành Công ty Cổ phần và hoạt động theo Luật Công ty. Việc cổ phần hoá được thực hiện thông qua việc chia vốn của một số doanh nghiệp nhà nước nhất định ra thành các cổ phần. Một phần cổ phần phát hành được bán cho tư nhân hoặc phân phát cho người lao động, một phần nhà nước sở hữu. Như vậy với cổ phần hoá thì một số doanh nghiệp nhà nước được biến thành sở hữu chung của người lao động, của doanh nhân và của Nhà nước. Rõ ràng, doanh nghiệp nhà nước bị tư nhân hóa một phần, tức là phần giành cho doanh nhân và người lao động theo nghĩa là một phần tài sản của thành phần kinh tế công đã chuyển sang thành phần kinh tế tư. Phương thức thực hiện cổ phần hóa chủ yếu là phát hành cổ phần cho các thành phần kinh tế khác hoặc cho người lao động, hoặc nói cách khác là tư nhân hoá cổ phần. Các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá để tăng hiệu quả hoạt động. Chỉ sau khi cổ phần hoá, nếu hoạt động vẫn không hiệu quả thì sẽ được đem bán. Cổ phần hoá ở các nước xã hội chủ nghĩa được thực hiện thông qua các chương trình và lộ trình cụ thể với tư cách là chương trình quốc gia nhằm cải cách đổi mới doanh nghiệp nhà nước. 1.2. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, trong đó Nhà nước vẫn có thể giữ tư cách là một cổ đông tức là Nhà nước vẫn có thể là chủ sở hữu một bộ phận tài sản của doanh nghiệp. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không chỉ là quá trình chuyển sở hữu nhà nước sang sở hữu của các cổ đông, mà còn là một hình thức doanh nghiệp nhà nước thu hút thêm vốn thông qua hình thứoc bán cổ phiếu để trở thành công ty cổ phần. Cần phân biệt cổ phần hoá với tư nhân hoá. Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trình chuyển toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu tài sản trong doanh nghiệp nhà nước từ Nhà nước sang các cá nhân hay tổ chức khác không phải là Nhà nước. Quá trình này có thể không phải như vậy. Do đo, tư nhân hoá có thể hiểu theo nghĩa 2 nghĩa rộng –hẹp khác nhau. Tư nhân hoá nghĩa hẹp để chỉ toàn bộ quá trình sở hữu tại một hay nhiều doanh nghiệp nhà nước cho khu vực tư nhân. Tư nhân hoá nghĩa rộng dùng để chỉ quá trình chuyển đổi nói chung sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân. Vậy, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước là hai quá trình khác nhau. Tuy vậy, trong những điều kiện nhất định chúng có thể có điểm giống nhau, đó là quá trình đa dạnh hoá sở hữu trong doanh nghiệp. Mặt khác, tuỳ thuộc vào mức đọ chuyển đổi quyền sở hưũ đối với vốn và tài sản nhà nước trong doanh nghiệp mà quá trình đa dạng hoá sở hữu có thể là quá trình tư nhân hoá hay cổ phần hoá. 1.3. Cơ sở lý luận và thực tiễn của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Từ những năm 70 của thế kỷ 20, trên thế giới đã diễn ra quá trình giảm bớt sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thông qua tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Quá trình này bắt đầu từ nước Anh rồi lan sang các nước công nghiệp phát triển; đến đầu những năm 1990, quy mô tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước diễn ra chưa từng thấy, trở thành hiện tượng phổ biến, đến năm 1995 đã có hơn 100.000 nghìn doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hoá và cổ phần hoá ; hơn 80 nước cam kết thực hiện tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Cơ sở của việc xuất hiện hiện tượng này là: Thứ nhất, các doanh nghiệp nhà nước phát triển tràn lan, lại không được tổ chức và quản lý tốt. Quản lý kinh tế theo kiểu hành chính, qua nhiều cấp trung gian; hệ thống kế hoạch, tài chính cứng nhắc, thiếu khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường. Tinh chủ động trong sản xuất- kinh doanh bị gò bó bởi nhiều quy chế xuất phát từ quyền sở hữu của nhà nước. Sự độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước được pháp luật bảo vệ. Tất cả những cái đó đã đánh mất động lực kinh tế trong hoạt động sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, làm kết quả hoạt động của chúng kém triền miên. Thứ hai, do hoạt động kém hiệu quả nên các doanh nghiệp nhà nước đã trở thành gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Nhà nước phải thương xuyên sử dụng ngân sách trợ cấp trực tiếp và gián tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước, khiến cho ngân sách nhà nước bị thiếu hụt. Thứ ba, về nhận thức lý luận, có sự thay đổi quan điểm về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trương. Từ “chủ nghĩa tư bản điều tiết” của Kừyn đến “chu nghĩa tự do mới”, rồi “nền kinh tế hỗn hợp” của Samuelson; sự thay đổi từ chỗ nhấn mạnh vai trò của khu vực kinh tế nhà nước đén chỗ coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và vai trò tự điều tiết của kinh tế thị trường, và hiện nay là sự phổ biến của mô hình “Nền kinh tế hỗn hợp giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân”. Quan điểm này đã làm thay đổi tư duy kinh tế của các chính phủ, dẫn đến xu hướng đánh giá lại vai trò và hiệu quả kinh tế-xã hội của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là một giải pháp mà hầu hết các nước đêuf coi trọng, bắt nguồn từ sự thay đổi quan điểm nói trên. Thứ tư, sức hấp dẫn từ những ưu điểm của công ty cổ phần. So với các doanh nghiệp bình thường khác, công ty cổ phần có sức sống mạnh hơn hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt và vai trò hết sức quan trọng trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế thị trường. Thước đo sự đúng đắn của các hinh thức đó là tác dụng thu hút, tập hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong xã hội,tạo động lực cho sự phát triển. Thực tế phát triển của kinh tế thị trường, cho thấy loại hình công ty cổ phần hội tụ đủ cac yếu tố trên, ngược lại, loại hình doanh nghiệp đơn sở hữu sẽ bị hạn chế trong đầu tư và cạnh tranh. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước liên quan chặt trẽ tới việc tôn trọng và phát huy sở hữu cá nhân không chỉ trong chế độ tư bản chủ nghĩa mà cả trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Với tư cách vừa là cổ đông vừa là người làm thuê trong công ty cổ phần, người lao động có quan hệ chặt chẽ với lợi ích doanh nghiệp, còn trong doanh nghiệp nhà nước, chủ sở hữu là nhà nước nên không gắn quyền sở hữu với quyền sử dụng. Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thực sự là một cuộc cách mạng triệt để thay đổi cách tổ chức hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, thay đổi căn bản mối quan hệ căn bản doanh nghiệp-Nhà nước và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thích ứng với hoạt động cạnh trang trong kinh tế thị trường. Suy cho cùng, công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của nền sản xuất xã hội hoá và nền kinh tế thị trường phát triển. Việc chuyển các doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần là do tính xã hội hóa của sản xuât, do quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường quyết định và thuc đẩy, đó là quá trình khách quan, không phải do ý muốn chủ quan của bất kỳ thể chế chính trị hay cá nhân nào. 1.4. Nội dung cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty Cổ phần ( gọi tắt là cổ phần hóa ) tiến hành theo trình tự như sau: Bước1: Chuẩn bị cổ phần hóa. 1- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi tắt là các Bộ), các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Uỷ ban nhân dân tỉnh), các Tổng công ty do Thủ tướng quyết định thành lập (gọi tắt là Tổng công ty 91). Dựa vào phương án phân loại và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước theo Chỉ thị số 20/1998/TC-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ và bằng Danh mục Doanh nghiệp nhà nước để lựa chọn cổ phần hóa, ban hành kèm theo Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998: Lập danh sách doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa từng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi cho doanh nghiệp để thực hiện. Riêng các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty 91, sau khi có ý kiến phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ sẽ tổ chức thực hiện cổ phần hóa. 2- Các doanh nghiệp nhà nước trong danh sách cổ phần hóa báo cáo các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 dự kiến danh sách các thành viên trong Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. 3- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91: Quyết định từng doanh nghiệp cổ phần hóa trong từng năm và quyết định thành lập Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp, thành phần gồm: Giám đốc (hoặc Phó Giám đốc) làm trưởng ban, kế toán trưởng làm uỷ viên thường trực, các trưởng phòng, ban kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức cán bộ kỹ thuật làm uỷ viên và mời đồng chí Bí thư Đảng ủy (hoặc chi bộ), chủ tịch Công đoàn tham gia làm uỷ viên Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. 4- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 phổ biến các văn bản về cổ phần hóa cho Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và các bộ chủ chốt tại doanh nghiệp sẽ tiến hành cổ phần hóa. 5- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp có trách nhiệm tuyên truyền, giải thích cho người lao động trong doanh nghiệp mình những chủ trương chính sách của Chính phủ để tổ chức thực hiện. 6- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp chuẩn bị ngay các tài liệu về: a. Các hồ sơ pháp lý khi thành lập doanh nghiệp. b. Tình hình công nợ, tài sản, nhà xưởng, vật kiến trúc đang quản lý. c. Vật tư hàng hóa ứ đọng, kém, mất phẩm chất và đề ra hướng giải quyết. d. Danh sách lao động của doanh nghiệp đến thời điểm quyết định cổ phần hóa: số lượng người, năm công tác của từng người. Dự kiến số lao động nghèo được mua cổ phần theo giá ưu đãi của Nhà nước (trả dần trong 10 năm). e. Dự toán chi phí cổ phần hóa cho đến khi hoàn thành Đại hội cổ đông lần thứ nhất (nếu doanh nghiệp cần phải thuê kiểm toán độc lập, thì chi phí thuê kiểm toán cũng tính vào chi phí này) theo mức quy định tại thông tư số 104/1998/TT-BCT ngày 18 tháng 7 năm 1998 của Bộ Tài chính. Bước 2: Xây dựng phương án cổ phần hóa. 7- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. Tổ chức kiểm kê tài sản, vật tư, tiền vốn, công nợ của doanh nghiệp. Phân loại: - Tài sản đang dùng - Tài sản không cần dùng - Tài sản xin thanh lý - Tài sản (hiện vật) được hình thành từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp. Căn cứ số liệu ghi trên sổ sách kế toán và kết quả kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản của doanh nghiệp, phối hợp với các cơ quan quản lý vốn, giải quyết những vướng mắc về tài chính và dự kiến đề nghị giá trị thực tế của doanh nghiệp, giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. 8- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 thống nhất với cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp về giá trị thực tế của doanh nghiệp, ra văn bản thỏa thuận với Bộ Tài chính mức giá này. 9- Quyết định giá trị thực tế của doanh nghiệp. Trên cơ sở đã thống nhất với các cơ quan có liên quan về xác định giá trị doanh nghiệp: - Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa trên 10 tỷ đồng. - Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 quyết định giá trị doanh nghiệp có mức vốn Nhà nước ghi trên sổ kế toán đến thời điểm cổ phần hóa từ 10 tỷ trở xuống. Thời hạn để hoàn thành việc xác định giá trị doanh nghiệp không quá 30 ngày. 10- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp lập phương án (dự kiến) cổ phần hóa doanh nghiệp và dự thảo Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần. - Phổ biến hoặc niêm yết công khai các dự kiến phương án nêu trên để mọi người lao động cùng biết và thảo luận. - Tổ chức Đại hội công nhân viên chức (bất thường) để lấy ý kiến về dự thảo phương án, bàn phương hướng, biện pháp cụ thể để có cơ sở hoàn thiện phương án (có thể tổ chức lấy ý kiến bằng các hình thức có hiệu quả khác, không nhất thiết phải tổ chức đại hội công nhân viên chức). - Hoàn thiện phương án trình lên cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hoàn chỉnh dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần để chuẩn bị trình đại hội cổ đông xem xét và quyết định. Bước 3: Phê duyệt và triển khai thực hiện phương án cổ phần hóa. 11- Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91: - Đối với các doanh nghiệp nhà nước có giá trị thuộc vốn nhà nước do cơ quan có thẩm quyền đã quyết định trên 10 tỷ đồng: trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. - Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước đã được quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống. - Các doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty 91 có vốn Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định từ 10 tỷ đồng trở xuống, Tổng công ty 91 báo cáo Bộ quản lý ngành kinh tế kỹ thuật phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp nhà nước thành Công ty cổ phần. - Các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Tổng công ty 91 hoặc doanh nghiệp cùng Bộ Tài chính thoả thuận và dự kiến đề cử người để bầu vào Hội đồng quản trị quản lý phần vốn Nhà nước (nếu có) tại Công ty cổ phần. 12- Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp. - Mở sổ đăng ký mua cổ phần của các cổ đông. Đăng ký mua tờ cổ phiếu tại Kho bạc nhà nước. - Thông báo công khai tình hình tài chính của doanh nghiệp cho đến thời điểm cổ phần hóa. - Thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ trương bán cổ phần, tổ chức bán cổ phần của doanh nghiệp cho các cổ đông. 13- Trưởng Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp triệu tập Đại hội cổ đông lần thứ nhất để bầu Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần. Bước 4: Ra mắt Công ty Cổ phần, đăng ký kinh doanh. 14- Giám đốc, kế toán trưởng doanh nghiệp với sự chứng kiến của Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp và đại diện cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước, bàn giao cho Hội đồng quản trị công ty cổ phần: lao động , tiền vốn, tài sản, danh sách, hồ sơ cổ đông và toàn bộ các hồ sơ tài liệu, sổ sách của doanh nghiệp. - Ban Đổi mới quản lý tại doanh nghiệp bàn giao những công việc còn lại (nếu có) cho Hội đồng quản trị và công bố tự giải thể từ ngày ký biên bản bàn giao. 15- Hội đồng quản trị Công ty cổ phần hoàn tất những công việc còn lại: - Xin khắc con dấu Công ty cổ phần và nộp lại con dấu cũ (nếu có). - Lập bảng kê đề nghị kho bạc tỉnh, thành phố cung cấp cho các cổ đông tờ cổ phiếu phù hợp với số cổ phần của các cổ đông. - Tổ chức ra mắt Công ty cổ phần: đăng báo theo quy định công bố trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo bằng văn bản thời điểm hoạt động của công ty cổ phần theo con dấu mới, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. - Đăng ký với sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký kinh doanh như quy định tại Điều 19 Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 1998 của Chính phủ. - Đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty 91 cụ thể hóa từng công đoạn cổ phần hóa, phân công tổ chức thực hiện cụ thể đảm bảo tính khẩn trương, tích cực, vững chắc không ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. 1.5. Mục tiêu của cổ phần hoá: Một là, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quá trình tiếp tục đổi mới phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghia, nâng cao tính năng động,sức cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế nói chung, của khu vực doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Hai là, huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngoài nước, đẻ đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp trên thị trường, tạo thêm việc làm, tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Ba là, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và kinh tế nhà nước, đổi mới căn bản quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước và phương thức hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của tưng doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế, tăn tài sản nhà nước, tạo điều kiện để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường, không cổ phần hoá toàn bộ doanh nghiệp nhà nước mà chỉ cổ phần hoá những doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn. Bốn là, tạo điều kiện để người lao động trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa có cổ phần, tạo động lực làm việc, nâng cao vai trò làm chủ thực sự của họ. Chương 2 Thực trạng và giải pháp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. 2.1. Những thành tựu của cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được thực hiện ở nước ta trong hơn 10 năm.Tính đến cuối tháng 11 năm 2002, cả nước đã có 907 doanh nghiệp đã được cổ phần hoá, chiếm 88% số doanh nghiệp nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu và đạt 86% dự kiến. Trong 10 tháng của năm 2003, trong số 766 doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc chuyển đổi thì có 425 doanh nghiệp cổ phần hoá. Số liệu trên cho thấy, cổ phần hoá là hình thức chuyển đổi sở hữu chiếm ưu thế trong quá trình thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước. Để phân tích những thành công cũng như những hạn chế của quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, chúng ta sẽ xem xét vi