Công tác kế toán vật liệu trong Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải

Để có thể tồn tại và phát triển các đơn vị sản xuất kinh doanh phải tự mình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh “lời ăn lỗ chịu”. Doanh nghiệp nào có mức giá thành thấp hơn mức trung bình x• hội thì sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.Để thực hiện được yêu cầu này các đơn vị sản xuất kinh doanh phải quan tâm đến tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, kể từ khi bỏ vốn đến khi thu hồi vốn về và phải chọn các phương án tối ưu sao cho với chi phí ít nhất nhưng thu được nhiều l•i nhất. Muốn vậy doanh nghiệp phải áp dụng tổng hợp các biện pháp trong đó biện pháp quan trọng hàng đầu không thể thiếu là quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và tổ chức tốt công tác kế toán vật liệu nói riêng. Tổ chức tốt kế toán vật liệu sẽ giúp cho người quản lý doanh nghiệp lập dự toán chi phí nguyên vật liệu đảm bảo cho việc cung cấp đủ, đúng chất lượng nguyên vật liệu và đúng lúc cho sản xuất, giúp cho quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng đúng kế hoạch và xác định nhu cầu về nguyên vật liệu dự trữ (tồn kho) hợp lý tránh làm ứ đọng vốn và phát sinh những chi phí không cần thiết. Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị GTVT là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập. Sản phẩm của công ty là các loại xe gắn máy 02 bánh được hình thành từ các nguồn vật liệu (Linh kiện) nhập ngoại (Nguồn gốc từ Trung quốc) và sản xuất trong nước, với nhiều kiểu mẫu m• và chi tiết phụ tùng xe máy. Đây là mặt hàng gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp trong nước cũng như hàng ngọai nhập (Nguyên chiếc). Làm thế nào để hạch toán đúng, đủ chi phí vật liệu góp phần tích cực vào việc giảm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh tạo sức hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nước ngoài áp dụng công nghệ hiện đại . là vấn đề nóng bỏng mà Công ty đặc biệt quan tâm. Trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty thương mại và sản xuất VTTB.GTVT cùng với sự hướng dẫn chỉ bảo của Thầy Trần Văn Dung - Giáo viên bộ môn Kế toán - Học Viện Tài Chính, em đ• mạnh dạn chọn đề tài này và đóng góp một số ý kiến nhỏ với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán vật liệu trong Công ty thương mại và sản xuất VTTB GTVT. Nội dung cơ bản của đề tài này gồm 3 chương chính như sau : Chương I : Lý luận chung về kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất. Chương II : Thực trạng kế toán vật liệu tại Công ty thương mại và sản xuất VTTB.GTVT . Chương III : Hoàn thiện kế toán vật liệu tại Công ty thương mại và sản xuất VTTB.GTVT . Chương I Lý luận chung về kế toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất 1.1. Vị trí vai trò của vật liệu trong quá trình sản xuất: Một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành sản xuất là đối tượng lao động đ• được thể hiện dưới dạng vật hoá như : sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, bông trong doanh nghiệp dệt . do lao động có ích của con người tác động vào. Về mặt giá trị khi tham gia sản xuất, vật liệu chuyển dịch một lần giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Do vậy vật liệu thuộc tài sản lưu động, giá trị vật liệu theo vốn dự trữ của doanh nghiệp, nên vật liệu là một yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất. 1.2. Yêu cầu quản lý: Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch mua và dự trữ các loại vật tư, hàng hoá hợp lý. Đối với doanh nghiệp sản xuất phải đảm bảo việc cung cấp vật tư đầy đủ kịp thời cả về số lượng và chất lượng, trong đó vật liệu chiếm tỷ trọng lớn và là đối tượng lao động cấu thành thực thể sản phẩm. Vì vậy cần đẩy mạnh phát triển nghành cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất công nghiệp, và tìm biện pháp sử dụng vật liệu hợp lý, muốn vậy cần phải quản lý tốt vật liệu. Trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý vật liệu ở mọi khâu từ thu mua, bảo quản tới khâu sử dụng và dự trữ . 1.3. Nhiệm vụ kế toán vật liệu : - Ghi chép phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của vật tư hàng hoá cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế của vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Tổ chức đánh giá phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước là yêu cầu quản trị doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép phân loại, tổng hợp số liệu về tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Thực hiện việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.4. Phân loại đánh giá vật liệu : 1.4.1. Phân loại vật liệu: * Căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò của chúng trong quá trình sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, vật liệu được chia thành các loại sau: - Nguyên vật liệu chính (bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài) là đối tượng của lao động cấu thành lên thực thể của sản phẩm. - Vật liệu phụ: là loại vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như làm tăng chất lượng NVL chính, chất lượng sản phẩm hoặc tạo điệu kiện cho máy móc hoạt động được bình thường. - Nhiên liệu: dùng để cung cấp năng lượng cho sản xuất có thể ở thể rắn, thể lỏng, thể hơi. - Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng chi tiết để thay thế máy móc thiết bị sản xuất. - Thiết bị xây dựng cơ bản: gồm các loại thiết bị, phương tiện dùng để lắp đặt như thiết bị xây lắp, công cụ, vật kết cấu dung cụ để lắp đặt vào các công trình. -Các loại vật liệu khác: gồm các lại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, quá trình thanh lý TSCĐ.

doc49 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 1808 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác kế toán vật liệu trong Công ty thương mại và sản xuất vật tư thiết bị giao thông vận tải, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan