Công tác quản lý tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu

Trong điều kiện nền kinh tế thị truờng hiện nay, đứng trước sự bùng nổ về kinh tế, với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển được. Với nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, vì vậy để tồn tại và phát triển thì yêu cầu mọi doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Nhất là khi việt nam đã là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO và khu vực tự do mậu dịch ASEAN, thì yêu cầu đó càng cấp thiết hơn nữa. Vì giờ đây doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh về kinh tế, tiên tiến về kĩ thuật. Để có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình. Muốn được vậy doanh nghiệp cần phải có chính sách , chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của mình và muốn đạt dược lợi nhuận thì doanh thu phải bù đắp được chi phí. Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo uy tín và khẳng định vị trí của doanh nghiệp Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước

doc28 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3574 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác quản lý tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 Sinh viên thực hiện TRẦN THỊ THIỆN KHIÊM NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2013 Giáo viên hướng dẫn PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU BẢNG BẢNG 1: CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY ÁP DỤNG HIỆN NAY BẢNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011-2012 BẢNG 3: MỨC LƯƠNG THƯỞNG PHẠT CHO TỪNG XẾP LOẠI ĐIỂM BÌNH XÉT NĂM 2011, 2012 BẢNG 4: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA BỘ PHẬN QUẢN LÝ BẢNG 5: BẢNG THANH TOÁN TIỀN LƯƠNG CỦA BỘ PHẬN TRẠI CÁ SỐ 2 BẢNG 6: TÌNH HÌNH TỔNG TIỀN LƯƠNG PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011-2012 BẢNG 7: CÁC KHOẢN TRÍCH LẬP THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011-2012 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong điều kiện nền kinh tế thị truờng hiện nay, đứng trước sự bùng nổ về kinh tế, với sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp và nhu cầu xã hội ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải củng cố và hoàn thiện hơn nếu muốn tồn tại và phát triển được. Với nền kinh tế thị trường sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt, vì vậy để tồn tại và phát triển thì yêu cầu mọi doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả nhất. Nhất là khi việt nam đã là thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO và khu vực tự do mậu dịch ASEAN, thì yêu cầu đó càng cấp thiết hơn nữa. Vì giờ đây doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh trong nước mà còn phải đối mặt với các doanh nghiệp nước ngoài lớn mạnh về kinh tế, tiên tiến về kĩ thuật. Để có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình. Muốn được vậy doanh nghiệp cần phải có chính sách , chiến lược phù hợp, kịp thời đối với các hoạt động kinh tế của mình và muốn đạt dược lợi nhuận thì doanh thu phải bù đắp được chi phí. Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng nhất của mọi doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo uy tín và khẳng định vị trí của doanh nghiệp Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là yếu tố quyết định nhất. Chi phí về lao động là một trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động trong quá trính sản xuất kinh doanh là tiết kiệm chi phí về lao động sống góp phần để hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và điều kiện để cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên,người lao động trong doanh nghiệp, nhắc đến lao động thì không tránh khỏi nhắc đến tiền lương. Tiền lương là một phạm trù kinh tế xã hội dặc biệt quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người lao động. Tiền lương là một phần sản phẩm xã hội được nhà nước phân phối cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào kết quả lao động mà mỗi người cống hiến cho xã hội biểu hiện bằng tiền nó là phần thù lao lao động để tái sản xuất sức lao dộng bù đắp hao phí lao động của công nhân viên bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài tiền lương để đảm bảo tái tạo sức lao động và cuộc sống lâu dài của người lao động, theo chế độ tài chính hiện hành doanh nghiệp còn phải vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiêp, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Trong đó, bảo hiểm xã hội được trích lập để tài trợ cho trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như: đau ốm, thai sản, tai nạn giao thông, mất sức nghỉ hưu.....Bảo hiểm y tế để tài trợ cho việc phòng, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe của người lao động. Kinh phí công đoàn chủ yếu để cho hoạt động của tổ chức của giới lao động chăm sóc , bảo vệ quyền lợi của người lao động. Từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tiền lương, em xin chọn nghiên cứu và trình bày chuyên đề: " Công tác quản lý tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu " để làm báo cáo chuyên đề của mình. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà cả nước ngoài. Trước sự cạnh tranh đó, doanh nghiệp có thể thu hút được lực lượng lao động hay không? Hiện nay một số doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất do tình hình khan hiếm lao động có tay nghề. Phải chăng doanh nghiệp cần phải có chế độ, chính sách tiền lương hợp lý để thu hút lực lượng lao động? 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác kế toán tiền lương Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu - Bước đầu đề xuất và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác tiền lương tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu phương pháp tính lương, phương pháp trích lập các khoản trích theo lương và phân tích số liệu thực tế phát sinh như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Phạm vi về không gian Chuyên đề đực thực hiện tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu Thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu chuyên đề được thu thập chủ yếu từ Phòng nghiệp vụ của công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu. 1.3.2. Phạm vi về thời gian: Số liệu phân tích: số liệu thu thập tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu năm 2011, 2012. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Phương pháp tính lương, phương pháp trích lập các khoản trích theo lương và số liệu thực tế phát sinh như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Tiểu luận “ Công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH TM Khánh Mai” từ năm 2008 đến năm 2010 của sinh viên Nguyễn Hồng Nhung. CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của bộ phận xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất nhằm tái sản xuất sức lao động. Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức, ngoài ra họ còn được hưởng chế độ trợ cấp xã hội trong thời gian nghỉ việc vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,… và các khoản tiền thưởng thi đua, thưởng năng suất lao động…. Khái niệm tiền lương cùng với nó còn có một số khái niệm: tiền lương danh nghĩa, tiền lương tối thiểu, tiền lương thực tế. - Tiền lương danh nghĩa: là chỉ số lượng tiền tệ mà người sử dụng sức lao động căn cứ vào hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trong viêc thuê lao động. Mọi mức lương trả cho người lao động đều là lương danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa chưa cho ta một nhận thức đầy đủ về mức tiền công thực tế cho người lao động. Lợi ích mà người cung ứng sức lao động nhận được ngoài việc phụ thuộc vào mức lương danh nghĩa, lương danh nghĩa còn phụ thuộc vào giá cả hàng hóa, dịch vụ và số lương thuế mà người lao động sử dụng tiền lương đó để mua sắm hoặc đóng thuế. - Tiền lương thực tế: là số lượng tư liệu sinh hoạt, dịch vụ sinh hoạt và dịch vụ người lao động có thể mua được bằng tiền lương của mình sau khi đóng chương khoản thuế theo quy định của Nhà nước. - Tiền lương tối thiểu: mức lương tối thiểu được xem là ngưỡng cuối cùng, để từ đó xây dựng các mức lương khác, tạo thành hệ thống tiền lương chung của một nước, là căn cứ để định chính sách tiền lương. Với quy định mức lương tối thiểu được coi là yếu tố rất quan trọng của một chính sách tiền lương, nó liên hệ chặt chẽ với 3 yếu tố: + Mức sống trung bình của dân cư + Chỉ số giá cả sinh hoạt + Loại lao động và điều kiện lao động Nghị định 197/CP của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 31/12/1994 về việc ban hành bộ luật lao động đã ghi: “ Mức lương tối thiểu là mức lương để trả cho người lao động là công việc đơn giản nhất (không qua đào tạo) với điều kiện lao động và môi trường lao động bình thường” 2.1.2. Ý nghĩa và nội dung phân tích tiền lương Tiền lương là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến các mối quan hệ tại nơi làm việc. Mức lương và việc xếp bậc lương và các phúc lợi có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất lao động của bất cứ tổ chức nào và nó năng suất lao động của đội ngũ nhân viên. Ngoài ra doanh nghiệp phải áp dụng đúng yêu cầu của luật pháp về tiền lương như: Quy định của nhà nước về mức lương tối thiểu, thời gian làm việc, điều kiện lao động, lao động của trẻ em, các khoản phụ cấp trong lương, các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, thai sản, tai nạn lao động… Các khoản trích theo lương hiện hành được doanh nghiệp áp dụng theo quy định của Nhà Nước: BẢNG 1: CÁC KHOẢN TRÍCH NỘP THEO LƯƠNG CỦA CÔNG TY ÁP DỤNG HIỆN NAY Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp Người lao động Tổng BHXH 17% 7% 23% BHYT 3% 1,5% 4,5% BHTN 1% 1% 2% KPCĐ 2% 0% 2% (Nguồn: Phòng nghiệp vụ) Từ việc thực hiện đúng các quy định của nhà nước về chính sách tiền lương, giúp cho doanh nghiệp: - Phân tích tiền lương để đánh giá mức lương chi trả cho người lao động đã hợp lý. - Dự báo về mức thu nhập của người lao động để hạn chế mức chênh lệch về tiền lương của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trong vùng. Kết quả phân tích tiền lương sẽ phản ánh được tình hình lao động, cũng như mức thu nhập của người lao động đã hợp lý với tình hình kinh tế hiện tại. 2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu Là phương pháp tìm hiểu các thông tin: tình hình lao động tại công ty, tình hình trả lương, các khoản trích theo lương. Thu thập số liệu thứ cấp tại Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu, cụ thể là bảng thanh toán tiền lương của Công ty 2.2.2. Phương pháp phân tích 2.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả Thống kê các bảng số liệu, so sánh các số liệu qua các năm để minh họa phân tích. Bộ phận nghiệp vụ có nhiệm vụ tập hơp các chứng từ có liên quan đến tiền lương để tính lương cho nhân viên. 2.2.2.2. Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. So sánh số liệu để đánh giá thực trạng công tác trả lương của công ty, cụ thể là tiền lương và các khoản trích lập theo lương. CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÔNG HẬU VÀ HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG 3.1. CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÔNG HẬU 3.1.1. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Hiện nay Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu có chức năng chủ yếu sau: - Nuôi trồng thủy sản - Nuôi gia công thủy sản - Sản xuất các sản phẩm từ động vật - Kinh doanh nông sản lương thực, thực phẩm - Kinh doanh các loại nguyên vật liệu sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản. Công ty với nhiều chức năng ngành nghề nhưng hiện nay hoạt động chính của công ty chủ yếu là nuôi trồng, nuôi gia công thủy sản, sản xuất các sản phẩm từ động vật. Hàng năm chủ yếu công ty cung cấp cá tra nguyên liệu, sản phẩm từ bò với sản phẩm chủ yếu là sữa bò tươi, heo cho các cơ sở chế biến trong vùng Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp. Nhưng thị trường tiêu thụ chính là Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Sông Hậu với sản phẩm cá tra nguyên liệu, sữa bò tươi cung cấp cho Công Ty Cổ Phần Sữa Vinamilk, sản phẩm heo thịt bán cho các thương lái ở vùng lân cận. 3.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự Ban giám Đốc: là người đại diện pháp nhân, điều hành hoạt động công ty. Bộ phận nghiệp vụ: chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác tài chính kế toán, tiền lương, nhân sự của Công ty theo đúng nguyên tắc chế độ quy định của Nhà Nước. Thực hiện kịp thời việc cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh định kỳ trong toàn công ty. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ theo quy định cũng như báo cáo nhanh để giúp giám đốc đề ra những quyết định kịp thời chỉ đạo điều hành sản xuất một cách có hiệu quả. Thực hiện đúng đắn các nghĩa vụ thuế đối với Nhà Nước đảm bảo công tác kế toán lành mạnh. Bộ phận nuôi trồng và chăn nuôi: chịu trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng vật nuôi, bảo quản ao chuồng, xây dựng kỹ thuật chăn nuôi và nuôi trồng đảm bảo chất lượng đầu ra. Tổng thể có 7 trại, trong đó có: 5 trại cá, 1 trại bò, 1 trại heo. BỘ PHẬN CHĂN NUÔI BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ BỘ PHẬN NUÔI TRỒNG BAN GIÁM ĐỐC TRẠI HEO, BÒ TRẠI CÁ HÌNH 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY (Nguồn: Phòng Nghiệp Vụ) 3.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY Theo bảng tính 2, tình hình nguồn lao động của công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu. Cụ thể là tháng 2011 số lao động là 98 người , đến cuối năm 2012 số lao động giảm đi 19 lao động (chênh lệch giữa 2 năm là 19,39%). Nguyên nhân của sự giảm về nhân sự như vậy vì có sự cạnh tranh của công ty chế biến thủy sản và chế biến phụ phẩm trong vùng, các ngành nghề này chủ yếu thuê mướn nhân công theo thời vụ, thanh toán lương theo sản phẩm nên dễ dàng thu hút lực lượng lao động. Xét theo Giới tính: vào năm 2011 lao động nam chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nữ, nam chiếm 83,67%, nữ chiếm17,33. Đến năm 2012 tỷ lệ lao động nam, nữ đã giảm (lao động nữ giảm 12,5%, lao động nam giảm 20,73%), nhưng tỷ lệ lao động nam vẫn cao hơn lao động nữ, điều này là hoàn toàn hợp lý bởi đặc thù ngành nghề nuôi trồng và chăn nuôi cần có sức khỏe, lao động chân tay. Xét theo trình độ văn hóa: lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao hơn lao động gián tiếp, dù 2012 lao động có giảm nhưng tỷ lệ lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ lệ cao (76,53%) Xét theo tính chất công việc: Tỷ lệ lao động trực tiếp nhiều hơn lao động gián tiếp một lượng lớn chênh lệch vì do hình thức kinh doanh của công ty chú trọng vào chăm sóc vật nuôi, cần lao động chân tay nên tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm trên 70% (năm 2011 là 76,53, năm 2012 là 72,15%) so với lao động gián tiếp . BẢNG 2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2011-2012 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Năm 2012/ 2011 SL % SL % SL % Tổng số lao động 98 100 79 100 -19 (19,39) 1. Theo giới tính Nam 82 83,67 65 82,28 -17 (20,73) Nữ 16 16,33 14 17,72 -2 (12,5) 2. Theo trình độ văn hoá Đại học và trên đại học 7 7,14 7 8,86 0 0 Cao đẳng và trung cấp 16 16,33 16 20,25 0 0 Lao động phổ thong 75 76,53 56 70,89 19 (25,33) 3. Theo tính chất công việc Lao động gián tiếp 23 23,47 22 27,85 -1 (4,35) Lao động trực tiếp 75 76,53 57 72,15 -18 (24) (Nguồn: Sinh viên tính toán theo số liệu của Phòng Nghiệp Vụ) 3.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN SÔNG HẬU 3.3.1. Hình thức tổ chức tiền lương tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu 3.3.1.1. Hình thức trả lương Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu luôn thực hiện chế độ tiền lương theo chế độ tiền lương mới ban hành. Căn cứ vào chứng từ hạch toán về thời gian lao động và chế độ tiền lương để trả lương cho công nhân viên của công ty Xuất phát từ đặc điểm tổ chức của công ty, đặc điểm ngành nghề và yêu cầu công tác quản lý, công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu trả lương theo hai hình thức: Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương có thưởng phạt 3.3.1.2. Phương pháp tính lương a. Hình thức trả lương theo thời gian Được áp dụng chủ yếu để tính lương cho bộ phận gián tiếp có nhiệm vụ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Đây là hình thức trả lương căn cứ vào thời gian lao động tại công ty để tính lương. Đối với bộ phận văn phòng công ty trên cơ sở đã thông qua Ban giám đốc công ty áp dụng tiền lương được quy đổi với từng bậc lương trong các thang lương trong chế độ tiền lương của nhà nước Lương cấp bậc, lương chính hàng tháng theo chức danh, kế toán tính ra số tiền lương phải trả cho một công nhân viên như sau: Lương thời gian phải trả cho CNV = Mức lương cơ bản theo ngạch bậc x hệ số lương (Đây là mức lương để tính BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) Lương thực nhận = lương chính hàng tháng theo chức danh Trong đó: Lương cơ bản theo ngạch bậc = đơn giá lương cơ bản x hệ số lương Đơn giá tiền lương cơ bản: Tiền lương cơ bản trong công ty được ban giám đốc công ty xác định theo kế hoạch thực hiện, ban giám đốc công ty lập kế hoạch thực hiện mức lương cơ bản là : 830.000 đồng Hệ số tiền lương: được xác định bởi năng lực trình độ của cán bộ, công nhân viên trong công ty Căn cứ vào chứng từ hạch toán về thời gian lao động và hình thức trả lương theo thời gian áp dụng trong công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu, cộng với các khoản phụ cấp phải trả, tiến hành tính và trả lương cho nhân viên. Ví dụ cụ thể: Bộ phận phòng nghiệp vụ Trong tháng, căn cứ vào bảng chấm công, thấy được bộ phận làm việc được 28 ngày trong tháng 06/2011 Biết: Đơn giá tiền lương cơ bản là: 830.000 đồng Hệ số tiền lương của bộ phận là: 24,01 Lương cơ bản = 830.000 x 24,01 = 19.928.300 đồng Lương chính hàng tháng theo chức danh: 28.496.310 đồng à Tổng tiền lương của bộ phận nghiệp vụ trong tháng 6 là: 28.496.310 đồng b. Phương pháp trả lương có thưởng phạt Đây là hình thức chủ yếu mà công ty áp dụng vì đa số công nhân sản xuất trực tiếp tại công ty làm theo hợp đồng đã ký kết. Công ty chỉ trả lương cho công nhân sản xuất theo kết quả công việc được hoàn thành. Theo hình thức kế toán căn cứ vào bảng chấm công của từng bộ phận, sổ bình xét hàng tháng (bình xét mức độ hoàn thành công việc của nhân viên), có ký xác nhận của từng công nhân và trưởng bộ phận để tính trả lương. Ngoài lương chính trong khoản mục chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm cả khoản mục phụ cấp trách nhiệm, các khoản tiền thưởng,... tất cả khoản này được cộng tính vào lương chính và trả cho công nhân vào cuối tháng Căn cứ vào khối lượng công việc hoàn thành đảm bảo chất lượng đúng quy định theo qui trình làm việc và công việc hoàn thành Ví dụ cụ thể: Căn cứ vào mức lương được đề xuất của công ty cho từng xếp loại điểm bình xét năm 2011, 2012 BẢNG 3: MỨC LƯƠNG THƯỞNG PHẠT CHO TỪNG XẾP LOẠI ĐIỂM BÌNH XÉT NĂM 2011, 2012 (Nguồn: Phòng nghiệp vụ) Cụ thể công ty đã xếp loại với hệ số thưởng phạt cho: - Ban Điều Hành và cán bộ quản lý như sau: Loại A1: Hưởng 100% lương Loại A2: Hưởng 87,5% lương Loại A3: Hưởng 75% lương Loại B: Hưởng 62,5% lương Loại C: Hưởng 37,5% lương Loại D: Hưởng 0% lương - Công nhân như sau: Loại A1: Hưởng 100% lương Loại A2: Hưởng 83,3% lương Loại A3: Hưởng 66,7% lương Loại B: Hưởng 58,3% lương Loại C: Hưởng 25% lương Loại D: Hưởng 0% lương 3.3.2. Phương pháp tính các khoản trích theo lương Công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu áp dụng chế độ trả lương hiện hành, thực hiện tỷ lệ trích sau: Bảo hiểm xã hội (BHXH) trích 23%: công ty trích 7% trừ vào lương của người lao động, 16% còn lại tính vào chi phí của công ty Bảo hiểm y tế (BHYT) trích 4,5%: công ty trừ vào lương người lao động 1,5 %, còn 3% còn lại được tính vào chi phí của công ty Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trích 2%: công ty trích 1% trừ vào lương người lao động, còn 1% tính vào chi phí của công ty 3.3.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu 3.3.3.1. Kế toán tiền lương tại công ty Cổ Phần Thủy Sản Sông Hậu Hàng tháng công ty tập hợp các chứng từ hạch toán thời gian lao động, chứng từ hạch toán kết quả lao động ở các bộ phận nhân viên để tính lương, trả lương cho cán bộ công nhân viên được kịp thời như: Bảng chấm công được để tại một địa
Luận văn liên quan