Công tác tổ chức thực hiện một số nghiệp vụ văn phòng tại Báo Thanh Niên

Thực tập nhận thức là cơ hội cho mỗi sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tiễn bên ngoài.Là khoảng thời gian, sinh viên ứng dụng lượng kiến thức vào công việc.Từ đó, họ có thể nhận ra được những thiếu sót và rút ra kinh nghiệm.Tạo cơ hội để hoàn thiện bản thân trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhận thấy bản thân mình cần học hỏi và tu luyện từ những công việc cơ bản cho đến nâng cao dần, tôi đã chọn Ban Giáo dục báo Thanh Niên làm nguồn học hỏi và rèn luyện các kỹ năng. Như chúng ta đã thấy: trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã kéo theo hàng loạt yêu cầu mới trong việc quản lý và xử lý thông tin. Đặc biệt với hiện tượng bùng nổ thông tin và nhu cầu tất yếu của thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa thì nhu cầu hình thành, sắp xếp và truyền đạt thông tin đến tay người nhận là một quá trình vô cùng quan trọng. Và Báo Thanh niên là nơi đã giúp tôi đạt thêm rất nhiều kinh nghiệm.

pdf36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác tổ chức thực hiện một số nghiệp vụ văn phòng tại Báo Thanh Niên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên cơ quan thực tập : Báo Thanh Niên Thời gian thực tập : 7/01/2013-5/03/2013 Người hướng dẫn : Võ Ba Chức vụ : Trưởng Ban Giáo Dục TN Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Bích Ngọc Mã số sinh viên : 104645 Lớp : TC1011 TP.HCM Tháng 3/2013 Tên cơ quan thực tập : Báo Thanh Niên Thời gian thực tập : 7/01/2013-5/03/2013 Người hướng dẫn : Võ Ba Chức vụ : Trưởng Ban Giáo Dục TN Sinh viên thực tập : Nguyễn Thị Bích Ngọc Mã số sinh viên : 104645 Lớp : TC1011 TP.HCM Tháng 3/2013 i NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ii NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… ……………………………………………………………… iii LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có những nỗ lực hay sự thành công nào mà không gắn liền với những hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của những người xung quanh. Trong suốt quá trình thực tập nhận thức, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy cô và đặc biệt là các anh chị tại Báo Thanh Niên. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gởi lời cảm ơn và sự kính trọng đến: - Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam: Giáo Viên hướng dẫn quá trình thực tập nhận thức tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, em cũng xin gởi ngàn lời cảm ơn đến: - Nhà báo Võ Ba: Trưởng Ban Giáo Dục Thanh niên – Báo Thanh Niên. - Nhà Báo Thùy Ngân: Phó Ban Giáo Dục Thanh Niên- Báo Thanh Niên. - Phóng Viên Mỹ Quyên: công tác tại Báo Thanh Niên. - Cùng toàn thể anh, chị hiện đang công tác tại ban Giáo dục Thanh Niên. iv MỤC LỤC CHƯƠNG 1 ........................................................................................................................... 1 GIỚI THIỆU VỀ BÁO THANH NIÊN ................................................................................. 1 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Báo Thanh Niên .................................................... 1 1.1.1 Logo, tên, địa chỉ .................................................................................................. 1 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Báo Thanh Niên ............................................ 2 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Báo Thanh Niên ................................................................. 4 1.3 Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của Báo Thanh Niên ................................... 5 1.3.1 Cơ cấu tổ chức ...................................................................................................... 6 1.3.2 Lĩnh vực hoạt động ............................................................................................... 8 CHƯƠNG 2 ......................................................................................................................... 11 CÔNG TÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN MỘT SỐNGHIỆP VỤ THƯ KÝ TẠI BÁO THANH NIÊN ..................................................................................................................... 11 2.1CÔNG TÁC TỔ CHỨC CUỘC HỌP, HỘI NGHỊ TẠI BÁO THANH NIÊN .......... 11 2.1.1Mục đích của việc tổ chức cuộc họp. ................................................................... 11 2.1.3 Yêu cầu về việc tổ chức cuộc họptại Báo Thanh Niên ....................................... 12 2.1.4 Quy trình tổ chức cuộc họptại Báo Thanh Niên ................................................. 12 2.2 Công tác tổ chức tư vấn tuyển sinh tại TP.HCM và các tỉnh thành trong cả nước ... 13 2.2.1 Lập bảng kế hoạch cho chương trình tư vấn mùa thi 2013 ................................ 14 2.2.2/ Lập danh sách các đối tượng trong đợt tư vấn tuyển mùa thi 2013: ................. 15 2.2.3/ danh sách tư vấn tại lớp: tại cụm Ninh thuận ................................................... 16 2.2.4/ Lập kịch bản cho chương trình tư vấn mùa thi 2013 ......................................... 17 2.3 CÔNG TÁC GIAO TIẾP CÔNG SỞ ........................................................................ 22 2.3.1 Một số vấn đề chung về giao tiếp công sở .......................................................... 22 2.3.2 Các loại hình giao tiếp mà thư ký Báo Thanh Niên thực hiện ................. 22 CHƯƠNG 3 ......................................................................................................................... 24 NHẬN XÉT ......................................................................................................................... 24 3.1 Nhận xétchung ........................................................................................................... 24 3.1.1 Đối với công tác tổ chức cuộc họp, hội nghị ...................................................... 24 3.1.2 Đối với công tác tổ chức tuyển sinh mùa thi 2013 ............................................. 25 3.1.3 Đối với công tác giao tiếp ................................................................................... 26 v PHẦN MỞ ĐẦU ......... 1. Lý do chọn đề tài Thực tập nhận thức là cơ hội cho mỗi sinh viên tiếp xúc với môi trường thực tiễn bên ngoài.Là khoảng thời gian, sinh viên ứng dụng lượng kiến thức vào công việc.Từ đó, họ có thể nhận ra được những thiếu sót và rút ra kinh nghiệm.Tạo cơ hội để hoàn thiện bản thân trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhận thấy bản thân mình cần học hỏi và tu luyện từ những công việc cơ bản cho đến nâng cao dần, tôi đã chọn Ban Giáo dục báo Thanh Niên làm nguồn học hỏi và rèn luyện các kỹ năng. Như chúng ta đã thấy: trong những năm gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã kéo theo hàng loạt yêu cầu mới trong việc quản lý và xử lý thông tin. Đặc biệt với hiện tượng bùng nổ thông tin và nhu cầu tất yếu của thời kỳ hiện đại hóa và công nghiệp hóa thì nhu cầu hình thành, sắp xếp và truyền đạt thông tin đến tay người nhận là một quá trình vô cùng quan trọng. Và Báo Thanh niên là nơi đã giúp tôi đạt thêm rất nhiều kinh nghiệm. 2.Mục đích nghiên cứu Để nắm vững hơn về nghiệp vụ của văn phòng, tiếp xúc kiến thức chuyên ngành và hoàn thiện bản thân để trang bị cho công việc trong tương lai. 3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu -Đối tượng nghiên cứu: Công tác tổ chức thực hiện một số nghiệp vụ văn phòng tại Báo Thanh Niên -Khách thể nghiên cứu: Báo Thanh Niên - Số 248, Cống Quỳnh, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh 4.Nội dung nghiên cứu Trong quá trình khảo sát và làm quen với công việc thực tế, báo cáo thực tậpbước đầu tìm hiểu về thực trạng tình hìnhthực hiện một số nghiệp vụ văn phòng tại Báo Thanh Niên, báo cáo nghiên cứu tập trung về:Công tác tổ chức cuộc họp, Tổ chức tư vấn mùa thi; Công tác giao tiếp công sởtại Báo Thanh Niên. vi 5.Phương pháp nghiên cứu Để viết được đề tài này tôi đã dùng phương pháp tổng hợp thông tin từ các bài báo đã đăng trên Báo Thanh Niên qua các năm, cùng với phương pháp so sánh các công việc mà tôi trực tiếp thực hiện và các công viêc tôi quan sát những phòng viên tại nơi thực tập đã làm với các kiến thức đã học trên giảng đường và qua sách vở. 6. Cấu trúc báo cáo Trên cơ sở kiến thức tài liệu thu thập được từ đợt thực tập cộng với kiến thức đã học, qua các tài liệu có liên quan và các hồ sơ về công tác tổ chức cuộc họp hội nghị, chuyến đi công tác tại Báo Thanh Niên. Báo cáo của tôi được trình bày gồm những phần như sau: - Phần mở đầu - Phần nội dung: gồm ba chương + Chương 1: Giới thiệu về Báo Thanh Niên + Chương 2: Công tác tổ chức thực hiện một số nghiệp vụ văn phòng tại Báo Thanh Niên. + Chương 3: Nhận xét “Hiệu quả công việc quyết định sự thành công của mỗi người” điều đó là tất yếu, và hơn bao giờ hết em mong muốn mình sẽ làm tốt được tất cả mọi công việc nhưng để làm được điều đó cần phải có một sự nỗ lực rất lớn của bản thân cùng sự giúp đỡ của mọi người. “Báo cáo thực tập nhận thức” là kết quả của một quá trình thực tập, mặc dù đã cố gắng rất nhiều song sẽ không tránh khỏi nhiều điều thiếu sót,emi rất mong nhận được sự góp ý của các Thầy cô giáo và Quý cơ quan để cho báo cáo thêm phần hoàn thiện hơn, rút ra những bài học kinh nghiệm để phục vụ cho công việc sau này. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện NguyễnThị Bích Ngọc Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Nguyễn Thanh Nam 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ BÁO THANH NIÊN 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Báo Thanh Niên 1.1.1 Logo, tên, địa chỉ - Logo: - Tên tiếng việt: BÁO THANH NIÊN - Tên tiếng anh: THANH NIEN NEWSPAPER - Website: - Trụ sở chính: 248 Cống Quỳnh - Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh. +Điện thoại: (84.8) 38394046 - 38322026 – 38332955 +Fax: (84.8) 38322025 +E-mail: toasoan@thanhnien.com.vn 1.1.1 Lịch sử hình thànhBáo Thanh Niên Báo Thanh Niên cơ quan ngôn luận của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam ra số đầu tiên ngày 03 tháng 01 năm 1986. Lúc đó Báo còn mang tên Tuần Tin Thanh niên, xuất bản vào ngày thứ hai, và trước đó gần một năm đã có tờ Thông Tin Thanh Niên cũng của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam mà số 01 ra trong tháng 4 năm 1985, Báo Thanh Niên ra đời ngay khi đất nước chuyển mình bước vào thời kỳ đổi mới. Lúc ấy, sách báo chưa nhiều như bây giờ nên sự ra đời của Báo Thanh Niên giống như đất nước có thêm một tín hiệu đổi mới.Thời gian đầu Báo có tên là Tuần Tin Thanh niên với cái măng – sét rất thanh mảnh và khiêm tốn – có thể nghĩ là nếu không vượt qua được những thử nghiệm, thử thách…tín hiệu đổi mới sẽ tắt, báo sẽ chết. Ít lâu sau, họa sĩ Hoàng Ngọc Biên kẻ cái măng - sét mới cho tờ báo. Hai từ Thanh Niên được kẻ thành một khối chữ in hoa, nét ngang, nét sổ đều rất đậm, rất thẳng, tạo dáng đứng khỏe mạnh, tự tin, nói chung là “có khí thế”. Những chữ A, chữ N không kẻ thẳng luôn mà uốn cong thành vòm, theo họa sĩ Hoàng Ngọc Biên Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Nguyễn Thanh Nam 2 “Đó không phải là những mái vòm mà là những cái vai, Thanh Niên thì phải kề vai sát cánh cùng gánh vác”. Lúc tờ Tuần Tin Thanh niên mới ra đời nó thật lẻ loi làm sao, không có tòa soạn phải ở nhờ căn nhà 145 Pasteur của Trung ương Đoàn, sau đó chuyển sang 1Ter Nguyễn Thành Ý, rồi chuyển tiếp một lần nữa sang tận 20Ter Trần Hưng Đạo - Quận 5 - Tp.Hồ Chí Minh và gần đây mới an cư lạc nghiệp ở 248 Cống Quỳnh - Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – Thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1991 Tuần Tin Thanh Niên chính thức được đổi tên thành Báo Thanh Niên và vững bước phát triển từ đó đến nay. 1.1.2 Các giai đoạn phát triển của Báo Thanh Niên Khởi đầu với tờ Tuần Tin Thanh Niên phát hành vào ngày thứ 2 hàng tuần, trải qua bao khó khăn và thử thách đến nay Báo Thanh Niên đã có những bước phát triển vững chắc trở thành một tờ nhật báo phát hành hơn 460.000 bản/ngày. - Khi ra mắt Thanh Niên Nguyệt san số 1(ngày 15-5-1991) nhân kỷ niệm 16 năm ngày giải phóng miền Nam, cũng là lúc Thanh Niên được cấp giấy phép mới với tên gọi là Báo Thanh Niên. Thanh Niên nguyệt san là một tạp chí xuất bản hàng tháng, bìa giấy couché, in 04 màu, khổ 20x28, có 40 trang. Đây là phụ trương của Báo tuần, tập trung nhiều về các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao, xã hội…. Sự ra đời của Thanh Niên nguyệt san có một ý nghĩa rất quan trọng, đó là bước đi đầu tiên trong quá trình phát triển của Báo về sau được biểu hiện bằng sự xuất hiện của hàng loạt số Báo phụ trương, tăng kỳ. - Cụ thể là đến đầu năm 1992, Báo phát hành thêm Thanh Niên thứ 5, số đầu tiên ra mắt ngày 20- 02- 1992 gồm 08 trang khổ 30x40, phát hành vào thứ tư hàng tuần. Cùng với tờ chủ nhật phát hành vào thứ bảy, đến năm 1992, Thanh niên đã phát hành được ba loại Báo: Thanh Niên thứ 5, Thanh Niên Chủ Nhật và Thanh Niên Nguyệt san với số lượng ngày càng cao. - Đến đầu năm 1993, Thanh Niên tăng kỳ thêm Thanh Niên thứ ba. Số ra đầu tiên ra mắt bạn đọc ngày 30-11-1993 gồm 16 trang (có 8 trang màu và 8 trang thường), khổ 30x40. Đến đầu năm 1994, số Báo Thanh Niên Chủ Nhật được cải tiến từ khổ 20x28 như bình thường thành khổ 30x40, có 16 trang. Đến lúc này Thanh Niên có 3 số định kỳ trong tuần: thứ ba, thứ 5 và số chủ nhật, phát hành vào các ngày thứ 2, 4, Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Nguyễn Thanh Nam 3 7. Thanh Niên định kỳ 3, 5, chủ nhật gọn, nhẹ, nhạy bén với tình hình thời sự, có nhiều chuyên mục mới, độc đáo ngang hàng với Báo định kỳ khác. - Bước vào năm 1995 Thanh Niên đã đánh dấu thêm một bước phát triển của mình bằng một sự kiện tăng kỳ của các số Báo. Từ ngày 01-04-1995 Thanh Niên nguyệt san được nâng lên thành Thanh Niên bán nguyệt san phát hành vào ngày 01 và 15 mỗi tháng. Đồng thời đến ngày 20-04-1995, ra mắt Thanh Niên Chủ Nhật 20 trang, bìa in màu trên giấy couché, khổ 30x40, phát hành vào thứ 7 hàng tuần. Lúc này các số Báo định Kỳ 3, 5, 7 (số thứ 7 là số chủ nhật lúc trước) đã được ghi đúng ngày phát hành, trở thành các số thứ 2, 4 và thứ 6. Như vậy sau 10 năm ra mắt bạn đọc (1986-1996), Thanh Niên đã có tất cả 5 số Báo: Báo trong tuần 2- 4- 6, Báo Thanh Niên Chủ Nhật hàng tuần và Thanh Niên bán nguyệt san 2 kỳ/1 tháng. - Tuy nhiên, Thanh Niên Chủ Nhật đế số 107 (ra ngày 06- 7- 1997) cũng trở thành một tờ Báo thường có 16 trang như các số: 2- 4- 6. Và tháng 10- 1999 Thanh Niên bán nguyệt san phát triển thành Thanh Niên cuối tuần, phát hành vào thứ 7.Đến giữa tháng 3- 2000, Thanh Niên bước vào một giai đoạn mới.Tuy không phải là nhật báo nhưng các số Báo thường được phát hành liên tục trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu, cùng với số cuối tuần thứ bảy. Từ một bản tin phát hành 1 kỳ/tuần, cho đến nay Thanh Niên đã có một hệ thống ấn phẩm truyền thông mạnh: Báo in là một trong những nhật báo có số lượng phát hành lớn nhất cả nước, có tờ Thanh Niên Tuần san in ấn hiện đại trở thành ấn phẩm thú vị cho bạn đọc vào những ngày cuối tuần; có tờ báo Tiếng Anh Weekly là một trong những tờ báo Tiếng Anh tại Việt Nam được bạn đọc yêu thích nhất hiện nay,báo điện tử Tiếng Việt có Thanh Niên Online, điện tử Tiếng Anh có Thanh Niên News là hai tờ báo điện tử được bạn đọc, đồng nghiệp trong và ngoài nước rất quan tâm. Trải qua chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển, Báo Thanh Niên - diễn đàn của Hội Liên Hiệp Thanh Niên Việt Nam, cơ quan của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - đã trở thành một trong những tờ nhật báo lớn nhất cả nước, được đông đảo bạn đọc mến mộ. Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Nguyễn Thanh Nam 4 1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Báo Thanh Niên Xuất hiện với vai trò là diễn đàn của giới trẻ, không phân biệt họ ở thành phần nào, lý lịch gia đình ra sao, miễn là họ sinh ra và lớn lên trên dải đất hình chữ S này, không kể quá khứ giàu – nghèo và họ xuất thân như thế nào.Báo Thanh Niên đã lấy tiêu chí cao nhất “Thanh Niên - tờ báo vì Thanh niên và của Thanh niên” làm mục đích hoạt động của mình vì “Báo Thanh Niên xét về thực chất là diễn đàn của tuổi trẻ xoay quanh nhiệm vụ công nghiệp hóa- song song với nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho Tổ quốc”. Báo Thanh Niên luôn khẳng định chức năng, nhiệm vụ của mình là đại diện cho tiếng nói của Thanh Niên, phản ánh tâm tư nguyện vọng của Thanh Niên, là người bạn đồng hành trong đời sống và việc làm của tuổi trẻ cả nước, góp phần nâng cao nhận thức, tuyên truyền và động viên tầng lớp Thanh Niên tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tôn chỉ, mục đích ấy của Tuần Tin được cọ xát trong thực tế, va chạm với những khó khăn, thử thách tồn tại trong đời sống xã hội với muôn hình vạn dạng của nó là đối tượng phản ánh của báo chí, cũng chính là nơi “thử lửa” của những tiêu chí, mục đích được đặt ra cho bản thảo tờ báo. Sau khi ra mắt bạn đọc hơn một năm, được sự giúp đỡ quan tâm tận tình của các cấp lãnh đạo và sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo độc giả, Báo Thanh Niên lại một lần nữa khẳng định: “làm một tờ báo dưới dạng “công báo”, “quan báo” chắc không khó – làm báo chỉ chuyên minh họa râu ria mà không có một quan sát riêng, làm một tờ báo chạy theo thị hiếu của một số lượng người đọc nào đó, mị dân để “ăn khách” cũng không khó. Mà làm một tờ báo vừa trách nhiệm vừa lương tâm, truyền bá điều cần truyền bá, phản ánh điều cần phản ánh để nắm bắt được lớp trẻ đang nghĩ gì, đang cần gì, để bạn đọc lớn lên theo tầm đất nước thật khó”. “Tuần Tin Thanh Niên” với ý nghĩa ấy là tờ báo vì Thanh niên và của Thanh niên thì phải phấn đấu nhiều hơn nữa. Cũng cần nhấn mạnh rằng Báo Thanh Niên xuất hiện trong một thời điểm vô cùng quan trọng. Năm 1986 là cột mốc của sự nghiệp đổi mới do Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện. Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ VI là chiếc chìa khóa mở tung cánh cửa, đón luồng gió mới làm thay đổi nếp nghĩ, nếp làm cũ mà nay đã không còn phù hợp với tình hình mới. Đảng xác định: “Đối Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Nguyễn Thanh Nam 5 với đất nước ta, đổi mới tư duy là yêu cầu cấp thiết của sự nghiệp cách mạng và là vấn đề sống còn”. Đổi mới tư duy là đổi mới cách suy nghĩ, cách làm việc cho thích ứng với tình hình xã hội, nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng CNXH ở đất nước ta. Thói quan liệu, chủ quan, duy ý chí dẫn đến bệnh giáo điều xa rời quần chúng, không bám sát hiện thực phát triển của cách mạng, làm cho nó trở thành một lực cản đối với xã hội cho nên cần phải bị thủ tiêu tận gốc. Sợi chỉ đỏ của Đại Hội VI là nắm vững định hướng mục tiêu xây dựng CNXH làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh, đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, tư tưởng đến văn hóa. Nhiệm vụ chính của Báo lúc này là người hướng dẫn cổ vũ, tổ chức cuộc vận động đổi mới, phân tích các mâu thuẫn và tham gia tìm lời giải đáp từ thực tiễn.Khám phá được cái mới, báo chí đồng thời phải khích lệ và bảo vệ nó trước cái xấu, cái tiêu cực vẫn đang còn len lõi trong cuộc sống, trong cơ chế quản lý bộ máy nhà nước. Tuần Tin Thanh Niên ra đời đã góp vào một tiếng nói mạnh mẽ lên án những mặt xấu của cái cũ vẫn còn đang hoành hành. Đó là một tiếng nói lạ trong giới báo chí lúc bấy giờ nhưng đã bắt kịp nhịp thở của xã hội, của thời đại. Từ những số đầu tiên, Tuần Tin Thanh Niên đã tự xác định cho mình nhiệm vụ đấu tranh với mọi bất công, tiêu cực trong xã hội, vạch trần những mờ ám trong các hoạt động kinh tế, phơi bày các sai xót nghiêm trọng trong công tác quản lý… Có thể nói mục tiêu chống cái cũ, xây dựng cái mới là một trong những mục đích cao nhất của BáoThanh Niên. Trong thời buổi hiện nay với một xã hội đang phát triển không ngừng, một nền kinh tế mở cửa và một hệ thống chính trị ổn định, thì vai trò và nhiệm vụ của Báo Thanh Niên càng phải được phát huy hơn nữa, không chỉ tập trung vào số lượng báo phát hành mà điều quan trọng phải là chất lượng của tờ báo, luôn luôn đáp ứng cho người đọc những thông tin chất lượng cao, nhanh nhạy,những bài điều tra nóng bỏng, các trang văn hóa – văn nghệ, giáo dục và khoa học, nhịp sống thanh niên…có nhiều chuyên mục mới và thích hợp với tuổi trẻ. 1.3 Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực hoạt động của Báo Thanh Niên Báo cáo thực tập nhận thức GVHD: Nguyễn Thanh Nam 6 1.3.1 Cơ cấu tổ chức Khi mới ra đời Ban Biên tập của tờ Thông Tin Thanh Niên và Tu
Luận văn liên quan