Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh thừa Thiên Huế

Trong những năm qua, nhờ công cuộc cải cách đổi mới theo hướng CNH-HDH và toàn cầu hóa, đất nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực đặt biệt là về mặt kinh tế, điều này đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân ta cả về mặt vật chất lẫn tinh thần lên rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được nước ta cũng đã và đang phải đương đầu với nhiều mặt tiêu cực xã hội như vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và rất nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến trẻ em như vấn đề trẻ em lang thang, trẻ em chất độc màu da cam, vấn đề bạo lực học đường, vấn đề nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên và là một trong những vấn đề trẻ em nổi cộm lên hiện nay và đang có nhiều tranh cải đó là vấn đề trẻ em lao động sớm. Nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề trẻ em lao động sớm hay người ta còn gọi một cụm từ quen thuộc là “trẻ em lao động” là biểu hiện của sự chậm phát triển về mặt kinh tế xã hội, là hệ quả của sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các vùng lãnh thổ. Việt Nam ta tuy đã thoát khỏi nhóm những quốc gia nghèo trên thế giới nhưng nền kinh tế nước ta vẫn còn là một nền kinh tế đang phát triển có cơ cấu ngành Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, theo đó là sự phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng, cùng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho tỉ lệ trẻ em lao động sớm ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Nhìn trên bình diện vĩ mô trên cả nước, thì theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2008, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các hình thức lao động. Nếu thống kê từ năm 2006 thì đã có khoảng 930.000 lao động trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế. Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em được khảo sát tại 8 tỉnh, thành và 3 làng nghề vừa được Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố cũng đã khiến nhiều người phải giật mình. Kết quả khảo sát cho thấy gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và trên 27% bị ảnh hưởng của hoá chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc. Theo báo cáo này, lao động trẻ em thường ở độ tuổi từ 10-14 tuổi, chiếm 72,6% tổng số trẻ em đang tham gia lao động được khảo sát. Tiếp đến là nhóm tuổi từ 15-17 tuổi (chiếm 17%) và nhóm 6-9 tuổi (chiếm khoảng 10%). Khảo sát cũng cho thấy lao động trẻ em đang làm việc chiếm tỷ trọng cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại - dịch vụ và thấp nhất là trong lĩnh công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện khá phổ biến ở các tỉnh thành Quảng Nam, Lào Cai, An Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu ta nhìn nhận vấn đề trẻ em lao động sớm ở quy mô một tỉnh thành như Thừa Thiên Huế thì tình trạng trẻ em lao động ở các khu tái định cư của cư dân vạn đò thì đang là vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em mang tính bức xúc mà các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội đang phải đương đầu. Hiện nay, trẻ em lao động sớm chiếm một tỉ lệ rất cao ở các khu tái định cư như Phú Mậu, Phú Hậu, Hương Sơ và nó đang là thực trạng nhức nhối và phổ biến ở các khu vực này. Phần lớn trẻ em ở các khu vực này đều bị thất học, hay các em vừa học cấp 1 cấp 2 vừa phải làm các công việc như bán hàng rong, bán vé số, đánh giày, phụ thợ nề hay nhặt phế liệu để kiếm sống. Đây là những công việc vất vả, thu nhập ít ỏi các em phải chịu nhiều rủi ro như ốm đau, tai nạn, thất học, mù chữ hay các em có nguy cơ là nạn nhân của các vụ buôn bán và ngược đãi trẻ em. Bên cạnh đó, các em dễ có nguy cơ vướn vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, ma túy mại dâm Đây là những hệ quả tất yếu xảy ra của thực trạng trẻ em lao động sớm, nếu không có sự can thiệp giải quyết kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trong không chỉ cho chính bản thân, gia đình các em, mà là cho toàn xã hội. Chính vì thế những trẻ em lao động sớm là những thân phận của những con người bé nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi, các em là những đối tượng yếu thế rất cần sự quan tâm, giúp đỡ các cơ quan ban ngành chức năng của toàn thể xã hội mà đặt biệt trước hết là các cán sự ngành Công tác xã hội phải thể hiện được vai trò thiết thực của mình trong việc can thiệp hỗ trợ các em vượt qua khó khăn để các em có thể vươn lên trong cuộc sống bởi đó không chỉ là vì lương tâm trách nhiệm mà còn là các em lao động sớm cũng là một trong những đối tượng cần giúp đỡ của ngành CTXH. Từ ý nghĩa đó, với tư cách là một sinh viên năm 4 chuyên ngành CTXH, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” để là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này không chỉ là một nghiên cứu về thực trạng trẻ em lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu mà còn thông qua đó tôi đưa ra mô hình thực hành công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm bởi công tác xã hội cá nhân không chỉ là một trong những phương pháp can thiệp ở mức độ vi mô và khá hiệu quả của ngành CTXH mà còn là một phương pháp phù hợp với khả năng và phạm vi đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu và thực hành đề tài khóa luận này, tôi có cơ hội vừa có thể tiến hành nghiên cứu lý luận vừa có cơ hội thực hành, đảm bảo có sự hài hòa giữa lý luận và thực tiễn và cũng là ý nghĩa của đề tài khóa luận này.

doc90 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6855 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KHOA LỊCH SỬ ---—&–--- NGUYỄN QUỐC KHÁ CÔNG TÁC Xà HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM LAO ĐỘNG SỚM Ở KHU TÁI ĐỊNH CƯ PHÚ MẬU, HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN NGÀNH CÔNG TÁC Xà HỘI KHOÁ 32 (2008 – 2012) Cán bộ hướng dẫn: LÊ THỊ KIM DUNG HUẾ, 05/2012 Sau một quá trình học tập rồi đi thực tập, nghiên cứu và thực hành trong thực tế hết sức nghiêm túc tôi đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp: “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu, Huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến quý thầy cô trong Khoa Lịch sử trường Đại học khoa học Huế đã nhiệt tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho tôi trong những năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn cô giáo Lê Thi Kim Dung đã tận tình hướng dẫn em từng bước trong việc thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp này với tất cả nhiệt tâm của một giảng viên trẻ nhưng giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Qua đây, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ viên chức ở Ủy ban nhân dân xã Phú Mậu, huyện Phú Vang cũng như nhân dân trong thôn, xã đã nhiệt tình cung cấp cho tôi những thông tin cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do điều kiện và khả năng có hạn nên chắc chắn khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét và đánh giá của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2012 Sinh viên thực hiện Nguyễn Quốc Khá MỤC LỤC PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 ATGT An toàn giao thông 2 ANCT An ninh chính trị 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BHXH Bảo hiểm xã hội 5 CTXH Công tác xã hội 6 CN – XD Công nghiệp – xây dựng 7 CNH-HĐH Công nghiệp hóa-hiện đại hóa 8 DV Dịch vụ 9 GTNT Giao thông nông thôn 10 HĐND Hội đồng nhân dân 11 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 12 KTXH Kinh tế xã hội 13 LĐTBXH Lao động- Thương binh - Xã hội 14 NN Nông nghiệp 15 NVCTXH Nhân viên công tác xã hội 16 TTCN Tiểu thủ công nghiệp 17 TTATXH Trật tự an toàn xã hội 18 TBLS Thương binh liệt sĩ 19 TTXH Trật tự xã hội 20 THCS Trung học cơ sở 21 THPT Trung học phổ thông 22 UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong những năm qua, nhờ công cuộc cải cách đổi mới theo hướng CNH-HDH và toàn cầu hóa, đất nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực đặt biệt là về mặt kinh tế, điều này đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân ta cả về mặt vật chất lẫn tinh thần lên rất nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được nước ta cũng đã và đang phải đương đầu với nhiều mặt tiêu cực xã hội như vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội… và rất nhiều vấn đề tiêu cực liên quan đến trẻ em như vấn đề trẻ em lang thang, trẻ em chất độc màu da cam, vấn đề bạo lực học đường, vấn đề nạo phá thai ở lứa tuổi vị thành niên…và là một trong những vấn đề trẻ em nổi cộm lên hiện nay và đang có nhiều tranh cải đó là vấn đề trẻ em lao động sớm. Nhiều chuyên gia cho rằng vấn đề trẻ em lao động sớm hay người ta còn gọi một cụm từ quen thuộc là “trẻ em lao động” là biểu hiện của sự chậm phát triển về mặt kinh tế xã hội, là hệ quả của sự phân hóa giàu nghèo giữa các vùng miền, giữa các vùng lãnh thổ. Việt Nam ta tuy đã thoát khỏi nhóm những quốc gia nghèo trên thế giới nhưng nền kinh tế nước ta vẫn còn là một nền kinh tế đang phát triển có cơ cấu ngành Nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, theo đó là sự phân hóa giàu nghèo đang ngày một gia tăng, cùng với nhiều nguyên nhân khác đã làm cho tỉ lệ trẻ em lao động sớm ngày càng gia tăng trong những năm gần đây. Nhìn trên bình diện vĩ mô trên cả nước, thì theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trong năm 2008, cả nước có 26.027 trẻ em phải tham gia vào các hình thức lao động. Nếu thống kê từ năm 2006 thì đã có khoảng 930.000 lao động trẻ em tham gia các hoạt động kinh tế. Một báo cáo chi tiết về tình trạng sử dụng lao động trẻ em được khảo sát tại 8 tỉnh, thành và 3 làng nghề vừa được Viện Khoa học Lao động và Xã hội công bố cũng đã khiến nhiều người phải giật mình. Kết quả khảo sát cho thấy gần 45% trẻ em phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo về nhiệt độ, ánh sáng; gần 40% phải làm việc trong môi trường có nồng độ bụi cao ảnh hưởng đến sức khoẻ và trên 27% bị ảnh hưởng của hoá chất độc, ô nhiễm không khí, hơi, khí độc hại nơi làm việc. Theo báo cáo này, lao động trẻ em thường ở độ tuổi từ 10-14 tuổi, chiếm 72,6% tổng số trẻ em đang tham gia lao động được khảo sát. Tiếp đến là nhóm tuổi từ 15-17 tuổi (chiếm 17%) và nhóm 6-9 tuổi (chiếm khoảng 10%). Khảo sát cũng cho thấy lao động trẻ em đang làm việc chiếm tỷ trọng cao nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, thương mại - dịch vụ và thấp nhất là trong lĩnh công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, xuất hiện khá phổ biến ở các tỉnh thành Quảng Nam, Lào Cai, An Giang, Hà Tĩnh, Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Nếu ta nhìn nhận vấn đề trẻ em lao động sớm ở quy mô một tỉnh thành như Thừa Thiên Huế thì tình trạng trẻ em lao động ở các khu tái định cư của cư dân vạn đò thì đang là vấn đề xã hội liên quan đến trẻ em mang tính bức xúc mà các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội đang phải đương đầu. Hiện nay, trẻ em lao động sớm chiếm một tỉ lệ rất cao ở các khu tái định cư như Phú Mậu, Phú Hậu, Hương Sơ…và nó đang là thực trạng nhức nhối và phổ biến ở các khu vực này. Phần lớn trẻ em ở các khu vực này đều bị thất học, hay các em vừa học cấp 1 cấp 2 vừa phải làm các công việc như bán hàng rong, bán vé số, đánh giày, phụ thợ nề hay nhặt phế liệu để kiếm sống. Đây là những công việc vất vả, thu nhập ít ỏi các em phải chịu nhiều rủi ro như ốm đau, tai nạn, thất học, mù chữ…hay các em có nguy cơ là nạn nhân của các vụ buôn bán và ngược đãi trẻ em. Bên cạnh đó, các em dễ có nguy cơ vướn vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, cướp giật, ma túy mại dâm…Đây là những hệ quả tất yếu xảy ra của thực trạng trẻ em lao động sớm, nếu không có sự can thiệp giải quyết kịp thời thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trong không chỉ cho chính bản thân, gia đình các em, mà là cho toàn xã hội. Chính vì thế những trẻ em lao động sớm là những thân phận của những con người bé nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi, các em là những đối tượng yếu thế rất cần sự quan tâm, giúp đỡ các cơ quan ban ngành chức năng của toàn thể xã hội mà đặt biệt trước hết là các cán sự ngành Công tác xã hội phải thể hiện được vai trò thiết thực của mình trong việc can thiệp hỗ trợ các em vượt qua khó khăn để các em có thể vươn lên trong cuộc sống bởi đó không chỉ là vì lương tâm trách nhiệm mà còn là các em lao động sớm cũng là một trong những đối tượng cần giúp đỡ của ngành CTXH. Từ ý nghĩa đó, với tư cách là một sinh viên năm 4 chuyên ngành CTXH, tôi đã chọn đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế” để là đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này không chỉ là một nghiên cứu về thực trạng trẻ em lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu mà còn thông qua đó tôi đưa ra mô hình thực hành công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm bởi công tác xã hội cá nhân không chỉ là một trong những phương pháp can thiệp ở mức độ vi mô và khá hiệu quả của ngành CTXH mà còn là một phương pháp phù hợp với khả năng và phạm vi đề tài nghiên cứu. Bên cạnh đó, thông qua việc nghiên cứu và thực hành đề tài khóa luận này, tôi có cơ hội vừa có thể tiến hành nghiên cứu lý luận vừa có cơ hội thực hành, đảm bảo có sự hài hòa giữa lý luận và thực tiễn và cũng là ý nghĩa của đề tài khóa luận này. 2. Tổng quan đề tài nghiên cứu Trẻ em lao động sớm ở các khu tái định cư là một vấn đề xã hội bức xúc đang đặt ra không chỉ cho địa bàn xã Phú Mậu mà còn ở các khu tái định cư khác ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thực trạng này đã xuất hiện cách đây nhiều năm. Mặc dù các cơ quan ban ngành tỉnh cũng đã có nhiều quan tâm để giải quyết vấn đề này thế nhưng sự quan tâm đó mới chỉ dừng lại ở những hình thức như: Mô tả thực trạng trẻ em lao động sớm qua những bài báo, qua phát thanh truyền hình, hay qua những hoạt động ủng hộ trợ giúp mang tính từ thiện qua những chính sách, chương trình hay dự án. Hiện nay, hầu như không có một công trình nghiên cứu khoa học nào liên quan đến lĩnh vực công tác xã hội với trẻ em lao động sớm tại các khu tái định cư trên địa bàn nghiên cứu cũng như địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Nếu xem xét vấn đề trẻ em lao động sớm trên quy mô phạm vi cả nước thì thực trạng này cũng đã được một số cá nhân và một số cơ quan tổ chức trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu như: Đầu tiên có thể kể đến Luận văn Thạc sỹ về đề tài: “Lao động trẻ em trong điều kiện độc hại nguy hiểm” do Vũ Thị Hồng Khanh, trường ĐHKHXH&NV thực hiện vào năm 2003. Báo cáo về vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam do Bộ lao động thương binh và Xã hội thực hiện năm 1997. Đây là tài liệu tập trung trình bày về vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam. Báo cáo chỉ rõ nguyên nhân, hậu quả của lao động trẻ em. Hay một công trình nghiên cứu khác: “Trẻ em làm thuê giúp việc gia đình” do Tổ chức cứu trợ trẻ em của Thuỵ Điển (Save the children Sweden) cộng tác với Khoa tâm lý học – trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện năm 2000. Công trình nghiên cứu này tìm hiểu nguyên nhân đặc điểm, ảnh hưởng của lao động đến sự phát triển cá nhân của trẻ. Đặt biệt là trong thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều bài báo mô tả thực trạng trẻ em lao động được đăng tải trên các trang webside như: Phóng viên Nhã Trân, “Lao động trẻ em ở Việt Nam được đăng tải trên tạp chí Cộng đồng”, hay bài viết “Trẻ em lao động sớm phàn lớn do cha mẹ” do phóng viên Kim Anh thực hiện, được đăng tải trên báo Lao động 17/05/2012. Bài viết “Nhứt nhối lao động trẻ em ở Việt Nam”do Phạm Hạnh thực hiện, được đăng tải trên báo điện tử, 12/06/2011 và còn rất nhiều báo khác đề cập nhiều về thực trạng trẻ em lao động sớm này. Từ những bài viết của các tác giả được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hay từ các công trình nghiên cứu của các cơ quan tổ chức nói trên, chúng ta thấy rằng: Việc tiếp cận và giải quyết vấn đề vẫn dưới góc nhìn của Xã hội học chứ không phải là của Công tác xã hội hay nói cách khác cách nhìn nhận vấn đề của Xã hội học mang tính nghiên cứu về mặc lý thuyết nhiều hơn nên những giải pháp đưa ra từ các công trình nghiên cứu đó thường mang tính chung chung như là đề xuất ra những chương trình, chính sách để giải quyết thực trạng tồn tại chứ không đi sâu vào thực hành giúp đỡ mang tính chuyên nghiệp của nghề Công tác xã hội. Có thể nói cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề xã hội của nghề Công tác xã hội mang tính chuyên sâu hơn, đa dạng và hiệu quả hơn. Chúng ta có thể tiến hành CTXH ở cấp độ vi mô như cá nhân hay ở cấp độ vĩ mô như CTXH với cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế là mặc dù các vấn đề tiêu cực xã hội phát sinh ngày càng nhiều nhưng ngành CTXH vẫn chưa phát huy tối đa vai trò và chức năng quan trọng của nghề.Vì thế, với đề tài: “Công tác xã hội cá nhân với trẻ lao động sớm ở khu tái định cư Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”. Tôi mong muốn đề tài là lá cờ đi tiên phong trong việc nghiên cứu và thực hành CTXH với trẻ lao động sớm. Đề tài không chỉ nhằm mục tiêu nghiên cứu phát hiện mô tả thực trạng, đưa ra mô hình can thiệp CTXHCN để giúp thân chủ là trẻ lao động sớm ở khu tái định cư giải quyết vấn đề của họ mà còn góp phần khẳng định vai trò, chức năng của CTXH trong việc phòng ngừa, ngăn chặn, chữa trị và phục hồi các vấn đề xã hội nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua việc tìm hiểu và mô tả thực trạng trẻ em lao động sớm rồi đưa ra mô hình can thiệp tiến hành công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm để góp phần giảm thiểu thưc trạng trẻ em lao động sớm trên địa bàn nghiên cứu. 3.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất: Tìm hiểu bức tranh tổng thể về tình hình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu để từ đó làm rõ hơn về thực trạng vấn đề cần nghiên cứu. Thứ hai: Mô tả thực trạng về trẻ em lao động sớm trên địa bàn nghiên cứu. Thứ ba: Tiến hành CTXH cá nhân với 1 trường hợp là trẻ em lao động sớm tại địa bàn nghiên cứu để giúp cho chúng ta có được cái nhìn cụ thể hơn đối với vấn đề nghiên cứu và hướng đến mục tiêu trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề lao động sớm đang gặp phải. Thứ tư: Thông qua việc nghiên cứu và thực hành để đề xuất ra những khuyến nghị đối các cơ quan chức năng ban ngành đoàn thể, cộng đồng, bản thân cũng như gia đình các em nhằm mục tiêu dần dần hạn chế và tiến tới xóa bỏ tình trạng trẻ em lao động sớm trên địa bàn nghiên cứu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu nói trên người nghiên cứu cần thực hiện những nhiệm vụ sau: Thứ nhất: Tiếp cận tìm hiểu địa bàn, thu thập và xử lý các thông tin thứ cấp, sơ cấp về đề tài nghiên cứu. Thứ hai: Sử dụng các lý thuyết và phương pháp nghiên cứu làm rõ thực trạng trẻ em lao động sớm tại địa bàn nghiên cứu. Thứ ba: Trên cơ sở nắm vững lý thuyết, các kỹ năng và phương pháp thực hành công tác xã hội, tôi tiến hành công tác xã hội cá nhân với 1 trường hợp thân chủ là trẻ em lao động sớm tại địa bàn nghiên cứu. Thứ tư: Đề xuất những khuyến nghị đối với các cơ quan ban ngành chức năng cũng như đối với bản thân mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội nhằm đáp ứng mục tiêu là góp phần giảm thiểu thực trạng trẻ em lao động sớm trên địa bàn nghiên cứu. 5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác xã hội cá nhân với trẻ em lao động sớm 5.2. Khách thể nghiên cứu - Các đối tượng là trẻ em lao động sớm tại địa bàn khu tái định cư Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Gia đình, người thân của trẻ em lao động sớm trên địa bàn nghiên cứu - Cán bộ, công nhân viên chức làm công tác liên quan đến vấn đề trẻ em lao động sớm tại địa bàn nghiên cứu 5.3. Phạm vi nghiên cứu 5.3.1. Phạm vi không gian Nghiên cứu được tiến hành tại xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. 5.3.2. Thời gian vấn đề nghiên cứu Thời gian tiến hành nghiên cứu từ ngày 01/03/2012 đến 25/03/2012. 5.3.3. Phạm vi đề tài nghiên cứu Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tôi không thể đi hết được các mốc thời gian diễn tiến của vấn đề nghiên cứu. Vì vậy, tôi lựa chọn mốc thời gian nghiên cứu vấn đề trẻ em lao động sớm từ năm 2011 đến 2012. Đây là giai đoạn gần đây mà ở xã Phú Mậu tình trạng trẻ em lao động sớm đang là vấn đề mang tính thời sự và bức xúc trên địa bàn nghiên cứu và cũng là thời điểm mà tôi nhận thấy có thể tiến hành nghiên cứu và can thiệp để giúp đỡ các đối tượng này. Đó cũng là giá trị thực tiễn của đề tài. 6. Đóng góp của đề tài 6.1. Về mặt lý luận Cho đến nay, CTXH tự bản thân nó đã có một hệ thống những lý thuyết và phương pháp mang tính chuyên ngành nhằm hướng đến việc hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội. Điều này thể hiện sự tác động hai chiều giữa lý luận và thực tiễn.. Thông qua việc nghiên cứu và thực hành CTXHCN với vấn đề trẻ em lao động sớm sẽ làm sáng tỏ thêm các lý thuyết liên quan đặc biệt là thuyết như thuyết hành vi, thuyết hệ thống, thuyết vai trò, thuyết phát triển nhu cầu của con người. Bên cạnh đó, sẽ giúp NVCTXH biết cách vận dụng các lý thuyết này trong việc tìm hiểu nghiên cứu các vấn đề xã hội, giúp nâng cao kỹ năng và phương pháp CTXHCN với vấn đề trẻ em lao động sớm. 6.2. Về mặt thực tiễn Đây là đề tài chủ yếu nhấn mạnh vào việc thực hành CTXHCN với trẻ em lao động sớm tại địa bàn nghiên cứu. Do đó, trực tiếp thể hiện giá trị thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Đó là: Thứ nhất là: Đề tài tiến hành phát hiện mô tả được thực trạng cũng như là rõ nguyên nhân và hệ quả của vấn đề trẻ em lao động sớm tại địa bàn nghiên cứu . Thứ hai là: Thông qua việc tiến hành CTXHCN này, nhằm hướng sự trợ giúp đến trẻ lao động sớm trước hết là thân chủ thay đổi nhận thức, suy nghĩ và hành vi theo hướng tích cực, phát huy năng lực, hòa nhập vào cộng đồng. Thứ ba là: Thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu và thực hành CTXH cá nhân với vấn đề nghiên cứu, tôi đề xuất những khuyến nghị đối với các cơ quan ban ngành chức năng với gia đình cộng đồng xã hội nhằm góp phần giảm thiểu vấn đề trẻ em lao động sớm tại địa bàn nghiên cứu. 7. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành được những nội dung nghiên cứu này, tôi đã vận dụng cả về mặt phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. Đó là: 7.1. Phương pháp luận 7.1.1. Phương pháp duy vật lịch sử Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử là khi nhìn nhận và đánh giá bất kỳ hiện tượng, sự việc nào trong xã hội thì phải xác định được hoàn cảnh lịch sử cụ thể nơi vấn đề đó tồn tại và chịu ảnh hưởng. Cùng một sự vật và hiện tượng nhưng trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội khác nhau thì cách nhìn nhận, đánh giá và cách tiếp cận giải quyết vấn đề cũng có sự khác nhau. Vận dụng quan điểm này trong đề tài nghiên cứu của mình, tôi muốn xem xét, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề trẻ em lao động sớm tại khu tái định cư trên địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Để nắm bắt được những yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu cũng như tìm ra được những giải pháp để giải quyết vấn đề có hiệu quả phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở từng vùng miền từng địa phương hay ở phạm vi cả quốc gia. 7.1.2. Phương pháp duy vật biện chứng Chủ nghĩa duy vật biện chứng nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong sự tác động qua lại lẫn nhau tức là trong mối quan hệ phổ biến với các sự vật hiện tượng khác. Đồng thời, phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho chúng ta một cái nhìn chỉnh thể, bao quát, khách quan. Từ đó, giúp ta nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách đầy đủ và chính xác nhất. Áp dụng quan điểm trên của chủ nghĩa duy vật biện chứng vào đề tài nghiên cứu thì đây không chỉ là vấn đề riêng của trẻ em mà còn liên quan đến hàng loạt các yếu tố khác như hoàn cảnh sống gia đình, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội mà thân chủ đang sinh sống. Nếu ta nhìn nhận và tiếp cận vấn đề theo cách nhìn duy vật biện chứng thì rõ ràng sẽ giúp chúng ta có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khách quan, toàn diện và chính xác hơn. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 7.2.1.1. Phương pháp quan sát Đây cũng là một phương pháp rất có hiệu quả trong quá trình thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu. Trong suốt thời gian thực tế tại địa bàn nghiên cứu. Tôi đã thương xuyên sử dụng những phương pháp quan sát sau: Quan sát tham dự: tức là tôi cùng tham gia vào các hoạt động cùng với các em như vui chơi hay các buổi lao động như đánh cá, múc các sạn…nhằm quan sát để thu thập thông tin cần thiết. - Quan sát không tham dự: Sử dụng phương pháp này, tôi không tham gia vào các hoạt động của thân chủ mà với tư cách là người ngoài cuộc để âm thầm quan sát thái độ, cảm xúc, hành vi của các em cũng như môi trường hoàn cảnh xung quanh tác động đến các em trong khi các em thực hiện các hoạt động lao động kiếm sống hàng ngày. - Quan sát nhiều lần: Trong suốt thời gian thực tế tại địa bàn, tôi đã thực hiện quan sát nhiều lần về hoàn cảnh gia đình, môi trường sinh sống, môi trường học tập, vui chơi và lao động của các em đề phát hiện được thực trạng và bản chất của vấn đề trẻ em lao động sớm là như thế nào? Quan sát nhiều lần sẽ giúp cho tôi đánh giá được hiệu quả trợ giúp của việc trước và sau khi tiến hành CTXH cá nhân với thân chủ. - Quan sát bí mật: Đây là một phương pháp rất nhạy cảm vì nó liên quan đến quyền riêng tư của người khác. Tuy nhiên, nếu chúng ta biết cách sử dụng nó một cách hợp lí đúng mức độ cho phép thì phương pháp này sẽ đem lại nhiều kết quả bất ngờ.Trong suốt thời gian nghiên cứu, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát bí mật về những hành vi lao động kiếm sống của các em, nhờ quan sát bí mật mà tôi đã phát hiện nhiều vấn đề rủi ro tác động tiêu cực đến các em như trong khi các em làm các công việc để kiếm sống trên thành phố như bán vé số, bán đậu phộng…tại các nhà hà
Luận văn liên quan