Đặc điểm hệ thống chuyễn mạch Đăklăk - Đăk Nông

Bốn năm học tập trên mái trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, mỗi sinh viên chúng ta đều đã nắm bắt được một khối lượng kiến thức không nhỏ. Song để những kiến thức ấy thực sự trở thành hành trang cho mỗi chúng ta trong cuộc sống sau này thì nó còn một khoảng cách rất lớn. Nhận thức được điều đó, hàng năm trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức các đợt thực tập cho các sinh viên năm cuối. Mục đích của đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên: - Một là hệ thống toàn bộ nội dung, kiến thức đã được học trong toàn khóa nhằm hoàn thiện tri thức khoa học của một sinh viên tốt nghiệp ở bậc đại học - Hai là để giúp các sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của cơ sở thực tập nói chung cũng như các vấn đề về chuyên môn đã được đào tạo. - Ba là nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạt động, trên cơ sở gắn lý thuyết với thực tiễn, đồng thời đề xuất được các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp phần giải quyết thực tiễn trong quá trình đổi mới quản lý sản xuất – kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên. Được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giáo trong khoa Điện tử viễn thông, hiện nay em đang được thực tập tại trung tâm viễn thông Krông Bông. Trong quá trình thực tập, một trong những yêu cầu là viết một báo cáo tổng hợp trình bày tổng quan về hoạt động của đơn vị nơi thực tập. Nội dung báo cáo thực tập của em gồm 5 chương: - Chương I: Giới thiệu Công Ty Viễn Thông Đăklăk-ĐăkNông & Trung tâm Viễn Thông KrôngBông - Chương II: Tìm hiểu Tổng đài chuyễn mạch AXE - Chương III: Đặc điểm hệ thống chuyễn mạch Đăklăk-ĐăkNông - Chương IV: Quy trình sử lý cuộc gọi - Chương V: Vận hành khai thác hệ thống

docx51 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đặc điểm hệ thống chuyễn mạch Đăklăk - Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN KHÓA 2012 - 2013 - Họ và tên sinh viên: Trần Trung Quang - Ngày sinh: 20/11/1990 - Nơi sinh: Krông Bông, Tỉnh ĐăkLăk. - Lớp: DHDT5TN. - Khóa: 2009 – 2013. - Hệ đào tạo: Đại học. - Ngành đào tạo: Điện Tử Viễn Thông - Thời gian thực tập tốt nghiệp: từ ngày: 25/02/2013 đến ngày: 15/04/2013 - Tại cơ quan: Trung Tâm Viễn Thông Krông Bông. Địa chỉ: TT.Krông Kma, Huyện Krông Bông, Tỉnh Đăk Lăk - Nội dung thực tập: 1. Nhận xét về chuyên môn: 2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan thực tập: 3. Kết quả thực tập: (chấm theo thang điểm 10): …………………………… Krông Bông, ngày ……..tháng …….. năm 2013 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CƠ QUAN TIẾP NHẬN SINH VIÊN THỰCTẬP (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN Tp.HCM,ngày....tháng...Năm 2013 (Chữ ký của GVHD) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN Tp.HCM,ngày....tháng...Năm 2013 (Chữ ký của HĐPB) MỤC LỤC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐĂK LĂK – ĐĂK NÔNG & TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KRÔNG BÔNG DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Cấu trúc phân cấp của hệ thống AXE. 13 Hình 1.2. Cấu trúc phần cứng AXE 810 20 Hình 1.3. Tủ CP và GSS. 22 Hình 1.4.Tiếp nhận cuộc gọi(Call Reception) 26 Hình 1.5.Chất vấn dữ liệu thuê bao (Interrogating the Subscriber Data) 27 Hình 1.6.Chọn thanh ghi và cấp âm hiệu mời quay số 28 Hình 1.7.Phân tích trường hợp tính cước và chọn tuyến ra 30 Hình 1.8.Gởi số quay ra trung kế 31 Hình 1.9.Đối phương xác nhận chiếm dùng 33 Hình 1.10.Giải tỏa cuộc gọi 36 LỜI CẢM ƠN Qua 4 năm học tập tập tại trường đại học Công Nghiệp TP.Hồ Chí Minh đến nay em đã sắp hoàn thành khóa học. Với lòng biết ơn sâu sắc của mình em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô khoa Công Nghệ Điện Tử.Bộ Môn Điện tử viễn thông , đã giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập tại nhà trường .Em xin chân thành cảm ơn Thầy Th.S.Hà Văn Kha Ly ,đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này. Đồng tời em xin chân thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể các anh chị trong trung tâm viễn thông Krông Bông đã tạo mọi điều kiện và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập. Vì thời gian có hạn và kiến thức của em còn nhiều hạn chế nên báo cáo này của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu xót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ của thầy cô cùng toàn thể các bạn trong lớp để em hoàn thành bài báo cáo này! Krông Bông , ngày 10 tháng 4năm 2013 Sinh viên thực hiện Trần Trung Quang LỜI MỞ ĐẦU Bốn năm học tập trên mái trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh, mỗi sinh viên chúng ta đều đã nắm bắt được một khối lượng kiến thức không nhỏ. Song để những kiến thức ấy thực sự trở thành hành trang cho mỗi chúng ta trong cuộc sống sau này thì nó còn một khoảng cách rất lớn. Nhận thức được điều đó, hàng năm trường Đại học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh đã tổ chức các đợt thực tập cho các sinh viên năm cuối. Mục đích của đợt thực tập này nhằm giúp sinh viên: - Một là hệ thống toàn bộ nội dung, kiến thức đã được học trong toàn khóa nhằm hoàn thiện tri thức khoa học của một sinh viên tốt nghiệp ở bậc đại học - Hai là để giúp các sinh viên tìm hiểu, nghiên cứu các hoạt động thực tiễn của cơ sở thực tập nói chung cũng như các vấn đề về chuyên môn đã được đào tạo. - Ba là nắm được phương pháp tiếp cận và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên ngành đào tạo trên cơ sở những kiến thức đã học và thực tiễn hoạt động, trên cơ sở gắn lý thuyết với thực tiễn, đồng thời đề xuất được các giải pháp, các kiến nghị khoa học nhằm góp phần giải quyết thực tiễn trong quá trình đổi mới quản lý sản xuất – kinh doanh, qua đó nâng cao nhận thức của sinh viên. Được sự giúp đỡ của nhà trường và các thầy cô giáo trong khoa Điện tử viễn thông, hiện nay em đang được thực tập tại trung tâm viễn thông Krông Bông. Trong quá trình thực tập, một trong những yêu cầu là viết một báo cáo tổng hợp trình bày tổng quan về hoạt động của đơn vị nơi thực tập. Nội dung báo cáo thực tập của em gồm 5 chương: Chương I: Giới thiệu Công Ty Viễn Thông Đăklăk-ĐăkNông & Trung tâm Viễn Thông KrôngBông Chương II: Tìm hiểu Tổng đài chuyễn mạch AXE Chương III: Đặc điểm hệ thống chuyễn mạch Đăklăk-ĐăkNông Chương IV: Quy trình sử lý cuộc gọi Chương V: Vận hành khai thác hệ thống CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TY VIỄN THÔNG ĐĂK LĂK – ĐĂK NÔNG & TRUNG TÂM VIỄN THÔNG KRÔNG BÔNG I .Giới thiệu Công Ty Viễn Thông Đăk Lăk-Đăk Nông VNPT Đắk Lắk là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), được thành lập theo Quyết định số: 707/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.    Công ty viễn thông Đắk Lắk – Đắk Nông được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Bưu Điện tỉnh Đắk Lắk cũ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2005.    Sau 06 năm xây dựng và phát triển, Công ty Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông được đổi tên và tổ chức lại thành VNPT ĐắkLắk I.1. Tên giao dịch - Tên giao dịch trong nước: Viễn thông Đắk Lắk - Tên viết tắt: VNPT Đắk Lắk - Tên giao dịch quốc tế: VNPT DakLak - Website: www.vnptdaklak.vn I.2. Trụ sở chính - Số 06 Lê Duẩn – Tp. Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. - Điện thoại: (84 50) 811270 / Fax: (84 50) 855341. I.3. Ngành nghề kinh doanh - Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông - Công nghệ Thông tin trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. - Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông - Công nghệ Thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng. - Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình Viễn thông - Công nghệ Thông tin. - Kinh doanh dịch vụ quảng các, dịch vụ truyền thông. - Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng. - Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên. - Kinh doanh các nghành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. I.4. Truyền thống và thành tích I.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc chia tách Bưu chính và Viễn thông. Ngày 19/11/2004, Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông đã ký quyết định số 54/2004/QĐ-BBCVT về việc thành lập Công ty Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông, đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông việt Nam (Nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) trên cơ sở chia tách Bưu điện tỉnh Đắk Lắk cũ theo địa giới hành chính thành Bưu điện tỉnh Đắk Lắk mới, Bưu điện tỉnh Đắk Nông và Công ty Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông .Trong đó, Công ty Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông được kế thừa, phát triển toàn bộ cơ sở hạ tầng mạng Viễn thông - Công nghệ thông tin của Công ty Điện báo - Điện thoại và các đơn vị của Bưu điện tỉnh Đắk Lắk cũ. Sau 03 năm xây dựng và phát triển, Công ty Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông được đổi tên và tổ chức lại thành Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông theo Quyết định số 707/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Chính vì vậy, truyền thống và lịch sử của Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông được kế thừa và phát triển từ truyền thống và lịch sử của Công ty Điện báo - Điện thoại và Bưu điện tỉnh ĐắkLắk cũ. Sau ngày thống nhất đất nước(1975) Bưu điện tỉnh Đắk Lắk cũ được tiếp quản cơ sở thông tin tại Trung tâm tỉnh chỉ có tổng đài 200 số từ thạch nhưng đã bị hư hỏng nặng do chiến tranh để lại. Hơn 30 năm sau (đến 31/12/2008) cơ sở hạ tầng mạng lưới Viễn thông - Công nghệ thông tin của Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông đã được đầu tư lên đến 250.00 lines điện thoại cố định, gần 100.000 Port thuê bao Inetnet băng rộng, hơn 450 trạm BTS, công nghệ truyền dẫn analog được thay thế bằng công nghệ truyền dẫn cáp quang dung lượng lớn,... Để có được năng lực mạng lưới Viễn thông rộng lớn và hiện đại ngang tầm thế giới như ngày hôm nay phục vụ Đảng, Chính quyền và nhân dân 02 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, CBCNV Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông đã không ngừng phấn đấu trong lao động và học tập xây dựng nên chặng đường lịch sử hào hùng và truyền thống tốt đẹp của người Bưu điện Việt Nam trên mảnh đất Tây Nguyên Anh Hùng. Với lòng tự hào đó, CBCNV Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông quyết tâm phấn đấu, phát huy truyền thống Anh Hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Anh Hùng Lao động thời kỳ đổi mới của lực lượng Giao bưu thông tin liên lạc và Công ty Điện báo Điện thoại Đắk Lắk để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị SXKD và phục vụ Đảng, chính quyền nhân dân 2 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông. I.4.2. Thành tích đạt được Với đường lối phát triển đúng đắn và sự nỗ lực không ngừng của toàn thể CBCNV, Công ty Điện báo Điện thoại Đắk Lắk, Công ty Viễn thông Đắk Lắk - Đắk Nông và nay là VNPT Đắk Lắk - Đắk Nông đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý, cụ thể như sau: Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (1989 - 1999). Huân chương Lao động hạng II (1998-2002). Huân chương Lao động hạng III (1991-1995). Cờ Thi đua của Thủ tướng Chính phủ: 1999, 2001-2002. Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (2005-2007). Năm 2008 : VNPT Đắk Lắk - Đắk Nông vinh dự được nhận 04 Bằng khen Lao động Sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ; 02 Cờ thi đua Xuất sắc của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); 02 Cờ thi đua Xuất sắc của Bộ Thông tin & Truyền thông; Cùng nhiều Cờ thi đua và Bằng khen các cấp. Năm 2009 :   Đón nhận Huân chương Lao động Hạng ba II . Giới thiệu Trung Tâm Viễn Thông Krông Bông Tên Trung Tâm: Trung Tâm Viễn Thông Krông Bông Địa Chỉ: TT.Krông Kma-Huyện Krông Bông-Tỉnh ĐăkLăk Điện Thoại: (05003) 732979. Fax:0500.3730777 Giám Đốc: Đào Quang Cường Trung tâm viễn thông Krông Bông (VT KrôngBông) trực thuộc Viễn Thông Đăk Lăk. VT Krông Bông có nhiệm vụ cung cấp lắp đặt, bảo dưỡng các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn huyện Krông Bông. Do đó, việc đảm bảo thông tin liên lạc trong mọi tình huống phục vụ các cơ quan nhà nước, các tổ chức và nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu trong mục tiêu, kế hoạch hoạt động của đơn vị. Trong những năm qua, mặc dù gặp những khó khăn nhất định nhưng được được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, sự phối hợp đồng bộ có hiệu quả của các cấp, các ngành và sự chỉ đạo trực tiếp, sát sao về chuyên môn của  Viễn Thông Đăk Lăk cùng với sự nỗ lực vượt qua khó khăn của tập thể cán bộ, công chức của đơn vị Trung tâm Viễn Thông Krông Bông đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, khai thác ngày càng có hiệu quả mạng lưới viễn thông để kinh doanh phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh. Đến nay, trên địa bàn huyện mạng lưới viễn thông ngày càng được đầu tư  hiện đại trải khắp, đồng bộ; các dịch vụ viễn thông được triển khai áp dụng kịp thời; công tác quy hoạch đúng hướng đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc của các tổ chức và cá nhân. II.1. Cơ cấu tổ chức Với mô hình cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, khoa học, năng động và hiệu quả, cán bộ quản lí và kĩ thuật có trình độ chuyên môn cao, đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề, giàu kinh nghiệm, có uy tín lâu năm, bao gồm: 02 kỹ sư 02cử nhân 01 lái xe 6 công nhân lành nghề. II.2 .Các hình thức hoạt động và kinh doanh Viễn Thông Krông Bông có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành Viễn thông - Công nghệ thông tin, cụ thể như sau: Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng Viễn thông trên địa bàn huyện. Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin trên địa bàn huyện. Sản xuất, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị Viễn thông - Công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng. Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình Viễn thông - Công nghệ thông tin. Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông. Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp Ủy Đảng, Chính quyền địa phương và cấp trên. Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn BCVT Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật. II.3. Các dịch vụ của Viễn Thông Krông Bông II.3.1. Dịch vụ Viễn thông: Dịch vụ điện thoại cố định Dịch vụ điện thoại vô tuyến cố định Gphone Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone II.3.2. Dịch vụ Internet Dịch vụ MegaVNN Dịch vụ MyTV Lịch làm việc ( thực tập) Tuần thực tập : bắt đầu từ thứ 2 đến thứ 6 Thời gian : ( hằng ngày) Sáng : bắt đầu từ 7h30’ Chiều : bắt đầu từ 14h CHƯƠNG I I: TÌM HIỂU TỔNG ĐÀI CHUYỄN MẠCH AXE 810 I. Giới thiệu chung. Tổng đài AXE là tổng đài kỹ thuật số, được sản xuất bởi hãng Ericsson, Thụy Điển. Hệ thống AXE được thiết kế bằng các công nghệ tiên tiến nhất hiện có và được kết hợp nhiều công nghệ viễn thông đặc biệt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng thế giới, đã dẫn đến kiến trúc hệ thống ngày càng phát triển theo hướng mở rộng. Cấu trúc hệ thống AXE được phát triển theo hướng môđun, cho phép sự phát triển theo kiến trúc mở. Việc thiết kế theo khối môđun làm cho việc điều khiển dễ dàng, giảm chi phí hoạt động và linh hoạt trong đáp ứng các thay đổi về thoại, dữ liệu, video, Internet và thông tin đa phương tiện của thế giới. Tính môđun thể hiện bởi các tính chất: Đa chức năng (Multifunctionality): Tính đa chức năng nghĩa là cùng một hệ thống AXE có thể dùng cho tất cả các ứng dụng, từ các nút nội hạt nhỏ cho đến các trung tâm chuyển mạch quốc tế lớn. Thông tin thương mại, ISDN, di động và mạng thông minh đều được hỗ trợ ở các khu vực nông thôn, thành phố, ngoại ô… Môđun ứng dụng (Application modularity): Tính môđun ứng dụng làm cho việc kết nối các ứng dụng khác nhau trong cùng một nút mạng được dễ dàng. AXE dựa trên khái niệm môđun ứng dụng AM (Application Modularity) của Ericsson. AM cho phép dùng lại các phần mềm hiện có, trong khi vẫn có thể cho phép thay đổi các chức năng dễ dàng giữa các dòng sản phẩm AXE khác nhau. Môđun chức năng (Functional modularity): Các phần khác nhau của AXE được định nghĩa theo các chức năng mà chúng thực hiện, nghĩa là các chức năng này có thể được thêm, xoá hoặc nâng cấp mà không ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. Môđun phần mềm (Software modularity): Các môđun phần mềm được lập trình độc lập, các môđun khác nhau tác động qua các giao diện phần mềm chuẩn. Các lỗi được cô lập trong một môđun phần mềm sẽ không ảnh hưởng đến dữ liệu của các môđun khác, bảo đảm tính bảo mật phần mềm cao. Môđun kỹ thuật (Technological modularity): AXE là một hệ thống mở, cho phép các chức năng và kỹ thuật mới được thêm vào nếu cần thiết. Kỹ thuật mới này được đưa vào một phần mà không ảnh hưởng đến các phần khác của AXE. Môđun phần cứng (Hardware modularity): Môđun phần cứng nói đến hệ thống chứa AXE hay là cấu trúc BYB. Hệ thống chứa bao gồm phần cứng, được thiết kế thành các đơn vị môđun với tính linh hoạt cao trong cài đặt, mở rộng hoặc sắp xếp lại. Các hệ thống chứa hiện có là BYB 202 và BYB 501. II. Cấu trúc của AXE. Cấu trúc hệ thống AXE có thể được xem gồm nhiều mức khác nhau. Mức hệ thống 1 (System Level 1): là mức hệ thống cao nhất, ở mức này sẽ định nghĩa các nút và cấu hình mạng. Mức hệ thống 2 (System Level 2): Dựa trên việc sử dụng cấu trúc hệ thống, các hệ thống con (subsystem) được kết nối đến lớp APT, APZ. OMS TSS CPS FMS MCS SSS LI2 CPU AXE APT APZ LIU LIC LIR CP-B Hardware CP-A Hardware System level 1 System level 2 Subsystem level Function Block Level Function Unit Level Hình 1.1. Cấu trúc phân cấp của hệ thống AXE. APT: Phần chuyển mạch, ví dụ APT cung cấp các chức năng chuyển mạch cho tổng đài nội hạt PSTN hoặc nút mạng. APZ: Phần điều khiển, APZ là một hệ thống máy tính chạy các chương trình phần mềm điều khiển hoạt động của phần chuyển mạch. Mức hệ thống con (Subsystem Level): được chia thành nhiều hệ thống con để hỗ trợ các ứng dụng và hệ thống điều khiển. Các chức năng có liên quan được nhóm lại thành một hệ thống con đơn, ví dụ các chức năng điều khiển lưu lượng được thiết lập trong hệ thống con điều khiển lưu lượng TCS. Mức khối chức năng (Function Block Level): Các chức năng trong một hệ thống con được tiếp tục chia nhỏ thành các khối chức năng riêng biệt. Mỗi khối chức năng tạo thành một thực thể được định nghĩa bao gồm dữ liệu và một giao tiếp tín hiệu chuẩn. Các khối chức năng là các khối xây dựng cơ bản của AXE và mỗi khối hoàn toàn được định nghĩa bởi các giao diện phần mềm và phần cứng đến các khối chức năng khác. Mức đơn vị chức năng (Function Unit Level): Mỗi khối chức năng được cấu tạo bởi nhiều đơn vị chức năng và có thể gồm có: - Một đơn vị phần cứng. - Một đơn vị phần mềm vùng, để thực hiện các hoạt động như quét các thiết bị phần cứng và xử lý giao thức. - Một đơn vị phần mềm trung tâm hoặc một đơn vị phần mềm hỗ trợ, có nhiệm vụ thực hiện các chức năng phân tích phức tạp, như thiết lập cuộc gọi trong hệ thống. II.1. Các hệ thống con trong APT. APT xử lý các chức năng chuyển mạch trong AXE. Nó chứa phần cứng chuyển mạch để xử lý các chức năng cơ bản như chuyển các tín hiệu tương tự sang các tín hiệu số, tập trung và chuyển mạch cuộc gọi. Nó cũng chứa phần mềm để xử lý các chức năng phức tạp hơn như các số liệu thống kê về đo thử lưu lượng, định tuyến và phân tích. Các hệ thống con trong APT: APT được chia thành các hệ thống con. Các hệ thống con này có thể được kết hợp thành các nhóm để phù hợp với các yêu cầu khác nhau. Hệ thống con chuyển mạch nhóm GSS (Group Switching Subsystem): gồm phần cứng và phần mềm. GSS thiết lập, giám sát và xoá các kết nối qua chuyển mạch nhóm. Việc chọn đường qua chuyển mạch nhóm được thực hiện trong phần mềm. GSS cũng cung cấp xung đồng hồ cho thời gian và đồng bộ mạng. Hệ thống con điều khiển lưu lượng TCS (Traffic Control Subsystem): chỉ có phần mềm, chứa các chức năng xử lý và điều khiển lưu lượng cho tổng đài. TCS là phần trung tâm của APT và có thể nói là nó thay thế cho người vận hành trong tổng đài nhân công, ví dụ các chức năng này là: - Thiết lập, giám sát và xoá các cuộc gọi. - Lựa chọn các tuyến ngõ ra. - Phân tích các số thu được. - Lưu trữ các loại thuê bao. Hệ thống con báo hiệu và trung kế TSS (Trunk and Signalling Subsystem): gồm phần cứng và phần mềm. Hệ thống con này xử lý báo hiệu và giám sát các kết nối đến các tổng đài khác. Hệ thống con báo hiệu kênh chung CCS (Common Channel Signalling Subsystem): gồm phần cứng và phần mềm. CCS chứa các chức năng cho báo hiệu, định tuyến, giám sát và sửa chữa các bản tin gửi đi cho phù hợp với CCITT No.7. Hệ thống con vận hành và bảo dưỡng OMS (Operation and Maintenance Subsystem): gồm phần cứng và phần mềm, chứa các chức năng cho vận hành và bảo dưỡng. Hệ thống con này có các nhiệm vụ giám sát lưu lượng, kiểm tra đường truyền và chất lượng mạng điện thoại, chẩn đoán và xác định lỗi của các thiết bị (device) và trung kế. Các chức năng này có thể thực hiện từ các trung tâm bảo dưỡng cục bộ hoặc từ xa. OMS là một trong những hệ thống con lớn nhất trong APT. Hệ thống con đo thử lưu lượng và thống kê STS (Statistics and Traffic Measurement Subsystem): thực hiện các đo thử dịch vụ, ví dụ các đo thử lưu lượng và thống kê, và xử lý dữ liệu xuất ra. Hệ thống con quản lý mạng NMS (Network Management Subsystem): chỉ có phần mềm. Hệ thống con này chứa các chức năng cho giám sát luồng lưu lượng qua tổng đài, và thông báo các thay đổi tạm thời trong luồng đó. Hệ thống con tính cước CHS (Charging Subsystem): chỉ có phần mềm. Hệ thống con này xử lý các chức năng về tính cước cuộc gọi. Có hai phương pháp tính cước là đo xung (pulse metering) và lập phiếu (toll ticketing). Tính cước theo kiểu đo xung (Pulse Metering): dùng cho nội hạt để tính số cuộc gọi theo xung. Tính cước theo kiểu Toll Ticketing: dùng cho các cuộc gọi đường