Đánh giá dự án đầu tư Bưu Chính Viễn Thông

Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) nói riêng. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Từ những khái niệm trên có thể đưa ra một khái niệm khái quát về đầu tư: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. - Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính bao gồm các hoạt động đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát. - Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực viễn thông bao gồm các hoạt động đầu tư: thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng và cung ứng dịch vụ viễn thông, Internet.

doc96 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2063 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá dự án đầu tư Bưu Chính Viễn Thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Khái niệm đầu tư Đầu tư là quá trình sử dụng các nguồn lực về tài chính, lao động, tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, của ngành Bưu chính Viễn thông (BCVT) nói riêng. Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư, có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư. Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế – xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Từ những khái niệm trên có thể đưa ra một khái niệm khái quát về đầu tư: Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. Hoạt động đầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồm các khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư. Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bưu chính bao gồm các hoạt động đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát. Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực viễn thông bao gồm các hoạt động đầu tư: thiết lập hạ tầng mạng viễn thông, Internet, truyền dẫn phát sóng và cung ứng dịch vụ viễn thông, Internet. Hoạt động đầu tư có những đặc điểm chính sau đây: Trước hết cần phải có một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vốn có thể bằng tiền, bằng các loại tài sản khác như máy móc thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng khác, giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, giá trị quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, các nguồn tài nguyên khác. Vốn có thể là nguồn vốn Nhà nước, vốn tư nhân, vốn góp, vốn cổ phần, vốn vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn. Một đặc điểm khác của đầu tư là thời gian để tiến hành công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng tương đối dài. Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài nhiều năm, có khi hàng trăm, hàng ngàn năm. Lợi ích do đầu tư mang lại được biểu hiện trên hai mặt: lợi ích tài chính (biểu hiện qua lợi nhuận) và lợi ích kinh tế xã hội (biểu hiện qua chỉ tiêu kinh tế xã hội). Lợi ích kinh tế xã hội thường được gọi tắt là lợi ích kinh tế. Lợi ích tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư, còn gọi lợi ích kinh tế ảnh hưởng đến quyền lợi của xã hội, của cộng đồng. Các loại đầu tư: Có nhiều cách phân loại đầu tư. Để phục vụ cho việc lập và thẩm định dự án đầu tư có các loại đầu tư sau đây: Theo chức năng quản lý vốn đầu tư Đầu tư trực tiếp: là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý vốn đã bỏ ra. Trong đầu tư trực tiếp người bỏ vốn và người quản lý sử dụng vốn là một chủ thể. Đầu tư trực tiếp có thể là đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam. Đặc điểm của loại đầu tư này là chủ thể đầu tư hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư. Chủ thể đầu tư có thể là Nhà nước thông qua các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước; Tư nhân thông qua công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Theo nguồn vốn Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư. Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư. Theo tính chất đầu tư Đầu tư chiều rộng (đầu tư mới): Đầu tư mới là đầu tư để xây dựng mới các công trình, nhà máy, thành lập mới các Công ty, mở các cửa hàng mới, dịch vụ mới. Đặc điểm của đầu tư mới là không phải trên cơ sở những cái hiện có phát triển lên. Loại đầu tư này đòi hỏi nhiều vốn đầu tư, trình độ công nghệ và quản lý mới. Thời gian thực hiện đầu tư và thời gian cần hoạt động để thu hồi đủ vốn lâu, độ mạo hiểm cao. Đầu tư chiều sâu: Đây là loại đầu tư nhằm khôi phục, cải tạo, nâng cấp, trang bị lại, đồng bộ hoá, hiện đại hoá, mở rộng các đối tượng hiện có. Là phương thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản trị vốn đã bỏ ra, đòi hỏi ít vốn, thời gian thu hồi vốn nhanh. Theo thời gian sử dụng: có đầu tư ngắn hạn, đầu tư trung hạn và đầu tư dài hạn Theo lĩnh vực hoạt động: có đầu tư cho sản xuất kinh doanh, đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đầu tư cho quản lý.. Theo tính chất sử dụng vốn đầu tư Đầu tư phát triển: là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản. Đây là phương thức căn bản để tái sản xuất mở rộng. Đầu tư chuyển dịch: là phương thức đầu tư trực tiếp, trong đó việc bỏ vốn nhằm chuyển dịch quyền sở hữu giá trị tài sản (mua cổ phiếu, trái phiếu) Theo ngành đầu tư Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng: là hoạt động đầu tư phát triển nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, BCVT, điện nước) và hạ tầng xã hội (trường học, bệnh viện, cơ sở thông tin văn hoá). Đầu tư phát triển công nghiệp: nhằm xây dựng các công trình công nghiệp. Đầu tư phát triển dịch vụ: nhằm xây dựng các công trình dịch vụ. Các hình thức đầu tư Hình thức đầu tư trực tiếp Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. Đầu tư phát triển kinh doanh. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế Căn cứ vào các hình thức đầu tư quy định tại Điều 21 của Luật Đầu tư, nhà đầu tư được đầu tư để thành lập các tổ chức kinh tế sau đây: Doanh nghiệp tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, quỹ đầu tư và các tổ chức tài chính khác theo quy định của pháp luật; Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hoá, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi; Các tổ chức kinh tế khác theo quy định của pháp luật. Thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ chức và hoạt động theo Luật hợp tác xã; hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đầu tư theo hợp đồng Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC – Business Co-operation Contact) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật đ ầu t ư và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (sau đây gọi tắt là hợp đồng BT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT. Đầu tư phát triển kinh doanh Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây: Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. Góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập, mua lại Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành, nghề do Chính phủ quy định. Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật đầu tư, pháp luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Đầu tư gián tiếp Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Đầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Thủ tục đầu tư Các quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư và thủ tục đăng ký đầu tư được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đầu tư. Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, không phân biệt quy mô vốn, khi tham gia hoạt động trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông phải lập dự án đầu tư và tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, quy định tại Nghị định 121/2008/NĐ-CP NGÀY 03 THÁNG 12 NĂM 2008 Các dự án đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông thuộc diện phải thẩm tra để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm: Dự án đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài không phân biệt quy mô vốn đầu tư. Dự án đầu tư trong nước thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông không phân biệt quy mô vốn đầu tư. Dự án đầu tư trong nước cung ứng dịch vụ chuyển phát và cung ứng dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng có quy mô vốn từ 300 (ba trăm) tỷ đồng trở lên. Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông: Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực viễn thông: Dự án đầu tư thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông Dự án đầu tư thiết lập hạ tầng mạng để cung ứng dịch vụ viễn thông phải thoả mãn các điều kiện sau: Điều kiện chung: Phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển viễn thông của Việt Nam. Đảm bảo tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật về viễn thông; quy hoạch phân bổ tài nguyên thông tin và các quy định pháp luật chuyên ngành có liên quan. Điều kiện chủ thể: Nhà đầu tư trong nước: Phải là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối. Trong trường hợp dự án đầu tư có nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia thì phải có ít nhất một nhà đầu tư là doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp mà vốn góp của Nhà nước chiếm cổ phần chi phối và nhà đầu tư này có tỷ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 51% tổng số vốn đầu tư của dự án. Nhà đầu tư nước ngoài: Phải liên doanh hoặc liên kết với nhà đầu tư trong nước đã được cấp giấy phép thiết lập hạ tầng mạng và cung ứng dịch vụ viễn thông tại Việt Nam. Có tỷ lệ phần vốn góp phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ngoại trừ trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam có quy định thuận lợi hơn. Vốn đăng ký tối thiểu: Dự án đầu tư được phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông công cộng trên phạm vi một tỉnh, thành phố phải có số vốn đăng ký tối thiểu là 160 (một trăm sáu mươi) tỷ đồng. Dự án đầu tư được phép thiết lập hạ tầng mạng viễn thông công cộng trên phạm vi toàn quốc phải có số vốn đăng ký tối thiểu là 1.600 (một nghìn sáu trăm) tỷ đồng. Dự án đầu tư cung ứng dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng Dự án đầu tư cung cấp dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng phải thoả mãn các điều kiện sau: Dự án đầu tư trong nước: Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có nhiều nhà đầu tư trong nước tham gia thì phải có ít nhất một nhà đầu tư có tỷ lệ phần vốn góp chiếm ít nhất 30% tổng số vốn đầu tư của dự án. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài: Trong ba năm đầu kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO nhà đầu tư nước ngoài muốn cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản hoặc dịch vụ truy nhập Internet thì phải liên doanh với ít nhất một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đã được cấp phép tại Việt Nam; tỷ lệ phần vốn góp của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam phải chiếm ít nhất 49% tổng số vốn đầu tư của dự án; Tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài phải phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ngoại trừ truờng hợp các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam có quy định thuận lợi hơn. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhà đầu tư lập đề án đề nghị cấp Giấy phép viễn thông. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép viễn thông thực hiện theo pháp luật chuyên ngành về viễn thông. Nhà đầu tư được cấp Giấy phép viễn thông trong trường hợp có đề án thoả mãn các điều kiện sau: Đúng với dự án đầu tư đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khi thẩm tra. Đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành về cấp phép tài nguyên thông tin, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, giá cước, kết nối, đảm bảo an ninh thông tin... Trường hợp đề án đề nghị cấp Giấy phép viễn thông không phù hợp với nội dung của dự án đầu tư đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khi thẩm tra và (hoặc) không đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối cấp Giấy phép viễn thông. Điều kiện đầu tư trong lĩnh vực bưu chính: Dự án đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát. Dự án đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát phải đáp ứng các điều kiện sau đây: Điều kiện chủ thể: Đối với dự án đầu tư không gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải là doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam và có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư cung ứng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát. Đối với dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật. Đối tác nước ngoài của dự án đầu tư: Trường hợp đầu tư để cung ứng dịch vụ chuyển phát quốc tế thì phải là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát hợp pháp tại nước sở tại. Trường hợp đầu tư để cung ứng dịch vụ chuyển phát thư quốc tế thì phải là doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát hợp pháp tại nước sở tại và có mạng chuyển phát trong phạm vi hợp tác. Tỉ lệ vốn góp: Nhà đầu tư trong nước được thành lập tổ chúc kinh tế 100% vốn đầu tư trong nước để cung ứng dịch vụ chuyển phát. Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài được hợp tác đầu tư theo các hình thức đầu tư trực tiếp để cung ứng dịch vụ chuyển phát với phần vốn góp của bên nước ngoài tối đa đến 51% và phù hợp với quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Nhà đầu tư nước ngoài được thành lập liên doanh với nhà đầu tư trong nước với tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài trên 51% hoặc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài kể từ ngày 11 tháng 01 năm 2012. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư thực hiện các công việc sau: Thông báo hoạt động kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát. Đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép bưu chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành về bưu chính đối với các dự án đầu tư cung ứng dịch vụ chuyển phát thư. Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật liên quan đối với trường hợp nhà đầu tư trong nước làm đại lý dịch vụ chuyển phát thư cho tổ chức chuyển phát nước ngoài. Quy trình, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép bưu chính thực hiện theo pháp luật chuyên ngành về bưu chính. Giấy phép bưu chính được cấp trong trường hợp đề án thoả mãn các điều kiện sau: Đúng với dự án đầu tư đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khi thẩm tra. Đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành về bưu chính. Trường hợp đề án đề nghị cấp Giấy phép bưu chính không phù hợp với nội dung của dự án đầu tư đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận khi thẩm tra và (hoặc) không đáp ứng các quy định của pháp luật chuyên ngành, Bộ Thông tin và Truyền thông từ chối cấp Giấy phép bưu chính. DỰ ÁN VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ. Khái niệm dự án Dự án là một tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau nhằm tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong khoảng thời gian xác định với sự ràng buộc về nguồn lực trong bối cảnh không chắc chắn. Tổng thể các hoạt động: Dự án bao gồm nhiều công việc mà tất cả đều phải kết thúc bằng một sản phẩm giao nộp- sản phẩm, kế hoạch, báo cáo, hồ sơ tài liệu mà muốn có đều đòi hỏi những quyết định, điều hoà các mặt yêu cầu, các chi phí và sự chấp nhận rủi ro. Các công việc lệ thuộc vào nhau: Vì tất cả đều đáp ứng một mối quan tâm sự thành công của dự án và do đó tất cả chỉ còn là những đóng góp cho một hệ thống rộng lớn, hướng đích hơn. Sự sắp xếp công việc trong dự án phải tôn trọng một lô gíc về thời gian Các công việc và tổng thể các công việc cần được thực hiện trong một thời hạn xác định. Dự án có điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Các nguồn lực để thực hiện các công việc và tổng thể công việc là giới hạn. Mỗi dự án thường tiêu phí các nguồn lực. Các nguồn lực này càng bị ràng buộc chặt chẽ khi chi phí cho dự án là một số thành công then chốt. Các hoạt động của dự án diễn ra trong môi trường không chắc chắn. Môi trường của dự án không phải là môi trường hiện tại mà là môi trường tương lai. Dự án đầu tư Khái niệm dự án đầu tư Có thể xem xét dự án đầu tư từ nhiều góc độ khác nhau: Về mặt hình thức nó là một tập hợp hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong khoảng thời gian xác định. Như vậy một dự án đầu tư bao gồm 4 thành phần chính: Mục tiêu của dự án: mục tiêu được thể hiện ở hai mức Mục tiêu phát triển là những lợi ích kinh tế xã hội d