Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Thuỷ Tân, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế

Lương thực là một trong những nhu yếu phẩm tối thiểu cần thiết của con người. Trong đó lúa gạo là nguồn lương thực chính cho khoảng 2/3 số người trên toàn cầu. Trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích trồng lúa có xu hướng ngày càng giảm. Do đó vấn đề anh ninh lương thực thế giới trong tương lai vô cùng cấp thiết. Theo dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân số tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới thì sản lượng lua gạo phải tăng 80% mơi đảm bảo được về vấn đề an ninh lương thưc của thế giới. Đây là điều kện tối cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội toàn cầu. Sự đổi mới về kinh tế của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể, mà trước hết phải kể đến là thắng lợi cảu ngành nông nghiệp. Sản lượng lúa tăng nhanh từ 11,6 triệu tấn ănm 1975 đến năm 2007 đạ sản lượng 40,6 triệu tấn, nghĩa tăng gấp 3,7 lần. Từ một quốc gia thiếu lương thực Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn đứng thứ hai trên thế giới với 4,2 triệu tấn mỗi năm. Xã Thuỷ Tân thụôc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã đồng bằng có thu nhậpchủ yếu từ cây lúa nước. Người dân có truyền thồng trồng cây lúa nước từ lâu đời, những năm qua cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, sản lượng lúa tăng đáng kể, năng suất lúa bình quân năm 2003 la 152,4tạ/ha đến năm 2007 là 172,2 tạ/ha . Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa ở xã nhà chưa được đánh giá một cách khoa học và chính xác. Từ thực tiễn của vấn đề, trong thời gian thực tập cuối khoá tôi đã chọn chuyên đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lú ở xã Thuỷ Tân, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài nghiên cứu.

pdf57 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1841 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở xã Thuỷ Tân, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài. Lương thực là một trong những nhu yếu phẩm tối thiểu cần thiết của con người. Trong đó lúa gạo là nguồn lương thực chính cho khoảng 2/3 số người trên toàn cầu. Trong khi dân số thế giới tiếp tục gia tăng thì diện tích trồng lúa có xu hướng ngày càng giảm. Do đó vấn đề anh ninh lương thực thế giới trong tương lai vô cùng cấp thiết. Theo dự đoán của các chuyên gia về dân số học, nếu dân số tiếp tục gia tăng trong vòng 20 năm tới thì sản lượng lua gạo phải tăng 80% mơi đảm bảo được về vấn đề an ninh lương thưc của thế giới. Đây là điều kện tối cần thiết để đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội toàn cầu. Sự đổi mới về kinh tế của Việt Nam đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng kể, mà trước hết phải kể đến là thắng lợi cảu ngành nông nghiệp. Sản lượng lúa tăng nhanh từ 11,6 triệu tấn ănm 1975 đến năm 2007 đạ sản lượng 40,6 triệu tấn, nghĩa tăng gấp 3,7 lần. Từ một quốc gia thiếu lương thực Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn đứng thứ hai trên thế giới với 4,2 triệu tấn mỗi năm. Xã Thuỷ Tân thụôc thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế là một xã đồng bằng có thu nhậpchủ yếu từ cây lúa nước. Người dân có truyền thồng trồng cây lúa nước từ lâu đời, những năm qua cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm cùng với các chính sách hỗ trợ của nhà nước, sản lượng lúa tăng đáng kể, năng suất lúa bình quân năm 2003 la 152,4tạ/ha đến năm 2007 là 172,2 tạ/ha . Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hiệu quả kinh tế của việc trồng lúa ở xã nhà chưa được đánh giá một cách khoa học và chính xác. Từ thực tiễn của vấn đề, trong thời gian thực tập cuối khoá tôi đã chọn chuyên đề “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lú ở xã Thuỷ Tân, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: - Đánh giá đúng tiềm năng, thực trạng sản xuất lúa của địa phương trong những năm qua. Đại học K n h tế Hu ế 2- Nhận thức được khó khăn, hạn chế đối với sản xuất lúa. - Khẳng định vai trò của cây lúa trong kinh tế nông hộ - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả từ kinh tế sản xuất lúa của các nông dân trên địa bàn xã. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất lúa của các nông hộ trên địa bàn xã Thuỷ Tân. Điều tra điển hình một số hộ sản xuất lú ở hai thôn Tân Tô và thôn Tô Đà. Phạm vi nghiên cứu. Về phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa điển hình của xã, là thôn Tân Tô và thôn Tô Đà. Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu hai thôn sản xuất lúa của các hộ ở cả hai vụ ĐX và HT 4. Phương pháp nghiên cứu. - phương pháp duy vật biện chứng: là cơ sở nghiên cứu xuyên suốt đề tài - Phương pháp điều tra phỏng vấn: Xây dựng mẫu điều tra Tiến hành điều tra 31 hộ gia đình trồng lúa ở xã Thuỷ Tân, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế để đánh giá hiệu quả trồng lúa. - Phương pháp tổng hợp và phân tích - Phương pháp phân tổ thống kê - Phương pháp chuyên gia: để thực hiện đề tài này tôi đã trao đổi với một số cán bộ HTX nông nghiệp Thuỷ Tân và một số hộ trồng lúa để kiểm chứng kết quả trồng lúa Đại học Kin h tế Hu ế 3CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Lý thuyết về hiệu quả kinh tế 1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hay nói một cách chung nhất: kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu trong hoạt động của mình lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu. Hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế là thước đo trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp, GS-TS Ngô Đình Giao cho rằng “Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn kinh tế của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước”.TS Nguyễn Mạnh Tiến cho rằng “ Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định”. Về mặt khái quát ta có thể cho rằng “Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khái quát khai táhc các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đề ra”. Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Công thức được xác định như sau: H = Q/C Trong đó: H : Hiệu quả kinh tế Q : Kết quả thu được C : Chi phí bỏ ra Đại học Kin h tế Hu ế 4Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối liên hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế gắn liền với nhau quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội đó là quy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa với một chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt được kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây đựôc hiẻu theo nghĩa rộngbao gồm các chi phí để tạo ra nguồn lực, đồng thời phải bao gồm các chi phí cơ hội. Hiệu quả kinh tế biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được với chi phí kinh tế bỏ ra để đạt được kết quả đó. Quan hệ so sánh ở đây là quan hệ so sánh tương đối. Quan hệ tuyệt đối chỉ có ý nghĩa trong một phạm vi rất hẹp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đựơc đánh giá thông qua một hoặc một số chỉ tiêu nhất định. Những chỉ tiêu hiệu quả này phụ thuộc chặt chẽ vào mục tiêu hoạt động của chủ thể. Vì vậy, phân tích hiệu quả của các phương án cần xác định rõ chiến lược phát triển cũng như mục tiêu của mỗi chủ thể trong từng giai đoạn phát triển. Những mục tiêu trong hoạt động doanh nghiệp mà doanh nghiệp quan tâm có liên quan tới lợi nhuận ổn định là mcụ tiêu bao trùm nhất, tổng quát nhất. Cho đến nay, khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh nhiều người thường dùng lợi nhuận để làm cơ sở phân tích. Hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung. Vì vậy một mặt tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, mặt khác thúc đẩy tiến bộ khoa học cộng nghệ, tiến nhanh công nghiệp hoá - hiện đại hoá. đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.1.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ - Khái niệm kênh phân phốise Lưu thông phân phối hàng hoá là khâu kêt nối sản xuất với tiêu dùng, kết nối các ngành kinh tế với nhau, cac doanh nghiệp với nhau. Trong nền kinh tế, trình độ xã hội hoá sản xuất ngày càng cao, thị trường ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, hình thành mạng lưới vô cùng phức tạp và rộng lớn thì hoạt động lưu thông hàg hoá ngày càng trở nên sôi động với nhiều hình thức kênh phong phú. Đối với các Đại học Kin h tế Hu ế 5doanh nghiệp nói chung, các trang trại và doanh nghiệp nói riêng, việc lụa chọn các kênh phân phối thích hợp với sản phẩm kinh doanh của mình, tổ chức có hiệu quả các kênh đó được coi là chiến lược quan trọng. Hoạt động lưu thông phân phối hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng được thực hiện qua các kênh phân phối. Kênh phân phối là tập hợp những cá nhân, những tổ chức hay các doanh nghiệp tham gia vào quá trình tạo ra dòng vận chuyển hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất đến tiêu dung - Kênh phân phối giống cây trồng, vật nuôi Kênh phân phối giống cây trồng, vật nuôi: là loại kênh phân phối hàng hoá tư liệu sinh vật nông nghiệp.Kênh này có những nét dặc trưng: Sơ đồ 1: Kênh phân phối giống cây trồng, vật nuôi Đây là kênh sản xuất và chuyển giao công nghệ về giống và sử dụng giống, loại kênh phgân phối đặc biệt vè sản phẩm nông nghiệp mang tính chất tư liệu sinh học. Kênh kết hợp nghiên cứu sản xuất hoàn thiện sản phẩm trong quá trình chuyển giao công nghệ giống, trong đó nghiên cứu và chất xám đóng vai trò then chốt Là loại kênh phân phối sản phẩm vừa mang tính độc quyền của nhà nước, vừ mang tính xã hội cao, được nhà nước quan tâm thường xuyên, đồi hỏi cao và có chính sách hỗ trợ về công nghệ, tài chính.. Kênh mang tính trực tiếp và cung cấp là chủ yếu. Các trung tâm giống quốc gia vừa là đầu kênh, vừa phải vươn lên làm chủ kênh, biến hoạt động mang tính kinh - Các trung tâm giống quốc gia - Các viện nghiên cứu - Các trường đại học Các công ty cung ứng sản xuất giống các cấp Người sản xuất nông nghiệp Đại học Kin h tế Hu ế 6doanh trong qúa trình chuyển giao. Còn các công ty giống địa phương , làm nhiệm vụ rung chuyển nhưng phỉa khảo nghiệm, địa phương hoá trước khi cung cấp chuyển giao cho nông dân và chủ trang trại. + Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng cá nhân so với loại kenh tiêu thụ hàng hoá công nghiệp và dịch vụ tiêu dùng cá nhân thì số lượng kênh nhiều hơn và có một số kênh gián tiếp thì nhìn chung dài hơn. Cụ thể gồm có những kênh sau: K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 Sxnn Sơ đồ 2: Kênh phân phối hàng hoá, dịch vụ nông nghiệp Trong hệ thống kênh ở sơ đồ trên có mấy điểm đáng chú ý thể hiện đặc trưng kênh sản phẩm nông nghiệp là: Một là: Tuỳ theo trình độ chuyên môn hóa, quy mô sản xuất và mức độ gắn kết với thị trường mà các kênh phân phối được tổ chức dài hay ngắn. Kênh 1 và kênh 2 là hai kênh ngắn, chủ yếu hoạt động ở thị trường nông thôn. Cáckênh khác dài hơn SXNN SX NN SX NN SX NN SX NN SX NN SX NN Thu gom Thu gom Chế biến Thu gom Chế biến Người xuất khẩu THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI BÁN BUÔN BÁN LẺ NGƯỜI TIÊU DÙNG [Type a quote from the document or the summary of an interesting point. You can position the text box anywhere in the document. Use the Text Box Tools tab to change the formatting of the pull quote text box.]Đại học Kin h tế Hu ế 7thường đáp ứng cho người tiêu dùng thành phố. Đối với các kênh phục vụ xuất khẩu thường được tổ chức dài hơn mới đến được tay người tiêu dùng nước ngoài. Hai là: Ngoài kênh 1 và kênh 2 thì 5 kênh còn lại khâu trùng gían đầu tiên là người thu gom hoặc người chế biến nhưng có chức năng thu mua. Đặc trưng này là do sản phẩm nông nghiệp thường được sản xuất nhỏ lẽ phân tán đặc biệt đối với những nước sản xuất nông nghiệp chưa được phát triển như nước ta. Ba là: Người nông dân với tư cách là người sản xuất ở đầu kênh nhưng không phải là chủ kênh phân phối nên họ chỉ quan tâm đến các tác nhân trung gian đầu tiên trực tiếp quan hệ với hộ. Hộ đòi hỏi những người trung gian phải là những người kinh doanh mua bán rõ ràng, mua hàng nhiều, lấy hàng nhanh, đúng hẹn, giá cả công khai, thanh toán sòng phẳng, có sự hỗ trợ về công nghệ và tài chính Ngày nay với phương thức liên kết, thông qua kí kết các hợp đồng trách nhiệm giữa các nhà khoa học – nhà nông – doanh nghiệp – các nhà phân phối và có vai trò của nhà nước đang thực sự có vai trò to lớn trong giải quyết vấn đề phân phối sản phẩm nông nghiệp đến tay người tiêu dùng hiệu quả và đảm bảo giải quyết lợi ích hài hoà của mọi thành viên trong kênh. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất lúa 1.1.2.1. Nhân tố thuộc về tự nhiên - Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố của cây lúa trên toàn thế giới và có quy luật trên từng vùng rộng lớn. Nhiệt độ , ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp quá trình quang hợp, hô hấp, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Ngoài ra sự tác động bất thường của thời tiết còn là nguyên nhân gây hại cho cây lúa. - Đất đai Đất đai là tư liệu không thể thiếu trong sản xuất lúa, nhờ có đất đai mà cây lúa tồn tại mà củng chính nhờ đất đai mà cây lúa được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất và sự chuyển hoá sinh lí, sinh hoá. Đất đaicó màu mỡ hay không là thể hiện qua độ phì nhiêu của đất, ở những môi truờng khác nhau thì độ màu mỡ cũng khác nhau Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa cần quan tâm đến chế độ canh tác cho phù hợp với từng loại đất nhằm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng Đại ọc Kin h tế Hu ế 8cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt, dồng thời trong quá trình canh tác phải chú trọng đến việc cải tạo và bồ dưõng đất. 1.1.2.2. Yếu tố sinh học - Giống Giống có ảnh hưởng quan trọng đến năng suất nông nghiệp, điều này thể hiện ở chỗ mỗi giống có tiềm năng năng suất khác nhau. Thông thường, các giống địa phương có năng suất thấp hơn các giống lai ưu thế mới, chênh lệch năng suất này có thể lên đến 10 – 20%. Nhằm tăng hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp, hiện nay công tác lai tạo giống rất được chú trọng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nhận thấy có 2 hướng cải tiến năng suất theo hướng tăng hiệu suất sử dụng năng lượng bức xạ: + Giảm chiều cao cây, tăng số bông/1 đơn vị diện tích + Tăng số hạt và trọng lượng bông hay quả. Hệ số kinh tế tăng đi đôi với tăng lượng chất khô tích lũy vào thời kỳ cuối. Bước đầu của công tác chọn giống, các nhà khoa học chú ý nhiều đến các thành phần của năng suất: số bông, số quả, số hạt, trọng lượng hạt. Những cố gắng cải tiến thành phần này của năng suất lại đưa đến việc giảm thành phần khác. Ví dụ ở cây lúa, làm tăng số bông thì số hạt trên một bông và trọng lượng bông giảm, làm tăng số hạt thì trọng lượng hạt lại giảm.Nguyên nhân dẫn đến sự bù trừ này là do sự mâu thuẫn giữa sức chứa và nguồn. Sức chứa là số lượng và độ lớn của các cơ quan có khả năng chứa các chất đồng hóa để tạo ra năng suất; nguồn là lượng chất đồng hóa được chuyển từ lá về bộ phận chứa năng suất. Trên thực tế, rất khó phân biệt chỉ tiêu đại diện cho sức chứa và đại diện cho nguồn. Khó tách rời sức chứa và nguồn và các nhà sinh lý cây trồng vẫn còn tranh luận sức chứa hay nguồn là yếu tố hạn chế năng suất cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu của Viện KHKTNN Việt Nam thì: Thành phần sức chứa, tương quan với thời gian tạo ra diện tích lá trước trổ; số nhánh, số bông và số hoa/m2 quyết định 29,9% năng suất. + Thành phần nguồn, tương quan với chất khô và hiệu suất quang hợp sau trổ, số hạt/bông và số hạt/m2, trọng lượng bông và 1000 hạt, quyết định 23,1% năng suất. - Dinh dưỡng khoáng Đại học K n h tế Hu ế 9+ Đạm (N): tăng khả năng đẻ nhánh, tăng chiều cao cây lúa; tăng năng suất và chất lượng gạo + Lân (P2O5): giai đoạn đầu giúp phát triển rễ; giai đoạn sau giúp phân hóa mầm hoa; giúp lúa trỗ sớm, qua đó tăng năng suất và chất lượng tốt + Kali (K2O): tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn, rét do làm cho cây lúa cứng cây; tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất phẩm chất + Lưu huỳnh (S): tăng năng suất; tăng hàm lượng protein và acid amin trong gạo + Magiê (Mg): tăng hấp thu và vận chuyển Lân; tăng cường quang hợp (là thành phần diệp lục tố). Tăng số hạt chắc và năng suất + Canxi (Ca): tăng cường độ cứng cây và khả năng chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lượng gạo + Sắt (Fe): tăng cường quang hợp, tăng năng suất và chất lượng gạo + Kẽm (Zn): tăng khả năng hút Lân và dinh dưỡng; tăng năng suất và chất lượng gạo + Đồng (Cu): tăng cường khả năng chống nấm bệnh; tăng sinh trưởng, phát triển qua đó tăng năng suất và chất lượng + Mangan (Mn): tăng cường sinh trưởng và phát triển, tăng năng suất và chất lượng + Bo (Bo): tăng số hoa, tăng sức chống chịu của hạt phấn, giúp hạt phấn sống lâu; tăng tỷ lệ hạt chắc, tăng năng suất phẩm chất + Molypden (Mo): tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng sinh trưởng và phát triển; tăng năng suất và chất lượng - Sâu bệnh Có thể nói sâu bệnh là , một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sản xuất lúa, nó có thể làm cho năng suất lúa giảm sút thạm chí mất trắng. ở lúa thì thường gặp một số bệnh: + Bệnh đốm vằn do nấm sống trong đất: Rhizoctonia solani, Trên lúa, nếu dùng giống ngắn ngày, năng suất cao, ruộng sạ, cấy dầy, thiếu ánh sáng, bón thừa đạm, bón đạm muộn, bón không cân đối N-P-K, ẩm độ trên ruộng quá cao, ruộng vụ trước trồng bị bệnh đốm vằn, không dọn sạch rơm rạ, lúa chét, cỏ dại bệnh đốm vằn dễ xảy ra trong vụ tiếp theo. Bệnh đốm vằn, thường xảy ra vào giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa – Đại ọc Kin h tế H ế 10 làm đòng, trổ (khoảng 35 – 70 NSS), bệnh âm thầm tiến triển nơi bẹ lá tiếp giáp mực nước, do đó nếu đi thăm đồng mà không chịu khó lội xuống ruộng quan sát thì sẽ không phát hiện được bệnh, đến khi bệnh phát triển lên lá đòng (trổ nóc) mới phòng trị thì đã quá muộn. Triệu chứng bệnh đốm vằn dễ nhân diện, lúc đầu bệnh xuất hiện ở bẹ lá giáp mực nước, vết bệnh có dạng đốm loang lổ như da beo, màu xanh xám, viền nâu, sũng nước, dần dần đốm bệnh ăn sâu vào bẹ lá làm bẹ lá vàng, khô chết dần, đồng thời bệnh còn ăn lan lên trên, một khi bệnh lan lên tới lá đòng (trổ nóc) thì năng suất có thể giảm tới 50%, hạt không đẹp, lúa bị lép, lửng, khi xay dễ bể. + Bệnh bạc lá lúa: : Bệnh bạc lá lúa (BBL) do vi khuẩn Xanthomonas campestris Oryzae gây ra và là một trong những bệnh nguy hiểm nhất trên cây lúa. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nóng ẩm nên ở các tỉnh phía Bắc thường xuất hiện từ tháng 3 trở đi, gây hại ở cả 2 vụ lúa trong năm, trong đó nặng nhất là các trà lúa vụ mùa, đặc biệt vào các thời kỳ hay có giông, bão. Các giống lúa thuần, lúa lai Trung Quốc rất dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở các mép lá, cháy dần từ đầu chóp xuống (nên còn gọi là bệnh cháy lá) làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây; nhẹ làm cây sinh trưởng, phát triển kém, còi cọc, đẻ nhánh yếu, giảm năng suất, bị nặng làm các lá bị cháy, đặc biệt cháy lá đòng làm cho hạt bị lép lửng, chất lượng gạo kém, giảm năng suất nghiêm trọng, từ 25 đến 50%, thậm chí gây thất thu hoàn toàn. + Bệnh lem lét hạt: *Do nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa khi mật số cao chúng có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển, các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép. *Do vi khuẩn Pseudomonas glumae (tên mới Bukhoderia glumae) làm thối đen hạt hoặc gây vết bệnh trên vỏ hạt. *Do nấm là chủ yếu: Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae, Fusarium sp, Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp, Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp, Tilletia barclayana, Ustilagonoides virens. Đại ọc Kin h tế Hu ế 11 Sự phát sinh và tác hại *Thời kỳ cây lúa dễ mẫn cảm với bệnh là từ trổ bông đến chín sữa và rơi vào những tháng có nhiệt độ thấp ẩm độ không khí cao, lượng mưa lớn và số ngày mưa nhiều. *Lem lép hạt làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt lúa, đồng thời tác hại vào vụ sau. + Rầy nâu Tác hại trực tiếp: rầy cám và rầy trưởng thành cánh dài hoặc cánh ngắn đều chích hút nhựa cây lúa gây ra hiện tượng cháy rầy khi mật số cao. Rầy nâu gia tăng mật số nhanh và cao (bột phát) gây hại nặng cho cây lúa khi: - Trồng lúa liên tục trong năm - Dùng giống nhiễm rầy - Gieo sạ mật độ dày - Bón dư thừa phân đạm, - Phun thuốc trừ sâu không đúng cách (trộn nhiều loại thuốc, phun nhiều lần). Tác hại gián tiếp: là môi giới truyền vi rút gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá cho cây lúa. Đặc điểm truyền bệnh - Rầy nâu chích hút nhựa cây lúa bị bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá rồi mang mầm bệnh vi rút này trong cơ thể để truyền sang cho cây lúa khoẻ mạnh khi chúng đến chích hút cây lúa đó. - Rầy nâu mang mầm bệnh có khả năng truyền bệnh cho đến khi chết. - Cây lúa càng non càng dễ bị nhiễm bệnh, về sau có thể không trổ bông được, năng suất giảm nghiêm trọng hoặc mất trắng. Cây lúa già bị nhiễm bệnh thì năng suất bị giảm ít hơn. " Tóm lại, rầy nâu chỉ truyền bệnh khi có nguồn bệnh (lúa bị bệnh, lúa chét bị bệnh, cỏ bị bệnh) tồn tại trên đồng ruộng. 1.1.2.3. Các yếu tố kinh tế - xã hội - Vốn Vốn là nhân tố không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh, nó không chỉ ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp mà nó ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực king tế khác. Đại học Kin h tế Hu ế 12 Vốn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng việc sản xuất lúa, người nông dân cần có vốn để trang bị dụn
Luận văn liên quan