Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù

Hiện nay, LSNG được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau, chúng có giá trị góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Giá trị về mặt kinh tế thể hiện ở nguồn thu nhập cho các cộng đồng người dân sống gần rừng. LSNG có thể là nguồn thu bằng tiền duy nhất để mua lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, và trang trải chi phí thuốc men, chi phí học hành của con trẻ đối với các hộ nghèo. Ngoài ra LSNG còn góp phần rất lớn vào kinh tế đất nước. Theo ông Phạm Đức Tuấn (2007), phó cục trưởng cục kiểm lâm: " lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam được xuất khẩu sang 90 nước và vùng lảnh thổ, với tổng kim ngạch gần 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ chưa tương xứng với tiềm năng của rừng Việt Nam". Về giá trị xã hội, LSNG giúp ổn định về kinh tế và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào rừng, tạo việc làm, bảo tồn kiến thức bản địa và giá trị về mặt môi trường, chúng góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học. Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, và có nhiều giá trị sử dụng. Như vậy, LSNG là một bộ phận chức năng quan trọng của hệ sinh thái rừng. Lâm sản ngoài gỗ không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có giá trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Đã từ lâu, lâm sản ngoài gỗ được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm…, do vậy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và công dụng của các loại lâm sản ngoài gỗ đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số loại lâm sản ngoài gỗ đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ để quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến, tiêu thụ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quí giá này. Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận ngày 26/5/2009, với tổng diện tích 40km2 , khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An gồm 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp. Vùng lõi gồm quần đảo Cù Lao Chàm với 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai và Hòn Ông. Lớn nhất là đảo Hòn Lao với diện tích 1.317 ha, các đảo còn lại có tổng diện tích là 327 ha; cách trung tâm Khu phố cổ Hội An 19 km về hướng Đông – Đông Bắc. Từ khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, quần đảo Cù Lao Chàm đã trở thành điểm giao lưu, hội nhập, nghiên cứu khoa học của các tổ chức trong nước và quốc tế. Là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên Khu DTSQ đang gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Khu DTSQ;… Đặc biệt trong đó là việc khai thác trái phép các loài cây lâm sản ngoài gỗ. Khu DTSQ quần đảo Cù Lao Chàm khá phong phú về các loài LSNG có giá trị như: mây, cây làm thuốc, nhiêu loại phong lan nở hoa quanh năm với loài huyết nhung tía, cây ngô đồng, cua đá, yến, rau rừng, tắc kè, ong mật. Những loài LSNG này liên quan mật thiết với đời sống cộng đồng người dân sống dựa vào rừng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng LSNG ngày càng lớn, không chỉ phục vụ đời sống của cộng đồng địa phương mà còn là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng trên thị trường. Việc khai thác LSNG chủ yếu từ tự nhiên, mức độ khai thác sử dụng lớn đã dẫn đến nguồn tài nguyên này đang bị cạn kiệt hoặc còn với số lượng rất ít. Sự đa dạng về LSNG, ở một mức độ nào đó chính là sự đa dạng về sinh học, các loài thực vật cho LSNG là một bộ phận quan trọng cấu trúc nên tổ thành rừng. Bởi vậy, nếu nguồn tài nguyên LSNG thường xuyên có nguy cơ bị tác động, có nghĩa là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) cũng sẽ bị tác động bởi áp lực của người dân trong vùng. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu cần thiết, can thiệp kịp thời, nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt trong tương lai là một điều khó tránh khỏi. Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề là “ Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm ”. Đề tài được thực hiện thành công đồng nghĩa với việc cây LSNG được bảo tồn và phát triển, đồng thời tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương, qua đó sẽ từng bước nâng cao đời sống người dân, và giảm áp lực đến tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học Khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm.

doc65 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5772 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Hiện nay, LSNG được quan tâm ở nhiều khía cạnh khác nhau, chúng có giá trị góp vào việc phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Giá trị về mặt kinh tế thể hiện ở nguồn thu nhập cho các cộng đồng người dân sống gần rừng. LSNG có thể là nguồn thu bằng tiền duy nhất để mua lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, và trang trải chi phí thuốc men, chi phí học hành của con trẻ đối với các hộ nghèo. Ngoài ra LSNG còn góp phần rất lớn vào kinh tế đất nước. Theo ông Phạm Đức Tuấn (2007), phó cục trưởng cục kiểm lâm: " lâm sản ngoài gỗ của Việt Nam được xuất khẩu sang 90 nước và vùng lảnh thổ, với tổng kim ngạch gần 200 triệu USD/năm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ chưa tương xứng với tiềm năng của rừng Việt Nam". Về giá trị xã hội, LSNG giúp ổn định về kinh tế và an ninh cho đời sống người dân phụ thuộc vào rừng, tạo việc làm, bảo tồn kiến thức bản địa và giá trị về mặt môi trường, chúng góp phần bảo vệ, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn, bảo vệ môi trường, tạo cảnh quan, bảo tồn đa dạng sinh học. Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) bao gồm những sản phẩm không phải gỗ có nguồn gốc sinh vật được khai thác từ rừng tự nhiên, rừng trồng, và có nhiều giá trị sử dụng. Như vậy, LSNG là một bộ phận chức năng quan trọng của hệ sinh thái rừng. Lâm sản ngoài gỗ không những góp phần quan trọng về kinh tế xã hội mà còn có giá trị lớn đối với sự giàu có của hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học của rừng. Đã từ lâu, lâm sản ngoài gỗ được sử dụng đa mục đích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như làm dược liệu, đồ trang sức, đồ gia dụng, hàng thủ công mỹ nghệ, thực phẩm…, do vậy chúng đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về đặc tính và công dụng của các loại lâm sản ngoài gỗ đã hạn chế nhiều giá trị kinh tế của chúng. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số loại lâm sản ngoài gỗ đang bị cạn kiệt cùng với sự suy thoái của rừng. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiểu biết về lâm sản ngoài gỗ để quản lý, khai thác, sử dụng, chế biến, tiêu thụ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên quí giá này. Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cù Lao Chàm được UNESCO công nhận ngày 26/5/2009, với tổng diện tích 40km2 , khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An gồm 3 vùng: vùng lõi, vùng đệm, vùng chuyển tiếp. Vùng lõi gồm quần đảo Cù Lao Chàm với 8 hòn đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn La, Hòn Khô Mẹ, Hòn Khô Con, Hòn Tai và Hòn Ông. Lớn nhất là đảo Hòn Lao với diện tích 1.317 ha, các đảo còn lại có tổng diện tích là 327 ha; cách trung tâm Khu phố cổ Hội An 19 km về hướng Đông – Đông Bắc. Từ khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, quần đảo Cù Lao Chàm đã trở thành điểm giao lưu, hội nhập, nghiên cứu khoa học của các tổ chức trong nước và quốc tế. Là điểm đến lý tưởng của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên Khu DTSQ đang gặp nhiều khó khăn gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học tại Khu DTSQ;… Đặc biệt trong đó là việc khai thác trái phép các loài cây lâm sản ngoài gỗ. Khu DTSQ quần đảo Cù Lao Chàm khá phong phú về các loài LSNG có giá trị như: mây, cây làm thuốc, nhiêu loại phong lan nở hoa quanh năm với loài huyết nhung tía, cây ngô đồng, cua đá, yến, rau rừng, tắc kè, ong mật. Những loài LSNG này liên quan mật thiết với đời sống cộng đồng người dân sống dựa vào rừng. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng LSNG ngày càng lớn, không chỉ phục vụ đời sống của cộng đồng địa phương mà còn là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng trên thị trường. Việc khai thác LSNG chủ yếu từ tự nhiên, mức độ khai thác sử dụng lớn đã dẫn đến nguồn tài nguyên này đang bị cạn kiệt hoặc còn với số lượng rất ít. Sự đa dạng về LSNG, ở một mức độ nào đó chính là sự đa dạng về sinh học, các loài thực vật cho LSNG là một bộ phận quan trọng cấu trúc nên tổ thành rừng. Bởi vậy, nếu nguồn tài nguyên LSNG thường xuyên có nguy cơ bị tác động, có nghĩa là nguồn tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) cũng sẽ bị tác động bởi áp lực của người dân trong vùng. Nếu không có những biện pháp hữu hiệu cần thiết, can thiệp kịp thời, nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt trong tương lai là một điều khó tránh khỏi. Từ những lý do trên chúng tôi lựa chọn vấn đề là “ Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển các loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị, tại khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm ”. Đề tài được thực hiện thành công đồng nghĩa với việc cây LSNG được bảo tồn và phát triển, đồng thời tạo công ăn việc làm cho một số người dân địa phương, qua đó sẽ từng bước nâng cao đời sống người dân, và giảm áp lực đến tài nguyên thiên nhiên, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học Khu dự trử sinh quyển Cù Lao Chàm. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Giới thiệu về lâm sản ngoài gỗ Lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là tất cả những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật không kể gỗ, cũng như những dịch vụ có được từ rừng và đất. Dịch vụ trong định nghĩa này là những hoạt động từ du lịch sinh thái, làm dây leo, thu gôm nhựa và các hoạt động liên quan đến thu hái và chế biến các sản phẩm này (FAO, 1995). Lâm sản ngoài gỗ bao gồm " tất cả các sản phẩm sinh vật (trừ gỗ công nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia đình, mua bán, hoặc có ý nghĩa tôn giáo , văn hóa hoặc xã hội. Việc sử dụng hệ sinh thái cho mục đích giải trí, bảo tồn thiên nhiên, quản lý vùng đệm.... thuộc về lĩnh vực phục vụ của rừng" ( Wickens, 1991). LSNG là các sản phẩm nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn, có ở rừng, có ở đất rừng và ở các cây bên ngoài rừng (FAO, 1999). LSNG là tất cả các vật liệu sinh học ngoài gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ cho mục đích của con người. Bao gồm các sản phẩm là động vật sống, nguyên liệu thô và củi, song mây, tre nứa, gỗ nhỏ và sợi (W.W.F, 1989). "nhiều loại cây rừng cho các sản phẩm tự nhiên ngoài gỗ đó là cây cho đặc sản. Các sản phẩm tự nhiên đó có thể được sử dụng trực tiếp như một số loại cây cho thuốc, cây cho quả hoặc làm thức ăn cho gia súc nhưng phần lớn phải qua gia công chế biến như cây cho nguyên liệu, giấy sợi, cây cho cao su, cho dầu...." (Lê Mộng Chân, 1993).[2] Tóm lại, lâm sản ngoài gỗ là các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, không kể gỗ, cũng như những dịch vụ từ rừng mà người dân có thể sử dụng được, hay đem các sản phẩm từ rừng ra để chao đổi hàng hóa mua bán mang lại thu nhập kinh tế cho người dân. Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ của các nước châu Á Thái Bình Dương theo công dụng Hệ thống phân loại các LSNG đã thông qua trong hội nghị tháng 11 năm 1991 tại Băng Cốc, Thái Lan. Trong hệ thống này LSNG được chia làm 6 nhóm. Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi: tre nứa; song mây; lá, thân cỏ sợi và các loại cỏ. Nhóm 2: Sản phẩm làm thực phẩm: + Các sản phẩm nguồn gốc từ thực vật: thân, chồi, rể, củ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu và nấm. + Các sản phẩm nguồn gốc từ động vật: mật ong, thịt động vật rừng, cá, trai, ốc, tổ chim ăn được, trứng và côn trùng. Nhóm 3: Cây làm thuốc và mỹ phẩm có nguồn gốc thừ thực vật. Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: nhựa, nhựa dầu, nhựa mủ, gôm, tamin và thuốc nhuộm, dầu béo và tinh dầu. Nhóm 5: Động vật và tất cả các sản phẩm từ động vật: tơ tằm, động vật sống, chim, côn trùng, lông mao, lông vũ, da , sừng, xương và nhựa cánh kiến đỏ. Nhóm 6: Các sản phẩm khác: như lá Bidi (lá thị rừng dùng gói thuốc lá ở Ấn Độ ). [7] Khung phân nhóm lâm sản ngoài gỗ ở việt nam theo công dụng. Nhóm 1: Các sản phẩm có sợi, bao gồm: tre nứa; song mây; các loại lá, thân, vỏ có sợi và các loại cỏ. Nhóm 2: Sản phẩm dùng làm thực phẩm: + Các sản phẩm nguồn gốc từ thực vật: thân, chồi, rể, củ, lá, hoa, quả, gia vị, hạt có dầu và nấm. + Các sản phẩm nguồn gốc từ động vật: mật ong, thịt thú rừng, cá, trai, ốc, tổ chim ăn được, trứng và các loại côn trùng. Nhóm 3: Cây làm thuốc và mỹ phẩm: + Cây có nguồn gốc từ thực vật + Cây có độc tính + Cây làm mỹ phẩm Nhóm 4: Các sản phẩm chiết xuất: + Tinh dầu + Dầu béo + Nhựa và nhựa dầu + Dầu trong chai cục + Gôm + Ta-nanh và thuốc nhuộm Nhóm 5: Động vật và các sản phẩm động vật không làm thực phẩm và làm thuốc. + Động vật sống, chim và côn trùng sống: da, sừng, xương, lông vũ... Nhóm 6: Các sản phẩm khác: + Cây cảnh + Lá để gói thức ăn và thực phẩm. [2.7] Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng và sử dụng nhiều kiến thức bản địa của người dân dễ áp dụng trong thực tế quản lý, sản xuất và kinh doanh. Tuy nhien phương pháp này không đề cập đến đặc điểm sinh học của các loài nên khó khăn trong việc nhận biết, có thể gây sự nhầm lẫn và nhiều loài có thể nằm ở nhiều nhóm khác nhau. khung là phân loại LSNG của Việt Nam đã được bổ sung thêm 3 nhóm phụ: các cây có chất độc vào nhóm 3; các cây cảnh, các lá dùng để gói, bọc vào nhóm 6. tuy nhiên, đối với từng loài cụ thể việc phân loại không cố định mà biến đổi theo địa phương. Ví dụ như cây quế được xếp vào dược liệu nhưng cũng có nơi xếp vào gia vị Tổng quan về lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Tình hình khai thác và sử dụng lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Việt Nam là một nước nhiệt đới có rất nhiều loại LSNG có giá trị, có sản lượng lớn và có thể khai thác. Theo kết quả nghiên cứu của Dự án Lâm sản ngoài gỗ Việt nam trong số 12000 loài cây được thống kê có: 76 loài cho nhựa thơm; 160 loài cho dầu; 600 loài cho tanin; 260 loài cho tinh dầu; 93 loài cho chất màu; 1498 loài cho các dược phẩm. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật số loài thực vật bậc cao có thể lên tới 20.000 loài; hệ động vật cũng đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái.[7] Nhiều loại lâm sản ngoài gỗ đã trở thành nguyên liệu quan trọng cho các ngành công nghiệp, được chế biến và sản xuất ra hàng loạt các sản phẩm như các loài song mây, tre nứa, các loài hoa. Các loài LSNG làm thức ăn như mộc nhĩ, nấm hương, nấm linh chi và măng tre, trúc, mật ong là những sản phẩm vừa để phục vụ cho đời sống hàng ngày vừa là hàng hóa thương mại. Chúng đã từ lâu trở nên quen thuộc đối với người dân và là nguồn lương thực và thu nhập lớn cho người dân chỉ sau lúa, ngô sắn. Các loài làm thực phẩm quan trọng khác như chè, cà phê… đã góp phần quan trọng trong thu nhập của Việt Nam thông qua xuất khẩu.[2] Các loài dược liệu được dùng để chữa bệnh tật và để chế biến các vị thuốc. Cây thuốc Nam là yếu tố quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, góp phần làm giảm chi phí trong phòng chữa bệnh. Chúng đóng vai trò rất quan trọng với nhân dân vùng cao, vùng xa, điều kiện còn nhiều khó khăn cả về chăm sóc y tế, nguồn thuốc và phương tiện đi lại. Ngoài ra, một số vị thuốc quí của Việt Nam như hòe, sâm Ngọc linh, quế, ba kích, hà thủ ô, hoằng đằng… Nhiều loại dược liệu của Việt nam được xuất khẩu đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước như quế, hồi, hòe [ 4 ]. Các loài LSNG là động vật là chim, thú cũng đóng góp nhiều tích cực vào giá trị cuộc sống. Chúng được dùng làm thực phẩm (thịt các loài động vật, mật ong, côn trùng), làm dược liệu (mật gấu, cao hổ, rắn, sừng tê giác…), làm đồ trang sức (ngà voi, sừng hươu nai, móng vuốt các loài họ mèo…). Còn rất nhiều loại LSNG khác chưa thống kê hết được, nhưng sử dụng rất rộng rãi trong cuộc sống của người dân: nhựa tràm, tre trúc, mây, dược liệu, nấm thực phẩm, mộc nhĩ, măng tươi, măng khô, hạt dẻ, các loại quả rừng, các loại rau rừng, cánh kiến đỏ, các loại củ rừng chàm nhuộn vải, vỏ cây và quả rừng, tắc kè, thịt thú rừng, mật ong, thức ăn gia súc, củi, lá gồi, lá buông, động vật rừng nuôi, thủy sản rừng ngập nước, cây rừng làm cảnh… Các loại sản phẩm này hiện nay rất phân tán và khai thác theo phương thức hái lượm nên con số thống kê cụ thể còn chưa được thực hiện đầy đủ. Nhiều loại LSNG được sử dụng cho sản xuất và đời sống của người dân, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội nước ta. Nó đặc biệt quan trọng đối với cộng đồng địa phương miền núi và người dân tộc thiểu số có đời sống phụ thuộc chặt chẽ vào tài nguyên rừng. LSNG còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị, Bộ NN và PTNT ước tính giá trị xuất khẩu LSNG năm 2008 là khoảng 300-400 triệu USD, bằng gần 20% tổng giá trị xuất khẩu đồ gỗ. Khai thác, chế biến, kinh doanh LSNG đã thu hút hàng trăm nghìn lao động, chủ yếu là ở nông thôn, miền núi góp phần đáng kể vào xoá đói, giảm nghèo ở các địa phương có rừng và đất rừng. Tuy nhiên, đến nay chúng ta vẫn chưa quy hoạch tổng thể được việc bảo tồn, phát triển, khai thác, và kinh doanh các loại LSNG ở nước ta. Để có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của người dân từ LSNG, nhà nước và nhân dân cần phải có chiến lược phát triển về gây trồng, chế biến và tiêu thụ góp phần nâng cao đời sống của người dân miền núi. [1] Tình hình quản lý LSNG ở Việt Nam Nhận thấy rõ tầm quan trọng của LSNG, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chương trình, chính sách cho việc phát triển và bảo tồn rừng trong đó có đề cập đến nội dung quản lý LSNG. Một số chính sách quan trọng đã tạo nên sự chuyển biến về phát triển và quản lý LSNG như chính sách của chính phủ về Giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng quản lý (Nghị định 02/CP ngày 15 tháng 1 năm 1994; thông tư 06LN/KN về giao đất lâm nghiệp; Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất và cho thuê đất lâm nghiệp); chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng cũng đã đề cập đến việc phát triển Lâm sản ngoài gỗ; luật bảo vệ và phát triển rừng (19/8/1991), thông tư 13LN/KL của Bộ Lâm nghiệp đã ban hành nhiều quy định nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên động thực vật rừng quý hiếm, mà nhiều loài LSNG có giá trị.[1] Hiện nay, lâm sản ngoài gỗ hiện nay được quản lý dưới nhiều hình thức khác nhau: quản lý nhà nước, quản lý cộng đồng và quản lý ở cấp hộ gia đình, cá nhân với nhiều mục đích khác nhau (kinh doanh, sử dụng cho mục đích tự cung cấp, nghiên cứu…). Trong đó việc lập kế hoạch quản lý bền vững LSNG dựa vào cộng đồng là một trong những vấn đề được quan tâm và nó đang ngày càng thể hiện rõ vai trò tích cực trong phát triển nguồn tài nguyên LSNG. Bộ NN&PTNT đã đưa ra các chương trình hoạt động để bảo vệ và phát triển rừng trong đó đặc biệt quan tâm bảo vệ và phát triển LSNG nhằm giảm bớt áp lực về gỗ cũng như tăng cường các lợi ích từ rừng. Các chương trình hoạt động cụ thể là Chương trình xây dựng mô hình trình diễn và đào tạo, huấn luyện cho chủ rừng; chương trình canh tác lâm nông kết hợp trên đất sau nương rẫy; Chương trình đào tạo cho cán bộ làm công tác khuyến lâm; Chương trình thông tin, tuyên truyền; và Chương trình tư vấn và dịch vụ khuyến lâm: Nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn và khuyến lâm. Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có các chính sách và chương trình riêng cho LSNG mà vẫn lồng ghép những nội dung này vào các chính sách, chương trình, luật lệ liên quan đến quản lý tài nguyên rừng. Điều này rất bất cập trong công tác quản lý vì mỗi loại LSNG có những đặc thù riêng về môi trường sinh thái, phương thức khai thác và công nghệ chế biến, làm hạn chế nhiều đến việc sử dụng hiệu quả và phát triển nguồn tài nguyên quý giá này.[5] Tình hình nghiên cứu LSNG ở Việt Nam Tại Việt Nam, LSNG rất đa dạng, phong phú, giàu tiềm năng, phân bố rộng khắp cả nước, nhưng nghiên cứu về LSNG còn rất hạn chế. Chỉ có một số ít các tổ chức, cơ quan nghiên cứu về vấn đề này. Năm 1978, Trung tâm nghiên cứu Đặc sản rừng được thành lập (thực chất là nghiên cứu về LSNG) với nhiệm vụ nghiên cứu phát triển LSNG, phương pháp chế biến, gây trồng lâm sản có giá trị. Trung tâm này thường phối hợp với Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường (CRES-Đại học Quốc gia Hà nội) và Viện Kinh tế Sinh thái (ESCO-ECO) để thực hiện các dự án về sử dụng bền vững LSNG. Các hoạt động nghiên cứu bao gồm: phát triển và thử nghiệm các hệ thống quản lý rừng và LSNG, nghiên cứu hệ thống sở hữu LSNG ở Việt Nam, nghiên cứu thử nghiệm gây trồng một số loài LSNG có giá trị kinh tế cao dựa theo nhu cầu của người dân địa phương, gây trồng một số loài tre và dược liệu... Một số tổ chức khác có nghiên cứu về LSNG gồm có Trường Đại học Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Huế, Viện Điều tra Qui hoạch rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam... Để phát triển và sử dụng rừng nói chung và LSNG nói riêng chúng ta không chỉ giải quyết các yếu tố kỹ thuật như chọn, tạo giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, mà còn phải nghiên cứu giải quyết rất nhiều vấn đề có liên quan tác động qua lại với nhau. Vì vậy các hướng nghiên cứu chính về LSNG tập trung biện chứng vào các vấn đề theo chuỗi hành trình của sản phẩm từ khâu tạo nguyên liệu như chọn, tạo giống, gây trồng, bảo tồn, phát triển, rồi đến khai thác, chế biến, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Song song với nó là việc điều tra, khảo sát các đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên LSNG, cộng đồng dân cư và văn hóa, phong tục, tập quán của họ. Việc đề xuất các chương trình, chính sách văn bản về quản lý, khai thác và thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng giữ vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu LSNG.[1] Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam Tiềm năng của lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm sinh học Nước ta có 6 kiểu rừng thuộc đại nhiệt đới ( dưới độ cao 700 – 800m). Đáng chú ý nhất là các kiểu: rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới; rừng kín thường xanh, ẩm nhiệt đới; rừng kín, thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; rừng kín hỗn hợp cây lá rộng lá kim ẩm, á nhiệt đới núi thấp. Đây là 4 kiểu rừng có tính đa dạng sinh học cao nhất và cũng nhiêu loại lâm san ngoài gỗ nhất. Hầu hết các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao thuộc các nhóm: cây lấy sợi cây làm thuốc, cây cho thực phẩm, cây dầu nhựa, cây làm cảnh,tập trung ở các kiểu rừng này. Ngoài 11 kiểu rừng chính, tùy theo điều kiện đất đai, khí hậu nước ta có nhiều kiểu rừng độc đáo như: kiểu phụ rừng trên núi đá vôi, kiểu phụ rừng ngập mặn, kiểu phụ rừng rêu trên núí cao. Rất nhiều loại LSNG độc đáo của nước ta thuộc nhóm cây thuốc, cây dầu nhựa, cây cảnh, cây cho tamin- thuốc nhuộm và các loại động vật hoang dã nỗi tiếng phân bố ở đây. [1] Hệ thực vật: trước cách mạng tháng 8 năm 1945 qua tài liệu của ngươi pháp để lại trong " Thực vật chí tổng quát của đông dương – Flore general de L’Indochine " nước ta chỉ có khoảng 7000 loài thực vật bậc cao, nhưng tới nay chung ta đã thống kê được hơn 11373 loài thực vật bậc cao thuộc 2524 chi, và 378 họ. Trong số các loài thực vật đã thống kê có gần 2000 loài gỗ, 3000 loại cây làm thuốc, hơn 100 loài tre nứa và khoảng 50 loài song, mây. Hệ động vật: đã thống kê được 225 loài thú, 828 loài chim, 259 loài bò sát, 84 loài ếch nhái. Những phát hiện các loài thú lớn gần đây như : sao la ( Pseudoryx vuquangensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Mang trường sơn hay Mang Nanh ( Canimuntiacus truongsonensis). Các nhà sinh học trong và ngoài nước đã chứng tỏ tiềm năng đa dạng sinh học của Việt Nam còn lớn hơn những hiểu biết hiện nay. [8] Tiềm năng lâm sản ngoài gỗ trên quan điểm kinh tế Kinh tế hộ gia đình LSNG là một tiềm năng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, đặc biệt là đối với người dân sống xung quanh rừng. LSNG có tầm quan trọng cao đối với người dân miền núi Bắc và Trung bộ, ngoài việc canh tác nương rẫy thì việc thu hái các sản phẩm rừng, săn bắn để dùng trong gia đình, làm nghề phụ và để bán là hoạt động kinh tế của đại bộ phận người dân sống gần rừng. LSNG là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân miền núi, Người dân gần rừng có thể kiếm được nhiều loại thức ăn ở trong rừng nhu thịt thú, chim rừng, bò sát, côn trùng, các loại rau, củ, quả, măng, nấm.... Hiện tại đời sống của người dân miền núi đã được cải thiện, sức ép lương thực không còn nặng nề như trước.[2] Rừng là nguồn nguyên liệu chủ yếu của nông thôn miền núi: người dân miền núi tiêu thụ trung bình 1m3 gỗ củi/người/năm. Khối lượng nhiên liệu đó là để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt gia đình, nấu ăn và sưởi ấm mùa đông. ở một số vùng vẫn còn thói quen đốt lửa cả ngày đêm do vậy lượng củi tiêu thụ còn lớn hơn rất nhiều. Nhiều người dân gần đường giao thông còn khai thác củi để bán. Củi đốt là LSNG quan trọng nhất đối với người dân số
Luận văn liên quan