Dầu mỏ và môi trường

Trong những năm gần đây, những biến đổi về nên kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có những chuyển biến mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao, đặc biệt là việc sử dụng năng lượng hóa thạch ( dầu mỏ, than đá, than bùn, khí tự nhiên ). Và một trong những năng lượng hóa thạch được sử dụng nhiều nhất trên thế giới đó là dầu mỏ. Hiện nay, dầu mỏ là một năng lượng chưa thể thay thế được ở tất cả các nước trên thế giới. Việc sử dụng dầu mỏ trong phát triển các ngành công nghiệp làm cho trữ lượng dầu mỏ trên thế giới ngày càng cạt kiệt. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng dầu mỏ chưa hợp lí, khoa học kĩ thuật chưa đồng bộ đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người. Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thứ c lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Và các nhà khoa học, các chính sách phát triển, cải thiện môi trường vẫn chưa triệt để, dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng lớn và sâu sắc hơn. Đặc biết thời gian qua ô nhiễm môi trường do dầu mỏ ngày càng tăng cao và đã ở mức báo động, nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng và không có biện pháp xử lý đối với các chất thải trong quá trình sử dụng nhiên liệu. Và một trong số đó chính là các chất thải từ việc sử dụng dầu mỏ trong các ngành công nghiệp.

pdf24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dầu mỏ và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 1 MỞ ĐẦU Trường Đại Học Mỏ - Địa Chất Khoa : Dầu Khí Bộ môn : Hóa học dầu mỏ & khí tự nhiên ***&*** BÀI TIỂU LUẬN Vấn đề : DẦU MỎ VÀ MÔI TRƯỜNG Họ tên sinh viên: Lê Xuân Phúc Mã sinh viên : 0964040114 Lớp : ĐH Lọc hóa dầu K12B – Thanh Hóa Giảng viên hướng dẫn : Ths. Ngô Hà Sơn Thanh Hóa, tháng 04 năm 2013 Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 2 Trong những năm gần đây, những biến đổi về nên kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có những chuyển biến mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã kéo theo nhu cầu sử dụng năng lượng tăng cao, đặc biệt là việc sử dụng năng lượng hóa thạch ( dầu mỏ, than đá, than bùn, khí tự nhiên… ). Và một trong những năng lượng hóa thạch được sử dụng nhiều nhất trên thế giới đó là dầu mỏ. Hiện nay, dầu mỏ là một năng lượng chưa thể thay thế được ở tất cả các nước trên thế giới. Việc sử dụng dầu mỏ trong phát triển các ngành công nghiệp làm cho trữ lượng dầu mỏ trên thế giới ngày càng cạt kiệt. Bên cạnh đó, việc khai thác và sử dụng dầu mỏ chưa hợp lí, khoa học kĩ thuật chưa đồng bộ đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sống của con người. Môi trường sống đã và đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất và cũng là một trong những thách thức lớn nhất của nhân loại. Bởi lẽ, môi trường sống gắn bó với cuộc sống của con người, cũng như với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Và các nhà khoa học, các chính sách phát triển, cải thiện môi trường vẫn chưa triệt để, dẫn đến ô nhiễm môi trường ngày càng lớn và sâu sắc hơn. Đặc biết thời gian qua ô nhiễm môi trường do dầu mỏ ngày càng tăng cao và đã ở mức báo động, nguyên nhân chủ yếu là do việc sử dụng và không có biện pháp xử lý đối với các chất thải trong quá trình sử dụng nhiên liệu. Và một trong số đó chính là các chất thải từ việc sử dụng dầu mỏ trong các ngành công nghiệp. Trong bài tiểu luận này, với lượng kiến thức mà em đã được học, cùng với sự tham khảo một số tài liệu liên quan, em trình bày vấn đề “ Dầu mỏ & môi trường”, đây được xem là một trong những vấn đề cấp thiết của thế giới hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho em và các bạn trong thời gian thầy về Thanh Hóa ! Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 . Bài báo cáo các vấn đề về ô nhiễm môi trường Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 2 . Đề tài bảo vệ môi trường Nhóm sinh viên lớp Nuôi trồng thủy sản – Đh Nông nghiệp 3 ) Lợi ích chung và và lợi ích riêng Nhà báo Đinh Thị Ánh Hồng 4 ) Môi trường và đời sống con người Luận văn Ths của Thầy Lưu Quốc Trí 5 ) Địa chất và môi trường NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh – Huỳnh Thị Minh Hằng 6 ) Một số vấn đề về môi trường Toàn cầu và Việt Nam Giáo sư – Tiến sỹ Võ Quý 7) Một số website : - vietbao.vn - pvc.vn - vnexpress.net - vietbao.vn -… Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 4 NỘI DUNG CHÍNH MỞ ĐẦU I. Cơ sở lý thuyết 1. Các khái niệm cơ bản 2. Bản chất và đặc tính của dầu mỏ II. Thực trạng ô nhiễm môi trường do dầu mỏ hiện nay 1. Tình hình ô nhiễm trên thế giới 2. Tình hình ô nhiễm tại Việt Nam 3. Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu mỏ đối với con người, môi trường biển và sinh vật. a. Ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người b. Ảnh hưởng đến sinh vật và môt trường sinh thái c. Thiệt hại về kinh tế để khắc phục ô nhiễm III. Nguồn gốc của ô nhiễm dầu mỏ 1. Do tại nạn của tàu trở dầu đắm trên đại dương 2. Hoạt động của các cảng biển trong vùng nước ven bờ 3. Sự cố tràn dầu trên giàn khoan 4. Ô nhiễm dầu do quá trình khai thác dầu trong thềm lục địa 5. Ô nhiễm dầu do quá trình chế biến dầu tại các cơ sở lọc dầu ven biển 6. Do rò rỉ, tháo thải trên đất liền 7. Do đánh đắm các giàn chứa dầu quá hạn 8. Do chiến tranh vùng vịnh IV. Biện pháp khắc phục và xử lý ô nhiêm môi trương do dầu mỏ 1. Xử lý dầu bằng biện pháp cơ học 2. Xử lý bằng phương pháp vi sinh 3. Xử lý bằng biện pháp hóa học KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 5 I. Cơ sở lý thuyết 1. Các khái niệm cơ bản Dầu mỏ hay còn gọi là dầu thô là một chất lỏng đặc sánh màu đen hay ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong lớp vỏ trái đất. Dầu mỏ là các chất hữu cơ tồn tại ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là các hydrocacbon, thuộc gốc ankal, có thành phần rất đa dạng. Nhiên liệu hóa thạch là nhiên liệu được tạo thành bởi quá trình phân hủy kỵ khí của các loài sinh vật bao gồm sinh vật phù du, động vật phù du lắng đọng xuống đáy biển với khối lượng lớn và môi trường không có oxy . Bị chôn vùi cách đây hơn 300 triệu năm, các loại nhiên liệu này có chứa hàm lượng cacbon và hydrocacbon với hàm lượng cao Môi trường tự nhiên bao gồm tất cả các yếu tố thiên nhiên, hóa học, sinh học, vật lý, sinh vật sống, không sống xảy ra tự nhiên trên Trái đất. Nó là một môi trường tương tác giữa tất cả các loài sinh vật sống. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, … làm ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường chủ yếu là do con người và cách quản lý của con người. 2. Bản chất và đặc tính của dầu mỏ Dầu thô và những thành phần rút ra từ dầu thô chủ yếu gồm những cacbua hydro tức là những chất chứa cacbon và hydro. Người ta phân làm các loại: Người ta phân làm các loại: - Các cacbua hydro không vòng bão hòa còn gọi là cacbua paradin có công thức chung là: CnH2n+2 như metan (CH4), etan (C2H6),… - Các cacbua hydro vòng bão hòa hay cacbua naphten có công thức chung là: CnH2n như cyclopentan (C5H10), cyclohexan (C6H12),… - Các cacbua hydro vòng không bão hòa hay cacbua hydro thơm có công thức chung là: CnH2n-6 như bezen (C6H6), toluen (C7H8),… Bên cạnh những chất thuộc 3 nhóm trên thường hay gặp nhiều nhất trong các loại dầu mỏ ta cũng có thể gặp: Các cacbua hydro không vòng bão hòa gọi là olefin có công thức chung là: CnH2n . - Các cacbua hydro không bão hòa dietylen có khi còn gọi là diolefin có công thức chung là: CnH2n+2 . - Các cacbua hydro không bão hòa axetylen có công thức chung là: CnH2n-2 Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 6 Các cacbua hydro hình thành từ sự phối hợp các nhân và chuỗi có thể ghép chúng vào cùng nhiều họ nêu trên. Nếu các cacbua hydro thuộc những lớp sau này chỉ thể hiện với tỷ lệ rất nhỏ trong các dầu mỏ tự nhiên thì chúng lại giữ một vai trò quan trọng trong các sản phẩm thu được bởi quá trình biến đổi phân tử của những dầu mỏ tự nhiên và nhất là bằng phương pháp cracking. Nói chung các loại dầu mỏ thì thường được các nhà lọc dầu xếp thành 3 lớp: parafin, naphten hay atphan và hỗn hợp. Các loại dầu mỏ có gốc parafin mặc dù có thể chứa một lượng nhỏ những sản phẩm atphan được đặc trưng bởi sự có mặt chủ yếu của các cacbua hydro thuộc nhóm “không vòng bão hòa” kể cả những loại cacbon nặng nhất. Các loại dầu thô đó thường chứa tỷ lệ cao những sản phẩm nhẹ và chất parafin đặc, thường được hòa tan trong các sản phẩm nhẹ nhưng người ta có thể trích xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo bản chất kết tinh của nó. Các loại dầu có đặc tính naphten mạnh thường hiếm, trong khi đó những loại hỗn hợp chứa tỷ lệ quan trọng những cacbua hydro và cùng chứa tỷ lệ cao không kém các cacbua hydro parafin thì lại rất phổ biến. Tất cả các loại dầu mỏ đều chứa những cacbua hydro thơm theo những tỷ lệ biến thiên nhưng nói chung khá thấp. Mặc dù mức độ đa dạng về thành phần khá lớn nhưng các loại dầu mỏ vẫn chỉ chứa một tỷ lệ gần như không đổi về cacbon (từ 82-85%) và hydro (từ 11- 13%), ngoài những hợp chất chủ yếu đó, trong dầu mỏ còn có nitơ, tồn tại dưới dạng tự do, được hòa tan trong các cacbua hydro lỏng hay dưới dạng những hợp chất hữu cơ khác nhau. Dầu mỏ có oxy bao giờ cũng thể hiện dưới dạng những hợp chất chứa oxy gọi là axit naphtenic. Nhiều loại dầu thô còn chứa cả cacbon tự do, photpho, lưu huỳnh khi thì dưới dạng tự do khi thì dưới dạng sunfua hydro, có khi dưới dạng những hợp chất hữu cơ. Hàm lượng 2% đã là cao (dầu thô của Irắc), nhưng cũng có một vài loại dầu thô chứa đến 5-6%. Cuối cùng bao giờ dầu mỏ cũng chứa một ít nước và dưới dạng những tạp chất khoáng như canxi, magie, silic, nhôm, sắt, kiềm và vanađi. Các dầu mỏ tự nhiên xét theo tính chất vật lý thì đa dạng chẳng khác gì xét theo thành phần hóa học của chúng. Một số thể hiện dưới dạng lỏng, một số dưới dạng nhớt. Các loại lỏng thường sáng màu, có màu vàng ngả sang màu đỏ hay màu nâu, đôi khi gần như không màu. Các loại nhớt thường sẫm màu đến Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 7 màu đen qua màu xanh. Sự hấp dẫn theo mao dẫn của các thể xốp phụ thuộc vào trọng lượng và vào thành phần hóa học. Màu của dầu biến thiên tùy theo bản chất của các thành phần bay hơi. Một trong những đặc tính chính của các loại dầu thô, quyết định hàm lượng của chúng về các sản phẩm nhẹ dễ bay hơi nhất chính là tỷ trọng của chúng mà thông thường được biểu thị bằng độ API viết theo chữ đầu của viện dầu mỏ Mỹ ( American Petrolium Institute) là viện đã sáng lập ra thang chia độ đó. Dầu mỏ có tỷ trọng rất biến thiên. Một vài loại dầu mỏ mà người ta thấy ở Mêhico, Vênêzuela, Sieilia hay Ai Cập có tỷ trọng hơi thấp hơn 1 (100 API) đôi khi cao hơn. Một vài loại dầu mỏ khác thì ngược lại lại rất nhẹ, như loại dầu thô Hassi Messaold (D = 0,80 tức là 450API) hay nhẹ hơn nữa như loại dầu ngưng Hassi R’Mel (D = 0,73 tức là 620 API). Dầu mỏ dễ hòa tan trong các loại dung môi hữu cơ thông thường. Dưới tác dụng của nhiệt, các loại dầu thô đều bay hơi, nhưng vì chúng là hỗn hợp của nhiều chất theo những tỷ lệ biến thiên nên nhiệt độ không giữ nguyên trong quá trình bay hơi. Nhiệt độ tăng theo bậc liên tiếp ứng với nhiệt độ sôi của các thành phần khác nhau có trong dầu mỏ, về điểm này các loại dầu mỏ được đặc trưng bởi nhiệt độ sôi và bởi một đường cong chưng cất, biểu thị tỷ lệ phần trăm bay hơi tùy theo nhiệt độ, cuối cùng bởi một điểm cuối tức là nhiệt độ tới đó toàn bộ dầu thô đã bay hơi hết. Thực ra dưới áp suất khí quyển thì không thể đạt được điểm cuối mà không xảy ra hiện tượng phân giải. Dưới áp suất khí quyển, đối với một loại dầu thô thì lúc bắt đầu sôi có thể xảy ra ở nhiệt độ sôi thấp hơn 250C, đối với những loại dầu thô nặng thì nhiệt độ lúc bắt đầu sôi là: 1000C. Như vậy ta thấy rằng các loại dầu thô được đặc trưng chủ yếu bởi bản chất và những tỷ lệ tương ứng của những cacbua hydro tạo nên chúng. Từ những số liệu đó toát ra tất cả những đặc tính vật lý và hóa học mà chúng vừa nhắc lại một cách rất ngắn gọn. II. Thực trạng ô nhiễm môi trường do dầu mỏ hiện nay 1. Tình hình ô nhiễm trên thế giới Ô nhiễm môi trường do dầu mỏ hiện nay trên toàn thế giớ đã lên đến mức báo động. Ô nhiễm do dầu mỏ chủ yếu là ô nhiễm môi trường biển và xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là ở các khu vực, đất nước dầu mỏ như : Nga, Nigeria, Peru, Nam Phi, Canada, Vịnh Mexico, vịnh Ba Tư, Địa Trung Hải, Biển Đông…Đặc biệt là ô nhiễm do các vụ tràn dầu đã trở thành thảm hoạ đối Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 8 với môi trường. Ước tình hàng năm có hàng trăm ngàn vụ tràn dầu xảy ra trên thế giới bên cạnh rất nhiều các sự cố khác gây ô nhiễm môi trường. Đại dương và đất liền ven biển đã và đang gánh chịu nhiều thảm họa do ô nhiễm dầu mỏ gây ra. Năm 2010, Thảm họa tràn dầu trên vịnh Mexico đã làm điêu đứng các nhà chức trách Mỹ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng về môi trường. Nó được coi là vụ tràn dầu tồi tệ trong lịch sử. Không ai đoán được đã có bao nhiêu dầu tràn ra trước khi ba đường ống chính được ngăn phun dầu. Nhiều người nhận định, quy mô của vụ tràn dầu còn lớn hơn thảm họa Exxon Valdez. Có 5.000 tới 60.000 thùng dầu mỗi ngày: đây là con số dầu tràn ra từ mỏ dầu Deepwater Horizon với tổng lượng dầu tràn là 19 triệu tới 39 triệu gallon (tương ứng 86 triệu đến 177 triệu lít dầu Tổ chức Hòa bình Xanh cũng đã khuyến cáo trong cuộc họp tại Bộ Sinh thái và Nguồn tài nguyên ở Moscow năm 2012 rằng Nga là nước xảy ra tràn dầu nhiều nhất với hơn 20.000 vụ mỗi năm, chiếm một nửa tổng số các vụ tràn dầu trên thế giới. Một vụ tràn dầu tại Nga Đứng thứ nhì về sự cố tràn dầu trên thế giới là Nigeria với từ 3.000 đến 4.000 vụ mỗi năm nhưng thường có nguyên nhân từ nạn phá hoại. Ở Peru, ngày 25/3/2013, Chính phủ đã ban bố tình trạng môi trường khẩn cấp trong vòng 90 ngày tại khu vực rừng già Amazon, do ô nhiễm dầu. Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 9 Khai thác dầu mỏ tại một khu vực thuộc lưu vực sông Pastaza (rừng Amazon) Theo ông Punga, tình trạng ô nhiễm tại khu vực rừng Amazon bắt nguồn từ việc khoan dầu do Công ty Pluspetrol của Argentina thực hiện, khiến môi trường nơi đây có sự gia tăng về hàm lượng chì, bari và crôm cũng như các thành phần khác có trong dầu mỏ. Bộ phận thổ dân sinh sống tại đây cũng đã phàn nàn về thực trạng trên trong nhiều năm. 2. Tình hình ô nhiễm tại Việt Nam Vấn đề ô nhiễm dầu trên biển Đông nói chung và ô nhiễm dầu trên biển Việt Nam nói riêng cũng không nằm ngoài lo lắng của thê giới. Vào những ngày cuối tháng 1 đầu tháng 2 năm 2007, tại khu vực biển Trung Trung Bộ từ Hội An tới tận Quảng Bình đã xuất hiện hiện tượng dầu tràn trôi dạt vào các bãi biển Trung Trung Bộ. Hội An là tâm điểm của dầu loang, với xuất phát của các vết dầu hầu hết ở phía đông bắc Cù Lao Chàm. Các bãi biển lân cận ở Đà Nẵng và Điện Bàn cũng thuộc Quảng Nam, ảnh hưởng dầu nhưng nhẹ hơn.Vệt dầu cũng kéo dài dọc các bờ biển Thừa Thiên - Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Phú Yên với mức độ ít. Khu vực phát hiện đầu tiên là bãi Cửa Đại, Hội An. Theo báo cáo của cơ quan thường trực tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực 2 và Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng, từ chiều 30/1 đến sáng 2/2/2007, dọc bờ biển từ xã Điện Ngọc (huyện Điện Bàn) đến xã Tam Hoà Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 10 (huyện Núi Thành, Quảng Nam) và bãi biển Non Nước (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã xuất hiện dầu màu đen, đóng thành từng mảng giống nhựa đường trôi dạt vào bờ biển, tập trung nhiều ở ven biển phường Cửa Đại và phường Cẩm Sơn (Hội An, Quảng Nam). Ở Hội An, hiện tượng dầu tràn lên bờ xảy ra từ chiều ngày 30/1/2007, suốt dọc tuyến bờ biển từ Điện Dương đến Hội An đất cán đều bị quắt lại, vón cục. Đến sáng hôm sau thì cả vùng này dày đặc dầu kết thành hình khối đặc quánh, đen kịt và có mùi hắc. Nhiều nhà nghỉ, khách sạn lớn đã thuê người và vận động thanh niên, dân phòng, bộ đội xuống thu dọn, thị uỷ Hội An cũng huy động nhiều thuyền nhỏ đi vớt những mảng dâu vón cục ngoài biển, không để tấp vào bờ. Trong 5 ngày, hàng trăm tấn dầu đã được thu vào hơn 5000 bao ni lông lớn, mỗi bao chứa được 50kg dầu. Rất nhiều du khách đã trả phòng trước thời hạn, khách ở lại chỉ trở ra tắm biển khi bãi đã tương đối sạch sẽ. Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 11 Hình ảnh người dân miền Trung Việt Nam gom vết dầu loang dạt vào bờ Vụ việc tràn dầu không chỉ ở bờ biển miền Trung mà còn xảy ra ở bờ biển miền Bắc và miền Nam của Việt Nam vào năm 2007 đã thu hút mối quan tâm sâu sắc của dư luận. Nguồn gốc dầu loang tại vùng biển phía Bắc chưa được công bố xuất phát từ quốc gia nào, song đã được khẳng định là chỉ xuất phát từ một hoạt động. Trong khi đó, nguồn gốc dầu loang tại vùng biển phía Nam được khẳng định là do việc súc rửa, xả dầu từ các hoạt động của tàu thuyền trên biển (cả trong và ngoài vùng biển VN) và từ các mỏ khai thác dầu, không loại trừ các mỏ của VN, nguồn dầu loang cũng có thể xuất phát từ các mỏ dầu ở Philippines do theo dòng hải lưu lan đến. Những nghi ngờ về loại dầu gây ô nhiễm bờ biển miền Trung đã và đang từng bước được khẳng định. Dầu ô nhiễm đã được xác định là dầu thô. Đây là loại dầu tương tự nhựa đường gặp nước biển lạnh thì vón cục, khi lên bờ gặp tiết trời nóng ấm thì dẻo, mềm và dễ tan chảy qua kẽ tay. Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 12 Ngoài ra, vùng biển Nam Bộ, một số xã ven biển Cà Mau cũng có phát hiện vết dầu loang, xuất hiện dầu vón cục tấn công biển Phú Quý… Như vậy, biển Đông và Việt Nam cũng đang đứng trước nhiều thách thức trong bảo vệ an toàn môi trường trước nguy cơ rò rỉ và tràn dầu. 3. Ảnh hưởng của ô nhiễm dầu mỏ đối với con người, môi trường biển và sinh vật. Tràn dầu ảnh hưởng lên các loài sinh vật biển ở sâu trong đại dương và các loài sinh sống gần bờ. Ảnh hưởng của các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí đối với môi trường biển không lớn vì đã có những công ước quốc tế kiểm soát vệc đổ thải từ các giàn khoan. Dầu tràn có thể gây ảnh hưởng kinh tế nghiêm trọng cho các hoạt động ven biển và cho những người sử dụng biển. Các hợp chất trong dầu tràn tác động như một chất độc đối với sinh vật, nếu tồn tại trong môi trường một thời gian dài thì chúng sẽ phá hủy hệ sinh thái. c. Ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người Khi dầu xâm nhập vào các bờ biển đã tạo thành các váng và lưu động trên các bãi biển. Dầu nhiễm bẩn các khu biển giải trí sẽ làm cho mọi người lo lắng và cản trở các hoạt động nghỉ ngơi như tắm biển, bơi thuyền, lặn, thả neo, du lịch. Dầu tràn Hóa học dầu mỏ và khí tự nhiên Ths. Ngô Hà Sơn Sinh Viên : Lê Xuân Phúc Lớp Lọc Hóa Dầu K54TH . Mã Sinh Viên : 0964040114 13 Các khách sạn, nhà hàng và những người sống nhờ vào du lịch sẽ bị giảm thu nhập. Ngay cả khi đã bỏ ra nhiều công sức làm sạch, khôi phục lại thiên nhiên thì các khu vực ô nhiễm này cũng sẽ mất rất nhiều thời gian để khôi phục niềm tin nơi công chúng. Các nhà máy sử dụng nước biển làm lạnh cũng có thể bị dầu làm ảnh hưởng, gây tắc nghẽn, làm giảm năng suất máy. Dầu có thể trực tiếp làm tổn hại các tàu thuyền, ghe lưới đánh cá và dụng cụ nuôi trồng thủy sản cũng như gián tiếp làm suy giảm năng suất đánh bắt và nuôi trồng do lo lắng không tiêu thụ được những sản phẩm bị sản xuất trong khu vực bị ô nhiễm. Ngư dân bị thiệt hại nặng nề khi dầu loang, dầu tràn phá hủy toàn bộ hệ thống nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, ảnh hưởng của các chất phân giải hóa học khi làm sạch khu vực nhiễm bẩn cũng có tác động gián tiếp hay trực tiếp đối với các loài động thực vật và các hoạt động của con người trong vùng bị ô nhiễm dầu. d. Ảnh hưởng đến sinh vật và môt trường sinh thái Sinh vật biển bị ảnh hưởng nặng nề không chỉ bởi sự nhiễm bẩn hóa học mà còn do các thành phần độc tố trong dầu. Hàng năm, trên bờ biển nước Anh có khoảng 250000 con chim bị chết. Chỉ tính riêng vụ đắm tàu Torrey Canyon đã có 25000 con chim thuộc 17 loài khác nhau thiệt mạng Dầu xua đuổi các đàn các biển như đã làm biến mất loài cá Trích vùng đảo Hokaido (Nhật Bản). Các
Luận văn liên quan