ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU XẺO VẸT THEO HÌNH THỨC BOT

Những năm qua, hầu hết các nước trên thế giới phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, nhưng nhờ chính sách kinh tế năng động, Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua vẫn ở một mức độ tương đối cao và ổn định từ 5 tới 6%. Năm 2014, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực ở nước ta đã phát triển theo chiều hướng tích cực. + Chỉ số giá dùng tiêu (CPI) tháng 11 giảm 0,27% so với tháng 10; tăng 2,18% so với đầu năm và 2,7% so với cùng kỳ. Chỉ số lạm phát cả năm 2014 được dự báo ở mức rất thấp, xấp xỉ 2%. + Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh. Chỉ số PMI (HSBC) tháng 11 đạt 52,1 điểm, tiếp tục mở rộng trong 15 tháng liên tiếp. Đà tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ tiếp nối trong tháng 12, đánh dấu sự tăng tốc đầy hứa hẹn trong quý 4 nói riêng và cả năm 2014 nói chung của kinh tế trong nước. + Tình hình FDI chuyển biến mạnh mẽ tích cực trong tháng 11 qua. Dự báo, FDI đăng ký cả năm 2014 đạt 18 – 18,5 tỷ USD, FDI giải ngân đạt 12 – 12,5 tỷ USD. + Kỳ vọng lạm phát đang ở mức rất thấp là cơ sở vững chắc cho việc giảm lãi suất trong các tháng cuối năm 2014. Tăng trưởng tín dụng 11 tháng đã tăng 10,22% so với cuối năm 2013. Với tốc độ hiện tại, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu cả năm tăng trưởng từ khoảng 12-14%. Riêng các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.

doc82 trang | Chia sẻ: tienduy345 | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU XẺO VẸT THEO HÌNH THỨC BOT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH CHỦ ĐẦU TƯ: Tháng 10/2015 THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU XẺO VẸT THEO HÌNH THỨC BOT ĐƠN VỊ TƯ VẤN: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CẦU XẺO VẸT THEO HÌNH THỨC BOT Địa điểm đầu tư: ĐƠN VỊ TƯ VẤN CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH (Tổng Giám đốc) NGUYỄN VĂN MAI Tháng 10/2015 MỤC LỤC BÁO CÁO TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN Mô tả về dự án và các cơ quan chịu trách nhiệm về dự án Mô tả dự án Tên dự án: Đầu tư xây dựng cầu Xẻo Vẹt theo hình thức BOT Mục tiêu của dự án Tạo sự lưu thông thông suốt tuyến giao thông liên huyện, từng bước hoàn thiện hệ thống giao thông, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu giao thông trong khu vực và góp phần phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương. Các thành phần dự án Dự án “Đầu tư xây dựng cầu Xẻo Vẹt” gồm các thành phần sau: - Thành phần 1: Đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư. - Thành phần 2: Lập dự án khả thi - Thành phần 3: Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường - Thành phần 4: Lập thiết kế cơ sở- chi tiết - Thành phần 5: Quản lý dự án Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới theo hình thức Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (Hợp đồng BOT). Các cơ quan chịu trách nhiệm về dự án Chủ đầu tư: Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BOT & BT Miền Nam Địa chỉ: Số 2B, Hùng Vương, Phường 7, Tp Cà Mau, tỉnh Cà Mau Mã số thuế: 2001085296 Ngày cấp: 23/7/2012 Nơi cấp: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Cà Mau Ngành nghề kinh doanh: đầu tư xây dựng cầu đường bộ theo hình thức BOT & BT, kinh doanh thương mại v.v... Điện thoại: 07803.591995 Fax: 07803.591996 Đơn vị tư vấn: Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh Địa chỉ: Số 158, Nguyễn Văn Thủ, P.Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM Điện thoại: 08.39118552 Fax: 08.399118579 Lịch trình thực hiện dự án Kế hoạch dự kiến: + Khảo sát thiết kế: tháng 6/2013 => 12/2013 + Thẩm định, phê duyệt: tháng 1/2014 => 10/2014 + Đàm phán ký HĐBOT: tháng 11/2014 => 4/2015 + Tổ chức thi công xây lắp hoàn thành: tháng 5/2015 => 12/2015 + Bắt đầu khai thác sử dụng: tháng 01/2016 Địa điểm thực hiện dự án Dự án cầu Xẻo Vẹt bắt qua sông Vàm Ngan Dừa (sông Cái Trầu) nối liền thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu với xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Vị trí cầu dự kiến đặt ngay bến phà hiện hữu và hiện đã có đường đấu nối vào thị trấn Ngan Dừa và xã Lương Tâm. Bề rộng lòng sông tại vị trí này khoảng 120.9 m, độ sâu so với mực nước cao nhất là 4m. Hình: Khu vực thực hiện dự án Nguồn tài trợ chính cho dự án Tài trợ chính cho dự án được huy động từ : Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bạc Liêu và vốn đối ứng của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng BOT & BT Miền Nam. Với mức tổng vốn đầu tư (bao gồm lãi vay) là 53,123,000,000 đồng, trong đó: Vốn đối ứng: 28,723,000,000 đồng chiếm 53%. Vốn vay Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Bạc Liêu: 24,400,000,000 đồng chiếm 47%. BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án Môi trường vĩ mô và chính sách phát triển Những năm qua, hầu hết các nước trên thế giới phải chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính, nhưng nhờ chính sách kinh tế năng động, Việt Nam đã nhanh chóng phục hồi. Sự tăng trưởng kinh tế trong những năm qua vẫn ở một mức độ tương đối cao và ổn định từ 5 tới 6%. Năm 2014, tất cả các ngành nghề, lĩnh vực ở nước ta đã phát triển theo chiều hướng tích cực. + Chỉ số giá dùng tiêu (CPI) tháng 11 giảm 0,27% so với tháng 10; tăng 2,18% so với đầu năm và 2,7% so với cùng kỳ. Chỉ số lạm phát cả năm 2014 được dự báo ở mức rất thấp, xấp xỉ 2%. + Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh. Chỉ số PMI (HSBC) tháng 11 đạt 52,1 điểm, tiếp tục mở rộng trong 15 tháng liên tiếp. Đà tăng trưởng này được kỳ vọng sẽ tiếp nối trong tháng 12, đánh dấu sự tăng tốc đầy hứa hẹn trong quý 4 nói riêng và cả năm 2014 nói chung của kinh tế trong nước. + Tình hình FDI chuyển biến mạnh mẽ tích cực trong tháng 11 qua. Dự báo, FDI đăng ký cả năm 2014 đạt 18 – 18,5 tỷ USD, FDI giải ngân đạt 12 – 12,5 tỷ USD. + Kỳ vọng lạm phát đang ở mức rất thấp là cơ sở vững chắc cho việc giảm lãi suất trong các tháng cuối năm 2014. Tăng trưởng tín dụng 11 tháng đã tăng 10,22% so với cuối năm 2013. Với tốc độ hiện tại, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước sẽ đạt được mục tiêu cả năm tăng trưởng từ khoảng 12-14%. Riêng các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là xóa đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng. Kinh tế phát triển chưa bền vững. Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp, các cân đối kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, cung ứng điện chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả, đầu tư còn dàn trải; quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn bất cập. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa nhiều vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội có một số mặt yếu kém chậm được khắc phục, nhất là về giáo dục, đào tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong một bộ phận xã hội xuống cấp. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm nặng; tài nguyên, đất đai chưa được quản lý tốt, khai thác và sử dụng kém hiệu quả, chính sách đất đai có mặt chưa phù hợp. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. Trước tình hình kinh tế-xã hội như hiện nay, Chính phủ đã định hướng: Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Các điều kiện và cơ sở của dự án Ngành có dự án Chính phủ Việt Nam luôn xác định: giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội; vì vậy cần ưu tiên đầu tư phát triển, để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, góp phần đảm bảo quốc phòng an ninh. Trong cơ cấu giao thông đường bộ, hệ thống giao thông nông thôn nước ta hiện tại nhìn chung ngày càng tốt hơn. Theo tính toán, của Bộ Giao thông Vận tải, hệ thống giao thông nông thôn hiện nay phục vụ cho hơn 75% dân số trong cả nước. Hệ thống giao thông nông thôn không chỉ là những tuyến đường huyện để nối các trung tâm huyện với xã hoặc nối các trung tâm xã với nhau; hoặc những tuyến đường xã để nối các trung tâm xã với các thôn, xóm; mà còn là những tuyến đường liên thôn, liên xóm dùng để nối các thôn, các xóm với nhau, kể cả các đường mương, đường bờ vùng, bờ thửa,... để nối các thôn, xóm dân cư với đồng ruộng, nương rẫy phục vụ đời sống dân sinh tại các vùng nông thôn mà xe máy, xe thô sơ có thể đi lại được. Hệ thống đường huyện và đường xã hiện nay đã xây dựng được hàng trăm nghìn km đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và xoá đói giảm nghèo. Chỉ trong vài năm qua, hàng nghìn km cầu và hàng chục nghìn km đường giao thông nông thôn đã được xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp. Hàng trăm cây cầu khỉ ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã được thay thế bằng cầu giao thông nông thôn. Nguồn vốn phát triển giao thông nông thôn không ngừng gia tăng. Trong đó, nguồn vốn có gốc từ ngân sách trung ương và địa phương lồng ghép với chương trình 135, chương trình 137, chương trình 186... chiếm 80%, còn 20% vốn được huy động từ người dân. Về cơ bản, việc đầu tư phát triển giao thông nông thôn đã góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm nghèo và cung cấp hạ tầng cho người nghèo. Việc giảm tỷ lệ đói nghèo của nước ta từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6% (năm 2012), ước thực hiện năm 2013 là 7,6-7,8% đã cho thấy việc đầu tư mỗi năm tuy mới đạt xấp xỉ 1% GDP cho phát triển giao thông nông thôn nhưng cũng đã góp phần một cách trực tiếp và gián tiếp giúp cho việc xoá đói giảm nghèo. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ đã có quy hoạch phát triển tổng thể cả khu vực trong đó có các dự án về hạ tầng giao thông vận tải. Theo đó Chính phủ chỉ đạo: huy động mọi nguồn lực để phát triển giao thông nông thôn. Chính phủ định hướng đến năm 2020, 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường cứng đường huyện đạt 100% đường xã đạt 70%; từng bước kiên cố hóa cầu cống, xây dựng các cầu vượt sông suối phục vụ dân sinh, xóa bỏ toàn bộ cầu khỉ ở khu vực ĐB sông Cửu Long. Hiện trạng vùng thực hiện dự án Dự án “Đầu tư xây dựng cầu Xẻo Vẹt” được thực hiện tại thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu với xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang. Do vậy trước khi thực hiện dự án cần nghiên cứu hiện trạng kinh tế - xã hội- tự nhiên của 2 địa phương này: Tỉnh Bạc Liêu 1/ Điều kiện tự nhiên Tỉnh Bạc Liêu nằm trên bán đảo Cà Mau, thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, miền đất cực nam của Việt Nam, với diện tích đất tự nhiên là 2.570 km2, chiếm gần 0.8% diện tích cả nước và đứng hàng thứ 7 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía bắc giáp với Hậu Giang, phía đông và đông bắc giáp với Sóc Trăng, phía tây nam giáp với Cà Mau, phía tây bác giáp với Kiên Giang, phía đông nam giáp với Biển Đông với đường bờ biển dài 56 km. Diện tích tự nhiên 2.521 km2. Bạc Liêu có địa hình khá bằng phẳng, không có đồi, núi chính vì lẽ đó cũng không có các chấn động địa chất lớn. Địa hình chủ yến là đồng bằng, sông rạch và kênh đào chằng chịt. Bạc Liêu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô hay còn gọi là mùa nắng thường bắt đầu từ tháng 10, tháng 11 năm trước đến tháng 4, tháng 5 năm sau. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, tháng 5 đến tháng 10, tháng 11. Nhiệt độ trung bình năm 28,50C, nhiệt độ thấp nhất trong năm là 210C, nhiệt độ cao nhất trong năm là 360C. Bạc Liêu thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn các rừng chủ yến như rừng tràm, chà là, giá, cóc, lâm vồ,... Bên dưới là thảm thực vật gồm cỏ và các loài dây leo. Rừng Bạc Liêu có 104 loài thực vật, 10 loài thú nhỏ, 8 loài bò sát,... Bạc Liêu có bờ biển dài 56 km. Biển Bạc Liêu có nhiều loài tôm, cá, ốc, sò huyết,... Hàng năm, sản lượng khai thác đạt gần 100 nghìn tấn cá, tôm. Trong đó, sản lượng tôm gần 10 nghìn tấn. Hệ thống sông ngòi tại Bạc Liêu chia làm hai nhóm. Nhóm 1 chảy ra hải lưu phía nam, nhóm 2 chảy ra sông Ba Thắc. Bờ biển thấp và phẳng rất thích hợp để phát triển nghề làm muối, trồng trọt hoặc nuôi tôm, cá. Hàng năm, sự bồi lấn biển ở Bạc Liêu ngày một tăng. Đây là điều kiện lý tưởng cho Bạc Liêu phát triển thêm quỹ đất, đồng thời là yếu tố quan trọng đưa kinh tế biển của Bạc Liêu phát triển 2/ Kinh tế - xã hội Trong giai đoạn 2011 – 2013, nền kinh tế của Bạc Liêu duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, bình quân đạt 12,2%; tổng GDP tăng từ 8.476 tỷ đồng năm 2010 lên 11.971 tỷ đồng năm 2013. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ; các ngành, lĩnh vực đều có sự phát triển. Riêng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh 9 tháng năm 2014 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh đạt trên 9. 000 tỷ đồng, sản xuất nông nghiệp, thủy sản tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh tăng so với cùng kỳ, đáp ứng khá tốt nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. 3/ Mạng lưới giao thông - Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh còn nhiều yếu kém, hiện tại về đường bộ chỉ có tuyến Quốc lộ 1A là trục giao thông xương sống cho phát triển giao thương. - Bên cạnh đó một số đường tỉnh cũng đã và đang được đầu tư xây dựng, hiện đang khai thác sử dụng như: tuyến Hộ Phòng - Gành Hào để kết nối từ cảng biển Gành Hào về quốc lộ 1A; tuyến Nam sông Hậu chạy dọc ven biển từ Sóc Trăng qua Bạc Liêu; tuyến Gành Hào - Giá Rai - Vĩnh Thuận nối vào đường Hồ Chí Minh... Tuy nhiên các tuyến này chủ yếu với quy mô nhỏ (cấp V-đồng bằng trở xuống) nên chưa đáp ứng nhu cầu vận tải trước mắt cũng như lâu dài. - So với cả nước, hệ thống GTVT tỉnh Bạc Liêu có những đặc điểm hạn chế: + Do địa hình có nhiều sông ngòi, bị chia cắt, điều kiện địa chất yếu, kết cấu mặt đường dễ bị phá hoại, nhất là trong mùa mưa. Trong khi đó, vào mùa khô, giao thông đường thủy nhiều khi bị tắc nghẽn do nước cạn, yêu cầu thông thương chủ yếu bằng đường bộ. Vì vậy kinh phí đầu tư cho 1km đường cao do phải chọn kết cấu mặt tốt và gia cố taluy cũng như khối lượng đào đắp nền đường lớn. + Dân cư sống không tập trung mà rải rác, do vậy các tuyến đường từ trung tâm huyện đến các xã và từ cụm xã đến các xã cũng như từ xã xuống các thôn, bản thường xa nhưng lại phục vụ được số ít người dân, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, nên việc huy động sức dân làm đường GTNT gặp khó khăn. + Hệ thống giao thông tỉnh Bạc Liêu đã được quan tâm xây dựng nhưng vẫn còn một phần là đường đất, chiếm 44,86% và đường cấp phối chiếm 28,36% chưa có điều kiện đầu tư nâng cấp, mùa mưa đi lại ở những tuyến đường này hết sức khó khăn, thậm chí bị ách tắc, lầy lội. Các tuyến đường tỉnh chủ yếu đạt tiêu chuẩn cấp V, VI, các tuyến đường huyện chủ yếu đạt cấp VI trở xuống. Hiện tại, vốn đầu tư cho hệ thống giao thông so với nhu cầu là rất ít, nhất là công tác bảo dưỡng, duy tu thường xuyên. - Giao thông chủ yếu trên địa bàn là giao thông đường thủy, giao thông đường bộ chủ yếu bám theo các nhánh kênh, rạch. Tuy vậy khối lượng cầu cống cần đầu tư và sửa chữa sau mùa mưa lũ còn rất lớn và đòi hỏi lớn về kinh phí đầu tư. B- Tỉnh Hậu Giang 1/ Điều kiện tự nhiên Hậu Giang là một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, được thành lập vào năm 2004 do tách ra từ tỉnh Cần Thơ cũ. Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long, phía nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông giáp tỉnh Sóc Trăng. Hậu Giang là tỉnh nằm ở phần cuối Đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 2 mét so với mực nước biển. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Khu vực ven sông Hậu cao nhất, trung bình khoảng 1 - 1,5 mét, độ cao thấp dần về phía Tây. Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống kênh rạch nhân tạo. Tỉnh Hậu Giang nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, gần xích đạo, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa có gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô có gió Đông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm. Nhiệt độ trung bình là 270C không có sự trên lệch quá lớn qua các năm. Tháng có nhiệt độ cao nhất (350C) là tháng 4 và thấp nhất vào tháng 12 (20,30C). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, chiếm từ 92 - 97% lượng mưa cả năm. Lượng mưa ở Hậu Giang thuộc loại trung bình, khoảng 1800 mm/năm, lượng mưa cao nhất vào khoảng tháng 9 (250,1mm). Ẩm độ tương đối trung bình trong năm phân hoá theo mùa một cách rõ rệt, chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩm nhất và tháng ít ẩm nhất khoảng 11%. Độ ẩm trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 3 và 4 (77%) và giá trị độ ẩm trung bình trong năm là 82%. Tỉnh Hậu Giang có một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt với tổng chiều dài khoảng 2.300 km. Mật độ sông rạch khá lớn 1,5 km/km, vùng ven sông Hậu thuộc huyện Châu Thành lên đến 2 km/km. Hậu Giang nằm trong vùng trũng của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Cấu tạo của vùng có thể chia thành hai vùng cấu trúc rõ rệt là Tầng cấu trúc dưới và Tầng cấu trúc bên, trong đó Tầng cấu trúc dưới gồm Nền đá cổ cấu tạo bằng đá Granit và các đá kết tinh khác, bên trên là đá cứng cấu tạo bằng đá trầm tích biển hoặc lục địa và các loại đá mắcma xâm nhập hoặc phun trào. 2/ Kinh tế - xã hội Năm 2014 tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục đà phát triển tương đối khá. Tốc độ tăng trưởng đạt 9,62%, tuy thấp hơn cùng kỳ nhưng giá trị gia tăng theo giá thực tế gần đạt 50% kế hoạch, góp phần gia tăng giá trị bình quân đầu người đạt 90% so với kế hoạch; cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh và vượt kế hoạch. Ngoài ra, các lĩnh vực về giá trị sản xuất nông nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, xuất nhập khẩu, xây dựng nông thôn mới đều tăng cùng kỳ; công tác an sinh xã hội được đảm bảo; các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế được quan tâm chỉ đạo tốt; tình hình an ninh - chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững và ổn định 3/ Mạng lưới giao thông Hậu Giang có hệ thống giao thông bộ, thủy chằng chịt, với 21 tuyến quốc lộ, tỉnh lộ dài hơn 500km và hàng trăm tuyến đường giao thông nông thôn. Riêng giao thông thủy có hạ lưu lớn thuộc quản lý của Trung ương, địa phương gần 50 tuyến, dài khoảng 700km. Thời gian qua, tỉnh đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông, trong đó có nhiều dự án xây dựng đường, kè ven sông từ 3.500-7.000 tỷ đồng/dự án. Hậu Giang là một trong những tỉnh, thành ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống giao thông nông thôn khá hoàn chỉnh, được đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm. Năm năm gần đây, nhân dân trong tỉnh đóng góp gần 1.000 tỷ đồng cùng nhà nước xây dựng 4.000km đường nhựa, bêtông giao thông nông thôn. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của tỉnh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đi lại, còn hạn chế trong việc vận chuyển giao thương hàng hóa. Khối lượng cầu cống cần đầu tư và sửa chữa sau mùa mưa lũ còn rất lớn và đòi hỏi lớn về kinh phí đầu tư. Quy hoạch, kế hoạch phát triển Tỉnh Bạc Liêu Trong Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2012 v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bạc Liêu đến năm 2020, Chính phủ đã khẳng định mục tiêu: Phấn đấu xây dựng Bạc Liêu cơ bản trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; có nền quốc phòng – an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; quyết tâm đưa Bạc Liêu sớm trở thành một trong những tỉnh phát triển khá trong vùng và cả nước. Trong đó: 1/ Về kinh tế: - Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,5 – 14%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và đạt 12 – 12,5%/năm giai đoạn 2016 – 2020. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 38,8 triệu đồng vào năm 2015 và khoảng 82,1 triệu đồng vào năm 2020. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp; đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông – lâm – thủy sản đạt 36,4%, các ngành phi nông nghiệp đạt 63,6%; đến năm 2020 tương ứng là 31% và 69%. - Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt trên 380 triệu USD vào năm 2015 và đạt khoảng 900 – 1.000 triệu USD vào năm 2020; tổng mức lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng bình quân đạt 22%/năm; thu ngân sách theo giá hiện hành tăng bình quân khoảng 16 – 16,5%/năm giai đoạn 2011 – 2015 và 19,5%/năm thời kỳ 2016 – 2020; nâng dần tỷ lệ thu ngân sách so GDP lên 8,1% năm 2015 và 8,2% năm 2020. 2/ Về xã hội: - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giai đoạn 2011 – 2015 đạt 1,12%/năm và giai đoạn 2016 – 2020 khoảng 1,0% - 0,9%/năm; giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm khoảng 1,5% - 2%. - Ph
Luận văn liên quan