Dạy - Học giới từ theo quan điểm cơ bản của triết học duy vật biện chứng

Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Từ tạo nên câu. Câu là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Do đó muốn nắm vững một ngoại ngữ, giao tiếp được bằng ngoại ngữ trước hết phải nắm vững và sử dụng đúng từ. Tuy nhiên trong quá trình dạy - học ngoại ngữ phương pháp dạy - học từ hiện nay chưa hợp lý, gây nhiều khó khăn cho người dạy, nhất là người học, hiệu quả dạy- học thấp. Điều đó thể hiện trong nhiều lĩnh vực của quá trình dạy- học ngoại ngữ mà trước hết thể hiện trong các giáo trình và sách giáo khoa. Có thể nhận thấy hầu hết các giáo trình, sách giáo khoa tiếng Nga và tiếng Anh về dạy- học và sử dụng từ, nhất là giới từ cho sinh viên nước ngoài (kể cả giáo trình, sách giáo khoa do các tác giả Nga, Anh - Mỹ biên soạn) không chỉ ra được bản chất của các giới từ, không đưa ra được các tiêu chí sử dụng mỗi giới từ mà dựa vào ghi nhớ máy móc thông qua nhiều thí dụ. Hơn nữa trong giáo trình và sách giáo khoa lại có nhiều trường hợp ngoại lệ. Phải ghi nhớ máy móc, lại thêm quá nhiều ngoại lệ làm cho sinh viên khi sử dụng giới từ tiếng Nga cũng như tiếng Anh thường xuyên nhầm lẫn và mắc lỗi. Như chúng ta đã biết, quan điểm cơ bản, quan trọng và cốt lõi nhất của triết học Duy vật biện chứng là: Muốn nắm vững bất kỳ một sự vật hoặc hiện tượng nào cần nắm vững quy luật vận động khách quan của chúng và hành động phù hợp với quy luật đó. Xét theo quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng, việc sử dụng các giáo trình và tài liệu hiện có để dạy – học từ, nhất là giới từ trong ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả thấp là điều không khó hiểu bởi lẽ các giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu hầu như không chỉ ra quy luật vận động khách quan của từ, nhất là của giới từ và đương nhiên không hướng dẫn người học hành động phù hợp với quy luật hoạt động của từ.

doc112 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Dạy - Học giới từ theo quan điểm cơ bản của triết học duy vật biện chứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Từ tạo nên câu. Câu là đơn vị cơ bản của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Do đó muốn nắm vững một ngoại ngữ, giao tiếp được bằng ngoại ngữ trước hết phải nắm vững và sử dụng đúng từ. Tuy nhiên trong quá trình dạy - học ngoại ngữ phương pháp dạy - học từ hiện nay chưa hợp lý, gây nhiều khó khăn cho người dạy, nhất là người học, hiệu quả dạy- học thấp. Điều đó thể hiện trong nhiều lĩnh vực của quá trình dạy- học ngoại ngữ mà trước hết thể hiện trong các giáo trình và sách giáo khoa. Có thể nhận thấy hầu hết các giáo trình, sách giáo khoa tiếng Nga và tiếng Anh về dạy- học và sử dụng từ, nhất là giới từ cho sinh viên nước ngoài (kể cả giáo trình, sách giáo khoa do các tác giả Nga, Anh - Mỹ biên soạn) không chỉ ra được bản chất của các giới từ, không đưa ra được các tiêu chí sử dụng mỗi giới từ mà dựa vào ghi nhớ máy móc thông qua nhiều thí dụ. Hơn nữa trong giáo trình và sách giáo khoa lại có nhiều trường hợp ngoại lệ. Phải ghi nhớ máy móc, lại thêm quá nhiều ngoại lệ làm cho sinh viên khi sử dụng giới từ tiếng Nga cũng như tiếng Anh thường xuyên nhầm lẫn và mắc lỗi. Như chúng ta đã biết, quan điểm cơ bản, quan trọng và cốt lõi nhất của triết học Duy vật biện chứng là: Muốn nắm vững bất kỳ một sự vật hoặc hiện tượng nào cần nắm vững quy luật vận động khách quan của chúng và hành động phù hợp với quy luật đó. Xét theo quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng, việc sử dụng các giáo trình và tài liệu hiện có để dạy – học từ, nhất là giới từ trong ngoại ngữ gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả thấp là điều không khó hiểu bởi lẽ các giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu hầu như không chỉ ra quy luật vận động khách quan của từ, nhất là của giới từ và đương nhiên không hướng dẫn người học hành động phù hợp với quy luật hoạt động của từ. Trong quá trình học ngoại ngữ hầu hết mọi người đều sử dụng từ điển, nhất là từ điển song ngữ đối với giai đoạn đầu. Phần lớn các từ điển mô tả, giải thích ý nghĩa của từ bao gồm ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa từ vựng kèm theo các thí dụ minh hoạ. Các từ điển hầu như không mô tả và giải thích quy luật vận động khách quan của từ. Khi không nắm được quy luật vận động khách quan của từ đương nhiên không thể sử dụng được từ trong hoạt động giao tiếp, ngoại trừ những từ nước ngoài có quy luật vận động giống như những từ “tương đương” trong tiếng Việt. Chính vì thế rất nhiều trường hợp người học ngoại ngữ biết hết ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp của các từ trong câu mà không hiểu câu ấy nói gì, không thể dịch ra tiếng Việt. Với những cuốn từ điển, nhất là từ điển song ngữ hiện có, với những bộ giáo trình, sách giáo khoa hiện nay rất khó dạy – học ngoại ngữ, mà trước hết là dạy từ đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, chúng ta đang dạy- học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp nên rất chú ý đến tình huống. Tình huống giao tiếp đương nhiên phụ thuộc vào hoàn cảnh giao tiếp, phụ thuộc vào các cá nhân trực tiếp tham gia hoạt động giao tiếp. Trong thực tế tình huống giao tiếp là vô tận và biến hoá khôn lường vì thế không ai có thể dạy – học hết các tình huống giao tiếp. Hơn nữa, cho dù có dạy – học giỏi đến mấy thì hầu hết tình huống trong các giờ học không phải là tình huống thực. Tuy nhiên, quy luật vận động khách quan của ngôn ngữ thể hiện trong các tình huống giao tiếp hầu như không thay đổi theo không gian, thời gian, không thay đổi theo ý muốn chủ quan của những người tham gia giao tiếp. Điều đó có nghĩa là trong quá trình dạy – học ngoại ngữ trước hết và quan trọng nhất cần giúp người học nắm vững những bản chất mang tính quy luật không thay đổi để sử dụng chúng trong các tình huống giao tiếp ngôn ngữ luôn biến hoá và thay đổi không ngừng. Do đó, dạy – học từ, nhất là giới từ theo quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng là rất cần thiết và hữu ích bởi lẽ từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Từ tạo nên câu. Câu tạo nên tình huống giao tiếp. Muốn người học nắm vững từ trước hết cần giúp họ phát hiện ra quy luật vận động khách quan của từ và hành động phù hợp với các quy luật đó. 2. Đối tượng, phạm vi đề tài, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Đối tượng, phạm vi đề tài Nghiên cứu, phân tích, đánh giá các từ điển Nga-Việt và Anh-Việt mà sinh viên thường sử dụng qua đó tìm ra những hạn chế của từ điển, những khó khăn do từ điển gây ra đối với việc dạy-học và sử dụng giới từ tiếng Nga và tiếng Anh. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá phần dạy – học giới từ trong các giáo trình thực hành tiếng Nga và tiếng Anh đã, đang được sử dụng để tìm ra những khó khăn mà các giáo trình có thể gây ra cho sinh viên khi học và sử dụng giới từ. Nghiên cứu những giáo trình chuyên sâu về giới từ để rút ra những điều cần thiết cho việc nghiên cứu và thực hiện đề tài. Phân tích, so sánh, đánh giá phương pháp dạy – học giới từ tiếng Nga và tiếng Anh hiện nay. Tìm hiểu, thống kê, phân tích đánh giá các lỗi sinh viên thường mắc khi sử dụng giới từ tiếng Nga và tiếng Anh. Các lỗi được tập trung nghiên cứu là những lỗi có tính phổ biến và điển hình, những lỗi sinh viên thường lặp lại. Các lỗi được sắp xếp và nghiên cứu theo hệ thống các quan niệm logic ngữ nghĩa về sử dụng giới từ trong hoạt động lời nói như quan hệ không gian, thời gian, định tính, phương thức hành động..v..v.. Trong quá trình thực hiện đề tài, đã sử dụng hơn 500 bài kiểm tra về sử dụng giới từ của sinh viên khoa Nga và sinh viên hệ tại chức khoa Anh. 2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng, nghiên cứu để hiểu rõ hơn về “sự vật” và “hiện tượng”, về những khái niệm “quy luật” và “khách quan” theo quan điểm của triết học Duy vật biện chứng. Nghiên cứu, tìm hiểu quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng thể hiện trong ngôn ngữ và hoạt động lời nói. Tìm hiểu, phân tích nguyên nhân mắc các lỗi phổ biến và điển hình của sinh viên khi học và sử dụng giới từ tiếng Nga và tiếng Anh. Nghiên cứu áp dụng quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng vào quá trình dạy – học giới từ tiếng Nga và tiếng Anh. 3. Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu 3.1. Đề tài được nghiên cứu trên các cơ sở khoa học 3.1.1. Các quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng - Quan điểm của triết học Duy vật biện chứng về hình thức và nội dung. - Quan điểm về hình thức bên ngoài và cấu trúc bên trong của các sự vật và hiện tượng. - Quan điểm về bản chất và hiện tượng. - Quan điểm về tính khách quan của sự vật. - Quan điểm về các quy luật vận động khách quan. Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm quan trọng, cột lõi nhất của triết học Duy vật biện chứng: Mọi sự vật và hiện tượng đều vận động theo quy luật khách quan, do đó muốn nắm vững bất kỳ sự vật hoặc hiện tượng nào phải phát hiện được quy luật vận động khách quan của chúng và hành động phù hợp với các quy luật đó. 3.1.2. Các quan điểm giáo học pháp dạy - học ngoại ngữ hiện đại - Quan điểm dạy - học ngoại ngữ theo phương hướng thực hành giao tiếp - Tổ chức ngữ liệu theo vòng tròn đồng tâm, đi từ dễ đến khó. - Lựa chọn ngữ liệu theo chức năng ngữ pháp, sắp xếp ngữ liệu trên cơ sở các hành động lời nói. - Các chuyển di tích cực và tiêu cực của tiếng mẹ đẻ đối với việc dạy - học ngoại ngữ. - Quan điểm cá thể hóa quá trình dạy - học ngoại ngữ. - Quan điểm văn hóa, ngôn ngữ đất nước học trong dạy - học ngoại ngữ. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp quan sát Quan sát các giờ dạy – học từ và giới từ tiếng Nga và tiếng Anh trên lớp. Quan sát việc tự học của sinh viên chủ yếu thông qua các bài kiểm tra, nghiên cứu các giáo trình, tài liệu liên quan. Phương pháp phân tích Phân tích, đánh giá các hạn chế trong giáo trình, trong phương pháp dạy – học giới từ tiếng Nga và tiếng Anh hiện nay, phương pháp tự học và kết quả học tập của sinh viên. Phương pháp so sánh, đối chiếu. So sánh đối chiếu tìm ra những tương đồng và khác biệt trong việc sử dụng giới từ tiếng Nga, tiếng Anh và những từ tương đương trong tiếng Việt nhằm hạn chế các chuyển di tiêu cực, phát huy những chuyển di tích cực giúp việc dạy – học hiệu quả hơn. Phương pháp thống kê Trên cơ sở thống kê sẽ tìm ra các quy luật hoạt động của giới từ tiếng Nga và tiếng Anh. Phương pháp tổng hợp Trên cơ sở các phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê sẽ tổng hợp, khái quát hoá rút ra các nguyên tắc chung và quy luật hoạt động của các giới từ tiếng Nga và tiếng Anh nhằm giúp việc dạy - học hiệu quả hơn. 4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ đưa ra phương pháp dạy – học mới dựa trên những cơ sở khoa học, hợp lý và hiệu quả cao. Đó là phương pháp dạy – học từ theo quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng. Việc nghiên cứu thành công đề tài sẽ đưa ra hệ thống các quy luật vận động khách quan của giới từ tiếng Nga và tiếng Anh được sắp xếp theo các quan hệ logic ngữ nghĩa như quan hệ không gian và thời gian, quan hệ khách thể, định tính, mục đích, nguyên nhân..v..v. Hệ thống này sẽ giúp việc dạy – học giới từ tiếng Nga và tiếng Anh đơn giản và hiệu quả hơn. Việc nghiên cứu thành công đề tài có thể mở ra những phương pháp biên soạn giáo trình dạy – học từ, nhất là giới từ, phương pháp biên soạn từ điển song ngữ theo quan điểm cơ bản của triết học Duy vật biện chứng. Đó là phản ánh những quy luật vận động khách quan của từ và hướng dẫn người học hành động phù hợp với những quy luật đó. Đề tài là sự tiếp tục, mở rộng và làm sâu sắc, hoàn thiện hơn của đề tài khoa học cấp trường mang tên “Khắc phục lỗi sử dụng giới từ tiếng Nga và tiếng Anh cho sinh viên khoa Nga theo quan điểm logic - ngữ nghĩa (Giới từ không gian và thời gian – Hà Nội 2003). ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài này đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao với kết luận “Đề tài hoàn toàn có khả năng triển khai và ứng dụng vào dạy – học ngoại ngữ (tiếng Nga và tiếng Anh) phần giới từ. Đề tài có hiệu quả kinh tế, giáo dục rất rõ rệt”. Nội dung Chương i Những hạn chế phổ biến và cơ bản trong dạy – học giới từ tiếng Nga và tiếng Anh 1.1. Những hạn chế trong giáo trình và sách giáo khoa Sau quá trình hàng chục năm liên tục nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi nhận thấy hầu hết các giáo trình, sách giáo khoa đã và đang được sử dụng để dạy – học từ, nhất là giới từ tiếng Nga và tiếng Anh có những hạn chế mang tính phổ biến và cơ bản. Những bộ giáo trình, sách giáo khoa có những hạn chế đó không do các giảng viên Khoa Nga, Khoa Anh hoặc các nhà khoa học của Đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội biên soạn. Đó là những bộ giáo trình, sách giáo khoa nổi tiếng đã và đang được sử dụng nhiều năm để dạy – học tiếng Nga, tiếng Anh do các tác giả Nga, Anh - Mỹ biên soạn để dạy – học tiếng Nga, tiếng Anh cho sinh viên nước ngoài. Tất nhiên, chúng ta không phủ nhận những ưu việt, những giá trị to lớn và quan trọng của các giáo trình, sách giáo khoa do các tác giả nước ngoài biên soạn đối với việc dạy – học ngoại ngữ của chúng ta. Tuy nhiên do tiếp thu và sử dụng các giáo trình và sách giáo khoa đó một cách thụ động trong việc dạy – học ngoại ngữ, nhất là trong việc dạy – học từ và giới từ, chúng ta đã không phát hiện ra những hạn chế, đôi khi là những hạn chế cơ bản. Nhiều khi chính các giáo trình, sách giáo khoa sử dụng để dạy – học giới từ do các tác giả Nga, Anh - Mỹ biên soạn lại làm cho việc dạy – học giới từ của chúng ta thêm khó khăn và phức tạp, làm sinh viên hay mắc lỗi khi sử dụng giới từ tiếng Nga và tiếng Anh trong lời nói. Có thể nêu thí dụ để minh hoạ: Cuốn “Sách giáo khoa tiếng Nga cho sinh viên nước ngoài” của tác giả И.М.Пулькина đến nay được tái bản tới 10 lần, được xem như “cẩm nang ngữ pháp” cho tất cả những ai dạy – học tiếng Nga như một ngoại ngữ; thế nhưng trong phần ngữ pháp về sử dụng giới từ “в” và “на” cách 6 chỉ địa điểm các tác giả đưa ra 68 trường hợp mà sinh viên nước ngoài cần phân biệt khi sử dụng giới từ “в” và “на” chỉ địa điểm. Chắc chắn, không một sinh viên nước ngoài nào có thể hiểu cách sử dụng, nhớ hết 68 trường hợp đó và đương nhiên sử dụng được chúng mà không bị nhầm lẫn và mắc lỗi; bởi lẽ chỉ sau khi bắt đầu học tiếng Nga nửa tháng chúng ta đã phải dạy – học giới từ “в” và “на” với danh từ cách 6 chỉ địa điểm, đặc biệt tác giả không chỉ ra được bản chất của giới từ “в” và “на” trong hoạt động lời nói, không đưa ra bất kỳ tiêu chí nào để phân biệt việc sử dụng giới từ “в” và “на”, hơn thế nữa căn cứ vào sự sắp xếp của 68 trường hợp đó thì không một ai có thể thấy được sự khác nhau trong việc sử dụng giới từ “в” và “на”, cho nên chỉ có cách là học thuộc lòng máy móc. Việc học thuộc lòng và ghi nhớ máy móc trong trường hợp này hết sức khó khăn, thậm chí không thể được vì đây không phải là 68 từ mới, mà là 68 trường hợp sử dụng giới từ “в” và “на” chỉ địa điểm có bản chất khác nhau. Cho dù có học thuộc lòng và nhớ được 68 trường hợp đó thì khi sử dụng giới từ “в” và “на” trong lời nói sinh viên vẫn nhầm lẫn và thường xuyên mắc lỗi bởi lẽ khó có thể liệt kê đầy đủ các trường hợp cần phân biệt giới từ “в” và “на” trong hoạt động lời nói. Trong cuốn sách các tác giả đã đưa ra 68 trường hợp, nhưng thực ra nếu muốn con số đó phải là hàng trăm. Điều quan trọng nhất, chủ yếu và cơ bản nhất làm sinh viên thường mắc lỗi khi sử dụng giới từ “в” và “на” trong tiếng Nga là do họ không hiểu, không nắm được bản chất của các giới từ. Trong các cuốn sách giáo khoa, các giáo trình ngữ pháp tiếng Anh cho sinh viên nước ngoài của các tác giả Anh - Mỹ phần giới từ nói chung và giới từ không gian nói riêng cũng giống như những cuốn sách tiếng Nga ở chỗ không nêu lên được bản chất của vấn đề. Khi nghiên cứu các giáo trình ngữ pháp phần giới từ chúng ta thấy các tác giả không nêu lên bản chất của các giới từ, thí dụ không chỉ ra bản chất của các giới từ “at, in, on” chỉ địa điểm, không đưa ra các tiêu chí sử dụng các giới từ đó mà hướng dẫn việc sử dụng giới từ bằng cách yêu cầu sinh viên nghiên cứu các thí dụ. Sau khi đã nghiên cứu các thí dụ đương nhiên sinh viên phải tự hiểu, tự rút ra các kết luận về việc sử dụng các giới từ “at, in, on” chỉ địa điểm trong tiếng Anh. Sinh viên không thể tự hiểu đúng, càng không thể rút ra các kết luận đúng và chắc chắn trong lời nói sẽ sử dụng nhầm lẫn và sai sót vì hai lý do sau: Thứ nhất, trong bài ngữ pháp về giới từ “at, in, on” chỉ địa điểm các tác giả đã đưa ra gần 280 thí dụ để sinh viên nghiên cứu. Với quỹ thời gian quá ngắn, số lượng các ví dụ quá lớn (280), các thí dụ lại phức tạp, khó phân biệt làm cho việc học tập của sinh viên rất khó khăn, làm cho họ hiểu và sử dụng các giới từ đó không đúng, hay nhầm lẫn. Trong khi đó lại có quá nhiều giới từ chỉ địa điểm khác cũng rất phức tạp và khó sử dụng lại không được đưa ra dạy – học. Lý do thứ hai làm cho sinh viên sau khi học các giới từ “at, in, on” chỉ địa điểm theo các giáo trình hiện có không thể hiểu đúng và tự rút ra kết luận đúng được là ở chỗ: Do những đặc điểm khác biệt về văn hoá và hệ thống ngôn ngữ của tiếng mẹ đẻ khác nhau tác động nên sinh viên Việt Nam sau khi nghiên cứu các thí dụ trong giáo trình sẽ hiểu và rút ra các kết luận về việc sử dụng giới từ “at, in, on” trong tiếng Anh khác với người Nga, khác với người Trung Quốc. Thậm chí qua thực nghiệm cho thấy trong cùng một lớp sau khi nghiên cứu giáo trình sinh viên khoa Nga rút ra những kết luận khác nhau. Đa số sinh viên không tự rút ra được kết luận gì về việc sử dụng giới từ “at, in, on” trong tiếng Anh. Một số cho rằng “at” có nghĩa là “tại” hoặc “ở”, “on” là “trên”, “in” là “trong”. Sở dĩ họ kết luận như vậy là do chuyển di tiêu cực của tiếng Việt, kết luận đó sai lầm về bản chất. Một số khác cho rằng giới từ “at” đi với danh từ chỉ địa điểm nhỏ, “in”- chỉ địa điểm lớn. Kết luận đó là không đúng so với quan niệm về việc sử dụng giới từ chỉ địa điểm của người Anh. Chúng tôi sẽ trình bày cụ thể vấn đề này ở những phần sau. Sở dĩ một số sinh viên kết luận như vậy vì các thí dụ trong giáo trình thường dùng “at” với các danh từ chỉ địa điểm nhỏ, “in” - địa điểm lớn. Đặc biệt các tác giả đã đưa động từ “arrive” để làm thí dụ cho việc sử dụng giới từ “at” và “in” làm cho sinh viên bị nhầm lẫn. Phải thấy rằng khi đi với động từ “arrive” giới từ “at” phải kết hợp với danh từ chỉ địa điểm nhỏ, “in” – chỉ địa điểm lớn, điều đó hoàn toàn không có nghĩa là danh từ chỉ địa điểm nhỏ thì kết hợp với giới từ “at”, địa điểm lớn – với giới từ “in”. Như trên đã nói các giáo trình ngữ pháp tiếng Anh của các tác giả Anh - Mỹ phần giới từ chỉ địa điểm chỉ đưa ra ba giới từ “at, in, on” với quá nhiều thí dụ, nhưng lại bỏ qua quá nhiều giới từ chỉ địa điểm khác. Tất nhiên các giới từ này ít phức tạp hơn ba giới từ “at, in, on” nhưng không phải không gây khó khăn cho người nước ngoài học tiếng Anh và họ cũng hay nhầm lẫn và mắc lỗi khi sử dụng trong lời nói, có thể nêu một số giới từ để minh hoạ. Đó là 4 giới từ “past, across, over, through” khi dịch ra tiếng Việt đều có nghĩa là “qua”. “among”, “between” và “in the middle of” đều được dịch ra tiếng Việt là “giữa”. “above” và “on” với nghĩa là “trên”. “below” và “under” với nghĩa là dưới. Những bộ giáo trình, sách giáo khoa nổi tiếng của các tác giả Nga được đưa ra làm thí dụ minh họa là И. М. Пулькина. Учебник русского языка. Для студентов – иностранцев. Москва. Издательство “Русский язык” – 2001. Giáo trình tiếng Anh: Raymond Murphy, English grammar in use for intermediate students, Cambridge university press. Hầu hết những bộ giáo trình, sách giáo khoa do các tác giả Nga, Anh - Mỹ biên soạn để dạy – học từ, nhất là giới từ có những hạn chế mang tính cơ bản và phổ biến. Hạn chế cơ bản thể hiện ở chỗ các tác giả không chỉ ra được bản chất của mỗi giới từ, không chỉ ra được quy luật vận động khách quan của chúng trong hoạt động lời nói, không đưa ra được các tiêu chí sử dụng đối với mỗi giới từ mà chủ yếu dựa vào ghi nhớ máy móc, mang tính áp đặt. Hạn chế phổ biến thể hiện ở chỗ những hạn chế cơ bản nêu trên lặp lại trong hầu hết các giáo trình và sách giáo khoa, đối với hầu hết các giới từ trong tiếng Nga và tiếng Anh. Trích dẫn sách giáo khoa tiếng Nga cho sinh viên nước ngoài của tác giả И.М.Пулькина phần giới từ “в”và “иа” chỉ ra địa điểm để minh hoạ. “Прелодги в и на употребляются при обозначнии места или направления в одном и том же значении, причем употребление этих прелогов зависит от того, с каким существительным они употребляются. Работаю В колxозе В учреждении В магазине В больнице В библиотеке На заводе На фабрике На почте На телеграфе На станции На вокзале На предприятии На строительстве На производстве Учусь В школе В десятом классе В институте В техникуме В академии На первом курсе На историческом факультете На курсах шоферов Был В театре В кино В консерватории В клубе В цирке На спектакле На репетиции На вечернем (утреннем,) дневном) сеансе На концерте На утреннем представлении На уроке На лекции На занятиях На семинаре На собрании На заседании На конференции На съезде Живу В городе В переулке В Сибири В Крыму В Белоруссии В Румынии В Чехословакии На площади Восстания На улице Герцена На Урале На Кавказе На Украине На юге На севере На западе На востоке Был В саду В парке В лесу В тылу В этой местности В нашей стране На стадионе На рынке На бульваре На фронте На этой территории На родине …” Phương pháp dạy – học các giới từ chỉ địa điểm và thời gian có nhiều hạn chế được trích dẫn để minh học là “English Grammar in use” – sách đã dẫn, các bài 120, 121, 122, 123, 124 từ trang 240 đến 250. 1.2. Những hạn chế trong từ điển song ngữ Nga – Việt và Anh – Việt Từ điển song ngữ giữ vị trí rất quan trọng, cần thiết và không thể thiếu được trong dạy – học ngoại ngữ, nhất là trong giai đoạn cơ sở. Từ điển song ngữ không chỉ cần thiết đối với chúng ta những người dạy – học ngoại ngữ, từ điển song ngữ còn cần thiết đối với tất cả những ai có công việc liên quan đến tiếng nước ngoài. Ngay cả trong lĩnh vực dịch văn học và thơ ca, một lĩnh vực đòi hỏi người dịch cần nhiều kinh nghiệm sống, có vốn hiểu biết tiếng nước ngoài phong phú và sâu sắc, có
Luận văn liên quan