Đẩy mạnh hoạt động thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đoạn hiện nay

Nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó, việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả thông tin có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốc gia. Thực tiễn xã hội đang chứng tỏ rằng, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của nhân loại. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong nhận thức và tư duy. Với sự đổi mới sáng suốt đó, Việt Nam đã vượt qua thử thách gian nan và đi lên. Con đường đổi mới không hề đơn giản. Đó là kết quả của cả quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy, dựa trên những thông tin khoa học, thông tin lý luận về thời đại, về cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, về những nhận thức mới đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường; vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, với tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, bài học kinh nghiệm của các nước anh em, các nước phát triển, đang phát triển,. Trong suốt chặng đường đổi mới đó, thông tin, tri thức luôn là nguồn lực vô giá của Việt Nam. Cải cách nền hành chính quốc gia là một đòi hỏi thường xuyên, luôn được coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào bởi vì nhiệm vụ này vừa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của cải cách bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách tài chính công. Bước vào thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thông tin khoa học cung cấp những thông tin như thế nào, cách thức thông tin ra sao để góp phần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự quản lý của Nhà nước, cải cách hành chính? Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, trong thời đại kinh tế tri thức, không dựa vào trí tuệ, học vấn thì khó có thể vươn lên. Việc khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trí tuệ của dân tộc, tổ chức, khai thác triệt để mọi tiềm năng ấy cho sự phát triển của đất nước nhờ một cơ chế quản lý thông minh có ý nghĩa sống còn, trong đó thông tin, tri thức, công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực đổi mới, cải cách hành chính. Nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết.

doc33 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đẩy mạnh hoạt động thông tin với việc cải cách nền hành chính quốc gia trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TÓM TẮT BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU §ÈY M¹NH HO¹T §éNG TH¤NG TIN VíI VIÖC C¶I C¸CH NÒN HµNH CHÝNH QuèC GIA TRONG GIAI §O¹N HIÖN NAY HÀ NỘI, THÁNG 3-2010 MôC LôC Mở đầu 2 Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia 5 1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 1.2. Đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia trong điều kiện kinh tế tri thức 7 1.3. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cải cách hành chính quốc gia và đẩy mạnh hoạt động thông tin 7 1.4. Một số vấn đề chủ yếu về cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam 9 1.5. Vai trò của thông tin đối với cải cách hành chính ở nước ta 12 Chương 2. Thực trạng hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam 12 2.1. Thực trạng hoạt động thông tin góp phần thúc đẩy cải cách hành chính ở nước ta 12 2.2. Hoạt động thông tin với việc hiện đại hoá nền hành chính quốc gia và xây dựng chính phủ điện tử 17 Chương 3. Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính ở Việt Nam 21 3.1. Phương hướng chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính 21 3.2. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính 23 Kết luận 27 Danh mục tài liệu tham khảo 28 Më §ÇU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức. Trong nền kinh tế đó, việc tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả thông tin có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và thành công của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng và quốc gia. Thực tiễn xã hội đang chứng tỏ rằng, lợi thế so sánh sẽ thuộc về quốc gia nào có năng lực tổ chức khai thác với hiệu quả cao nhất các nguồn thông tin và tri thức hiện có của nhân loại. Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986) đã đánh dấu bước đổi mới quan trọng trong nhận thức và tư duy. Với sự đổi mới sáng suốt đó, Việt Nam đã vượt qua thử thách gian nan và đi lên. Con đường đổi mới không hề đơn giản. Đó là kết quả của cả quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đổi mới tư duy, dựa trên những thông tin khoa học, thông tin lý luận về thời đại, về cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, về những nhận thức mới đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường; vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, với tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, bài học kinh nghiệm của các nước anh em, các nước phát triển, đang phát triển,... Trong suốt chặng đường đổi mới đó, thông tin, tri thức luôn là nguồn lực vô giá của Việt Nam. Cải cách nền hành chính quốc gia là một đòi hỏi thường xuyên, luôn được coi là nhiệm vụ chính trị hàng đầu của bất kỳ quốc gia nào bởi vì nhiệm vụ này vừa đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, vừa tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung chủ yếu của cải cách bao gồm: Cải cách thể chế; Cải cách tổ chức bộ máy hành chính; Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; Cải cách tài chính công. Bước vào thời kỳ cách mạng mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thông tin khoa học cung cấp những thông tin như thế nào, cách thức thông tin ra sao để góp phần đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải tiến sự quản lý của Nhà nước, cải cách hành chính? Kinh nghiệm của các nước đi trước cho thấy, trong thời đại kinh tế tri thức, không dựa vào trí tuệ, học vấn thì khó có thể vươn lên. Việc khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trí tuệ của dân tộc, tổ chức, khai thác triệt để mọi tiềm năng ấy cho sự phát triển của đất nước nhờ một cơ chế quản lý thông minh có ý nghĩa sống còn, trong đó thông tin, tri thức, công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Hiện nay, Việt Nam đang tích cực đổi mới, cải cách hành chính. Nghiên cứu vấn đề đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính là một trong những vấn đề hết sức cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Lịch sử của thông tin đã có từ xa xưa, song mãi đến những năm 40 của thế kỷ XX, thông tin mới vươn lên để trở thành một mũi nhọn của thời đại. Từ đó đến nay, loài người đã nghiên cứu thông tin trên nhiều bình diện. Chúng tôi tạm sơ bộ khái quát một số bình diện chính như sau: - Nghiên cứu trên bình diện lý luận về thông tin với nhiều tác giả nổi tiếng như: R. V. L. Hartley, A. D. Ursul, N. Winner, J. M. Ziman; J. M. Ziman 1965; Jukov 1971; Ursul 1971 và một số người khác (nghiên cứu thông tin trên quan điểm triết học và quan điểm xã hội); F. Machlup, D. Bell và M. Porat (nghiên cứu về xã hội thông tin và nền kinh tế thông tin). - Nghiên cứu trên bình diện tổ chức và quản lý thông tin. Trong lĩnh vực này, có lẽ, người đầu tiên quan tâm nghiên cứu là Lênin với việc phê chuẩn Sắc lệnh “Về việc nhập và phân phối tài liệu nước ngoài” ngày 14/6/1921. Sau Lênin, nhiều nhà khoa học Nga và các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung nghiên cứu về các vấn đề: Xây dựng chính sách quốc gia về thông tin khoa học công nghệ; Quản lý nhà nước trong lĩnh vực thông tin khoa học; Các mô hình tổ chức hoạt động thông tin khoa học công nghệ; Sản xuất cơ sở dữ liệu; Tác động của thị trường và vai trò của nhà nước đối với việc phát triển hoạt động thông tin; Hiện đại hoá thư viện truyền thống; Xây dựng thư viện điện tử, thư viện số với cổng thông tin tích hợp; Thiết kế hệ thống thông tin; Xây dựng chính phủ điện tử; Quản trị thông tin và công nghệ thông tin; Mô hình, tổ chức, quản lý thông tin – tư liệu trong cơ quan lý luận; Những vấn đề an ninh thông tin,v.v... - Về vấn đề thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia, rải rác có những công trình nghiên cứu như: Tin học hoá quản lý hành chính nhà nước với quá trình cải cách hành chính hiện nay (TS. Đinh Hữu Phí); Đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh cải cách hành chính (ThS. Phạm Thanh Trung); Phát triển bền vững và xã hội thông tin: các xu hướng, vấn đề và mâu thuẫn (A. Levin – Nga); Bản chất thông tin của quá trình xây dựng quan điểm quản lý hành chính (Phan Huy Quế); Chính phủ điện tử - lý luận và thực tiễn (Trung tâm Thông tin khoa học và Công nghệ quốc gia. Tổng luận khoa học),... Ngoài những bình diện chủ yếu trên, các nhà khoa học trong nước và trên thế giới còn nghiên cứu rất nhiều bình diện khác của thông tin như: Đào tạo cán bộ thông tin; Vai trò, tác động của thông tin. Tuy nhiên, đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ, ít được bàn tới, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu. 3. Mục tiêu nghiên cứu * Về lý luận: Đề tài làm rõ hệ thống cơ sở lý luận về thông tin, hoạt động thông tin khoa học, thông tin lý luận, thông tin và công nghệ thông tin, nguồn lực công nghệ thông tin, nguồn lực tri thức; mối quan hệ giữa thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia; vai trò hoạt động thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia,... * Về thực tiễn: Đề tài khái quát thực trạng hoạt động thông tin đối với công tác lãnh đạo, quản lý nhà nước, cải cách nền hành chính quốc gia trong thời gian gần đây; Đánh giá hiệu quả của thông tin đối với cải cách nền hành chính quốc gia; Rút ra bài học kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách nền hành chính quốc gia; Xây dựng hệ thống giải pháp đẩy mạnh hoạt động thông tin nhằm góp phần tích cực cải cách nền hành chính quốc gia trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. 4. Nội dung và phạm vi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận của việc đẩy mạnh hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia. - Chương 2: Thực trạng hoạt động thông tin với cải cách hành chính quốc gia ở Việt Nam. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cải cách hành chính ở Việt Nam. Trong khuôn khổ một đề tài cấp bộ, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu việc đẩy mạnh hoạt động thông tin phục vụ cho cải cách hành chính quốc gia trong thời gian gần đây, đặc biệt để góp phần hiện đại hoá nền hành chính quốc gia, xây dựng chính phủ điện tử, thực hiện Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30). 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận mác xít với quan điểm thực tiễn, biện chứng, lịch sử, khách quan để nghiên cứu về lý luận và thực tiễn hoạt động thông tin, phát triển thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông phục vụ cải cách nền hành chính quốc gia. Đề tài tiếp cận từ góc độ thông tin học. Hoạt động thông tin gắn bó mật thiết với việc tìm kiếm tri thức, sản xuất và phổ biến tri thức, giao lưu, trao đổi tri thức, góp phần đẩy mạnh dân chủ nên nó ngày càng trở thành hệ thống trợ giúp không thể thiếu hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới quốc gia nói chung cũng như cải cách hành chính quốc gia nói riêng. Đề tài tiếp cận từ góc độ quản lý nhà nước. Việc hình thành quan điểm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo cải cách hành chính quốc gia, việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục, thống nhất trong tiến trình đổi mới, trong đó thông tin và tri thức đóng vai trò hết sức quan trọng. Ngoài ra, Đề tài còn vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Thống kê; Điều tra; Phân tích - Tổng hợp; Phân tích văn bản; Đối chiếu – So sánh,... 6. Lực lượng nghiên cứu Tham gia thực hiện đề tài gồm các cán bộ nghiên cứu của Trung tâm Thông tin khoa học, các nhà khoa học trong lĩnh vực thông tin, quản lý nhà nước, cải cách hành chính trong và ngoài Học viện. CH¦¥NG 1 C¥ Së Lý LUËN CñA VIÖC §ÈY M¹NH HO¹T §éNG TH¤NG TIN víi C¶I C¸CH HµNH CHÝNH quèc gia MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Thông tin được hiểu là thông báo, là tin tức, là tri thức được lựa chọn về các sự vật, hiện tượng được con người xử lý và sử dụng vào hoạt động có định hướng, có mục đích của mình dưới các hình thức thích hợp. Nội dung của thông tin hàm chứa tri thức. Nhưng tri thức được chuyển tải trong hoạt động thông tin là tri thức được lựa chọn. Quan hệ giữa tri thức và thông tin là quan hệ tương tác. Tri thức chuyển hoá thành thông tin và thông tin lại trở thành nguyên liệu, tiền đề cho tri thức mới mà cơ sở sâu xa là thực tiễn, là hiện thực khách quan. Sự phân biệt giữa tri thức và thông tin cũng có tính chất tương đối, tri thức ở chủ thể này lại là thông tin ở chủ thể kia và ngược lại. 1.1.2. Thông tin khoa học là loại thông tin lôgic được thu thập trong quá trình nhận thức thế giới, phản ánh đúng đắn những quy luật của thế giới khách quan và được vận dụng trong thực tiễn xã hội. 1.1.3. Tài nguyên thông tin của một cơ quan thông tin có thể được hiểu là vốn tài liệu của cơ quan đó. Đó là một tập hợp có hệ thống những xuất bản phẩm và những vật mang tin khác nhau tồn tại dưới dạng tư liệu văn bản, tư liệu điện tử,... được lựa chọn phù hợp với tính chất, loại hình và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó. 1.1.4. Cơ sở dữ liệu (Database) là cấp tổ chức cao nhất của dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu về các đối tượng cần được quản lý, được lưu trữ đồng thời trên các vật mang tin của máy tính điện tử và được quản lý theo một cơ chế thống nhất, nhằm giúp cho việc truy cập và xử lý dữ liệu được dễ dàng và nhanh chóng, đầy đủ. 1.1.5. Công nghệ thông tin là hệ thống các phương pháp khoa học, công nghệ, phương tiện, công cụ, bao gồm chủ yếu là các máy tính, mạng truyền thông và hệ thống các kho dữ liệu nhằm tổ chức, lưu trữ, truyền dẫn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá,... của con người Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương. Ban Khoa giáo Trung ương. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb. CTQG, H., 2001, tr.27. . 1.1.6. Truyền thông là quá trình chuyển thông tin theo các phương tiện khác nhau từ một điểm, người hoặc thiết bị tới một điểm, người, hoặc thiết bị khác Ban Từ điển. Từ điển an toàn thông tin Anh - Việt và Việt – Anh. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, H., 2001, tr. 117. . 1.1.7. Kết cấu hạ tầng thông tin quốc gia là hệ thống các mạng truyền thông, máy tính, các cơ sở dữ liệu, các phương tiện điện tử dân dụng, sẵn sàng đưa đến những lượng thông tin to lớn với mọi hình thức thể hiện, sử dụng mọi lúc và ở bất kỳ đâu, do đó nó tạo ra những phương thức hoạt động hoàn toàn mới cho con người. 1.1.8. Hành chính là một hoạt động trong lĩnh vực tổ chức, quản lý và điều hành được tiến hành trên cơ sở ràng buộc bởi những quy tắc nhất định do nhà nước hoặc do các chủ thể khác quy định hoặc thừa nhận, có tính chất bắt buộc, áp đặt hoặc mệnh lệnh nhằm đạt tới một mục đích phục vụ cho lợi ích chung đã được xác định. 1.1.9. Cải cách hành chính là những cố gắng có chủ định nhằm đưa những thay đổi cơ bản vào hệ thống hành chính nhà nước thông qua những cải cách có hệ thống hoặc các phương thức để cải tiến ít nhất một trong bốn yếu tố cấu thành của nền hành chính công: 1. Thể chế; 2. Cơ cấu; 3. Đội ngũ công chức; 4. Tiến trình. 1.1.10. Thủ tục hành chính là một quy phạm pháp luật quy định trình tự về thời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máy nhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. 1.1.11. Chính phủ điện tử là chính phủ sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông để tăng cường khả năng truy nhập và cung cấp các dịch vụ của chính phủ tới các công dân, các doanh nghiệp và các nhân viên chính phủ 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần và ở bất kỳ nơi đâu. 1.1.12. Cổng giao dịch thông tin điện tử (Portal) là điểm truy cập với giao diện Web cho phép người dùng khai thác hiệu quả một khối lượng lớn thông tin và dịch vụ. Đó là nền tảng công nghệ cho phép tích hợp thông tin và các ứng dụng chạy trên Web, đồng thời, cung cấp khả năng tuỳ biến cho từng đối tượng sử dụng, cho phép khai thác thông tin nhanh nhất, hiệu quả nhất và thân thiện nhất. 1.1.13. Cổng chính phủ điện tử (e-government portal) là nơi mà mọi người dân đều có thể truy nhập được và được thụ hưởng các dịch vụ công cộng trực tuyến một cách bình đẳng. Mọi công dân và doanh nghiệp được coi như khách hàng và chính phủ được coi như một doanh nghiệp thống nhất. Các công dân/doanh nghiệp có thể truy nhập dịch vụ công qua một cổng duy nhất – đây chính là khái niệm “một cửa” - từ bất kỳ thiết bị hỗ trợ nào, tại bất kỳ đâu và vào bất cứ lúc nào. 1.2. ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN VỚI CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRI THỨC Ngày nay, nhân loại đang vươn tới một nền kinh tế tri thức, một xã hội thông tin hiện đại, trong xã hội như vậy, thông tin, tri thức là nguồn lực tiềm tàng không bao giờ vơi cạn. Nó được coi là nhân tố động lực cho sự phát triển. Con đường phía trước trong quá trình phát triển nằm trong tiến bộ của việc xây dựng tri thức và chia sẻ tri thức. Cải cách hành chính cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc quản lý tri thức ngày càng có điều kiện thuận lợi để xây dựng, phổ biến, quản lý thông tin – tri thức, đưa nguồn tài nguyên quan trọng này vào phục vụ con người, phục vụ đắc lực cho cải cách hành chính. 1.3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN 1.3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về cải cách hành chính quốc gia Việc hình thành quan niệm và những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc cải cách hành chính cũng như việc đề ra những nội dung, phương hướng, chủ trương, giải pháp thực hiện trong từng giai đoạn là một quá trình tìm tòi sáng tạo không ngừng, là một quá trình nhận thức liên tục, thống nhất trong tiến trình đổi mới được khởi đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986. Cải cách nền hành chính nhà nước đã trở thành nội dung trọng tâm của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VII). Ngày 23/01/1995. Hội nghị đã ra Nghị quyết về “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trọng tâm là cải cách một bước nền hành chính”. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X đều xác định cải cách nền hành chính nhà nước là trọng tâm của việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước trong những năm trước mắt. Cải cách hành chính phải hướng tới mục tiêu tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, từng bước hiện đại; đội ngũ cán bộ công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Ngày 17/9/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với mục tiêu là: Xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại hoá, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả theo nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Đến năm 2010, hệ thống hành chính về cơ bản được cải cách phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.3.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về đẩy mạnh hoạt động thông tin Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị định và luật nhằm đẩy mạnh và phát triển công tác thông tin. Từ năm 1971, trong Hội nghị Khoa học kỹ thuật toàn quốc lần thứ nhất, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ thông tin. Năm 1972, Nghị quyết 89/CP của Chính phủ về công tác thông tin khoa học kỹ thuật cũng nêu rõ vấn đề này và vấn đề hình thành và phát triển hệ thống thông tin khoa học công nghệ rộng khắp trong cả nước. Quyết định 133/QĐ ngày 2 tháng 4 năm 1985 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (Nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành kèm theo Quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động thông tin khoa học kỹ thuật. Trên cơ sở văn bản này, hoạt động của toàn hệ thống thông tin khoa học công nghệ quốc gia đã được tăng cường toàn diện. Từ đó đến nay, hàng loạt Chỉ thị, Nghị quyết về đẩy mạnh hoạt động thông tin đã được ban hành: Chỉ thị số 95/CT ngày 4/4/1991 về công tác thông tin khoa học và công nghệ; Nghị quyết của Chính phủ số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 1990; Chỉ thị số 58 CT/TW ngày 17/10/2000 “Về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Luật Khoa học và Công nghệ được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 9/6/2000 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2001, mở ra một giai đoạn mới về chất trong khung khổ pháp lý đối với hoạt động thông tin. Điều 45 của Luật này nêu rõ: “Chính phủ đầu tư xây dựng hệ thống thông tin khoa học quốc gia hiện đại, đảm bảo thông tin đầy đủ và kịp thời về các thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ trong nước và trên thế giới”. Nghị quyết Đại hội X đã xác định mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà trong những năm đầu thế kỷ XXI chúng ta phấn đấu: “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta xác định phải gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đại hội X cũng đã khẳng định: “huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Một trong những nguồn lực đó trong quá trình phát triển hiện nay chính là nguồn lực thông tin. Đảng và Nhà nước ta ngày càng thấy rõ hơn tầm quan tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTomtatTongquan_sua.doc
  • docBcaoKnghi.doc
  • docMucluctongquandaydu.doc
  • docTongquandaydu_bancuoi.doc
Luận văn liên quan