Đề án Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam hiện nay

Dưới sự lãnh đạo thông suốt và với truyền thống tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam, chúng ta hiện nay là một trong số ít những nước kiên định đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội. Từ thực tiễn của Việt Nam trong những năm vừa qua đã chứng minh là con đường chúng ta đã chọn mặc dù đang còn nhiều chông gai nhưng là con đường đúng đắn và phù hợp nhất. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục hoàn thành từng bước quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Trong điều kiện xã hội loài người đang có những bước tiến vượt bậc đáng kinh ngạc, Việt Nam càng cần phải cố gắng để khẳng định được vị trí của mình. Là một nước đi lên từ khởi đIểm thụt lùi so với những nước khác trong khu vực và đặc biệt là có những hố sâu cách biệt với những nước phát triển trên thế giới, nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam là học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, hoàn thành ước muốn của Bác Hồ " Việt Nam được sánh vai với các cường quốc năm châu". Vì vậy chúng ta phải không ngừng trau dồi và học tập về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực tư tưởng chính trị bởi chúng ta đang phát triển trong một giai đoạn mới ngày càng xuất hiện nhiều những vấn đề phức tạp, dễ dẫn tới sai lầm Nghiên cứu những lý luận về con đường hoàn thành Chủ nghĩa Xã hội của Lênin là một việc hết sức cần thiết và quan trọng đối với chúng ta. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương chiến lược đã được "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam " xác định. Thành phần kinh tế tư bản Nhà nước là một trong năm thành phần kinh tế của nền kinh tế nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chính trị của Đảng đã chỉ rõ phải phát triển kinh tế tư bản - Nhà nước dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên việc nhận định đúng đắn về kinh tế tư bản-nhà nước là hết sức khó khăn nhưng lại rất cần thiết. Có hàng loạt câu hỏi về vấn đề này cần được trả lời có luận cứ khoa học như: Kinh tế tư bản Nhà nước là gì? Những đặc trưng cơ bản nào của nó? Đó là một thành phần kinh tế, một hình thức tổ chức kinh doanh, một hình thức kinh tế quá độ hay một giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội?.Cũng có nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Nhưng có một điều là vai trò của kinh tế tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là không thể phủ nhận được. Một nội dung kinh tế tổng quát xuyên suốt cả thời kỳ quá độ ở nước ta là sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường hỗn hợp nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là phát triển chủ nghĩa tư bản Nhà nước với tất cả các hình thức của nó. Lênin đã khẳng định "Chủ nghĩa tư bản độc quyền-Nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thanh lịch sử mà giữa nó với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội không có một nấc thang nào ở giữa cả". Lênin chứng minh điều khẳng định của người như thế nào? Những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa tư bản Nhà nước là gì? Nghiên cứu những lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước sẽ giúp ta hiểu rõ vấn đề.

doc49 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4287 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản nhà nước ở trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU Dưới sự lãnh đạo thông suốt và với truyền thống tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam, chúng ta hiện nay là một trong số ít những nước kiên định đi theo con đường Chủ nghĩa Xã hội. Từ thực tiễn của Việt Nam trong những năm vừa qua đã chứng minh là con đường chúng ta đã chọn mặc dù đang còn nhiều chông gai nhưng là con đường đúng đắn và phù hợp nhất. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đang tiếp tục hoàn thành từng bước quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội. Trong điều kiện xã hội loài người đang có những bước tiến vượt bậc đáng kinh ngạc, Việt Nam càng cần phải cố gắng để khẳng định được vị trí của mình. Là một nước đi lên từ khởi đIểm thụt lùi so với những nước khác trong khu vực và đặc biệt là có những hố sâu cách biệt với những nước phát triển trên thế giới, nhiệm vụ của thế hệ trẻ Việt Nam là học tập và rèn luyện để xây dựng đất nước giàu mạnh hơn, hoàn thành ước muốn của Bác Hồ " Việt Nam được sánh vai với các cường quốc năm châu". Vì vậy chúng ta phải không ngừng trau dồi và học tập về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực tư tưởng chính trị bởi chúng ta đang phát triển trong một giai đoạn mới ngày càng xuất hiện nhiều những vấn đề phức tạp, dễ dẫn tới sai lầm…Nghiên cứu những lý luận về con đường hoàn thành Chủ nghĩa Xã hội của Lênin là một việc hết sức cần thiết và quan trọng đối với chúng ta. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chủ trương chiến lược đã được "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam " xác định. Thành phần kinh tế tư bản Nhà nước là một trong năm thành phần kinh tế của nền kinh tế nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh chính trị của Đảng đã chỉ rõ phải phát triển kinh tế tư bản - Nhà nước dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên việc nhận định đúng đắn về kinh tế tư bản-nhà nước là hết sức khó khăn nhưng lại rất cần thiết. Có hàng loạt câu hỏi về vấn đề này cần được trả lời có luận cứ khoa học như: Kinh tế tư bản Nhà nước là gì? Những đặc trưng cơ bản nào của nó? Đó là một thành phần kinh tế, một hình thức tổ chức kinh doanh, một hình thức kinh tế quá độ hay một giai đoạn phát triển của hình thái kinh tế xã hội?....Cũng có nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Nhưng có một điều là vai trò của kinh tế tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là không thể phủ nhận được. Một nội dung kinh tế tổng quát xuyên suốt cả thời kỳ quá độ ở nước ta là sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế thị trường hỗn hợp nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là phát triển chủ nghĩa tư bản Nhà nước với tất cả các hình thức của nó. Lênin đã khẳng định "Chủ nghĩa tư bản độc quyền-Nhà nước là sự chuẩn bị vật chất đầy đủ nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thanh lịch sử mà giữa nó với nấc thang được gọi là chủ nghĩa xã hội không có một nấc thang nào ở giữa cả". Lênin chứng minh điều khẳng định của người như thế nào? Những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa tư bản Nhà nước là gì? Nghiên cứu những lý luận của Lênin về chủ nghĩa tư bản Nhà nước sẽ giúp ta hiểu rõ vấn đề. Đề tài: "Lý luận của Lênin về Chủ nghĩa Tư bản Nhà nước ở trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội và sự vận dụng lý luận đó ở Việt Nam hiện nay” là một đề tài rất hấp dẫn. Vì muốn củng cố kiến thức của mình đồng thời muốn hiểu hơn về chủ nghĩa tư bản Nhà nước nên em chọn đề tài này. Do kiến thức hạn chế nên trong bài viết của em có nhiều thiếu sót. Em rất mong được các Thầy Cô giáo sửa chữa, bổ sung. PHẦN NỘI DUNG: I- LÝ LUẬN CỦA V.I.LÊNIN VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NHÀ NƯỚC. 1.Những cơ sở đi đến Chủ nghĩa tư bản Nhà nước Luận điểm "Chủ nghĩa tư bản Nhà nước" đóng một vai trò rất quan trọng trong lý luận của Lênin về con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trong nhiều tác phẩm bàn về công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước Nga- đặc biệt là cuốn "Bàn về thuế và lương thực" năm 1921- Lênin đã trình bày rất nhiều về chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Việc xem xét những cơ sở hình thành của lý luận này cho chúng ta được cái nhìn sâu sắc về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước và từ đó tìm được những biện pháp đúng đắn hoàn thành nhiệm vụ đi lên Chủ nghĩa Xã hội phù hợp với thời đại ngày nay. Có thể nói những lý luận của Lênin về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước được bắt nguồn từ cơ sở là thực trạng nền kinh tế nước Nga sau nội chiến. Chúng ta hãy xem xét một chút về tình cảnh của nước Nga thời kỳ đó để soi tỏ vấn đề này... Tập trung mọi nguồn lực cho cho cuộc nội chiến bằng chính sách "cộng sản thời chiến" là một bước đi rất đúng đắn và đã giúp cho nước Nga nhanh chóng thoát khỏi tình trạng nội chiến. Thế nhưng sau nội chiến, việc tập trung mọi nguồn lực cho quân đội trong một thời gian dài đã nảy sinh một vấn đề: Nền kinh tế của nước Nga đã đình đốn trong một thời gian khá dài, lại bị vắt kiệt mọi nguồn lực nên giờ đây đang đứng trên bờ vực của sự thiếu thốn. Để tiếp tục con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nước Nga phải giải bài toán đầu tiên là phải tìm được con đường phát triển nền kinh tế. Lênin đã là người đầu tiên đề ra biện pháp hồi phục và phát triển kinh tế nước Nga đang què quặt thông qua "mượn" khả năng về kinh tế của thành phần kinh tế tư bản. Những ý tưởng mở đầu của Lênin đã nêu rõ: Người tiểu tư sản có tiền để giành một vài ngàn đồng rup đã lượm lặt được trong cuộc chiến tranh bằng những phương pháp "chính đáng" và nhất là bằng những phương pháp bất chính. Đó là điển hình kinh tế, đặc trưng, làm cơ sở cho sự đầu cơ và Chủ nghĩa tư bản tư nhân. Tiền bạc là một chứng từ để đổi lấy những tài phú xã hội; từng lớp tiểu chủ nắm chắc chứng từ ấy và dấu "nhà nước", vì họ không tin tưởng chủ nghĩa xã hội cũng như chủ nghĩa cộng sản, họ chờ đợi cho chủ nghĩa cộng sản "đi qua". Hoặc là chúng ta sẽ kiểm soát và thống kê tầng lớp tiểu tư sản ấy(chúng ta có thể làm được nếu chúng ta biết tổ chức các tầng lớp nghèo, tức là đại đa số dân chúng hay là những người nửa vô sản chung quanh đội tiền phong vô sản giác ngộ ),hoặc là chính quyền công nhân của chúng ta, tất nhiên và không thể tránh được, sẽ bị dân chúng đánh đổ, như bọn Na-pô-lê-ông và bọn Cai-va-nhác, bọn đã nảy sinh đúng trên miếng đất tiểu tư hữu ấy, để đánh đổ cách mạng. Vấn đề là như thế và chỉ có như thế thôi... Người tiểu tư sản giữ một vài nghìn rup là kẻ thù của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước : một vài nghìn ấy họ muốn dùng để mưu lợi ích riêng, làm thiệt hại cho những người nghèo và chống lại mọi sự kiểm soát của nhà nước. Nhưng, cộng những số ngàn ấy thành hàng ngàn hàng triệu, đó là cơ sở cho việc đầu cơ làm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta thất bại. Chúng ta hãy cho rằng một số công nhân nhất định, trong nhiều ngày , sản xuất được một tổng giá trị là 1000. Sau đó cho rằng trong số ấymất đi 200 vì đầu cơ nhỏ, vì trộm cắp đủ mọi thứ và vì những thủ đoạn của bọ tiểu chủ xoay xở các sắc lệnh và luật lệ Xô Viết. Mọi công nhân giác ngộ sẽ nói: trong số nghìn ấy tôi sẵn sàng cho 300 chứ không phải 200 để cho có trật tự và tổ chức hơn....bởi vì chính quyền Xô Viết khi mà tổ chức và trật tự đã được thiết lập, khi mà mọi hành động phá hoại độc quyền nhà nước của bọn tiểu chủ đã hoàn toàn bị phá vỡ thì sau này có giảm bớt sự đóng góp ấy xuống 100 hay 50 chẳng hạn là việc rất dễ dàng. Thí dụ này đã nói rõ mối quan hệ giữa Chủ nghĩa tư bản nhà nước và Chủ nghĩa xã hội... Qua những lí giải của Lênin chúng ta có thể thấy rằng thực chất của những lý luận của Người về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là được bắt nguồn từ sự phân tích những nguồn lực, những mối quan hệ hiện có trong thực trạng kinh tế nước Nga. Lênin đã nhìn nhận thẳng vào những vấn đề cần giải quyết, và từ sự phân tích tổng hợp những mối quan hệ để tìm ra con đường. Điểm khác biệt giúp cho Người tìm được con đường đúng đắn là ở chỗ Người đã phân tích rất rõ tình hình của những thành phần bị coi là những "kẻ phá hoại" trên con đường đi của chúng ta và tìm cách cải tạo những thành phần này theo con đường của chúng ta,chứ không "cắt bỏ, đào thải" chúng bằng những biện pháp cưỡng chế. Không phải tất cả mọi mặt của những "kẻ phá hoại" đều là xấu. Vấn đề là phải tìm được những biện pháp thích hợp để tận dụng điểm mạnh và cắt bỏ những tật xấu... Từ những cơ sở phân tích như vậy, Lênin đã đề ra những lý luận cụ thể để thực hiện Chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Ta sẽ đi tìm hiểu những lý luận của Người về vấn đề này-về thực chất của chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong điều kiện chuyên chính vô sản, về vai trò của chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, về các hình thức của nó. 2.Lý luận về Chủ nghĩa tư bản Nhà nước của Lênin Lý luận về chủ nghĩa tư bản Nhà nước của Lênin không phải được hình thành ngay một lúc mà lý luận này phải trải qua thực tiễn, rút kinh nghiệm, phát triển dần dần. Trước hết ta hãy nghiên cứu về "chính sách kinh tế mới" sự áp dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước vào nước Nga của Lênin. 2.1.Chính sách kinh tế mới Thực chất của chính sách kinh tế mới Chính sách "kinh tế mới" ra đời trong hoàn cảnh nào? Ngay khi cách mạng tháng Mười vừa thành công, chính quyền Xô viết Nga non trẻ phải đối mặt với vô vàn những khó khăn. Đó là sự khan hiếm lương thực do giai cấp địa chủ đầu cơ tích trữ lương thực, giai cấp tư sản và bọn phản động trong nước âm mưu giành lại chính quyền, 18 nước đế quốc vũ trang can thiệp vào nước Nga. Trước tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" đó thì Nhà nước Xô viết ban hành chính sách "Cộng sản thời chiến" nhằm mục tiêu ổn định tình hình kinh tế và chính trị. Nhà nước thực hiện trưng thu lương thực thừa của nông dân để cung cấp cho quân đội và công nhân; quốc hữu hoá toàn bộ các cơ sở công nghiệp; Nhà nước độc quyền mua bán trên thị trường thi hành chế độ nghĩa vụ lao động đối với tất cả những người có năng lực. Nhà nước Xô Viết đã thi hành cơ chế kế hoạch hoá tập trung từ trên xuống dưới. Chính sách "Cộng sản thời chiến" đã đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thắng lợi cho chính quyền Xô Viết non trẻ. Thế nhưng sau khi kết thúc nội chiến thì tình hình nước Nga hết sức bi đát. Lênin ví nước Nga lúc đó như "một người đã bị đánh gần chết,..., may mà nó vẫn cón có thể chống nạng mà đi được". Nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Điều nguy hại nhất là khối liên minh công-nông bị rạn nứt do giai cấp nông dân bất mãn với chính sách "Cộng sản thời chiến" Lênin đã nhận ra nguyên nhân và người ban hành chính sách "kinh tế mới" nhằm mục đích khôi phục kinh tế. Hai nội dung cơ bản nhất của chính sách "kinh tế mới" là: Thứ nhất, thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Thứ hai, Nhà nước cho phép giai cấp tư sản thuê hoặc mua lại các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ mà đã quốc hữu hoá trong thời kỳ nội chiến. Vậy thực chất của chính sách "kinh tế mới" là gì? Trong "dàn ý dự thảo huấn thị của Hội đồng lao động quốc phòng" năm 1921, Lênin viết "thực chất của chính sách kinh tế mới là phát triển đến mức tối đa lực lượng sản xuất; cải thiện tình cảnh của công nhân và nông dân, sử dụng tư bản tư nhân và hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước, ủng hộ toàn diện sáng kiến của địa phương, đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu và tác phong lề mề". Lênin cho rằng muốn tiến lên xã hội chủ nghĩa ở một nước tiểu nông thì giai cấp vô sản thực hiện quyền chuyên chính phải lấy công nghiệp để trao đổi với sản phẩm nông nghiệp của nông dân. Muốn vậy thì tất yếu phải thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thuế lương thực. Như vậy thì sau khi nộp thuế cho Nhà nước (như Lênin nói thì "thuế lương thực chỉ chiếm một phần rất nhỏ các sản phẩm") nông dân có toàn quyền tự do buôn bán trao đổi phần còn lại trên thị trường. Có tự do trao đổi, tự do buôn bán tất yếu dẫn đến phân hoá những người sản xuất hàng hoá ra thành kẻ sở hữu tư bản, người sở hữu sức lao động. Điều này có nghĩa là khôi phục lại chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính sách "kinh tế mới" sẽ làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản tư nhân trong nước Nga. Nhưng Nhà nước Xô Viết lại nằm trong tay của giai cấp vô sản và giai capá vô sản phải hướng chủ nghĩa tư bản tư nhân vào con đường chủ nghãi tư bản Nhà nước để phục vụ cho công cuộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nếu không như vậy thì giai cấp vô sản sẽ mất chính quyền và thay đổi ngay bản chất của mình. Trong nội dung thứ hai của chính sách"kinh tế mới", Nhà nước Xô Viết cho phép giai cấp tư bản thuê hay mua lại các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ là nhằm mục đích gì? Đó là để phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bằng cách lợi dụng ưt bản trong và ngoài nước trong khi mà với điều kiện và hoàn cảnh khó khăn lúc bấy giờ giai cấp vô sản chưa thể tự làm được. Đến đây thì cũng làm xuất hiện vấn đền tất yếu là giai cấp vô sản phải thực hiện việc kiểm soát tư bản để nó phục vụ cho lợi ích của mình sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước. Như vậy thực chất của chính sách "kinh tế mới" là sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước để phát triển kinh tế nước Nga đưa nước Nga thoát khỏi tình trạng khủng hoảng sau nội chiến. Nhưng vai trò của chủ nghĩa tư bản Nhà nước còn hơn thế nữa. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là một mắt xích trung gian giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Đối với một nước đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản nhằm giảm bớt đau thương thì phải sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước . Như Lênin từng nói "trong một nước tiểu nông, trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc đi xuyên qua chủ nghĩa tư bản Nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội". Để giải thích vấn đề này được rõ ràng hơn Lênin đưa thí dụ cụ thể về chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở nước Đức - nơi là "đỉnh cao" về kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa hiện đại và về tổ chức có kế hoạch. Nếu trình độ kỹ thuật và tổ chức đó là của nước Nga thì Lênin khẳng định "... các anh sẽ có tất cả các điều kiện để xây dựng chủ nghĩa xã hội". Nước Đức và nước Nga năm 1918 đã hợp đủ điều kiện để thực hiện chủ nghĩa xã hội. Nhưng mỗi nước lại đều không có đủ cả hai điều kiện mà mỗi bên chỉ "sở hữu" một nửa. Nước Đức có điều kiện kinh tế, sản xuất, kinh tế -xã hội, với trình độ khoa học kỹ thuật và trình độ tổ chức nền sản xuất lớn phát triển cao. Còn nước Nga lại có điều kiện Nhà nước là Nhà nước của nền chuyên chính vô sản. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có cả hai điều kiện trên. Nguyên văn trong cuốn "bàn về thuế và lương thực", Lênin viết " không có kỹ thuật đại tư bản chủ nghĩa chủ nghĩa được xây dựng trên những phá minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng chục triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được "và"Đồng thời nếu không có sự thống trị của giai cấp vô sản trong Nhà nước thì cũng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội được..." Lênin ví nước Đức và nước Nga lúc bấy giờ là hai nửa rời rạc của chủ nghĩa xã hội cùng tồn tại bên cạnh nhau. Vậy thì vấn đề đặt ra là cần phải làm gì để có thể có đủ hai điều kiện cho nước Nga tiến hành chủ nghĩa xã hội. Lênin khẳng định điều trước tiên là hãy bằng tất cả sức lực phải học tập chủ nghĩa tư bản Nhà nước của người Đức tức là phải làm sao cho nước Nga có được một lực lượng sản xuất phát triển cao-đó là điều cốt yếu nhất. 3.Sự cần thiết khách quan và lợi ích của Chủ nghĩa tư bản Nhà nước Từ sự phân tích điều kiện thực tế của nước Nga Xô Viết, Lênin đã đi đến kết luận chủ nghĩa tư bản Nhà nước là "có lợi và cần thiết". Vậy thì chủ nghĩa tư bản Nhà nước có lợi như thế nào? Và cần thiết như thế nào? Ta lần lượt xét các vấn đề sau: Trước hết phải khẳng định rằng Chủ nghĩa tư bản Nhà nước có lợi cho chính bản thân giai cấp vô sản trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Đến đây có một câu hỏi đặt ra là chủ nghĩa tư bản đời nào lại chịu đi phục vụ cho chủ nghĩa xã hội? Để trả lời câu hỏi này ta phải phân biệt chủ nghĩa tư bản Nhà nước thông thường và chủ nghĩa tư bản Nhà nước dưới thời chuyên chính vô sản. Khi chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền thì xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước. Các tổ chức độc quyền chiếm địa vị thống trị tuyệt đối trong các ngành sản xuất và ngân hàng hình thành nên tư bản tài chính, các tổ chức độc quyền nắm những mạch máu kinh tế của các nước tư bản chủ nghĩa. Chúng cấu kết với bộ máy Nhà nước và Nhà nước tư sản phụ thược chúng. Nhà nước tư bản là chuyên chính của tư bản độc quyền, mọi hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của tư bản độc quyền và nó vẫn dựa trên cơ sở tư hữu về tư liệu sản xuất. Do đó nó là chủ nghĩa tư bản Nhà nước trong một nước mà chính quyền thuộc về tư bản. Còn chủ nghĩa tư bản Nhà nước mà ta đang bàn đến là chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở trong một Nhà nước vô sản. Lênin nói "Chủ nghĩa tư bản Nhà nước của chúng tôi khác về căn bản so với chủ nghĩa tư bản Nhà nước ở những nước có chính phủ tư sản, sự khác biệt là ở chỗ Nhà nước của chúng tôi không phải đại diện cho giai cấp tư sản mà đại diện cho giai cấp vô sản" và "chủ nghĩa tư bản Nhà nước của chúng tôi... chẳng những nắm ruộng đất mà còn nắm cả những bộ phận quan trọng nhất của công nghiệp nữa". Giai cấp vô sản sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước chính là để phục vụ cho lợi ích của giai cấp mình cũng như toàn thể nhân dân lao động. Lợi ích mang lại ở đây chính xác là lợi ích cơ bản và lâu dài. Bởi vì ban đầu những người được lợi nhiều hơn là các nhà tư bản, những người có sức mạnh kinh tế và kỹ thuật hơn hẳn. Điều này âu cũng hợp lý vì việc phân chia lợi ích trong kinh doanh được dựa trên sức mạnh kinh tế và kỹ thuật. Nước Nga lúc đó về sẽ mạnh kinh tế và kỹ thuất chưa thể so sánh với các nước tư bản. Do đó đầu tiên, giai cấp vô sản phải chấp nhận cho nhà tư bản có những quyền lợi như được phép sử dụng những hầm mỏ, được khai thác một số tài nguyên... để thu được lợi ích cơ bản hơn, lâu dài hơn. Và như Lênin phân tích nhà nước vô sản lại được lợi ngay trên cái lợi của nhà tư bản. Vì khi chủ nghĩa tư bản được lợi thế thì sản xuất công nghiệp được tăng lên, giai cấp vô sản cũng theo đó mà lớn mạnh lên và là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất có ích cho xã hội. Chủ nghĩa tư bản nhà nước tại sao lại cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở những nước tiểu nông đã có điều kiện chính quyền nằm trong tay giai cấp vô sản? Bởi vì nó là con đường, là phương tiện để phát triển lực lượng sản xuất lên trình độ cao, là biện pháp biến các xí nghiệp tư bản chủ nghĩa thành xí nghiệp xã hội chủ nghĩa. Vì chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ tiểu sản xuất lên chủ nghĩa xã hội ở các nước tiểu nông lên giai cấp vô sản " phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản, nhất là bằng cách hướng nó vào con đường chủ nghĩa tư bản Nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, làm con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên". Đó là vấn đề thứ hai. Vậy thì những cái lợi cụ thể sẽ đạt được khi sử dụng chủ nghĩa tư bản Nhà nước hay tác dụng cụ thể của chủ nghĩa tư bản Nhà nước là như thế nào? Chủ nghĩa tư bản Nhà nước là công cụ để liên hợp nền sản xuất nhỏ lại, khắc phục tình trạng phân tán và đấu tranh chống tính tự phát tiểu tư sản và tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội phải được xây dựng trên cơ sở kinh tế là nền sản xuất lớn hiện đại. Nhưng đối với những nước tiểu nông như nước Nga thời gian sau nội chiến thì kinh tế nhỏ vẫn tồn tại một cách độc lập do giữa chúng vẫn chưa có cái gì để chúng liên kết lại với nhau. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì không thể để nền kinh tế nhỏ tồn tại riêng rẽ, manh mún như vậy được. Và chính chủ nghĩa tư bản Nhà nước là công cụ kết hợp nền sản xuất nhỏ lại. Bởi vì theo qui luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất và lịch sử đã chứng minh nền sản xuất nhỏ phát triển đển mức độ nào đó tất yếu sẽ đẻ ra chủ nghĩa tư bản. "Tư bản làm cho sản xuất nhỏ liên hợp lại, tư bản sinh ra từ sản xuất nhỏ". Xét về trình độ phát triển thì chủ nghĩa tư bản nhà nước về kinh tế cao hơn rất nhiều so với nền kinh tế tiểu nông.Nếu phát triển được chủ nghĩa tư bản Nhà nước thì sẽ phát triển được nền đại sản xuất tiên tiến thay cho nền tiểu sản xuất lạc hậu để có điều kiện p
Luận văn liên quan