Đề án Những phương hướng và giải pháp xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa ở nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng ở nước ta. Từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN ở nông nghiệp,nông thôn từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa: phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân, Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự ổn định kinh tế xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn tồn tại những khuyết điểm, yếu kém trong xây dựng quan hệ sản xuất theo địng hướng XHCN ở nông nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, các thành phần kinh tế chưa phát huy được hết sức mạnh tiềm năng. Vì vậy, đây là vấn đề đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những định hướng và chính sách hợp lý. Đề án này sẽ nghiên cứu về nhữngvấn đề đó.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2068 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Những phương hướng và giải pháp xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa ở nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục: -Lời mở đầu trang 1 -Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA trang 2 1. Nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn trang 2 2. Tính tất yếu tồn tại và phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong kinh tế nông thôn ở nước ta trang 3 3. Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN trang 4 -Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA trang 8 1. Tình hình phát triển và thành tựu của các thành phần kinh tế trang 8 2. Những khó khăn và thách thức trang 13 - Chương 3: NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA: trang 16 1. Định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước trang 16 2. Những giải pháp, ý kiến cá nhân trang 18 - Kết luận trang 24 Lời mở đầu: Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là chủ trương lớn của Đảng ta, đồng thời là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Nông nghiệp, nông thôn có vị trí hết sức quan trọng ở nước ta. Từ trước đến nay Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm đến sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn và đã có những chủ trương chính sách đúng đắn để đẩy nhanh sự phát triển của khu vực này. Cho đến nay, nông nghiệp nước ta đã có bước phát triển tương đối toàn diện, tăng trưởng khá, quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN ở nông nghiệp,nông thôn từng bước đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa: phát triển nền nông nghiệp với nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng, hợp tác và hướng dẫn kinh tế tư nhân phát triển theo đúng pháp luật, tạo điều kiện và khuyến khích mạnh mẽ hộ nông dân,…Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự ổn định kinh tế xã hội, tạo tiền đề đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp và nông thôn nước ta vẫn còn tồn tại những khuyết điểm, yếu kém trong xây dựng quan hệ sản xuất theo địng hướng XHCN ở nông nghiệp nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, các thành phần kinh tế chưa phát huy được hết sức mạnh tiềm năng. Vì vậy, đây là vấn đề đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có những định hướng và chính sách hợp lý. Đề án này sẽ nghiên cứu về nhữngvấn đề đó. Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA 1. Nội dung tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn: Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, thực tiễn cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên thị trường. Công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, quy họach phát triển nông thôn, bảo vệ môi trường sinh thái, tố chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nền dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ở nông thôn. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta luôn khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Trong quá trình đổi mới, Đảng ta xác định công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa IX đã ra nghị quyết về “Đẩy nhanh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kì 2001-2010”. 2. Tính tất yếu tồn tại và phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế quốc dân cũng như trong kinh tế nông thôn ở nước ta: Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một tất yếu khách quan xuất phát từ: Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao nên còn tồn tại nhiều chế độ sở hữu là tất yếu, điều này dẫn đến tồn tại nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất nhất định, đây cũng là sự minh chứng cho việc tuân thủ quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Những thành phần kinh tế do lịch sử để lại đặc trưng cho phương thức sản xuất cũ tuy không còn giữ vị trí thống trị nhưng vẫn còn có tác dụng nhất định đối với lực lượng sản xuất, có lợi cho sạu phát triển kinh tế. Những thành phần kinh tế đặc trưng cho sản xuất mới từng bước được tạo ra và ngày một lớn mạnh do quá trình quốc hữu hóa và xây dựng mới, đây là thành phần kinh tế thể hiện lực lượng kinh tế của Nhà nước XHCN. Mỗi một thành phần kinh tế trong quá trình phát triển đều có lợi thế so sánh nhất định, do đó việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế sẽ khai thác tối ưu tiềm năng của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra sự cạnh tranh thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển. Kinh tế nông thôn là một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế quốc dân có bao nhiêu thành phần kinh tế thì kinh tế nông thôn cũng có bấy nhiêu. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế đó trong kinh tế nông thôn sẽ có những hình thức cụ thể biểu hiện những đặc điểm riêng biệt của kinh tế nông thôn. 3. Xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN: Kinh tế hộ nông dân(kinh tế cá thể, tiểu chủ) Kinh tế hộ nông dân là hình thức kinh tế phổ biến ở nông thôn trong các làng nghề, trong các họat động dịch vụ và trong sản xuất nông nghiệp, là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông thôn. Kinh tế hộ nông dân chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất và các yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập thuần cao nhất. Kinh tế nông hộ là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản dựa vào sự tự tích lũy, tự đầu tư để sản xuất kinh doanh nhằm thóat khỏi cảnh nghèo đói và vươn lên giàu có, từ tự túc tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa gắn với thị trường, vừa xác lập mối quan hệ với tự nhiên, vừa xác lập mối quan hệ xã hội để tồn tại và phát triển. Trong giai đoạn đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng sản xuất còn thấp kém, kinh tế hộ nông dân có vai trò to lớn trong việc khai thác các tiêm năng đất dai, vốn, sức lao động, kinh nghiệm sản xuất của dân cư…Do đó, kinh tế hộ nông dân có tác dụng lớn trong việc phát triển lực lượng sản xuất và tồn tại lâu dài trong quả trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn. Kinh tế trang trại: là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, phổ biến được hình thành và phát triển trên nền tảng kinh tế hộ nông dân. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại gắn với sự tích tụ tập trung các yếu tố sản xuất kinh doanh (đất đai, lao động, tự liệu sản xuất – vốn, khoa học kỹ thuật và công nghệ) để nâng cao năng lực sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm hàn hóa với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Kinh tế nhà nước: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, do đó, tình hình tổ chức sản xuất trong nông nghiệp có đặc điểm riêng không giống trong công nghiệp. Nhìn chung, khi lực lượng sản xuất trong nông nghiệp còn thấp kém, kinh tế hộ gia đình là hình thức tổ chức sản xất có nhiều ưu thế hơn so với các hình thức kác. Bởi vậy, kinh tế nhà nước trong nông nghiệp dưới hình thức nông trường quốc doanh khó chứng minh được ưu thế của mình về hiệu quả, việc phát triển các nông trường quốc doanh rất cần được cân nhắc. Nhưng kinh tế hộ cũng có những nhược điểm cố hữu, khó óc thể tự khắc phục. Do quy mô nhỏ, kinh tế hộ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra và giải quyết các yếu tố đầu vào như giống, thủy lợi, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ… Trong khi đó các doanh nghiệp nhà nước lại có hiều ưu thế trong những lĩnh vực này. Do đó kinh tế nhà nước ở nông thôn trong lĩnh vực dịch vụ dưới các hình thức: trạm giống, công ty bảo vệ thực vật, công ty thủy lợi, công ty thương mại…là hết sức cần thiết đối với nông nghiệp, nông thôn. Hơn nữa, đây là những vị trí then chốt trong kinh tế nông nghiệp, nông thôn, do đó, nếu kinh tế nhà nước nắm giữ những vị trí này sẽ giữ vai trò chủ đạo, định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, phát triển king tế nhà nước ở nông nghiệp nông thôn là hết sức cần thiết nhưng cũng cần cân nhắc trong từng khâu, từng lĩnh vực cụ thể. Kinh tể tập thể: Kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành phần kinh tế. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lao động lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên, nhằm giúp đỡ nhau thực hiện có hiệu quả hơn các họat động sản xuất kinh doanh dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. (Luật hợp tác xã 1996) Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của các thành viên, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng. Hoạt động của kinh tế tập thể theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn phải trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực choc ho kinh tế hộ, trang trại phát triển, gắn với tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao hiệu quả, năng suất và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Phát triển kinh tế tập thể theo phương châm tích cực nhưng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển của sản xuất. Kinh tế tư nhân: Kinh tế tư nhân là lực lượng quan trọng và năng động trong cơ chế thị trường, có khả năng về vốn liếng, về tổ chức quản lí, về kinh nghiệm sản xuất, về khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh doanh ngành nghề đa dạng, tăng cường chế biến, tiêu thụ nông sản, làm dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn. Vai trò của thành phần kinh tế tư nhân đã được khẳng định là quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế. Đây là một bước phát triển mới về nhận thức lý luận trên cơ sở tổng kết thực tiễn. Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế trực tiếp tạo nên sự nhạy cảm về mặt kinh tế - chính trị. Do đó, việc thừa nhận vai trò của kinh tế tư nhân như hiện nay là một bước đột phá quan trọng. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân trong nông nghiệp phát triển. Chương 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ XÂY DỰNG QUAN HỆ SẢN XUẤT THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA: 1. Tình hình phát triển và thành tựu của các thành phần kinh tế: Kinh tế hộ nông dân: Theo kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2001, khu vực nông thôn cả nước có 13,07 triệu hộ; 58,41 triệu nhân khẩu chiếm 73% dân số cả nước. Nét mới đáng ghi nhận là cơ cấu ngành nghề của hộ và lao động đang có sự thay đổi theo xu hướng tiến bộ: Tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng từ 1,6% năm 1994 tăng lên 5,8% năm 2001, nhóm hộ dịch vụ tăng từ 6,4% tăng lên 10,6%, nhóm hộ nông, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm từ 89,33% xuống còn 80,93%. Cơ cấu lao động nông thôn cũng có chuyển dịch theo hướng tiến bộ. Năm 2001: 79,6% lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, 7,4% lao động công nghiệp và xây dựng, 11,5% lao động dịch vụ.Theo tổng điều tra lao động và việc làm năm 2004, cả nước có trên 40 ngàn lao động trong đó lao động nông nghiệp chiếm 58%, lao động công nghiệp và dịch vụ chiếm 17%, lao động dịch vụ 25%. Lao động nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng đa ngành nghề, hiện có 77,4% số lao động nông nghiệp làm nông nghiệp thuần tuý, 22,6% lao động nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác. Theo điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2001 cho thấy chỉ có 3,7% số hộ thuỷ sản nhưng đã tạo ra 15,52% tổng thu nhập của khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu đã đạt gần 1,8 tỉ năm 2001, trên 2 tỉ năm 2002. Kinh tế hộ gia đình đóng góp phần chủ yếu trong tăng trưởng của ngành nông nghịêp. Cũng theo điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2001, vốn đầu tư phát triển của các hộ nông thôn cả nước là trên 46,2 tỉ đồng, vốn tích luỹ hiện có trong dân là 42,2 tỉ đồng. Số hộ nông thôn có dự định đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng kinh tế hàng hoá là 28,2%. Vốn có khả năng huy động bình quân 1 hộ là 2,8 triệu đồng/năm, trong đó vốn tự có là 1,5 triệu đồng. Đó là những khởi sắc đáng ghi nhận. Kinh tế trang trại: Một bộ phận hộ gia đình đã mở rộng qui mô và trình độ sản xuất, hình thành các trang trại theo hướng sản xuất hàng hoá nông nghiệp , đến cuối năm 2003 Việt Nam có hơn 71 nghìn trang trại, sử dụng 407.702 ha, bình quân 5,6 ha/trang trại, sử dụng 358.403 lao động bình quân 5 lao động/trang trại. Giá trị hàng hoá dịch vụ của các trang trại là 4047 tỉ đồng, bình quân 1 trang trại 98 triệu đồng. Loại trang trại có giá trị hàng hoá cao nhất là trang trại nuôi trồng thuỷ sản đạt bình quân từ 120 triệu đến 150 triệu đồng/ trang trại, cá biệt có trang trại đạt trên 400 triệu đồng. Mới đây, tại TP Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình kinh tế trang trại sau hơn bốn năm thực hiện Nghị quyết số 03 của Chính phủ về kinh tế trang trại. Kết luận của hội nghị là:  Kinh tế trang trại thời gian qua phát triển nhanh về số lượng, đa dạng về hình thức tổ chức sản xuất. Theo tiêu chí phân loại trang trại, thì tốc độ tăng số lượng trang trại bình quân từ năm 2000 đến 2003 khoảng 5%. Qua số liệu tập hợp, 45 tỉnh, thành phố có 71 nghìn 914 trang trại, bình quân 1.598 trang trại tỉnh, thành phố. Lấy năm 2003 so với năm 2000, thì ở vùng Ðông Nam Bộ, số lượng trang trại tăng khoảng 30,6%, vùng Tây Nguyên tăng 46,6%, vùng đồng bằng sông Hồng hơn 11,6%; đồng bằng sông Cửu Long có số lượng trang trại nhiều nhất, chiếm tỷ trọng hơn 50% tổng số trang trại cả nước.  Kinh tế trang trại phát triển với nhiều loại hình: Trang trại trồng cây lâu năm, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất, kinh doanh tổng hợp... Các loại hình trang trại này chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trang trại nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi, giảm tỷ trọng trang trại trồng cây hằng năm. Theo kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2002 các trang trại đã sử dụng gần 370 nghìn ha đất và mặt nước; trong đó đất trồng cây hằng năm chiếm 37,3%, trồng cây lâu năm chiếm 26%, đất lâm nghiệp 18,7%, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 18%. Diện tích đất sử dụng bình quân một trang trại hơn 6 ha. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nhiều địa phương ở các vùng đã chuyển hàng trăm nghìn ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, tập trung ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Ðông Bắc, Tây Bắc; trang trại chăn nuôi tập trung ở các tỉnh gần thành phố lớn, nơi có thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa mạnh. Ðột phá mạnh mẽ nhất trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn là nuôi trồng thủy sản. Ðến nay, cả nước có hơn 26 nghìn trang trại nuôi trồng thủy sản các loại, khai thác có hiệu quả đất đai, mặt nước, thu hút hàng trăm nghìn lao động có việc làm ổn định. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trồng thủy sản được xác định là kinh tế mũi nhọn sau cây lúa. Số trang trại ở đây chiếm khoảng 78% số trang trại nuôi trồng thủy sản cả nước. Năm 2003, giá trị sản lượng/ha canh tác của trang trại đạt từ 30 đến 35 triệu đồng. Trang trại nuôi trồng thủy sản, hoặc trồng cây đặc sản đạt hơn 100 triệu đồng/ha. Những kết quả này đã mở ra khả năng và hướng đầu tư để phát triển kinh tế trang trại. Cũng theo số liệu của 45 tỉnh, thành phố trong năm 2003, tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ của các trang trại đạt hơn 7.047 tỷ đồng. Ðiều đáng quan tâm là kinh tế trang trại phát triển đã mở ra hướng làm ăn mới, được nông dân tích cực hưởng ứng, hình thành đội ngũ nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm. Ở mỗi địa phương xuất hiện ngày càng nhiều trang trại sản xuất, kinh doanh giỏi. Tinh thần hợp tác kinh tế giữa các chủ trang trại được phát triển. Một số trang trại tự nguyện thành lập hợp tác xã như mô hình hợp tác xã Cây Trường (huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) được thành lập tự nguyện của 61 chủ trang trại, quản lý hơn 412 ha cây ăn trái. Thực tế khách quan của nền nông nghiệp nước ta cho thấy bước vào thế kỷ XXI nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế trang trại đang trở thành hiện thực, góp phần tích cực trong việc thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, phù hợp với quy luật phát triển kinh tế. Kinh tế tập thể: Kinh tế tập thể được tổ chức lại theo Luật Hợp tác xã mới, nhiều hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Một số mô hình liên kết giữa hợp tác xã nông nghiệp với các cơ sở chế biến đã ra đời, thu hút đáng kể lực lượng lao động ở cả thành thị và nông thôn; đóng góp khoảng 8,5% GDP năm 2000 Đến năm 2004, cả nước có 9255 hợp tác xã nông lâm nghiệp và thuỷ sản, số lao động do các hợp tác xã nông nghiệp quản lý và sử dụng 250.000 người. Hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp đã chuyển sang làm dịch vụ cho kinh tế hộ: 1595 hợp tác xã làm dịch vụ làm đất, 4559 hợp tác xã dịch vụ giống cây trồng, 6848 hợp tác xã dịch vụ thuỷ lợi, 4923 hợp tác xã dịch vụ bảo vệ thực vật, 950 hợp tác xã dịch vụ chăn nuôi, 3950 hợp tác xã dịch vụ vật tư, 538 hợp tác xã dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, còn lại là hoạt động các dịch vụ khác... Dịch vụ có hiệu quả nhất là thuỷ lợi và bảo vệ thực vật, mặt yếu nhất là tiêu thụ sản phẩm. Với hoạt động của hợp tác xã đã giúp các thành viên đưa các loại giống cây ăn trái có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Công tác bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm được hợp tác xã lo. Nhờ đó, các thành viên yên tâm đầu tư sản xuất, thu nhập của các thành viên cũng cao hơn nhiều so với khi chưa vào hợp tác xã. Năm 2000, hợp tác xã tiêu thụ hơn 27 tấn trái cây (có 17 tấn xuất khẩu), năm 2001 tiêu thụ hơn 500 tấn (nội địa và xuất khẩu). Năm 2002, hợp tác xã Cây Trường đã cùng các trang trại thành viên đầu tư vốn xây dựng nhà máy chế biến rau, quả với tổng kinh phí hơn 1,2 tỷ đồng. Hiện nay, nhà máy đi vào hoạt động, tiêu thụ 100% sản phẩm trái cây của các trang trại thành viên và của bà con trong vùng. Dù phát triển chưa đều, nhưng hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp đã và đang có tác dụng tích cực hỗ trợ kinh tế hộ, kinh tế hợp tác xã đã đóng góp đáng kể cho tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, nông thôn Viêt Nam. Kinh tế nhà nước: Tiếp tục được đổi mới, sắp xếp lại, bước đầu hoạt động có hiệu quả hơn, phát huy được vai trò tích cực và chủ động trong các hoạt động kinh tế, xã hội. Kinh tế tư nhân: Thực tiễn cho thấy, trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 thành phần kinh tế tư nhân phát triển với tốc độ cao, tỷ trọng đóng góp
Luận văn liên quan