Đề án Thực trạng và giải pháp tiền lương với kích thích lao động trong các Doanh nghiệp

Theo Mác, mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng tăng của bản thân người lao động. V.I.Lênin cũng khẳng định: nền sản xuất xã hội chủ nghĩa có mục đích “đảm bảo đời sống đầy đủ và sự phát triển tự do và toàn diện cho tất cả mọi thành viên của xã hội”. Và khi phê phán Plêkhanốp người còn chỉ rõ: nền sản xuất xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu của người lao động là chưa đủ, mà nó còn đảm bảo hạnh phúc trọn vẹn cho mọi thành viên trong xã hội và tạo mọi điều kiện để giúp họ phát triển tự do và toàn diện, đảm bảo bình đẳng xã hội, gắn liền giữa hạnh phúc và tự do của người lao động. Muốn đạt được mục đích đó thì phải không ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong những nhân tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là thường xuyên áp dụng và hoàn thiện các biện pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động, nhằm thoả mãn các nhu cầu của họ. Mức độ thoả mãn nhu cầu sẽ tạo ra lợi ích cho người lao động, do đó tạo ra động lực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, có hiệu quả hơn. Mức độ thoả mãn càng lớn thì động lực tạo ra càng lớn và ngược lại mức độ thoả mãn càng nhỏ thì động lực tạo ra càng yếu, thậm chí bị triệt tiêu. Tạo động lục trong lao động là một phạm trù rộng, do đó trong khuôn khổ cho phép, bài viết này chỉ đi sâu vào việc tạo động lực trong lao động thông qua tiền lương.

doc30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2031 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Thực trạng và giải pháp tiền lương với kích thích lao động trong các Doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan