Đề án Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam

Báo cáo này trình bày kết quảcác thông tin vềnăng lực cánhân hoặc tổchức của các bên thực hiện dựán CARD 002/05VIE phía Việt Nam. Trong nỗlực cao nhất, tác giả đã cốgắng đưa ramột cách ngắn gọn nhưng đầy đủcác kết quả đánh giá năng lực các bên liên quan tham gia dựán thông qua các thông tin thu thập được. Các đối tượng được đánh giá trong báo cáo này chia làm 3 nhóm gồm: i) nhómcác cá nhân hoặc tổchức cấp trung ương;ii) nhóm cá nhân hoặc tổchức cấp tỉnh; và iii) nhóm cá nhân hoặc tổchức cấp cơsở. Báo cáo này bao gồm các phần chính là đánh giá năng lực cán bộvà chuyên gia của dự án cấp trung ương và khảnăng tập huấn cán bộcơsở(phần 2), năng lực cán bộquản lý và cán bộkhuyến ngưcấp tỉnh thamgia dựán và khảnăng tập huấn nông dân (phần 3), năng lực cán bộcấp cơsở, các hộmô hình và sựgắn kết với cộng đồng (phần 4), hiệu quảvà tính bền vững của các câu lạc bộ, hội nuôi tôm vùng dựán (phần 5) và danh mục các phụlục là các thông tin quan trọng vềlý lịch cán bộdựán, nội dung các tài liệu tập huấn và danh sách các lớp tập huấn (phần 6)

pdf50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN (CARD) 002/05 VIE Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam MS 8: Năng lực các bên tham gia dự án Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 (RIA1), Từ Sơn - Bắc Ninh Trường Đại học Tây Úc, 35 Stirling Hwy, NEDLANDS WA 6907 - 2008 - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BMP Thực hành Quản lý Tốt hơn CARD Hợp tác phát triển nông nghiệp và nông thôn CV Bản lý lịch HAU Đại học Nông nghiệp Hà Nội HTX Hợp tác xã MoFI Bộ Thuỷ sản NAFIQUAVED Cục bảo đảm chất lượng và thú y thuỷ sản NTTS Nuôi trồng thuỷ sản RIA1 Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 TTKN Trung tâm khuyến ngư UWA Đại học Tây Úc ViFINET Mạng lưới các cơ quan nghiên cứu và đào tạo thuỷ sản Việt Nam DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức RIA1.................................................................................... 6 Hình 2: Một số tài liệu tập huấn của dự án....................................................................... 11 Hình 3: Một số hình ảnh chuyên gia tập huấn cho cán bộ và hộ mô hình........................ 12 Hình 4: Một số hình ảnh cán bộ khuyến ngư và hộ mô hình tham gia thảo luận nhóm... 13 Hình 5: Một số hình ảnh trình bày kết quả thảo luận nhóm ............................................. 13 Hình 6: Cán bộ dự án tham gia hội thảo quốc tế tại Đại hoc Cần Thơ............................. 14 Hình 7: Cán bộ dự án tham gia hội thảo khoa hoc trẻ tại Viện Thuỷ sản 1...................... 15 Hình 8: Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh .......................................................................... 17 Hình 9: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Nghệ An..................................................... 20 Hình 10: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Hà Tĩnh .................................................... 20 Hình 11: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Thừa Thiên Huế....................................... 21 Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc MỤC LỤC I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................5 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................... 5 1.2. Lời cảm ơn.................................................................................................................. 5 1.3. Điều kiện không chịu trách nhiệm............................................................................ 5 II. NĂNG LỰC CÁN BỘ VÀ CHUYÊN GIA DỰ ÁN VÀ KHẢ NĂNG TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ VÀ NÔNG DÂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁN BỘ RIA1.........................6 2.1. Vài nét chính về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1. ................................... 6 2.2. Cán bộ và chuyên gia nòng cốt của Viện Thuỷ sản 1 tham gia thực hiện dự án... 7 2.2.1 Hiện trạng trước khi thực hiện dự án:............................................................. 7 2.2.2 Lựa chọn cán bộ thực hiện dự án.................................................................... 7 2.2.2.1 Lựa chọn cán bộ quản lý dự án. .............................................................. 7 2.2.2.2 Lựa chọn chuyên gia kỹ thuật nuôi.......................................................... 7 2.2.2.3 Lựa chọn chuyên gia bệnh thuỷ sản. ....................................................... 8 2.2.2.4 Lựa chọn chuyên gia môi trường............................................................. 8 2.2.2.5 Lựa chọn chuyên gia kinh tế-xã hội và phát triển cộng đồng. .............. 9 2.2.2.6 Lựa chọn chuyên gia khách mời về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. ..................................................................................................... 9 2.2.3 Khả năng tập huấn của cán bộ, chuyên gia dự án cho cán bộ khuyến ngư và nông dân ở các địa phương................................................................................ 10 2.2.3.1 Các tài liệu tập huấn cho cán bộ khuyến ngư và nông hộ mô hình. ..... 10 2.2.3.2 Phương pháp tập huấn. ........................................................................... 11 2.2.4 Một số hoạt động khác góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ dự án. ........ 14 2.2.4.1 Chuyến làm việc ngắn hạn tại trường Đại học Tây Úc. ........................ 14 2.2.4.2 Tham gia hội thảo quốc tế tại trường Đại học Cần Thơ. ...................... 14 2.2.4.3 Tham gia hội thảo khoa học trẻ tại Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1.......... 14 2.2.4.4 Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp. .............................................. 15 III. NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ CẤP TỈNH VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC VỀ BMP TỚI NGƯÒI DÂN NUÔI TÔM Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG. .................15 3.1. Lựa chọn cán bộ quản lý và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh thực hiện dự án.......... 15 3.1.1 Kết quả lựa chọn cán bộ cơ sở thực hiện dự án và cơ cấu tổ chức dự án ở các địa phương. ............................................................................................................... 16 Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 3 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc 3.1.1.1 Tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 16 3.1.1.2 Tỉnh Hà Tĩnh............................................................................................ 16 3.1.1.3 Tỉnh Thừa Thiên - Huế ............................................................................ 17 3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh ............................................................. 17 3.1.2 Năng lực chuyên môn của cán bộ khuyến ngư các tỉnh ................................. 18 3.1.2.1 Tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 18 3.1.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh............................................................................................ 18 3.1.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế............................................................................... 19 3.2 Một số kết quả tập huấn do cán bộ khuyến ngư thực hiện tại các tỉnh ................ 19 IV. NĂNG LỰC CỦA CÁC HỘ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN VÀ SỰ GẮN KẾT VỚI CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM ĐỊA PHƯƠNG...............................................................................21 4.1. Các yêu cầu về năng lực của các hộ mô hình trình diễn ....................................... 21 4.2. Gắn kết các hộ trình diễn với nhóm cộng đồng nuôi tôm..................................... 22 4.2.1 Tỉnh Nghệ An.................................................................................................. 22 4.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh. .................................................................................................. 22 4.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................................... 23 V. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ NUÔI TÔM GIÚP CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC ĐẾN NGƯỜI SẢN XUẤT. ...................................................................................23 5.1. Lựa chọn các cộng đồng nuôi phù hợp đảm bảo sự phát triển bền vững sau khi dự án kết thúc................................................................................................................... 23 5.2. Cơ cấu tổ chức các cộng đồng nuôi tôm và sự tác động của dự án lên các tổ chức ở địa phương. ................................................................................................................... 24 VI. PHỤ LỤC ................................................................................24 6.1. Phụ lục 1: Lý lịch khoa học của một số cán bộ tham gia dự án ........................... 25 6.2. Phụ lục 2: Tóm tắt một số tài liệu tập huấn của dự án .......................................... 39 6.3. Phụ lục 3: Danh sách nông hộ tham gia các lớp tập huấn..................................... 42 Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 4 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc I. GIỚI THIỆU CHUNG 1.1. Đặt vấn đề. Báo cáo này trình bày kết quả các thông tin về năng lực cá nhân hoặc tổ chức của các bên thực hiện dự án CARD 002/05VIE phía Việt Nam. Trong nỗ lực cao nhất, tác giả đã cố gắng đưa ra một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các kết quả đánh giá năng lực các bên liên quan tham gia dự án thông qua các thông tin thu thập được. Các đối tượng được đánh giá trong báo cáo này chia làm 3 nhóm gồm: i) nhóm các cá nhân hoặc tổ chức cấp trung ương; ii) nhóm cá nhân hoặc tổ chức cấp tỉnh; và iii) nhóm cá nhân hoặc tổ chức cấp cơ sở. Báo cáo này bao gồm các phần chính là đánh giá năng lực cán bộ và chuyên gia của dự án cấp trung ương và khả năng tập huấn cán bộ cơ sở (phần 2), năng lực cán bộ quản lý và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh tham gia dự án và khả năng tập huấn nông dân (phần 3), năng lực cán bộ cấp cơ sở, các hộ mô hình và sự gắn kết với cộng đồng (phần 4), hiệu quả và tính bền vững của các câu lạc bộ, hội nuôi tôm vùng dự án (phần 5) và danh mục các phụ lục là các thông tin quan trọng về lý lịch cán bộ dự án, nội dung các tài liệu tập huấn và danh sách các lớp tập huấn (phần 6) 1.2. Lời cảm ơn. Báo cáo này hoàn thành được là nhờ sự trợ giúp thông qua cung cấp thông tin cá nhân cũng như thông tin của các tổ chức, đơn vị có liên quan. Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ, chuyên gia của dự án, các cán bộ khuyến ngư, cán bộ chương trình của dự án ở các tỉnh, các xã, hợp tác xã và các cộng đồng nơi dự án triển khai, các hộ mô hình trình diễn và các hộ nông dân nuôi tôm vùng dự án. Bằng cách này hay cách khác, trực tiếp hay gián tiếp, những tổ chức, cá nhân có tên trong báo cáo này đã cung cấp thông tin góp phần để báo cáo được hoàn thành, một lần nữa, tác giả cảm ơn những đóng góp quý báu đó. 1.3. Điều kiện không chịu trách nhiệm. Thông tin trích dẫn trong báo cáo này đều có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Trong quá trình chuẩn bị báo cáo, các thông tin đã được kiểm định một cách chắc chắn. Vì vậy, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc không chịu bất cứ trách nhiệm nào được báo trước, quyền lợi có liên quan đến sự chính xác hay nhân chứng cho bất kỳ hình thức sử dụng nào về bất cứ thông tin cá nhân, thông tin khoa học hay kết quả khác được đề cập trong báo cáo này. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc hay bất kỳ nhân viên nào của RIA1 hoặc UWA sẽ không chịu trách nhiệm về các chi phí, yêu cầu bồi thường, hư hại, mất mát hay trường hợp tương tự cho những người trực tiếp hay gián tiếp cung cấp thông tin cho báo cáo này Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 5 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc II. NĂNG LỰC CÁN BỘ VÀ CHUYÊN GIA DỰ ÁN VÀ KHẢ NĂNG TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ VÀ NÔNG DÂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁN BỘ RIA1. 2.1. Vài nét chính về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 được thành lập từ năm 1963. Trong suốt 45 năm tồn tại và phát triển, Viện đã trải tra nhiều chặn đường biến đổi và đã trở thành Viện có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nuôi trồng thuỷ sản miền Bắc. Hiện nay, Viện tiếp tục duy trì là một Viện đa chức năng về nghiên cứu, khuyến ngư và đào tạo trong nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi. Hiện nay tổng số viên chức, lao động của Viện là 360 người (năm 2007). Đặc điểm nổi bật là lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ đại học, cao học tăng lên đáng kể, chiếm 53% tổng số lao động (190 người), hiện có 8 tiến sĩ và 11 nghiên cứu sinh, 34 thạc sĩ. Phần lớn cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn tốt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản hoặc liên quan. Viện hiện có 7 phòng ban, 5 trung tâm nghiên cứu và 1 phân viện. Chức năng chính của Viện là nghiên cứu khoa học và công nghệ bao gồm: nghiên cứu các vấn đề giống, kỹ thuật nuôi, bệnh, môi trường thuỷ sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa và ven biển; công nghệ sau thu hoạch; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức RIA1. Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 6 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc 2.2. Cán bộ và chuyên gia nòng cốt của Viện Thuỷ sản 1 tham gia thực hiện dự án. 2.2.1 Hiện trạng trước khi thực hiện dự án: Trước khi thực hiện dự án BMP này, một số cán bộ, chuyên gia của RIA1 có các kiến thức lý thuyết về BMP. Mặc dù vậy, chưa có một chương trình hay dự án tương tự được thực hiện bởi RIA1. Chính vì lẽ đó, kinh nghiệm tổ chức thực hiện dự án ứng dụng BMP vào thực tiễn sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, áp dụng BMP vào sản xuất nuôi tôm đòi hỏi tổng hợp các kiến thức về kỹ thuật nuôi, theo dõi môi trường, dịch bệnh và các kiến thức về kinh tế-xã hội, phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, các cán bộ nghiên cứu của RIA1 đều chuyên trách các lĩnh vực khác nhau và làm việc ở các bộ phận khác nhau. Xuất phát từ những hạn chế trên, điều cần thiết đặt ra cho dự án là lựa chọn những cán bộ có kiến thức chuyên môn sâu và kinh nghiệm tham gia dự án. Một vấn đề quan trọng nữa là gắn kết các cán bộ, chuyên gia ở các chuyên môn khác nhau cùng thực hiện yêu cầu chung của dự án là ứng dụng các kiến thức và kỹ thuật mới vào sản xuất thực tế. Vì vậy, ngay từ đầu trước khi dự án đi vào thực hiện yêu cầu đặt ra là lựa chọn được những người thích hợp tham gia để đảm bảo sự thành công của dự án. 2.2.2 Lựa chọn cán bộ thực hiện dự án. 2.2.2.1 Lựa chọn cán bộ quản lý dự án. Sau khi dự án được Chương trình CARD phê duyệt, đích thân Viện trưởng đã đề xuất Tiến sỹ Lê Xân, Phó Viện trưởng, phụ trách điều hành dự án. Tiến sỹ Lê Xân là người có nhiều năm kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi mặn, lợ trước khi giữ chức Phó Viện trưởng. Như vậy, người điều hành trực tiếp dự án vừa có chuyên môn sâu về kỹ thuật nuôi tôm vừa có kinh nghiệm quản lý điều hành, đây là thuận lợi ban đầu của dự án. Người được đề xuất điều phối dự án là Thạc sỹ Nguyễn Xuân Sức người có kinh nghiệm 10 năm trong việc thực hiện các dự án liên quan đến phát triển nông thôn (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm). 2.2.2.2 Lựa chọn chuyên gia kỹ thuật nuôi. Chuyên gia kỹ thuật nuôi của dự án là người phụ trách toàn bộ các khâu liên quan đến kỹ thuật của dự án. Chuyên gia kỹ thuật nuôi chịu trách nhiệm soạn thảo các tài liệu về kỹ thuật và chuyển tải các kiến thức này tới cán bộ khuyến ngư, cán bộ thực hiện dự án ở địa phương thông qua các chương trình tập huấn, hội thảo. Đồng thời, chuyên gia kỹ thuật nuôi cũng là người trực tiếp đề xuất các phương án xử lý các tình huống, khó khăn Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 7 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc liên quan đến kỹ thuật của các cộng đồng nuôi trong vùng dự án. Trước yêu cầu đó, dự án đã lựa chọn Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền thuộc Trung tâm quốc gia giống hải sản miền Bắc làm chuyên gia kỹ thuật cho dự án. Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền có hơn 30 năm kinh nghiệm về nuôi trồng các đối tượng mặn lợ. Trong đó, kỹ thuật nuôi tôm nước lợ là chuyên môn sâu nhất của ông. Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền đã thực hiện thành công nhiều dự án, đề tài liên quan đến kỹ thuật nuôi các loài tôm khác nhau như tôm sú, tôm he Nhật Bản, tôm rảo, tôm thẻ chân trắng và cũng là chuyên gia cho sinh sản tôm ở miền Bắc Việt Nam (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm). 2.2.2.3 Lựa chọn chuyên gia bệnh thuỷ sản. Chuyên gia bệnh thuỷ sản giúp Ban quản lý dự án thực hiện các phần việc liên quan đến quản lý dịch bệnh trong quá trình nuôi của các cộng đồng trong vùng dự án. Chuyên gia bệnh thuỷ sản là người cung cấp các kiến thức về bệnh và quản lý dịch bệnh thông qua các lớp tập huấn. Chuyên gia dịch bệnh đề xuất phương pháp và địa điểm kiểm tra tôm giống đảm bảo sạch bệnh và theo dõi sức khoẻ tôm nuôi trong vùng dự án trong suốt quá trình nuôi nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với người sản xuất trong vùng dự án. Đáp ứng các yêu cầu trên, tiến sỹ Lê Văn Khoa, thuộc Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực phía bắc, được đề nghị làm chuyên gia bệnh thuỷ sản của dự án. Tiến sỹ Lê Văn Khoa có hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phòng trị bệnh động vật thuỷ sản (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm). 2.2.2.4 Lựa chọn chuyên gia môi trường. Quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm đóng vai trò quan trọng đến kết quả sản xuất của người nuôi. Chuyên gia môi trường của dự án đảm bảo có kiến thức chuyên sâu về quản lý môi trường nước vùng nuôi. Đồng thời, chuyên gia môi trường phải là người có khả năng và kỹ năng truyền đạt hướng dẫn cán bộ địa phương và các hộ mô hình theo dõi, đo đếm, kiểm tra các thông số môi trường trong quá trình nuôi. Chuyên gia môi trường cũng có nhiệm vụ soạn thảo và chuyển tải các kiến thức về môi trường xuống các địa phương thông qua các chương trình tập huấn của dự án. Xuất phát từ các yêu cầu trên, dự án đã lựa chon thạc sỹ Mai Văn Hạ thuộc Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực phía bắc, được đề nghị làm chuyên gia môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản của dự án. Thạc sỹ Mai Văn Hạ có 10 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và thực hành các vấn đề liên quan đến môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản. Thạc sỹ Mai Văn Hạ cũng là người chủ trì hoặc tham gia nhiều dự án liên quan đến phát triển nông thôn (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm). Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án 8 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc 2.2.2.5 Lựa chọn chuyên gia kinh tế-xã hội và phát triển cộng đồng. Nuôi tôm quy mô nhỏ nông hộ là hoạt động mang tính cộng đồng rất cao. Trong hoạt động này nhiều nguồn lực được chia sẻ giữa các nông hộ trong cộng đồng nuôi như nguồn nước, vấn đề môi trường. Nhiều hoạt động trong nuôi tôm quy mô nông hộ đòi hỏi các hộ phải gắn kết với nhau cùng chia xẻ các khó khăn cùng như tận dụng ưu thế như vấn đề hạn chế dịch bệnh, vấn đề quản lý môi trường chung, vấn đề liên kết thị trường v.v. Như vậy, chuyên gia kinh tế xã hội và phát triển cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng giúp dự án gắn kết các thành viên trong cộng đồng nuôi và giữa các cộng đồng người nuôi với các bên liên quan như chính quyền, cơ quan khoa học, cơ quan khuyến ngư và các đơn vị cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, chuyên gia kinh tế xã hội và phát triển nông thôn còn có nhiệm vụ giúp dự án soạn thảo và chuyển tải các kiến thức liên quan đến các đối tượng tham gia ở địa phương. Đáp ứng các yêu cầu trên, thạc sỹ Đinh Văn Thành, thuộc Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ thuỷ sản, được đề nghị làm chuyên gia kinh tế xã hội và phát triển cộng đồng cho dự án. Thạc sỹ Đinh Văn Thành có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thuỷ sản. Trong 15 năm gần đây các nghiên cứu chính liên quan đến kinh tế xã hội và phát triển nông thôn. Thạc sỹ Đinh Văn Thành đã chủ trì hoặc tham gia nhiều dự án trong nước và quốc tế liên quan đến phát triển nông thôn (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm) 2.2.2.6 Lựa chọn chuyên gia khách mời về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Một trong những nội dung của dự án là nâng cao khả năng quản lý chất lượng sản phẩm nuôi trồng cho nông dân nuôi tôm. Để thực hiện mục tiêu này, dự án đã kết hợp với NAFIQUAVED chi nhánh 1 tham gia dự án. Nhiệm vụ của đối tác này là cử 01 chuyên gia gi
Luận văn liên quan