Đề án Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Kinh tế chính trị là môn học có nhiệm vụ nghiên cứu giải thích bản chất hiện tượng kinh tế khách quan, xá địng các quy luật kinh tế,chi phối các hoạt động kinh tế xã hội. Môn kinh tế chính trị nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa người với người diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội-đó là quan hệ sản xuất, nó nghiên cứu trong mối quan hệ thường xuyên- là lực lượng sản xuát và cấu trúc thượng tầng. Khi nghiên cứu về kinh tế chính trị chúng ta luôn thấy sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam cũng như những nhân tố đảm bảo cho tính định hướng đó đặc biệt là vai trò của Nhà nước.Phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại hội nhập và phân công lao động quốc tế.Nước ta muốn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần có sự quản lí của Nhà nước nếu không rất dễ bị trệch hướng sang kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa,do đó vai trò kinh tế của Nhà nước là đặc biệt quan trọng. Vì thế cần phải đi sâu phân tích đánh giá chính xác vai trò kinh tế của Nhà nước để phát triển tăng trưởng kinh tế bền vững theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” là một đề tài rất hay và thú vị. Nó đã và đang là chủ đề nghiên cứu của rất nhiều nhà kinh tế. Do thế là một sinh viên khối kinh tế em thấy đề tài này rất quan trọng nên em rất muốn tìm hiểu lĩnh vực này để tăng thêm sự hiểu biết của mình cũng như nhận thức về những vấn đề đang xảy ra trong nền kinh tế của đất nước và muốn góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước vững mạnh.

doc34 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1762 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.LỜI NÓI ĐẦU Kinh tế chính trị là môn học có nhiệm vụ nghiên cứu giải thích bản chất hiện tượng kinh tế khách quan, xá địng các quy luật kinh tế,chi phối các hoạt động kinh tế xã hội. Môn kinh tế chính trị nghiên cứu các quan hệ kinh tế giữa người với người diễn ra trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội-đó là quan hệ sản xuất, nó nghiên cứu trong mối quan hệ thường xuyên- là lực lượng sản xuát và cấu trúc thượng tầng. Khi nghiên cứu về kinh tế chính trị chúng ta luôn thấy sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCH ở Việt Nam cũng như những nhân tố đảm bảo cho tính định hướng đó đặc biệt là vai trò của Nhà nước.Phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu kinh tế đối với nước ta để chuyển nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại hội nhập và phân công lao động quốc tế.Nước ta muốn phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa cần có sự quản lí của Nhà nước nếu không rất dễ bị trệch hướng sang kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa,do đó vai trò kinh tế của Nhà nước là đặc biệt quan trọng. Vì thế cần phải đi sâu phân tích đánh giá chính xác vai trò kinh tế của Nhà nước để phát triển tăng trưởng kinh tế bền vững theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy “Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” là một đề tài rất hay và thú vị. Nó đã và đang là chủ đề nghiên cứu của rất nhiều nhà kinh tế. Do thế là một sinh viên khối kinh tế em thấy đề tài này rất quan trọng nên em rất muốn tìm hiểu lĩnh vực này để tăng thêm sự hiểu biết của mình cũng như nhận thức về những vấn đề đang xảy ra trong nền kinh tế của đất nước và muốn góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng đất nước vững mạnh. Lời cảm ơn:Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tô Đức Hạnh, trung ta Thong Tin Thư Viện trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã giup đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề án này. B.NỘI DUNG I.LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA: 1.Nhà nước trong lịch sử và các chức năng của nó: Nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị được sử dụng để duy trì trật tự xã họi sao cho phù hợp với lợi ích của nó. Chức năng ban đầu của Nhà nước là quản lí hành chính bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau: - Quản lí lãnh thổ , thiết lập quan hẹ bang giao với các nước láng giềng (chức năng đối ngoại). - Quản lí trật tự xã hội, sắp xếp mối quan hệ giưa các cá nhân, các giai cấp, các tầng lớp,... sao cho phu hợp với ý chí của giai cấp đã sản sinh ra nó (chức năng đối nội). Để thực hiện hai chức năng này các Nhà nước đều phải có những cơ sở kinh tế nhất đinh. trong lịch sử phát triển các Nhà nước đã có các phương pháp khác nhau để nắm giữ kinh tế nhằm phục vụ chức năng của mình. Như vậy,trước hết Nhà nước là một thể chế chính trị, là một trong những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội.Tuy nhiên trong lịch sử loài người chứng tỏ rằng trong sự phát triển do yêu cầu của quản lí xã hội chức năng quản lí kinh tế của Nhà nước luôn gắ liền với chức năng quản lí hành chính.Trong các nhà nước đương đại không có nhà nước nào đứng ngoài hay đứng trên kinh tế. Sự phát triển của sản xuất hàng hoá, sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã đặt nhiệm vụ quản lí của Nhà nước nói chung thành hai chức năng: - Chức năng quản lí hành chính nhăm duy trì trật tự xã hội sao cho phù hợp với các nguyện vộng của các thành viên. - Chức năng quản lí kinh tế nhằm duy trì các trật tự kinh tế với tính cách là cơ sở của trật tự xã hội, sao cho phù hợp với lợi ích của cá thành viên. Thật ra lịch sử đã chứng minh chức năng kinh tế của nhà nước được phôi thai ngay từ buổi ban đầu, khi nhà nước chỉ vừa xuất hiện. Sau đó mới nhận thức và ứng dụng vào thực tiễn quản lí kinh tế xã hội. 2.Tính tất yếu khách quan phải có sự điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: - Ở Việt Nam, vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện qua nhiệm vụ tổ chức quản lí toàn bộ nền kinh tế quốc dân trong đó quản lí vĩ mô là chủ yếu, sở dĩ nhà nước ta có vai trò kinh tế nói trên là do: Một là, nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân: là người đại diện cho toàn dân, toàn xã hội có nhiệm vụ quản lí đất nước về mặt hành chính kinh tế. Hai là, nhà nước là người đại diện cho sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, có nhiệm vụ quản lí các đơn vị kinh tế thuộc kinh tế nhà nước. Ba là, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hoá (hay một trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá).Kinh tế thị trường là một sản phẩm khách quan của xã hội loài người.Thực tế cho thấy hình thức tổ chức kinh tế – xã hội có hiệu quả hơn kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường co khả năng tự tập hợp được hành động , trí tuệ và tiềm lực của hàng triệu con người và hướng tới lợi ích của xã hội, do đó thúc đẩy tăng trửơng kinh tế, tăng thu nhập và đời sống dân cư. Song, nền nền kinh tế thị trường không phải là một hệ thống được tổ chức một cách hoàn hảo, không có những vấn đề nan giải phức tạp. Người ta đã tổng kết được 5 mặt hạn chế, khuyết tật của cơ chế thị trường: + Cơ chế thị trường nếu không có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước thì sẽ dẫn tới sản xuất “mù quáng”, gây nên các cuộc khủng khoảng thừa hoặc thiếu + Cơ chế thị trường cạnh tranh dẫn đến phá sản các doanh nghiệp gây ra hậu quả tiêu cực về mặt xã hội nhất là thất nghiệp. +Trong cơ chế thị trường do chạy theo lợi nhuận các doanh nghiệp thường không đầu tư vào các lĩnh vực, các ngành ít lợi nhuận, không có lợi nhuận thậm chí thua lỗ, song xã hội rất cần các ngành đó nhất là các sản phẩm dịch vụ công cộng. + Cơ chế thị trường không có khả năng điều tiết sự phát triển ở các vùng kém lợi ích so sánh, vùng khó khăn so với vùng thuận lợi, đồng thời nó lại có xu hướng làm sâu sắc thêm sự phân hoá thu nhập. + Cơ chế thị trường là môi trường dễ nảy sinh tình trạng kinh doanh lừa đảo, làm hàng giiar, lối sống chạy theo đồng tiền, các tệ nạn xã hội, huỷ hoại môi trường sinh thái. Để khắc phục, hạn chế khuyết tật, phát huy mặt tích cực của cơ chế thị trường cần có sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường. - Sự khác nhau giữa mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là: Mô hình kinh tế nhà nước định hướng xã hội chủ nghĩa khẳng định tính chất và xu thế phát triển tất yếu xã hội chủ nghĩa của các quá trình kinh tế.Mô hình này thì: Thứ nhất kinh tế thị trường dựa trên cơ sở chế độ công hữu làm chủ thể hay chủ đạo bao gồm các hình thức sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu xã hội chiếm ưu thế. Hai là kinh tế thị trường phát triển có kế hoạch. Ba là, tác dụng phân hoá hai cực của kinh tế thị trường sẽ bị hạn chế đáng kể nhờ các chế độ bảo hiểm và an ninh xã hội cũng như công cụ thuế luý tiến đánh vào tài sản và thu nhập, tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí giá thành,...do đó cho phép một số người giàu lên trước làm gương và tất cả cùng giàu lên theo. Bốn là, kinh tế thị trường trong sạch và không có tham nhũng. Năm là, kinh tế thị trường do người lao động làm chủ. Sáu là, kinh tế thị trường không ngừng cải thiện lam cho nông dân giau lên cùng với toàn xã hội. Bảy là, kinh tế thị trường với các doanh nghiệp nhà nước được đổi mới và cơ cấu lại. Còn kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là: giai đoạn phát triển cao của kinh tế thị trường với sự vận hành đồng bộ, thông suốt của hệ thống các thị trường riêng, dựa chủ yếu vào các quy luật giá trị thặng dư, tích luỹ và tái sản xuất mở rộng không ngừng.Chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa chiếm địa vị chi phối bản chất, xu hướng phát triển cũng như các quy luật vận động của nền sản xuất; các nhà tư bản lớn ngày càng có điều kiên tích luỹ tư liệu sản xuất và của cải trong tay do đó thống trị nền kinh tế nhằm phục vụ lợi ích của họ. Tự do cạnh tranh của tư bản chủ nghĩa dẫn tới “cá lớn nuốt cá bé”, áp đặt “luật chơi của kẻ mạnh”, kẻ mạnh hốt bạc một cách sòng phẳng, lạnh lùng; trên thực tế một số các nhà tư bản cấu kết với các thế lực chính trị cầm quyền để thực hiện sự bốc lột thống trị đối với đa số nhân dân lao động nghèo khổ. - Nước ta cũng đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đó sự điều tiết, can thiệp của nhà nước vào kinh tế là hết sức quan trọng để đảm bảo phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa nước ta tiến nhanh lên chủ nghĩa xã hội. 3.Các chức năng kinh tế của nhà nước: 3.1. Khái niệm về chức năng kinh tế của nhà nước: Trong lịch sử từ khi xuất hiện kiểu nhà nước đầu tiên đến nay thì không có nhà nước nào hoàn toàn tách rời các quá trình kinh té bởi nhà nước nào cũng tồn tại trên một cơ sở kinh tế nhất định. Muốn duy trì và phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thì nhà nước phải quan tâm đến các diều kiện vật chất cũng như thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất xã hội. Hơn nữa không nhà nước nào không năm trong tay một khối lượng tài sản và tiềm lực kinh tế to lớn.Đó có phải là căn nguyên đầy dủ để kết luận rằng nhà nước vốn có chức năng kinh tế hay không thì cần phải tiép tục làm sáng tỏ trên cơ sở giải quết ở mức độ sâu hơn quan hệ giữa nhà nước và kinh tế thông qua phạm trù chức năng của nhà nước.Trước hết xuất phát từ việc nhận thức khái niệm chung về chức năng của nhà nước.Nhà nước là một hệ thống xã hội vì vậy theo sự phân tích có tính tự nhiên thì nhà nước có chức năng nhất định và nó được đặt trong mối liên hệ với tổng thể đời sống xã hội cũng như mỗi thực thể khác của xã hội nên: “chức năng nhà nước đó là vai trò của nhà nước, một nhiêm vụ cực kì to lớn có tính chất bao trùm của nhà nước đối với xã hội, quyết định sự sống còn của nhà nước”. Từ đấy ta thấy rằng: “chức năng kinh tế cuả nhà nước là thể thống nhất giữa các dấu hiệu sau: là những nhiệm vụ kinh tế mà nhà nước cần phải làm vì yêu cầu của dời sống kinh tế; là những nhiệm vụ kinh tế mà nhà nước có năng lực giải quyết và phạm vi hoạt động hợp pháp của nhà nước trên lĩnh vực kinh tế”. 3.2.Các chức năng cơ bản của nhà nước: 3.2.1.Thiết lập khuôn khổ pháp luật: Chức năng này có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển kinh tế. Ở đây nhà nước đề ra các quy tắc trò chơi kinh tế mà các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả bản thân chính phủ đều phải tuân thủ. Nó bao gồm quy định về tài sản, các quy tắc về hợp đồng vào hoạt động kinh doanh, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Nhưng khuôn khổ pháp luật có thể tác động tới các ứng xử của con người. 3.2.2. Hiệu quả: Nhà nước sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường để thị trường hoạt động có hiệu quả như: hạn chế ảnh hưởng của độc quyền, tình trạng vô chính phủ dẫn đến khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp, nạn ôi nhiễm môi trường.... Trước hết, những thất bại mà thị trường gặp phải làm cho hoạt động của nó không hiệu quả là ảnh hưởng của độc quyền. Cần phải nói rằng, lợi dụng ưu thế cảu mình các tổ chức độc quyền có thể quy định giá cả để thu lợi nhuận, và do vậy phá vỡ ưu thế của cạnh tranh hoàn hảo. Vì vậy cần phải có sự can thiệp của nhà nước để hạn chế độc quyền, đảm bảo tính hiệu quả của cạnh tranh thị trường. Điều đó đảm bảo được ganh đua của những người kinh doanh, đảm bảo tính hiệu quả của nền kinh tế. Thứ hai, những tác động bên ngoài cũng dẫn đến tính không hiệu quả của hoạt động của thị trường và cũng đòi hỏi nhà nước phải can thiệp. Tác động bên ngoài xẩy ra khi doanh nghiệp tạo ra chi phí lợi ích cho doanh nghiệp khác hoặc người khác mà các doanh nghiệp đó không phải trả đúng số chi phí phải trả hoặc không được nhận những lợi ích nhẽ ra anh ta được nhận. Vì vậy nhà nước phải sử dụng đến luật lệ để điều hành kinh tế như là một phương pháp để ngăn chặn những tác động tiêu cực bên ngoài như ô nhiễm nước và không khí, khai thác đến cạn kiệt khoáng sản....Nhà nước phải đảm bảo nhiệm vụ sản xuất hàng hoá công cộng. Thứ ba là thuế. Trên thực tế phần chi phí của chính phủ phải được trả bằng thuế thu được. Tất cả mọi người đều phải chịu theo luật thuế. Sự thực là toàn bộ công dân tự mình lại đặt gánh nặng thuế lên mình và mỗi công dân cũng được hưởng phần hành công cộng do chính phủ cung cấp. Như vậy, Nhà nước phải can thiệp vào thị trường để nâng cao hiệu quả của thị trường. Nhà nước đề ra luật đi đường và bảo đảm hàng hoá công cộng như đường sá, do đó tạo điều kiện dễ dàng cho tư nhân hoạt động, ngăn cản sự lạm dụng của các doanh nghiệp khi họ trở thành những kẻ tham lam, độc quyền chiếm đường và kiềm chế hoạt động của các doanh nghiệp khác. 3.2.3. Đảm bảo sự công bằng: Mục đích của chức năng này là để vừa đảm bảo ổn định xã hội, vừa không làm triệt tiêu tích tích cực sản xuất kinh doanh của các thành viên trong xã hội. Để thực hiện chức năng này, một mặt nhà nước phải tạo ra những cơ sở về tổ chức để mọi người có cơ hội ngang nhau và đều được hưởng phần tương xứng với kết quả lao động và phần đóng góp của mình; mặt khác, trong điều kiện hoạt động hoàn hảo nhất, lí tưởng nhất của cơ chế thị trường, vẫn thấy rằng sự phân hoá, bất bình đẳng sinh ra từ kinh tế thị trường là tất yếu. Một hệ thống thị trường có hiệu quả vẫn có thể gây ra sự bất bình đẳng lớn. Vì vậy chính phủ cần thiết phải thông qua những chính sách để phân phối lại thu nhập. Công cụ quan trọng nhất của chính phủ trong lĩnh vực này là thuế thu nhập, thuế người giầu theo tỷ lệ thu nhập lớn hơn người nghèo. Thông thường thuế luỹ tiến áp dụng cho thuế thu nhập và thuế thừa kế. Bên cạnh thuế, phải có hệ thống hỗ trợ thu nhập để giúp cho người già, người tàn tật, người phải nuôi con và bảo hiểm thất nghiệp cho người không có công ăn việc làm. Hệ thống thanh toán chuyển nhượng này tạo ra mạng lưới an toàn bảo vệ những người không may khỏi bị huỷ hoại về kinh tế. Cuối cùng, chính phủ đôi khi phải trợ cấp tiêu dùng cho những nhóm người có thu nhập thấp bằng cách phát tem phiếu thực phẩm, trợ cấp y tế, cho thuê nhà với giá rẻ... 3.2.4. Ổn định kinh tế vĩ mô: Nhà nước thực hiện chức năng này thông qua các công cụ: các loại thuế, các khoản chi tiêu và những quy định hay kiểm soát vè tiền tệ. Thông qua thuế, chính phủ điều tiết tiêu dùng, đầu tư tư nhân,khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh của các doanh nhân. Các khoản chi têu của chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp hay công nhân sản xuất ra một số hàng hoá hay dịch vụ và những việc chuyển tiền nhằm trợ cấp thu nhập. Những quy định hay kiểm soát của chính phủ nhằm hướng dẫn nhân dân đi vào hoặc từ bỏ những hoạt động kinh doanh. Nhưng trong nền kinh tế ngày nay không thể có đủ việc làm mà không có lạm pháp.Trong thực tế, cho đến nay người ta thấy, những nước thực hiện tốt các chức năng kinh tế trên đây đều thành công trong việc quản lí kinh tế. Vượt quá những chức năng đó hoặc là dẫn đến chi tiêu tốn kém tạo ra bộ may quan liêu cồn kềnh kém hiệu quả hoặc làm cho nền kinh tế rối ren,dẫn đến tình trạng quản lí kém hiệu quả của nhà nước. 4.Nội dung sự can thiệp của nhà nước: Vai trò kinh tế của nhà nước được thể hiện thông qua: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, Nhà nước quản lí và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. 4.1.Nội dung quản lí kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam: - Nhà nước xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta theo các muc tiêu mong muốn. Bằng việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế nhà nước quản lí và can thiệp vào các doanh nghiệp với mục tiêu làm giàu cho đất nước.Thực chất của việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế là thống nhất các lợi ích khác nhau, qui tụ các lợi ích khác nhau về một lợi ích để định hướng nền kinh tế phát triển bền vững.Chính vì vậy Nhà nước đã đề ra: + Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội trong dài hạn: nước hoạch định các chương trình phát triển kinh tế xã hội mà mỗi chương trình là mỗi cơ hội đầu tư mở rộng phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp.Từ đó nhà nước dẫn dắt các doanh nghiệp cho họ thấy chỗ nào có thể và cần phải đầu tư vào nơi nào.Và Nhà nước có thể thực hiện ý đồ chuyển dịch cơ cấu theo ngành, theo vùng lãnh thổ khai thác sử dung có hiệu quả các nguồn tài nguyên, đưa thị trường trong nước hoà nhập vào thị trường thế giới cho nền kinh tế phát triển bền vững ổn định có hiệu quả và công bằng. + Kế hoạch hoá định hướng, kế hoạch chương trình phát triển kinh tế xã hội do nhà nước đề ra.Kế hoạch mang tính định hướng; Kế hoạch hoá không phải chỉ là giao chỉ tiêu thực hiện mà còn là điều phối sự thực hiện theo dự án. - Tạo môi trường thuận lợi cho nền sản xuất nhiều hàng hoá nhiều thành phần phát triển: Nhà nước tạo điều kiện cho quá trình tự do hoá giá cả, thương mại hoá nền kinh tế; quy định và bảo đảm các quyền của người chủ sở hữu về tư liệu sản xuất; đa dạng hoá chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất; xây dựng hệ thống pháp luật của nền kinh tế thị trường; ổn định về chính trị và xã hội. - Phân phối thu nhập quốc dân một cách công bằng- hiệu quả tạo ra động lực sản xuất: trong nền kinh tế thị trường thị trường càng mở rộng càng dẫn đến sự phân hoá thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, rất dễ xảy ra tình trạng bất bình đẳng gây ra sự mâu thuẫn giữa các giai cấp tạo ra môi trường không lành mạnh cho các doanh nghiệp làm ăn nên nhà nước cần phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư sao cho thoả mãn yêu cầu công bằng và hiệu quả. Mặt khác trong nền kinh tế thị trường sự khác nhau về sở hữu của cải, về năng lực sở trường, trình độ tay nghề và may mắn dẫn tới sự khác nhau trong thu nhập. Nhà nước cần phải biết lựa chọn phương pháp phân phối lại sao cho các hoạt động kinh tế có hiệu quả trong sự bất bình đẳng cho phép. Cần chú ý rằng phân phối lại thu nhập, hình thành các quỹ trợ cấp là một trong những công cụ có hiệu lực nhất để định hướng XHCN. Thể hiện tính cộng đồng dân tộc trong các chương trình phát triển kinh tế xã hội. - Can thiệp vào quá trình kinh tế khi cần thiết. Định hướng, tạo môi trường, phân phối thu nhập là những công việc cần thiết thể hiện vai trò của nhà nước trong một chiến lược dài hạn. Trong quá trình thực hiện các chiến lược đó, dưới ảnh hưởng của cơ chế cung cầu giá cả trong thị trường nội địa, đồng thời dưới ảnh hưởng của quan hệ quốc tế, làm mục tiêu định hướng của các chương trình dài hạn những “ cú sốc “ làm chệch mục tiêu là điều không thể tránh khỏi. Trong trường hợp đó nhà nước cần phải sử dụng những công cụ như lãi suất, thuế, khối lượng tiền tệ và chi tiêu ngân sách để làm giảm những chấn động do cú sốc gây ra đưa nền kinh tế theo định hướng chủ nghĩa xã hội. - Quản lý tài sản quốc gia, phân bổ các nguồn tài sản một cách hợp lý: trong nền kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhà nước điều khiển sự vận động của nền kinh tế bằng cách hoạch định các chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn và ngắn hạn, quyết định các phương án phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân sao cho bình đẳng công bằng, hiệu quả tạo môi trường thuận lợi, hướng dẫn các doanh nghiệp can thiệp vào nền kinh tế. Mặt khác nhà nước còn đóng vai trò người quản lý tài sản quốc gia, phân bố các nguồn lực của sản xuất một cách hợp lý. Về mặt đối ngoại nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát triển các nguồn lực, ngăn chặn mọi âm mưu từ bên ngoài; về mặt đối nội nhà nước là người chủ sở hữu các nguồn lực nên phân bố sử dụng giữa các thành phần kinh tế sao cho hợp lý. Với tư cách là chủ sở hữu của doanh nghiệp nhà nước, nhà nước quản lý và đóng vai trò độc quyền ở các thị trường quan trọng, quyết định sự tồn tại của thể chế. Với tư cách là người chủ quản lý đất nước, là người trọng tài, là chủ thể của quá trình phân công lại vai trò giữa các thành phần kinh tế không làm triệt tiêu lợi ích chung của toàn xã hội. 4.2.Các công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước XHCN ở Việt Nam: - Hệ thống pháp luật: Hệ thống pháp luật đặc biệt là luật kinh tế là công cụ quan trọng thông qua đó nhà nước tạo lập hành lang pháp lí để duy trì kỉ cương trật tự, hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật chống mọi hiện tượng làm ăn phi pháp.
Luận văn liên quan