Đề cương môn học chương trình, phương pháp dạy học toán học

Sau khi học xong môn học, người học sẽ đạt những mục tiêu sau: • Kiến thức: - Hiểu biết đại cương về khoa học PPDH môn Toán: đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, mối quan hệ của nó với các khoa học khác. - Hiểu các cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa (SGK) toán THPT; nắm vững nội dung, chương trình, SGK; phân tích được các đặc điểm, cấu trúc của nội dung môn Toán theo chương trình SGK chuẩn và nâng cao. - Làm rõ được bản chất và ưu nhược điểm của từng PPDH được vận dụng trong dạy học môn Toán ở THPT. - Nêu, phân tích và vận dụng các nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong một tiết dạy học môn Toán. - Nêu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá trình dạy học môn Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học. - Hiểu biết và ứng dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn Toán phổ thông. • Kĩ năng: - Xây dựng được kế hoạch dạy học bao gồm: + Xây dựng kế hoạch năm học. + Thiết kế và xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp. + Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Toán của học sinh. - Tổ chức điều khiển các tiết dạy học môn Toán trên lớp theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hoạt động của học sinh. - Kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trên lớp và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học trên lớp. - Vận dụng và tích hợp phương tiện dạy học trong dạy học môn Toán. - Đánh giá được trình độ học sinh để xác định khối lượng tri thức, kĩ năng phù hợp cho bài giảng của mình, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy học toán. - Lựa chọn và sử dụng được các PPDH phù hợp trong các hoàn cảnh cụ thể. - Hướng dẫn được học sinh cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu và tự tổ chức lại kiến thức được học. - Tự đánh giá được quá trình dạy học của mình và của đồng nghiệp thông qua dự giờ, phân tích băng hình, giáo án giảng dạy. - Phân tích, tổng kết, phân loại, đánh giá được các nội dung trong chương trình môn Toán ở THPT. - Có khả năng sáng tạo, ví dụ : sáng tạo bài toán, PPDH, KTDH, PTDH mới).

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4118 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương môn học chương trình, phương pháp dạy học toán học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC CHƯƠNG TRÌNH, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TOÁN HỌC Đề cương môn học Chương trình, phương pháp dạy học toán học được phê duyệt theo Quyết định số ..……/QĐ-ĐT ngày …...... tháng …... năm 2008 của Chủ nhiệm khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội và áp dụng từ ngày ký Quyết định ban hành. Hà Nội, 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM --------------- BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC Khóa đào tạo: Cử nhân Sư phạm ngành Toán học Tên môn học: Chương trình, Phương pháp dạy học Toán học Số tín chỉ: 4 Mã môn học: Học kỳ: 7 Môn học: Bắt buộc 1. Thông tin về giảng viên: 1. Họ và tên: Nguyễn Vũ Lương Học hàm, học vị: PGS, Tiến sĩ Địa chỉ liên hệ: Khối chuyên toán ĐHKHTN, ĐHQG Hà nội Điện thoại: 0912313787 2. Họ và tên: Nguyễn Chí Thành Học hàm, học vị: Tiến sĩ Địa chỉ liên hệ: Cabin # 11, phòng 302, G7, Khoa Sư phạm, ĐGQGHN Điện thoại, email: 0912536234; thanhnc70@yahoo.com Họ và tên: Bùi Thị Hường Học hàm, học vị: Thạc sĩ Địa chỉ liên hệ: Cabin # 12, phòng 302, G7, Khoa Sư phạm, ĐGQGHN Điện thoại, email: 04.5632098; 0904588917, bthuong@vnu.edu.vn 4. Họ và tên: Đào Thị Hoa Mai Học hàm, học vị: Thạc sĩ Địa chỉ liên hệ: Cabin # 10, phòng 302, G7, Khoa Sư phạm, ĐGQGHN Điện thoại, email: 0912923889; maidth@vnu.edu.vn 2. Các môn học tiên quyết: Tâm lý học 1 Tâm lý học 2 Giáo dục học đại cương Lý luận dạy học Đo lường và đánh giá trong giáo dục Phương pháp - công nghệ dạy học Tổ chức quản lý trường lớp và hoạt động giáo dục Thực hành sư phạm 1 Thực hành sư phạm 2 Các chuyên đề bồi dưỡng: Giải tích, Bất đẳng thức, Phương trình và bất phương trình, Hình học tổ hợp, Cơ sở hình học 3. Các môn học kế tiếp: Thực tập sư phạm. Khoá luận tốt nghiệp. 4. Mục tiêu môn học: 4.1. Mục tiêu chung Sau khi học xong môn học, người học sẽ đạt những mục tiêu sau: Kiến thức: Hiểu biết đại cương về khoa học PPDH môn Toán: đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, mối quan hệ của nó với các khoa học khác. Hiểu các cơ sở khoa học của việc xác định mục tiêu, nội dung, chương trình sách giáo khoa (SGK) toán THPT; nắm vững nội dung, chương trình, SGK; phân tích được các đặc điểm, cấu trúc của nội dung môn Toán theo chương trình SGK chuẩn và nâng cao. Làm rõ được bản chất và ưu nhược điểm của từng PPDH được vận dụng trong dạy học môn Toán ở THPT. Nêu, phân tích và vận dụng các nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong một tiết dạy học môn Toán. Nêu được các tiêu chí, các kĩ thuật thiết kế bài giảng, tổ chức điều khiển quá trình dạy học môn Toán trên lớp theo mô hình dạy học tích cực, giải quyết vấn đề, hướng dẫn tự học. Hiểu biết và ứng dụng phương tiện dạy học trong dạy học môn Toán phổ thông. Kĩ năng: Xây dựng được kế hoạch dạy học bao gồm: + Xây dựng kế hoạch năm học. + Thiết kế và xây dựng bài soạn và tổ chức dạy học trên lớp. + Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập môn Toán của học sinh. Tổ chức điều khiển các tiết dạy học môn Toán trên lớp theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học nâng cao hoạt động của học sinh. Kĩ năng nghiệp vụ sư phạm trên lớp và tổ chức các hoạt động trong và ngoài giờ học trên lớp. Vận dụng và tích hợp phương tiện dạy học trong dạy học môn Toán. Đánh giá được trình độ học sinh để xác định khối lượng tri thức, kĩ năng phù hợp cho bài giảng của mình, tích hợp dạy học phân hóa trong dạy học toán. Lựa chọn và sử dụng được các PPDH phù hợp trong các hoàn cảnh cụ thể. Hướng dẫn được học sinh cách tự học, tự nghiên cứu tài liệu và tự tổ chức lại kiến thức được học. Tự đánh giá được quá trình dạy học của mình và của đồng nghiệp thông qua dự giờ, phân tích băng hình, giáo án giảng dạy. Phân tích, tổng kết, phân loại, đánh giá được các nội dung trong chương trình môn Toán ở THPT. Có khả năng sáng tạo, ví dụ : sáng tạo bài toán, PPDH, KTDH, PTDH mới). Thái độ: Có lòng yêu nghề, yêu người, có tinh thần trách nhiệm. Có phong cách chững chạc và tự tin trong giao tiếp với đồng nghiệp và với học sinh. Tự rèn luyện, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực PPDH. Không ngừng học hỏi, tự nghiên cứu để nâng cao và cập nhật các tri thức Toán học mới, trau dồi trình độ ngoại ngữ, nâng cao khả năng ứng dụng CNTT-TT trong công việc chuyên môn và nghiên cứu. Phát triển năng lực tự đào tạo, sáng tạo trong nghiên cứu về PPDH môn Toán. Có ý thức và tinh thần hợp tác, làm việc theo nhóm. 4.2. Các mục tiêu khác: Rèn luyện kĩ năng viết, đọc, tư duy phê phán, kĩ năng phân tích, tổng hợp và đánh giá các tài liệu chuyên môn. Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày trước đám đông. Kĩ năng xử lý tình huống trong dạy học. 5. Mục tiêu chi tiết môn học: Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 1. Khoa học phương pháp dạy học toán và nội dung chương trình môn toán ở THPT 1.1. Khoa học PPDH toán. 1.2. Nội dung chương trình môn toán THPT I.A.1. Phát biểu đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Khoa học PPDH toán. I.A.2. Liệt kê các PPNC của khoa học PPDH toán. I.A.3. Nêu các khoa học liên quan đến khoa học PPDH toán. I.A.4. Trình bày vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của việc dạy học toán ở THPT hiện nay. I.A.5. Mô tả nội dung cơ bản trong chương trình toán ở THPT. I.A.6. Nêu đặc điểm cấu trúc nội dung chương trình môn toán THPT I.B.1. Phân tích các quan điểm khác nhau về đối tượng của khoa học PPDH toán I.B.2. Phân tích được giữa khoa học PPDH toán với các khoa học khác. I.B.3. Phân tích xu hướng đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học toán ở THPT trong giai đoạn hiện nay. I.B.4. Đưa ra các ví dụ minh hoạ cho đặc điểm cấu trúc nội dung, chương trình môn toán THPT. I.C.1. Nhận xét, đánh giá tính đúng đắn của từng quan điểm về đối tượng của khoa học PPDH toán. I.C.2. Đánh giá, phân tích mục tiêu, nội dung chương trình dạy học toán ở THPT hiện nay. I.C.3. Phân tích, so sánh nội dung, chương trình, SGK toán hiện hành so với các nội dung CT, SGK trước. 2. Phương pháp dạy học toán ở THPT 2.1. Bản chất của phương pháp dạy học toán 2.2. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học toán ở THPT 2.3. PPDH một số tình huống điển hình trong DH toán ở THPT II.A.1. Nêu các quan điểm về PPDH toán II.A.2. Phát biểu được kết luận về bản chất của PPDH toán II.A.3. Liệt kê một số PP thuờng dùng trong DH toán ở THPT (khái niệm, ưu, nhược điểm và cách sử dụng trong DH toán). II.A.4. Nêu căn cứ khoa học để lựa chọn PPDH toán cho một tiết dạy. II.A.5. Trình bày các nguyên tắc phối hợp PP trong một tiết DH toán. II.A.6. Nêu các PP chung và các yêu cầu cơ bản trong DH các tình huống điển hình trong dạy học toán. II.A.7. Nêu các khái niệm về giải toán và dạy học giải toán. II.A.8. Trình bày các bước hướng dẫn học sinh giải toán và cách làm cho từng bước. II.B.1. Phân tích các quan điểm để làm rõ bản chất PPDH toán II.B.2. Phân tích ảnh hưởng của PPDH toán đến hiệu quả của hoạt động dạy học môn toán. II.B.3 Nêu các ví dụ minh hoạ cho từng phương pháp ứng dụng cho nội dung dạy học toán cụ thể. II.B.4. Giải thích lý do cần lựa chọn và phối hợp các PP trong tiết dạy học toán. IIB.5. Lựa chọn và phối hợp được các PP cho một nội dung dạy học toán cụ thể. II.B.6. Vận dụng thực hành dạy học các tình huống điển hình trong DH toán phổ thông. II.B.7.Thực hành hướng dẫn học sinh giải toán theo 4 bước. II.B.8. Vận dụng các PTDH trong dạy học các tình huống điển hình. II.C.1. Đưa ra ý kiến nhận xét riêng đối với 3 quan điểm về phương pháp dạy học toán. II.C.2. Nhận định, đánh giá việc lựa chọn, phối hợp các PP trong tiết DH toán cụ thể. II.C.3. Phân tích đánh giá làm sáng tỏ căn cứ khoa học, nguyên tắc để lựa chọn và phối hợp các PP trong tiết dạy học toán II.C.3. Tổng kết, đánh giá được một số PPDH thường dùng trong DH các tình huống điển hình của môn toán ở THPT. II.C.4. Phân tích, dự đoán khó khăn mà HS có thể gặp phải trong học tập khái niệm, định lý, chứng minh và đề xuất các biện pháp khắc phục. III.C.5. Phân tích, tổng kết được một số hình thức kiểm tra đánh giá thường dùng có hiệu quả cho mỗi tình huống dạy học điển hình. 3. Tổ chức dạy học toán ở THPT 3.1. Mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học môn Toán ở THPT hiện nay 3.2. Quy trình dạy học môn toán theo mô hình dạy học tích cực 3.3. Tổ chức dạy học môn Toán ngoài giờ chính khóa. III.A.1.Trình bày nội dung của mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT hiện nay. III.A.2.Trình bày yêu cầu khi chuẩn bị bài soạn theo mô hình dạy học tích cực. III.A.3. Nêu các tiêu chuẩn để đạt hiệu quả trong dạy học môn toán theo mô hình dạy học tích cực. III.A.4.Trình bày các con đường thu nhận thông tin chủ yếu trong đánh giá hiệu quả của hoạt động giảng dạy tích cực. III.A.5. Liệt kê các cấp độ của kế hoạch giảng dạy môn toán. III.A.6. Liệt kê các yếu tố trong nội dung một kế hoạch dạy toán cho một năm học. III.A.7. Mô tả các bước chính trong việc thiết kế một bài dạy môn toán ở THPT. III.A.8. Nêu những biểu hiện của HS giỏi và HS yếu, kém môn toán III.A.9. Trình bày phương pháp bồi dưỡng HS giỏi và biện pháp khắc phục HS yếu kém môn toán III.B.1. Soạn ít nhất 5 bài giảng ứng với các nội dung cơ bản trong môn toán THPT theo mô hình dạy học tích cực. III.B.2.Thực hành dạy học các bài soạn đã chuẩn bị. III.B.3. Thiết kế một kế hoạch dạy học cho một năm học (thực hiện khi đi thực tập với điều kiện của nhà trường phổ thông cụ thể). III.B.5. Thiết kế một giáo án (đầy đủ các yêu cầu) và thực hành tổ chức giảng dạy trên lớp. III.B.6. Xây dựng được nhiệm vụ cần làm để đạt được 5 tiêu chí của một giờ dạy toán thành công. III.B.7. Xây dựng được một bài giảng ngắn (10 phút) về dạy học một nội dung toán học cơ bản, thực hành giảng, các sinh viên khác nhận xét mức độ đáp ứng yêu cầu so với 5 tiêu chí của một giờ dạy toán thành công. III.B.8. Chỉ ra và thể hiện cách dạy khác nhau giữa các loại bài dạy. III.B.9. Phân tích những biểu hiện của HS giỏi và HS yếu, kém môn toán để rút ra biện pháp phát hiện III.B.10. Xây dựng được các bài tập, các đề thi nhằm phát hiện học sinh giỏi và yếu kém môn toán. III.C.1. Nêu và phân tích thực tế DH toán ở THPT trong việc đổi mới PPDH theo định hướng tích cực hóa HĐ của HS. III.C.2. Đánh giá thực hành dạy học theo mức độ đáp ứng yêu cầu chuẩn bị bài giảng trong mô hình dạy học tích cực. III.C.3. Tổng kết được các nội dung toán học có thể giảng dạy theo mô hình dạy học tích cực. III.C.4. Phân tích, đánh giá một số bài dạy qua giáo án, băng hình, dự giờ. III.C.5. Phân tích và đánh giá đề kiểm tra theo xu hướng tích cực hóa người học. III.C.6. Xây dựng kế hoạch cho một buổi dạy học toán ngoài giờ chính khoá (có thể là bồi dưỡng học sinh giỏi hoặc khắc phục học sinh yếu kém). III.C.7. Thể hiện và phân tích mục đích, ý nghĩa của từng hoạt động trong bồi dưõng HS giỏi toán và khắc phục HS yếu kém toán mà kế hoạch đã nêu ra 4. Một số kĩ năng cần thiết trong dạy học môn toán. 4.1. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ nhớ 4.2. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ hiểu 4.3. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành 4.4. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp 4.5. Phương pháp dạy toán “giải quyết vấn đề” 4.6. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học IV.A.1. Trình bày 6 bậc mục tiêu nhận thức theo Bloom, ứng dụng đối với môn Toán, và những yêu cầu học sinh cần đạt được tương ứng với 6 bậc mục tiêu này. IV.A.2. Trình bày 7 tiêu chuẩn giúp bài giảng dễ nhớ. IV.A.3. Trình bày 8 tiêu chuẩn giúp bài giảng dễ hiểu. IV.A.4. Nêu các bước cơ bản của việc hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm. IV.A.5. Nêu được 6 kỹ năng cần rèn luyện để nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. IV.A.6. Nêu được 12 yêu cầu đối với việc chuẩn bị bài giảng của người thầy để tạo cơ hội cho người học rèn kĩ năng giải quyết vấn đề. IV.B.1. Xây dựng được 6 bài giảng đáp ứng được các tiêu chí: giúp học sinh dễ nhớ, dễ hiểu, v.v IV.B.2.Thực hành giảng các bài giảng nhằm đạt được các mục tiêu nhận thức. IV.B.3. Xây dựng các bài giảng rèn kĩ năng chứng minh bằng phương pháp phản chứng, kĩ năng chứng minh trực tiếp, gián tiếp, kĩ năng phân tích số liệu ban đầu v.v cho học sinh. IV.B.5. Sinh viên xây dựng được ít nhất là 6 bài soạn (về một nội dung tự chọn trong chương trình toán phổ thông) để giúp học sinh rèn luyện nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. IV.B.6. Xây dựng được các bài giảng, đáp ứng được 1 trong 12 tiêu chí để giờ giảng có hiệu quả, giúp học sinh rèn kĩ năng giải quyết vấn đề. IV.B.7. Nêu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả giảng dạy của phương pháp hướng dẫn học sinh tự học. IV.B. 8. Xây dựng và thực hành giảng dạy một số bài giảng hướng dẫn học sinh tự học. IV.C.1. Đánh giá bài soạn của các sinh viên khác theo các yêu cầu đã đặt ra. IV.C.2. Soạn bài đạt yêu cầu phối hợp cả 6 bậc mục tiêu nhận thức. IV.C.3. Tổng hợp các bài soạn rèn các kĩ năng giải toán cho học sinh. IV.C.4. Tổng hợp các nội dung trong chương trình toán bậc THPT dành cho hướng dẫn học sinh học nhóm. IV.C.5. Tổng kết được những nội dung toán học có thể chuẩn bị bài giảng rèn kĩ năng giải quyết vấn đề cho học sinh. IV.C.6. Đưa ra được quan điểm đánh giá và nhận xét của mình về việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới trong dạy học môn Toán. IV.C.7. Sắp xếp, xây dựng và lựa chọn chương trình hướng dẫn học sinh tự học, xây dung bài giảng, các phương pháp kiểm tra đánh giá phù hợp. 5. Hướng dẫn thực hành 5.1. Thực hành hướng dẫn học sinh giải bài tập 5.2. Thực hành hướng dẫn học sinh tổng kết chương 5.3. Thực hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị các bài trình diễn. 5.4. Thực hành hướng dẫn học sinh học nhóm và trình diễn 5.5. Trình bày xêmina các chuyên đề để rèn luyện kĩ năng đánh giá V.A.1. Trình bày 3 bước cơ bản trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập. Những điều cần lưu ý khi hướng dẫn học sinh giải bài tập. V.A.2. Nêu những điểm chính cần lưu ý học sinh khi hướng dẫn học sinh tổng kết chương. V.A.3. Trình bày những nội dung cần thiết để giúp học sinh chuẩn bị các bài trình diễn. V.A.4. Trình bày các bước cần thực hiện khi hướng dẫn học sinh học nhóm và báo cáo kết quả làm việc nhóm. V.B.1. Xây dựng ít nhất là 5 bài soạn hướng dẫn học sinh giải bài tập. V.B.2. Xây dựng ít nhất là 2 bài soạn hướng dẫn học sinh tổng kết chương. V.B.3. Xây dựng bài giảng hướng dẫn học sinh cách trình bày một nội dung cụ thể. V.B.4. Xây dựng được bài giảng hướng dẫn học sinh học nhóm về một nội dung toán phổ thông (tự chọn). V.B.5. Xây dựng bài giảng hướng dẫn học sinh thảo luận: tổng kết một nội dung toán sơ cấp, xây dựng các phương pháp giải mới. V.C.1. Trình diễn bài giảng của mình, phân tích được ý tưởng của bài giảng, nhận xét được bài giảng của thành viên khác. - Chú giải: + Bậc 1: Nhớ. (A) + Bậc 2: Hiểu, vận dụng. (B) + Bậc 3: Phân tích, tổng hợp, đánh giá. (C) + Số La mã: Chương + Số ả rập: thứ tự mục tiêu. 6. Bảng tổng hợp mục tiêu môn học: Mục tiêu Nội dung Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Tổng Chương 1 6 4 3 13 Chương 2 8 8 5 21 Chương 3 9 10 7 26 Chương 4 6 8 7 21 Chương 5 4 5 1 10 Tổng 33 35 23 91 7. Tóm tắt nội dung môn học Chương trình, phương pháp dạy học (PPDH) Toán học là môn học bắt buộc trong quy trình đào tạo giáo viên toán tại khoa Sư phạm, ĐHQG Hà nội. Chương trình của môn học gồm 2 phần: Cơ sở khoa học của dạy học môn Toán trung học phổ thông (THPT) và Thực hành dạy học môn Toán ở THPT. Cụ thể, môn học cung cấp cho người học tổng quan về nội dung dạy học môn Toán THPT, làm rõ cơ sở khoa học của việc lựa chọn nội dung, và lý giải đặc điểm cấu trúc của nội dung môn Toán theo hai chương trình SGK chuẩn và nâng cao (Chương trình năm 2006); Nêu và phân tích cơ sở khoa học của việc lựa chọn các phương pháp dạy học môn Toán, làm rõ bản chất của từng phương pháp được vận dụng trong dạy học môn Toán ở THPT; Dạy người học cách học, cách vận dụng linh hoạt, sáng tạo các PPDH môn Toán trong các tình huống điển hình như: dạy khái niệm, định lý, tính chất, quy tắc Toán học và dạy học giải toán; Trang bị cơ sở khoa học và rèn luyện các kỹ năng cụ thể cho người học trong tổ chức điều khiển quá trình dạy học môn Toán ở THPT (ví dụ : kỹ năng thiết kế bài dạy, điều khiển tiết dạy trên lớp, công tác kiểm tra đánh giá về môn Toán, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề, hướng dẫn học sinh tự học); Trang bị các cơ sở khoa học và từ đó có thể tích hợp, vận dụng và PTDH, CNTT-TT trong dạy học môn Toán. Môn học còn cung cấp cho người học một số kinh nghiệm dạy học môn Toán trong việc thiết kế bài giảng toán, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề cho học sinh THPT. 8. Nội dung chi tiết môn học PHẦN 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở THPT CHƯƠNG 1. KHOA HỌC PPDH TOÁN VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TOÁN THPT 1.1. Khoa học phương pháp dạy học toán 1.1.1. Đối tượng của một khoa học 1.1.2. Đối tượng và nhiệm vụ của khoa học PPDH môn Toán 1.1.3. Các phương pháp nghiên cứu của khoa học PPDH môn Toán 1.1.4. Các khoa học liên quan 1.2. Nội dung chương trình môn toán THPT 1.2.1. Vai trò của môn Toán trong chương trình giáo dục 1.2.2. Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn Toán ở THPT 1.2.3. Nội dung, chương trình, SGK môn toán THPT 1.2.3.1. Giới thiệu chung. 1.2.3.2. Phân tích, đánh giá về nội dung, chương trình, SGK toán THPT CHƯƠNG 2. PPDH MÔN TOÁN Ở THPT 2.1. Bản chất của PPDH môn Toán 2.1.1. Toán học và PPDH môn Toán 2.1.2. Các quan điểm khác nhau về PPDH môn Toán 2.1.3. Bản chất của PPDH môn Toán 2.2. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở THPT 2.2.1. Một số PPDH thường sử dụng trong dạy học môn Toán ở THPT 2.2.2. Nguyên tắc lựa chọn và phối hợp các phương pháp trong dạy học môn Toán 2.3. Phương pháp dạy học một số tình huống điển hình trong môn toán ở THPT 2.3.1. Phương pháp dạy học các khái niệm Toán học 2.3.2. Phương pháp dạy học định lý, tính chất, quy tắc Toán học ở THPT 2.3.3. Phương pháp dạy học giải toán CHƯƠNG 3. TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở THPT 3.1. Mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT hiện nay 3.1.1. Nội dung mô hình dạy học tích cực và định hướng đổi mới dạy học toán ở THPT 3.1.2. Một số kinh nghiệm dạy học tích cực trong môn toán 3.1.3. Một số tiêu chí đánh giá giờ dạy học toán tích cực 3.2. Quy trình dạy học môn toán theo mô hình dạy học tích cực 3.2.1. Xây dựng kế hoạch dạy học môn toán cho năm học 3.2.2. Thiết kế bài dạy môn toán 3.2.3. Tổ chức dạy học toán trên lớp 3.2.4. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn toán của học sinh và đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo 3.3. Tổ chức dạy học toán ngoài giờ chính khóa 3.3.1. Cách tổ chức một buổi ngoại khoá về môn Toán 3.3.2. Cách bồi dưỡng học sinh giỏi và biện pháp khắc phục học sinh yếu kém môn Toán PHẦN 2. THỰC HÀNH GIẢNG DẠY CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KỸ NĂNG CẦN THIẾT TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN 4.1. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ nhớ 4.2. Phương pháp soạn bài giảng giúp người học dễ hiểu 4.3. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành 4.4. Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp 4.5. Phương pháp dạy toán “giải quyết vấn đề” 4.6. Phương pháp hướng dẫn học sinh tự học CHƯƠNG 5. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH 5.1. Thực hành hướng dẫn học sinh giải bài tập 5.2. Thực hành hướng dẫn học sinh tổng kết chương 5.3. Thực hành hướng dẫn học sinh chuẩn bị các bài giảng cần trình diễn 5.4. Thực hành hướng dẫn học sinh học nhóm báo cáo kết quả 5.5. Trình bày xêmina các chuyên đề để rèn luyện kĩ năng đánh giá 9. Tài liệu: 9.1. Tài liệu chính 1. Lê thị Hoài Châu, PPDH Hình học ở trường phổ thông, NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2005 2. Bùi Thị Hường, Tập bài giảng PPDH toán ở THPT, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội. 3. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ, PPDH toán, 1992, NXB Giáo dục. 4. Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Phương pháp DH toán - DH các nội dung cơ bản, (1993), NXB Giáo dục. 5. Nguyễn Vũ Lương, Tập bài giảng PPDH toán ở THPT, Khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội. 6. Lê Văn Tiến, PPDH toán ở trường phổ thông (Các tình huống DH điển hình), NXB ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh, 2005. 9.2. Tài liệu tha