Đề cương và đáp án môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Ngành Ngân hàng đã tập trung triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tạo lập được hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, kết nối 66 đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và gần 00 đơn vị thành viên trực tiếp thuộc 7 tổ chức tín dụng trong toàn quốc. Năm 2010, số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 17 triệu món (tăng gần 4 lần so với năm 2006), tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26,3 triệu tỷ đồng (tăng hơn 7 lần so với năm 2006). Hầu hết các ngân hàng thương mại đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho ph p các ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2) hoàn thành tháng 06 năm 2011 đã góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân (646%) các giao dịch tín dụng toàn quốc (2005 – tháng 6/2011). Các ngân hàng tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005. Việc quản lý khách hàng và quỹ tín dụng đã góp phần tăng cường năng lực quản lý rủi ro của các đối tượng trong dự án. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tới khách hàng (15 .00 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 412.360 khách hàng đối thoại trực tiếp với ngân hàng về dịch vụ). Ba liên minh thẻ Banknet, Smartlinh và VNBC đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc cho ph p chủ thẻ của 3 liên minh thẻ có thể thực hiện các giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Tại Hội nghị kinh doanh 2012 của Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) ngày 17.1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, tới đây, ngay khi thống nhất được tất cả các máy ATM trên toàn quốc về chung một đầu mối.

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề cương và đáp án môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -1/24- DANH SÁCH NHÓM 1. Hoàng Khoa Anh 2. Lương Thị Ánh Hồng 3. Trần Thị Ngọc Huyền 4. Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc 5. Hà Lê Anh Phi 6. Thái Vũ Thu Trang 7. Lê Ngọc Minh Tú 8. Lê Thị Thúy Vy Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -2/24- Câu 1: Phân tích thực trạng Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong điều kiện hiện nay 1. Tổng quan về quy mô vốn, tài sản Theo số liệu thống kê của NHNN vào cuối tháng 06/2012 ta có một số thông tin cơ bản về các NH tại Việt Nam theo bảng sau: THỐNG KÊ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN ( 30/6/2012 ) Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có Vốn điều lệ ROA ROE Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởn g Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng Số tuyệt đối Tốc độ tăng trưởng NHTM NN 1,979,203 0.48 132,411 14.48 111,349 27.84 0.45 5.35 10.84 22.43 102.51 NHTM CP 2,210,389 -2.29 183,809 6.73 172,108 4.78 0.27 3.00 14.28 10.55 75.78 NH Liên doanh, nước ngoài 534,435 -2.26 87,075 0.44 74,303 0.33 0.71 3.96 31.12 -1.08 98.96 Công ty tài chính, cho thuê 168,721 -0.24 11,415 -19.52 25,076 0.00 -0.01 -0.12 8.65 18.41 129.04 QTD TW 13,167 7.89 2,174 0.01 2,025 0.01 1.68 8.41 40.83 -4.18 97.62 Toàn hệ thống 4,905,915 -0.85 416,884 6.64 384,861 8.70 0.39 3.96 14.19 14.47 90.97 ( Đơn vị: tỷ đồng, %) Ghi chú: - Khối NHTM Nhà nước bao gồm cả NHTM cổ phần Công thương Việt Nam, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam; - Số liệu cột (4), (5), (10), (11) không bao gồm ngân hàng Chính sách xã hội (không thuộc đối tượng báo cáo); - ROE, ROA tính toán trên cân đối tài khoản kế toán (Lợi nhuận = Tổng thu nhập - Tổng chi phí); - Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động tính trên thị trường I (theo chỉ thị 01); - Chỉ tiêu Tổng tài sản có tính theo Quyết định 16/2007/QĐ-NHNN. Hiện chưa công bố xếp hạng ngân hàng Việt Nam 2012. Dưới đây là bảng xếp hạng trước đó: Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -3/24- Bảng xếp hạng các ngân hàng của Vietnam Credit A Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) BBB Sài Gòn Thương tín (Sacombank), Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngoại thương (VCB), Quân đội (MB), Công thương (Vietinbank), Ngoài quốc doanh (VPBank), Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Nhà Hà Nội (Habubank). BB Đông Nam Á (South East Asia), Sài Gòn Công thương (Saigon Bank), Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Đông Á (EAB), Quốc tế (VIB), Hàng hải (Maritime Bank), Liên Việt (Lien Viet Bank), Sài Gòn – Hà Nội (Saigon-Hanoi Bank), Đại Dương (Ocean Bank). B VID Public, Phát triển nhà TP.HCM, An Bình, Tiên Phong, Liên doanh Việt Thái, Dầu khí toàn cầu, Liên doanh Indovina, Sài Gòn, Nam Việt, Nhà ĐBSCL, Xăng dầu Petroimex, Phương Nam. CCC Liên doanh Shinhanvina, Việt Á, Liên doanh Việt Nga, Việt Nam Thương tín, Bắc Á, Mỹ Xuyên, Miền Tây, Phương Đông, Đại Á, Đệ Nhất, Nam Á, Đại Tín, Gia Định, Việt Nam Tín nghĩa, Kiên Long. D Ngân hàng TMCP Việt Hoa. Một số chỉ tiêu so sánh của vài ngân hàng lớn Ngân hàng Tổng tài sản so với toàn ngành (%) Thị phần cho vay (%) Thị phần huy động vốn (%) Tỷ trọng lợi nhuận sau thuế (%) Tỷ trọng LNST so vốn chủ sở hữu (%) Agribank 21,83 27,72 25,25 11,40 BIDV 13,43 15,05 13,75 10,60 14,70 VCB 12,10 10,41 13,22 13,58 18,39 VietinBank 10,55 11,38 10,24 9,66 14,63 ACB 5,74 3,32 5,41 11,48 28,46 Sacombank 3,73 3.33 3,88 5,11 12,31 Techcombank 3,22 2,50 3,33 6,34 21,03 EAB 2,43 2,89 15,33 Các định mức đánh giá xếp hạng của Vietnam Credit. - AAA: doanh nghiệp có khả năng cao nhất trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. - AA: có khả năng cao trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình nhưng thấp hơn AAA. - A: mức độ rủi ro trong giao dịch với các doanh nghiệp này rất thấp, tuy nhiên chịu ảnh hưởng của những thay đổi hoàn cảnh và môi trường kinh tế. - BBB: mức độ an toàn tương đối tốt, môi trường kinh tế và các thay đổi bất lợi có thể gia tăng mức độ rủi ro lớn. - BB: trở nên tổn thương rõ ràng khi các yếu tố như điều kiện kinh doanh, tài chính không thuận lợi. - B: dễ bị mất khả năng trả nợ mặc dù vẫn có khả năng thực hiện các cam kết tài chính. - CCC: có mức độ rủi ro cao, nếu điều kiện kinh tế bất lợi thì có ít khả năng thực hiện các cam kết tài chính. - CC: có nợ và nguy cơ không trả được nợ rất cao. - C: thấy rõ việc phá sản tuy nhiên vẫn đang cố găng dàn xếp việc trả nợ. - D: doanh nghiệp đã thực sự vỡ nợ. Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -4/24- 2. Công nghệ Ngành Ngân hàng đã tập trung triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán, tạo lập được hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thanh toán tiên tiến. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thiết lập và đưa vào vận hành Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, kết nối 66 đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và gần 00 đơn vị thành viên trực tiếp thuộc 7 tổ chức tín dụng trong toàn quốc. Năm 2010, số lượng giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 17 triệu món (tăng gần 4 lần so với năm 2006), tổng giá trị giao dịch đạt hơn 26,3 triệu tỷ đồng (tăng hơn 7 lần so với năm 2006). Hầu hết các ngân hàng thương mại đã thiết lập được hệ thống ngân hàng lõi (core banking), phát triển hệ thống thanh toán nội bộ với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, cho ph p các ngân hàng thương mại cung ứng các dịch vụ, phương tiện thanh toán hiện đại, mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán giai đoạn 2 (PSBM2) hoàn thành tháng 06 năm 2011 đã góp phần cải thiện đáng kể tốc độ cũng như uy tín của các giao dịch thanh toán liên ngân hàng tại Việt Nam, từ 2 tuần năm 2005 giảm xuống còn 1 ngày, với tốc độ tăng trưởng theo cấp số nhân (646%) các giao dịch tín dụng toàn quốc (2005 – tháng 6/2011). Các ngân hàng tham gia dự án chỉ mất vài phút để xử lý các giao dịch chuyển tiền của khách hàng so với thời gian nhiều ngày trong năm 2004 và 2005. Việc quản lý khách hàng và quỹ tín dụng đã góp phần tăng cường năng lực quản lý rủi ro của các đối tượng trong dự án. Hiện nay, nhiều ngân hàng đã có thể cung cấp các dịch vụ ngân hàng trực tuyến tới khách hàng (15 .00 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến và 412.360 khách hàng đối thoại trực tiếp với ngân hàng về dịch vụ). Ba liên minh thẻ Banknet, Smartlinh và VNBC đã hoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc cho ph p chủ thẻ của 3 liên minh thẻ có thể thực hiện các giao dịch trên hệ thống ATM của nhau. Tại Hội nghị kinh doanh 2012 của Ngân hàng NN-PTNT (Agribank) ngày 17.1, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Văn Bình cho biết, tới đây, ngay khi thống nhất được tất cả các máy ATM trên toàn quốc về chung một đầu mối. Các phương tiện thanh toán mới, hiện đại trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao như thẻ ngân hàng, Internet Banking, Homebanking, Ví điện tử,… đã dần được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch thanh toán. Trong đó, dịch vụ thanh toán thẻ phát triển mạnh, số lượng thẻ phát hành trên toàn quốc đến nay đạt khoảng 35 triệu thẻ tăng khoảng 10 lần so với cuối năm 2006. Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán thẻ được cải thiện, số lượng máy rút tiền tự động (ATM) và các thiết bị chấp nhận thẻ (POS) có tốc độ tăng trưởng nhanh, trên 12.000 ATM và trên 61.000 POS/EDC được lắp đặt (ATM tăng 5 lần và POS/EDC tăng 4 lần so với năm 2006); Một số ngân hàng thương mại bước đầu triển khai dịch vụ thanh toán tiền điện, tiền nước, cước phí điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, phí bảo hiểm và một số khoản thu khác như học phí, phí giao thông không dừng. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán điện tử nói riêng tiếp tục được hoàn thiện, nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được rà soát, chỉnh sửa, bổ sung và ban hành mới để hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động thanh toán, giúp cho việc quản lý, vận hành, giám sát hoạt động thanh toán đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -5/24- Thanh toán điện tử tại Việt Nam đã bắt đầu phát triển, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Những hạn chế đang ảnh hưởng đến sự phát triển của thanh toán điện tử trong thời gian vừa qua, đó là: - Còn thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích thỏa đáng thúc đẩy thanh toán điện tử, do vậy mặc dù số lượng thẻ thanh toán tăng nhanh, nhưng vẫn chủ yếu là dùng để rút tiền mặt; thanh toán bằng thẻ qua POS còn ít, chưa thành thói quen; các đơn vị chấp nhận thẻ còn ưa chuộng thu tiền mặt. - Hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho thanh toán điện tử phát triển còn chưa đồng bộ; công tác chăm sóc khách hàng có lúc còn chưa thực sự tốt. - Một số quy định liên quan đến thanh toán điện tử ban hành còn chậm hoặc đã được ban hành nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc. Hành lang pháp lý cho các dịch vụ, phương tiện thanh toán điện tử mới, hiện đại cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. - Công tác thông tin tuyên truyền, quảng bá, phổ biến, hướng dẫn cho người sử dụng tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đầy đủ và kịp thời; sự hiểu biết của người dân về các dịch vụ thanh toán điện tử còn hạn chế. - Ngoài ra, tâm lý e dè, ngại tìm hiểu và sử dụng công nghệ mới, sợ rủi ro trong thanh toán điện tử và thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng là khó khăn trở ngại, cần có thời gian để khắc phục dần. Để đẩy mạnh phát triển thanh toán điện tử ở Việt Nam cùng với xu thế hội nhập và phát triển của Việt nam với các nước trên thế giới, trong điều kiện các phương tiện và và dịch vụ thanh toán điện tử mới trên thế giới không ngừng phát triển mạnh mẽ dựa trên công nghệ mới, hiện đại, thân thuộc với người sử dụng thì: - Một là, cần tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán điện tử. - Hai là, phát triển phương thức thanh toán điện tử, trọng tâm là phát triển thanh toán thẻ qua POS; đa dạng hóa dịch vụ thẻ với nhiều sản phẩm tiện ích; sử dụng chính sách khuyến khích vật chất để các đơn vị chấp nhận thẻ tích cực thực hiện thanh toán bằng thẻ qua POS; đẩy mạnh phát triển các phương thức thanh toán điện tử khác, như thanh toán qua internet, điện thoại di động,… - Ba là, tiếp tục mở rộng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho thanh toán điện tử như: Tập trung nguồn lực đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng cho mạng lưới chấp nhận thẻ; đẩy mạnh kết nối liên thông mạng lưới POS trên toàn quốc; hoàn thành xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất,… - Bốn là, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp tăng cường đấu tranh, phòng chống tội phạm liên quan đến thanh toán điện tử. - Năm là, đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá, tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc với người dân. Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -6/24- 3. Nhân lực Đối với một ngành kinh doanh dịch vụ như ngân hàng thì chất lượng đội ngũ nhân viên là yếu tố quan trọng quyết định sức mạnh của tổ chức. Trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, nhân viên chính là một yếu tố để khách hàng đánh giá về chất lượng dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực chất lượng cao, có đạo đức nghề nghiệp còn thiếu và chưa đáp ứng với nhu cầu thực tế. Công tác tuyển dụng, đào tạo lại chưa được coi trọng đúng mức, nên rủi ro tác nghiệp và đạo đức gia tăng. Hiện tại, hệ thống NHTM đang phải đối mặt với sự tình trạng thừa nhân sự, và làn sóng chuyển dịch nhân sự nhất là khi xu hướng hợp nhất, sáp nhập đang âm ỉ, chuẩn bị diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới. Nhiều lãnh đạo từ phó tổng giám đốc trở lên ở những NH nhỏ đã lo đón đầu “nhảy” sang NH khác khi biết NH cũ sẽ có sự thay đổi lớn về nhân sự sau khi hợp nhất, sáp nhập vì quá trình tái cấu trúc ngân hàng đòi hỏi các NHTM thay đổi, thậm chí hoán đổi nhân sự để phù hợp với chiến lược kinh doanh mới. Sự biến động ấy đang diễn ra ở cả với NHTM lớn và NHTM nhỏ, cả với nhân sự cao cấp lẫn nhân viên NH cấp thấp. Từ đầu năm đến nay nhiều NHTM đã công bố thay tổng giám đốc (CEO) và nhiều lãnh đạo cao cấp khác. Lý do của các thay đổi này có nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là có sự đổi chủ ngân hàng. Đặc biệt, do từ đầu năm đến nay NHNN đang tạm ngưng cấp phép mở rộng mạng lưới hoạt động nên nhiều NHTM thừa nhân sự bậc trung và thấp. Có thể thấy sự thay đổi về nhân sự ở hệ thống NHTM hiện nay về phương diện nào đó là quy luật tất yếu và tích cực trong lộ trình tái cấu NH, nhưng “biến động” lớn về nhân sự cũng đang khiến hiệu quả hoạt động của không ít NH bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, sự biến động nhân sự liên tục trong hệ thống NHTM thời gian qua đã dẫn đến ngành NH hiện nay không còn “hot” với lương cao và cơ hội thăng tiến như những năm trước đây. Thêm vào đó, nguồn nhân lực mới cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của các ngân hàng cả về số lượng và chất lượng: Chất lượng đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ còn có khoảng cách xa so với yêu cầu thực tế như thiếu hụt nghiêm trọng kiến thức về ngân hàng như một ngành kinh doanh, thiếu tự tin trong giao tiếp, dẫn đến thiếu khả năng trình bày một cách thuyết phục, thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, đặt biệt khi đặt vào tình huống giải quyết với khách hàng khó tính hoặc mâu thuẫn về lợi ích, thiếu khả năng tư duy sáng tạo, dẫn đến gặp khó khăn khi đặt vào tình huống cần sự chủ động đưa ra giải pháp, trình độ tiếng anh chưa đạt yêu cầu nếu phải phục vụ các khách hàng nước ngoài tại quầy…. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng trong thời gian tới là: - Không ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cũng như trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Ngoài ra, còn cần bồi dưỡng cho cán bộ tài chính - ngân hàng công nghệ quản lý kinh doanh hiện đại, năng lực đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác quản trị doanh nghiệp, tư vấn tái cơ cấu doanh nghiệp, quy trình quản trị kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ. - Có chiến lược và kế hoạch cụ thể phát triển nguồn và thị trường nhân lực. Trước mắt tập trung đào tạo đội ngũ quản lý, nhân viên các ngành tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính. - Đa dạng hóa các kênh và phương thức đào tạo. Tăng cường hợp tác giữa các trường đại học, các cơ sở nghiên cứu trong và ngoài nước với các bộ, ngành trung ương và địa phương... Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -7/24- - Khuyến khích thu hút và trọng dụng các chuyên gia ngân hàng trình độ cao từ các tổ chức, quốc gia trong khu vực và thế giới vào làm việc tại Việt Nam. - Xây dựng trên địa bàn thủ đô và một số đô thị lớn một số trung tâm đào tạo tài chính - ngân hàng đạt trình độ khu vực về chương trình và công nghệ giảng dạy. Chuẩn hóa trình độ cán bộ, nhân viên tài chính - ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. - Từng bước mở cửa và hội nhập với thị trường dịch vụ tài chính - ngân hàng thế giới theo lộ trình đã cam kết. - Khuyến khích phát triển và tạo thuận lợi cho hoạt động của các hiệp hội ngành nghề trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường vai trò của hiệp hội ngành tài chính - ngân hàng trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các phương diện: xây dựng khuôn khổ pháp lý, đào tạo nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên tham gia thị trường, giao lưu trong nước và quốc tế. 4. Vấn đề điều hành, quản trị tại các NHTM Việt Nam Các NHTM, với đặc thù là các tổ chức kinh doanh “tiền”, có độ rủi ro cao và mức độ ảnh hưởng lớn thì vấn đề quản trị là rất quan trọng, đặc biệt đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, khi ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Một ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ không chỉ gây tổn thất cho chính ngân hàng đó, mà còn tạo nên những rủi ro nhất định mang tính dây chuyền cho các đơn vị khác và ngược lại. Rõ ràng, khả năng chống đỡ của ngân hàng càng cao, khả năng hỗ trợ cho khu vực doanh nghiệp sẽ càng lớn. Thực tế, việc quản trị tại nhiều NHTM chưa được quan tâm đúng mức và chưa được coi là mô hình thật sự cần thiết cho phát triển kinh doanh. Mô hình tổ chức và quản lý của các ngân hàng vẫn bộc lộ một số nhược điểm: - Tại một số NHTM, vai trò thực tế của HĐQT và ban điều hành chưa được phân biệt rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến hai khả năng: HĐQT không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược và các quyết định phòng ngừa rủi ro; hoặc là HĐQT can thiệp quá sâu vào các hoạt động quản lý thường ngày; - Mô hình tổ chức của các NHTM chưa hoàn thiện, vẫn còn tình trạng các phòng ban nghiệp vụ từ trụ sở chính và chi nhánh được phân nhiệm theo nghiệp vụ và phân khúc theo địa giới hành chính, chưa chú trọng phân nhiệm theo nhóm khách hàng và loại hình dịch vụ như thông lệ quốc tế. Đây là bất cập lớn nhất về cấu trúc quản lý và phát triển sản phẩm mới, hạn chế khả năng phục vụ và đáp ứng nhu cầu khách hàng; - Thiếu các bộ phận liên kết các hoạt động, các quyết định giữa các phòng ban nghiệp vụ, chưa tạo điều kiện cho HĐQT và ban điều hành bao quát toàn diện hoạt động và tập trung nhân lực vào các định hướng chiến lược. - Thiếu cơ sở dữ liệu về phân tích, dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xác định tầm nhìn trung, dài hạn - công cụ quản lý cơ bản của các NHTM hiện đại, nên các NHTM còn lúng túng trong việc hoạch định chiến lược phát triển dài hạn. Môn học : Nghiệp vụ NHTM – chuyên đề 2 -8/24- - Các ngân hàng đã thiết lập các ủy ban theo thông lệ và qui định của Luật các TCTD, nhưng vai trò và hoạt động của những ủy ban này còn yếu. Tại một vài ngân hàng, ủy ban quản lý rủi ro, ủy ban nhân sự và một số ủy ban khác đã được thành lập, nhưng hoạt động còn hạn chế và không thực hiện được chức năng tư vấn cho HĐQT. Tại nhiều NHTM cổ phần, các cổ đông sáng lập thường là những cổ đông lớn và thường dành quyền kiểm soát tuyệt đối không những trong các vấn đề chiến lược và định hướng, mà cả trong các quyết định quan trọng thuộc thẩm quyền của ban điều hành. Một số NHTM chưa quan tâm đúng mức đến quản trị nội bộ: Quản trị nội bộ bao gồm tất cả các hoạt động trong phạm vi nội bộ liên quan đến dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, từ quản trị nguồn nhân lực, quản trị tài chính, quản trị khách hàng, đến quản trị rủi ro, quản trị thương hiệu, quản trị thị trường. Thời gian gần đây, quản trị nội bộ đã được quan tâm nhiều hơn. Nhiều ngân hàng đã mua các sản phẩm về quản trị ngân hàng, nhưng thói quen sử dụng thông tin và việc sử dụng triệt để các tính năng của sản phẩm để đưa ra các quyết định quản trị chưa cao. Hệ thống kế toán quản trị chưa hoàn thiện, chưa đánh giá được hiệu quả của từng sản phẩm của các khối kinh doanh, nên chưa lượng hóa được rủi ro và lợi nhuận của NHTM. Các giải pháp quản trị rủi ro đã được đưa ra, nhưng áp dụng chưa triệt để, chưa đem lại hiệu quả thiết thực cho hoạt động quản trị rủi ro. Những hạn chế về quản trị ngân hàng tại Việt Nam phần nhiều là do hành lang pháp lý và khuôn khổ cho hoạt động quản trị chưa hoàn thiện, thiếu một hệ thống luật đầy đủ về quản lý tổ chức và quản trị. Có một sự thật khá trớ trêu là từ trước tới nay, bộ luật liên quan trực tiếp tới các hoạt động tín dụng, hay tổ chức tín dụng lại không hề có mục nào đề cập cụ thể tới các vấn đề tổ chức và quản trị. Kể cả khi Luật DN mới được sửa đổi vào năm 2005, vấn đề về quản trị DN của NHTM dường như vẫn bỏ ngỏ. Không có luật, NHTM phải dựa vào các Nghị định để tự xây dựng cơ chế quản trị. Đánh giá của giới luật sư cho thấy, bất chấp việc Việt Nam đã cho ra đời hàng loạt những bộ luật mới để chuẩn bị cho giai đoạn chính thức hòa nhập kinh tế quốc tế, nhưng các văn
Luận văn liên quan